Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

24. Bán khế ước

BÁN KHẾ ƯỚC 
(QUASI – CONTRAT)

Theo điều 1371, thì bán khế ước là những hành vi do ý muốn của một cá nhân mà kết quả là có sự giao kết với một người hoặc là một sự liên kết giữa các đương sự. Cách định nghĩa này không đúng vì nó có thể chỉ những khế ước độc phương khế ước. Nhưng những bán khế ước khác với động phương khế ước, vì trong khế ước cần một sự thỏa thuận giữa chủ và con nợ, còn bán khế ước do ý muốn của một trong các đương sự mà thôi.
Những nghĩa vụ do bán khế ước phát sinh thật ra không phải là do ý muốn cá nhân mà có, vì vậy người ta nói rằng: Bán khế ước không phải là hành vi pháp luật độc phương. Chính pháp luật muốn cho một số hành vi của cá nhân có hiệu quả, mặc dù cá nhân đó muốn hay không muốn. Bán khế ước khác với dân sự phạm, hay bán dân sự phạm, vì đối với bán khế ước, nguồn gốc của nghĩa vụ không phải là một hành vi phi pháp, bán khế ước không có căn cứ trên một quá thất.
Những điều 1371-1381 của Bộ luật dân sự Pháp đã đề cập đến hai loại bán khế ước:
1_ Quản lý sự vụ (gestion d’affaire) (Điều 725 đến 728 DLVN 1972).
2_ Trả nợ bất phụ trái (paiement de l’indu) (điều 719-724 DLVN 1972).

Phải nói thêm về thuyết đắc lợi vô duyên cớ, vì theo ý kiến của nhiều tác giả, thuyết này là nền tảng của tất các các bán khế ước, nhất là sự trả nợ bất phụ trái. Ta xét trong 3 chương:
_ Chương 1: Quản lý sự vụ;
_ Chương 2: Trả nợ không thiếu và tố quyền thu hồi:
_ Chương 3: Thuyết đắc lợi vô duyên cớ và tố quyền De inrem verso./.

| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Nam Lua

Nam Lua

Bình luận

avatar