Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

3. Các hành vi pháp lý

3

1. Trong ngôn ngữ thông thường, hành vi là việc làm. Theo Từ điển của Viện Ngôn Ngữ Học do Giáo sư Hoàng Phê làm chủ biên thì “Hành vi là toàn bộ nói chung những phản ứng, cách cư xử biểu hiện ra bên ngoài của một người trong một hoàn cảnh cụ thể nhất định”.

2. Về phương diện pháp lý, sự không hành động, thái độ bất động cũng có khi được coi như một hành vi. Ví dụ: Việc không tuân theo luật lệ là một hành vi đáng bị trừng phạt; vì bất cẩn gây thiệt hại cho người khác là một hành vi vi phạm pháp luật.
Hành vi pháp luật có nghĩa là sự biểu hiện có mục đích làm phát sinh một hậu quả pháp lý. Ví dụ như lập pháp, hợp đồng, quyết định hành chính, đề nghị giao kết hợp đồng, lập di chúc, nhận di sản, khước từ một quyền …Có rất nhiều loại hành vi pháp luật (pháp lý) như: Hành vi lập pháp, hành vi hành pháp, hành vi tài phán, hành vi hiệp ý, hành vi trọng hình thức. Hành vi pháp lý ở đây có nghĩa trái lại với hành vi vật chất. Hành vi pháp lý là một loại thuộc các sự kiện pháp lý.

3. Chứng thư làm bằng = là một văn bản được lập ra để để chứng nhận một hành vi pháp lý hay một hành vi vật chất phát sinh ra hay có thể phát sinh ra những hiệu lực pháp lý. Ví dụ như chứng tư hộ tịch, văn bản có công chứng, văn bản không có công chứng, vi bằng, chứng nhận của cơ quan UBND, bản kê khai … thường lập ra để làm bằng chứng.

4. Xin ghi nhận: Nghĩa là xin lập văn thư ghi lại một sự kiện để sau này sẽ viện ra. Trong các vụ kiện, các đương sự thường xin tòa ghi nhận, trong bản án, một sự kiện hay một lời khai của đối phương;

5. Ghi nhận: Tức là chấp nhận thỉnh cầu nói trên;

Hành vi pháp lý là biểu hiện của ý chí có mục đích làm phát sinh ra một hiệu lực pháp lý để thay đổi tình trạng pháp lý hiện tại. Hành vi pháp lý có thể là sự biểu hiện của ý chí đơn phương, như lập một di chúc, hay xác lập sự thỏa thuận của hai hay nhiều ý chí, như trường hợp hợp đồng do hai hay nhiều người giao kết.

Theo Tờ trình ngày 24 tháng 10 năm 2014 về dự án BLDS 2015 của Chính phủ thì thuật ngữ “giao dịch dân sự” là đồng nghĩa với thuật ngữ ‘hành vi pháp lý’, bao gồm hai loại hành vi pháp lý, là hành vi pháp lý đơn phương và hợp đồng: “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” (Điều 116 BLDS 2015). Lý do giữ nguyên thuật ngữ “giao dịch dân sự” được Chính phủ lý giải là vì “các thuật ngữ pháp lý mới như “Hành vi pháp lý dân sự”, “Vật quyền”, “Trái quyền” là không thông dụng, khó hiểu, có thể gây khó khăn trong nhận thức, áp dụng pháp luật. Vì vậy, dự thảo Bộ luật cần tiếp tục sử dụng các thuật ngữ đã được sử dụng ổn định trong Bộ luật dân sự hiện hành, dễ hiểu hơn với người dân”. 

Một hành vi pháp lý (giao dịch dân sự) chỉ có hiệu lực pháp luật khi thỏa tất cả các điều kiện về nội dung và hình thức, được quy định tại Điều 117 BLDS 2015:

Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

 

| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Nam Lua

Nam Lua

Bình luận

avatar