Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

25. Sự triệt tiêu của [hợp đồng hoặc một điều khoản của hợp đồng}: Định hướng chung

SỰ TRIỆT TIÊU CỦA HỢP ĐỒNG HOẶC MỘT ĐIỀU KHOẢN CỦA HỢP ĐỒNG
(Vô hiệu, Mất hiệu lực, Không tồn tại, Hủy, Đình chỉ hợp đồng, Không có hiệu lực, Điều khoản được coi như không tồn tại).

Định hướng chung.

1. Dù sử dụng ngôn ngữ nào, thì chắc chắn phải đưa ra một thuật ngữ đủ phong phú để miêu tả chính xác các giả định khác nhau của việc chấm dứt hợp đồng. Như vậy, dường như thích hợp hơn khi tránh sử dụng những khái niệm chỉ thuần túy mang tính miêu tả như “không có hiệu lực“. Vì khái niệm này phản ánh trạng thái của sự việc mà không gợi ra điều gì liên quan đến hậu quả pháp lý. Nó làm thuật ngữ trở nên mù mờ. Mặt khác, chúng ta có thể duy trì những đối lập đơn giản, ví dụ như phân biệt giữa chế tài trong việc thành lập hợp đồng và chế tài về không thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, cách thể hiện của sự đối lập qua các thuật ngữ mang tính hai mặt như “vô hiệu” và “hủy” tỏ ra không đầy đủ. Những thuật ngữ này có thể được giữ lại với điều kiện là chúng phải được làm rõ nghĩa và được bổ sung. Việc sử dụng chúng thường xuyên càng đặt ra yêu cầu phải tách biệt và chắt lọc, về mặt thuật ngữ, để mỗi thuật ngữ gắn bó chặt chẽ với những chế độ cụ thể được định ra cho từng thuật ngữ đó.

2. Đối với những chế tài liên quan đến quá trình thành lập hợp đồng, có ba nhận xét đáng lưu ý sau:
– Thứ nhất, khái niệm “vô hiệu” được sử dụng thường xuyên trong luật Cộng đồng châu Âu, luật quốc tế cũng như trong phần lớn các hệ thống luật được nghiên cứu. Tuy nhiên, từ này lại không mang cùng một nghĩa trong các chế độ pháp lý khác nhau. Ở một vài hệ thống, sự vô hiệu dẫn đến tổng thể các giả thiết về không có hiệu lực, khái niệm chỉ rõ quy trình làm cho hợp đồng hết hiệu lực; nhưng cũng có hệ thống lại dành cho khái niệm này để diễn giải sự tự động vô hiệu bằng cách đối lập với việc có thể bị hủy theo thỏa thuận giữa các bên.
– Thứ hai, trong mỗi hoàn cảnh sử dụng, chúng ta có thể chỉ rõ các đặc điểm của việc không có hiệu lực. Do đó, chúng ta có thể đánh giá việc mất hiệu lực do phán quyết hay ngoài phán quyết, có hồi tố hay xảy ra trong tương lai, tuyệt đối hay tương đối.
– Thứ ba, nghiên cứu cách hiểu của luật Cộng đồng châu Âu, luật quốc tế cũng như luật so sánh đưa lại những nhận xét sau: một vài khái niệm chuyên biệt được sử dụng đề ghi nhận những bất thường có thể gây ảnh hường đến hình thức và nội dung của hợp đồng. Những thuật ngữ “mất hiệu lực“, “không tồn tại” có thể sẽ thích hợp trong ngữ cảnh này.

3. Khái niệm “hủy hợp đồng” có thể được giữ lại: Điều này cho phép miêu tả các giả định về chấm dứt hợp đồng đã được thiết lập, nhưng chủ yếu do lỗi của việc không thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, cũng như vô hiệu, thuật ngữ này phải được bổ sung bời cùng các đặc tính như hồi tố hay hiệu lực cho tương lai, theo phán quyết hay không theo phán quyết.

4. Khái niệm “đình chỉ hợp đồng” có tính đặc thù hơn. Một số hệ thống pháp lý dành khái niệm này cho những giả thuyết về đình hci3 hợp đồng trong tương lai đối với những hợp đồng thực hiện có kỳ hạn. Những hệ thống khác lại chấp nhận rộng hơn, đối với giả thuyết đơn phương chấm dứt hợp đồng và cả thỏa thuận chấm dứt hợp đồng.

5. Từ “thu hồi” được sử dụng đặc biệt và ổn định trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng trong luật châu Âu./.

| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Nam Lua

Nam Lua

Bình luận

avatar