Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

27. Thuyết đắc lợi vô duyên cớ và tố quyền

THUYẾT ĐẮC LỢI VÔ DUYÊN CỚ VÀ TỐ QUYỀN
(DE IN REM VERSO)
 

A_ PHẠM VI ÁP DỤNG

Chúng ta xem hai thí dụ:
1) Một người láng giềng của tôi tu bổ sửa chữa, và làm cho đẹp đẻ bất động sản của y, nhờ vậy mà bất động sản của tôi ở gần bên cạnh được tăng giá trị. Lẽ cố nhiên y không có quyền đòi tôi phải bồi thường cho y vì tôi đã đắc lợi, vì sự đắc lợi chỉ phát sinh ra nghĩa vụ phải hoàn lại khi nào vì nó mà người khác phải thiệt thòi. Đó không phải là trường hợp của tôi.
2) Tôi mướn một miếng đất trong 20 năm, tôi vất nhà trên miếng đất đó để tôi dùng, để có ích lợi cho tôi, khi cái giao kèo thuê đất mãn hạn thì những kiến trúc tôi đã cất trên miếng đất thuộc quyền sở hữu của chủ đất. Nếu như trong giao kèo mướn đất hồi trước, tôi không bó buộc người chủ đất phải trả cho một số tiền, lúc mãn hạn giao kèo, người chủ đất không có phận sự phải trả cho tôi số tiền tăng giá miếng đất đó. Lý do là đắt lợi của người chủ đất, không phải là vô duyên cớ, nó là hậu quả của cái giao kèo giữa người cho mướn và tôi.
Bốn quyền dân luật hiện hành chỉ đề cập đến vấnđề tố quyền thu hồi số tiền trả mà không thiếu, chứ không nói dù là một cách tổng quát đến tố quyền “de in rem verso”. Nhưng 4 bộ dân luật này có áp dụng thuyết không nên đắc lợi vô duyên cớ trong một số trường hợp.
a) Khi một người nào có nghĩa vụ phải hoàn lại một vật gì hoặc giả, khi một khế ước di chuyển đã bị tiêu hủy, hay bị tuyên bố vô hiệu, thì người này có quyền đòi những phí tổn cần thiết đã tiêu dụng trong vật đó, cùng những món tiền đã tiêu để làm việc này, và làm cho vật này được tăng giá trị. Điều 1673 nói về trường hợp của người bán đã sử dụng quyền của y trong một cuộc bán mãi lai thục (bán với điều kiện trong một thời gian để chuộc lại), phải hoàn lại cho người mua tiền vốn, lời và tổn phí làm gia tăng bất động sản.
Điều 1947 nói về những số tiền tổn phí mà người giám thủ đã tiêu dùng để bảo trợ vật đã gửi cho y giữ.
Điều 2080 nói về phí tổn người chủ nợ đã tiêu dùng cho các vật làm bảo đảm cho các món nợ;
Điều 2175 nói về người đệ tam mua một bất động sản bị để đương mà bị truất quyền sở hữu, được quyền đòi lại các món chi tiêu đã là làm tăng giá trị của bất động sản.
Điều 1437 nói về chế độ công hữu tài sản giữa vợ chồng, mỗi khi đã dùng của chung để làm tăng giá trị của riêng thì phải hoàn lại cho số cộng hữu số tiền tăng giá ấy (Théorie de récompense).
Xem các ví dụ trên đây, ta thấy bộ Dân luật áp dụng thuyết đắc lợi vô duyên cớ trong những trường hợp lẻ tẻ. Trong vài trường hợp nói minh bạch trong bộ dân luật ta có thể tổng quát hóa nguyên nhân kể trên không? Án lệ và học thuyết rất do dự hồi thế kỷ thứ 19 và hình như họ đồng thanh cho rằng không cần. Các bản án muốn tìm một l1y do trong dân Luật, nên họ căn cứ vào điều khoản của bộ dân luật nói về quản lý sự vụ và cho biết rằng đó là những trường hợp quản lý sự vụ bất thường (…).
b) Nhưng giữa lý thuyết quản lý sự vụ và thuyết đắc lợi vô duyên cớ có những sai biệt rất rõ rệt:
1) Nghĩa vụ do hai nguồn gốc phát sinh ra không giống nhau. Trong quản lý sự vụ, người chủ việc phải hoàn lại tất cả những số tiền phí tổn cần thiết và hữu ích theo điều 1375. Người quản lý có phận sự tường trình công việc của mình, cùng tiếp tục các công việc đó mà không được bỏ dở. Về đắc lợi vô duyên cớ thì người đắc lợi chỉ có phận sự phải hoàn lại giá ngạch sự đắc lợi của y, còn người bị thiệt không có phận sự chi hết.
2) Quản lý sự vụ cần phải có người quản lý, nghĩa là một người xen vào công việc của kẻ khác. Còn trong đa số trường hợp sử dụng tố quyền “de in rem verso”, nguyên đơn đã hy sinh vì lợi ích cho y và không có ý muốn đại diện cho ai cả. Dù sao đến cuốc thể  kỷ 19 sự do sự ấy không còn nữa. Trong phán quyết của tòa phá án ngày 15-8-1892 _ DP 92.1.596, note Labbe, đã nhìn nhận rằng: Tố quyền de in rem verso thật có trong luật vì những nguyên tắc công bằng. Tòa cho phép một người bán phân bán cho một người tá điền, đòi ngay người chủ đất số tiền miếng đất ấy tăng giá trị nhờ ở sự bón phân đó. Và từ đó về sau, án lệ đã có dịp luôn luôn áp dụng thuyết đắc lợi vô duyên cớ. Tòa có dịp xử rằng: Một công ty thủy điện đã dùng ống dẫn điện của một tư nhân phải trả tiền thiệt hại cho tư nhân về việc này (…).
Để giải thích tố quyền “de in rem verso”, một số tác giả đã ghép nó vào thuyết trách nhiệm khách quan căn cứ trên sự rủi ro. Họ nói rằng, người nào hưởng lợi ích về một hành động của mình thì phải bồi thường cho kẻ khác những sự thiệt hại do hành động đó gây ra. Nhưng quan niệm này đã bị một số tác giả chỉ trích và cho rằng: Đắc lợi vô duyên cớ là một nguyên tắc căn bản căn cứ trên tục lệ và sự công bình thì có lẽ quan niệm này đúng hơn quan niệm đầu.

B- ĐIỀU KIỆN

Về những điều kiện sử dụng tố quyền de in rem verso, ta thấy phán quyết kể trên, ngày 15-6-1892, đặt nguyên tắc một cách tổng quát mà thôi. Nhưng phán quyết theo sau phán quyết 1892 cho rằng tố quyền này không được một văn luật nào trù liệu nên không cần phải có một điều kiện nào rõ rệt. Họ nói rằng nếu nguyên đơn biết trưng bằng cớ rằng thừa dịp y thiệt thòi, mà một người khác đắc lợi thì đơn của y có thể chấp thuận được (…). Nhưng có nhiều phán quyết khác TPA Civ 2-3-15_ DP. 20-102 có nêu một số điều kiện và được phần lớn các bản án về sau này noi theo. Theo phán quyết 1915 cần phải có những điều kiện sau đây:
1) Phải có sự thiệt thòi của nguyên đơn, mà sự thiệt thòi này không thể trách cứ y được.
2) Phải có một sự đắc lợi của bị đơn, và sự đắc lợi này phải là hậu quả trực tiếp của sự thiệt thòi của nguyên đơn.
3) Sự đắc lợi phải thành tựu vô duyên cớ;
4) Nguyên đơn không thể dùng tố quyền nào khác để đòi lại mới được dùng tố quyền de in rem verso và tố quyền nầy có tính cách phụ thuộc.

a) Phải có sự thiệt thòi của nguyên đơn: Áp dụng điều kiện này, người ta bác thỉnh cầu của nguyên đơn đã làm cho miếng đất người láng giềng tăng giá trị. Sau khi y đã thực hành những công việc kiến trúc và mỹ thuật trên mảnh đất của y (…). Người ta buộc rằng sự thiệt thòi không thể trách cứ nơi bị đơn được, nếu nguyên đơn bất cản hay phạm một lỗi gì mà bị thiệt hại thì tòa sẽ bác thỉnh cầu của nguyên đơn (…). Cũng bị bác đơn nếu sự thiệt thòi có nguyên do trong một việc ăn ở ngoại hôn (…). Phán quyết ngày 28-3-1939 còn đi xa hơn nữa để bác lời thỉnh cầu của nguyên đơn bị thiệt thòi vì y đã hành động do sự lợi ích của y. Như thế các Tòa án thu hẹp phạm vi áp dụng của thuyết đắc lợi vô duyên cớ.
b) Phải có sự đắc lợi của bị đơn: Đó là trường hợp của những người vô năng lực đã được tòa án tuyên bố hủy những khế ước mà họ đã ký. Nhưng những người vô năng lực này đã đ8ác lợi vì đối ước đã thi hành nghĩa vụ của mình rồi, nên phải bồi hoàn sự đắc lợi. Đó cũng là trường hợp của một người nhờ sự chỉ dẫn của một nhà chuyên môn lập tông chỉ mà hu7o73ngmo56t gia tài to, y phải đền bồi phí tổn và trả tiền thù lao cho nhà chuyên môn lập bản tông chỉ này căn cứ trên thuey61t không đắc lợi vô duyên cớ (…). Thường thường tòa còn bắt buộc phải có sự di chuyển tài sản này sang tài sản kia (…).
Ta lấy ví dụ một thành phồ hứa giúp đỡ một công ty hỏa xa địa phương một quyết nghị, nhưng các quyết nghị này về sau đã bị các thượng cấp hủy bỏ. Vì không lãnh được số tiền trợ cấp, công ty kiện thành phố đòi một số tiền tương đương với sự đắc lợi của thành phố do công ty mở đường xe lửa qua địa phương. Công ty đã bị bác đơn, vì không có một món tiền nào trực tiếp đi từ sự nghiệp của công ty sang tài sản của thành phố. Tòa phá án (…) nói rằng chỉ có sự đắc lợi gián tiếp thừa dịp mở đường xe lửa mà thôi.
c) Sự đắc lợi phải không có duyên cớ chính đáng: Danh từ duyên cớ có nghãi là một hành vi pháp lý để chứng tỏ sự đắc lợi. Người ta buộc rằng sự đắc lợi không lấy nguyên do trong một hành vi pháp lý làm mình trở thành sở hữu chủ của tài sản tương tranh. Sự đắc lợi có thể là một sự đắc lợi trực tiếp xảy ra tức khắc, nhưng có thể qua trung gian của người đệ tam. Sự đắc lợi trực tiếp thì dễ thấy: ví dụ trả một món tiền không thiếu và người lãnh có phận sự phải hoàn lại cho người đã trả y không có duyên cớ; Hoặc giả một người đã chiếm hữu một vật gì và tiêu dùng cho vật ấy một số tiền, người đắc lợi không thể nại ra một hành vi pháp lý nào hết để từ chối việc hoàn lại số tiền cho người đã chi dùng để bảo vệ vật ấy. Trái lại, nếu như có một sự di chuyển trực tiếp tài sản của một sự nghiệp này sang một sự nghiệp khác, vì có một hành vi pháp lý giữa hai người, thì lời thỉnh cầu của nguyên đơn bị bác bỏ. Đó là trường hợp đã kể, người mướn đất xây kiến trúc trên miếng đất ấy để tiện lợi cho y sử dụng. Người cho thuê đắc lợi có duyên cớ và duyên cớ đó là hợp đồng buộc người mướn phải trả lại miếng đất sau khi thuê đã hết hạn. Tòa cũng xử theo hướng đó đồi với người ứng dụng thu lợi và người hư chủ (nu-propriétaire). Một công ty bảo hiểm xây lại một cái nhà bị tai nạn và bị tiêu hủy, không có quyền đòi người đóng bảo hiểm số sai biệt giữa giá cái nhà cũ và cái nhà mới, mà công ty bảo hiểm phải cất lại vì sự đắc lợi của chủ nhà căn cứ trên khế ước bảo hiểm.
Sự đắc lợi cho khi gián tiếp. Nếu sự đắc lợi qua trung gian của người đệ tam thì rất khó, đó là trường hợp của người bán phân, chủ đất và tá điền; Khế ước giữa người chủ đất và người tá điền có thể nào đem ra đối kháng với người bán phân hay không? (…). Người ta có thể nào nói rằng, sự đắc lợi của người chủ đất căn cứ trên khế ước giữa y và người tá điền không? Phán quyết ngày 15-6-1892 nói trên đã buộc chủ đất phải bồi thường cho người bán phân chưa được người thuê ruộng trả tiền, và không cho phép chủ đất nại khế ước thuê mướn giữa y và tá điền để bác bỏ tố quyền DE IN REM VERSO của người bán phân. Nhưng kể từ năm 1892, án lệ đã thay đổi chiều hướng. Tòa án đã có dịp xử rằng: Một người bán rượu không có quyền đòi tiền người đệ tam đã được người mua số rượu này tặng dữ, vì khế ước tặng dữ là một duyên cớ chính đáng. Tòa lại co dịp xử rằng: người thầu khoán đã xây đắp, bồi bổ, sửa chữa một căn nhà cho mướn, không có thể đòi người chủ nhà nếu người mướn không trả tiền cho y, vì khế ước cho mướn là duyên cớ chính đáng để bác bỏ tố quyền đòi nợ theo tố quyền DE IN REM VERSO. (…).
d) Nguyên đơn không có cách nào khác để đòi:
Tòa án cho rằng tố quyền DE IN REM VERSO có tính cách phụ thuộc, nghĩa là nếu như nguyên đơn có thể sử dụng một tố quyền nào khác để thu hồi số tiền mà y đã bị thiệt, thì đơn của y căn cứ trên tố quyền DE IN REM VERSO không thể chấp nhận được.(…).
e) Phạm vi việc hoàn lại: Một khi đơn đã được chấp thuận, bị đơn có phận sự phải hoàn lại những gì? Ở đây không có một văn bản luật nào nói một cách rõ rệt, nhưng theo nguyên tắc, số tiền bị đơn phải hoàn lại cho nguyên đơn có giới hạn:
1- Không thể quá số đắc lợi của bị đơn được.
2_ Số hoàn lại này không thể vượt quá số mà nguyên đơn đã thiệt. Và đối với số tiền lời của những số tiền thiếu, số tiền lời này bắt đầu có từ ngày có sự đốc thúc./.

HẾT SÁCH.

| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Nam Lua

Nam Lua

Bình luận

avatar