Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

3. Ba đặc tính của nghĩa vụ

BA ĐẶC TÍNH CỦA NGHĨA VỤ 

“Nghĩa vụ là mối liên hệ pháp lý giữa hai người, nhờ đó, một người là trái chủ (hay chủ nợ) có quyền đòi người kia là người  phụ trái (hay con nợ) phải thi hành một cung khoản có thể trị giá được bằng tiền”. Từ định nghĩa này chúng ta rút ra ba đặc tính của nghĩa vụ: Một là, nghĩa vụ là một mối liên hệ pháp lý; Hai là, nghĩa vụ thuộc vào loại sản nghiệp quyền; Ba là, nghĩa vụ thuộc vào loại quyền đối  nhân.
1. Nghĩa vụ là mối liên hệ pháp lý: Sự ràng buộc giữa trái chủ và người thụ trái trong một nghĩa vụ được pháp luật công nhận và vì lẽ đó, có một giá trị cưỡng bách. Nếu người phụ trái không thi hành nghĩa vụ của mình, trái chủ có thể yêu cầu pháp luật can thiệp để thực hiện sự thi hành ấy.
2. Nghĩa vụ thuộc loại sản nghiệp quyền: Nghĩa vụ có thể trị giá được bằng tiền và vì lẽ đó, người ta thường phân biệt nghĩa vụ với các quyền lợi thuộc về nhân thân như các quyền do luật gia đình công nhận và quyền con người. Tuy nhiên, về điểm này, sự khác biệt cũng chỉ là tương đối. Rất nhiều các quan hệ nhân thân có liên quan đến tiền bạc. Ví dụ, các khế ước lao động liên quan đến nhân thân của người lao động: Kỹ năng lao đồng, nghệ thuật của mỗi cá nhân quy ra tiền là không thể thay thế. (Quyền lợi tùy thuộc vào nhân cách – người ta gọi là quyền phụ tùy).
3. Nghĩa vụ thuộc vào quyền đối nhân: Tuy nghĩa vụ là sản nghiệp quyền, tức là quyền về tài sản, nhưng người trái chủ (chủ nợ) có quyền trực tiếp đối với sản nghiệp của người thụ trái (con nợ), mà chỉ có quyền đối với con nợ mà thôi. Vì vậy, không phải là quyền đối vật (quyền tài sản), mà nghĩa vụ chỉ là quyền đối nhân, quyền đòi người thụ trái (con nợ) phải thi hành một cung khoản mà họ đã cam kết.
a. Vì không phải là quyền đối vật, trái chủ có một chấp quyền bao quát đối với sản nghiệp của con nợ. Nói cách khác, con nợ vẫn được tùy ý sử dụng các tài sản của mình, dù tài sản này có thể bị tiêu tán, chủ nợ cũng không có quyền ngăn cấm, vì chủ nợ không có chấp quyền riêng biệt đối với một tài sản xác định nào trong sản nghiệp. Chủ nợ chỉ có chấp quyền đối với toàn thể sản nghiệp một cách bao quát. Do đó, đến ngày trả nợ, nếu con nợ không thể thi hành được nghĩa vụ trả nợ, vì sản nghiệp đã tiêu tán hết, thì chủ nợ cũng đành phải chịu. Vì những lý do đó, chủ nợ thường tìm cách bảo đảm các món nợ của họ bằng cách yêu cách các vật quyền phụ thuộc, chẳng hạn như quyền để đương đối với bất động sản xác định. “Quyền để đương là một vật quyền thành lập trên một bất động sản được sung dụng để bảo đảm cho sự thi hành một nghĩa vụ” (Điều 1379 DLVNCH 1972). Như tất cả các quyền đối vật khác, quyền để đương dành cho chủ nợ quyền ưu tiên bán bất động sản để thu hồi nợ hoặc quyền truy tùy nếu bất động sản đó đã chuyển dịch vào tay người khác sau khi thành lập quyền để đương. Tính đối nhân của nghĩa vụ đem lại 4 hệ luận:
b. Nghĩa vụ là một yếu tố tích cực hoặc tiêu cực trong sản nghiệp tùy theo trường hợp: Một quyền đối vật bao giờ cũng là yếu tố tịch cực trong sản nghiệp. Quyền đối vật chỉ có hai yếu tố: Một là chủ thể của quyền lợi; hai là sự vật làm chủ đích cho quyền lợi ấy. Trong khi đó, quyền đối nhân có đến 3 yếu tố: Một cung khoản của nghĩa vụ; một chủ nợ và một con nợ. Trong sản nghiệp của chủ nợ, nghãi vụ là một tích sản; trong sản nghiệp của con nợ, nghĩa vụ là một tiêu sản.
c. Vì nghĩa vụ là mối giây ràng buộc giữa phụ trái với trái chủ, cho nên không thể tự do chuyển dịch nghĩa vụ từ người này sang người khác, như đối với các quyền đối vật. Trong cổ luật La Mã, nguyên tắc không thể chuyển dịch nghĩa vụ là tuyệt đối, nhưng ngày nay thì nguyên tắc này đã có nhiều thay đổi, có nghĩa là có thể chuyển dịch được nghĩa vụ, nhưng có điều kiện.
d. Do tính cách đối nhân của nghĩa vụ, chủ nợ chỉ có quyền yêu sách riêng đối với con nợ; Và ngoài chủ nợ, không ai có quyền yêu sách việc trả nợ. Nói cách khác, nghĩa vụ không có hiệu lực đối với người thứ ba. Người thứ ba trong quan hệ nghãi vụ dùng để chỉ những người ngoài các người phụ trái và trái chủ (con nợ và chủ nợ). Do chỉ có giá trị đối với quan hệ giữa hai người, nên người ta nói quyền đối nhân là quyền tương đối, so với quyền đối vật là quyền tuyệt đối – quyền đối với mọi người. Có người nhầm lẫn cho rằng, quyền đối nhân không thể đối kháng với người thứ ba, thì thực ra, một nghĩa vụ được kết lập giữa trái chủ và phụ trái thì nghĩa vụ ấy tất phải được tất cả mọi người nhìn nhận. Như vậy, nghĩa vụ ấy vẫn đối kháng với người thứ ba; còn vấn đề nghĩa vụ ấy không thể phát sinh hiệu lực đối với họ là việc khác.
e. Quyền đối vật có tính hạn định, mà nội dung của nó do luật pháp quy định; còn quyền đối nhân xuất phát từ ý chí của các đương sự, hay ngoài ý chí ấy, luật pháp không thể dự liệu và không hạn chế danh sách cũng như nội dung các nghĩa vụ. Tuy nhiên, không phải là các nghĩa vụ có thiên hình vạn trạng. Các nội dung của nghĩa vụ có thể thay đổi từng chi tiết, nhưng các nghĩa vụ là có thể phân loại được./.

| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Nam Lua

Nam Lua

Bình luận

avatar