HỢP ĐỒNG
Luật so sánh
Nghiên cứu luật so sánh giữa các quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu cũng như ngoài liên minh Châu Âu – cho thấy việc sử dụng thuật ngữ “hợp đồng” là rất thường xuyên và những sắc thái, thậm chí những khác biệt, sẽ được làm sáng tỏ giữa các hệ thống pháp luật khác nhau. Theo từng quốc gia, hợp đồng được coi, hoặc là như việc gặp gỡ của ý chí làm phát sinh những hậu quả pháp lý (I), hoặc rộng hơn, như một tuyên bố ý định có khả năng làm phát sinh những hậu quả (II). Sự khác biệt này thực tế không cần thiết để tao nên một hướng tiếp cận khác nhau về chính khái niệm hợp đồng. (Ghi chú 64: Điều cần thiết đối với chúng tôi, từ trước đến nay, là chỉ rõ ở đây rằng, việc chấp nhận hạn chế thuật ngữ “hợp đồng” như một văn bản hợp đồng (“instrumentum: công cụ”) sẽ bị bỏ qua vì lợi ích của một phân tích rộng hơn khái niệm này).
Ngược lại, sự khác biệt nêu trên được chú ý một cách rộng rãi, khi đặt ra câu hỏi liệu những lời hứa có tạo nên những hậu quả bắt buộc hay không, dù rằng nó không được chấp nhận, nghĩa là không có sự gặp nhau về ý chí (III), hay là khi người ta xem xét vấn đề đặc biệt liên quan đến tự nguyện cam kết như hợp đồng (IV).
I. HỢP ĐỒNG NHƯ MỘT THỎA THUẬN CỦA Ý CHÍ LÀM PHÁT SINH NHỮNG HẬU QUẢ PHÁP LÝ
Phần lớn các Nhà nước đều coi rằng hợp đồng chỉ được tạo lập khi mà sự thỏa thuận, thường được vật chất hóa một cách chung nhất bởi sự gặp gỡ giữa đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, xảy ra giữa hai người. Tuy nhiên, việc gặp gỡ ý chí này không đủ để đặc trưng hóa hợp đồng, mà còn cần phải là “các bên” muốn tạo nên những hậu quả bắt buộc hoặc như thuật ngữ Ănglo-xắc xông, là muốn ràng buộc về mặt pháp lý (A). Tuy nhiên, với hình ảnh mà người ta có thể quan sát được trong khuôn khổ các tri thức cộng đồng châu Âu và Quốc tế, chính khái niệm thỏa thuận là khái niệm được đặc biệt chấp nhận trong một số bối cảnh, nhất là trong pháp luật cạnh tranh (B).
A. Hợp đồng như sự gặp gỡ ý chí làm phát sinh những hậu quả pháp lý: sự thể hiện đa dạng
Nhiều quốc gia đã chấp nhận những khái niệm được luật hóa về hợp đồng mà những khái niệm này, tất cả, đều tập trung vào khía cạnh chính, là sự gặp gỡ của ý chí nhằm tạo ra hậu quả pháp lý. Có thể thấy rõ điều này trong một số ví dụ minh họa dưới đây.
Pháp luật của Pháp, Bỉ và Luých – xăm- bua quy định trong điều 1101 của Bộ luật dân sự của từng nước rằng: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó một hoặc nhiều người cam kết với một hoặc nhiều người khác về việc chuyển giao vật, làm hoặc không làm một công việc nào đó“. Hợp đồng được hiểu như một sự kiện pháp lý cần có thỏa thuận của một hay nhiều ý chí cá nhân. Việc gặp gỡ ý chí trong hợp đồng hướng tới làm phát sinh một nghĩa vụ. Hiểu theo nghĩa hẹp, hợp đồng được phân biệt với thỏa ước ở đối tượng của nó là thay đổi hoặc chấm dứt một nghĩa vụ, hay để tạo ra, chuyển giao hoặc chấm dứt một quyền khác với quyền cá nhân.
Trong pháp luật Ý, điều 1321 bộ luật dân sự quy định: “Hợp đồng là sự thỏa thuận của hai hay nhiều bên để thiết lập, điều chỉnh hoặc chấm dứt giữa họ một quan hệ pháp luật mang tính tài sản“. điều 1174 của Bộ luật Dân sự xác định: “việc cung cấp là đối tượng của nghĩa vụ phải có khả năng đánh giá được về kinh tế và phải tương ứng với một lợi ích ngay cả không mang tính tài sản của người có nghĩa vụ”.
Trong pháp luật Hà lan, điều 6.213 NBW quy định: ‘Hợp đồng là một hành vi pháp lý đa phương, qua đó một hoặc nhiều bên cam kết đối với một hoặc nhiều bên khác”. Ở Đan Mạch, hợp đồng được định nghĩa như một thỏa ước được ký kết giữa hai hay nhiều người và tạo ra nghĩa vụ (Luật ngày 08/05/1917). Điều 1378 của Bộ luật dân sự Kê-béc (Québec) định nghĩa: “Hơp đồng là sự thỏa thuận về ý chí theo đó một hoặc nhiều người cam kết đối với một hoặc nhiều người khác để thực hiện một công việc“.
Điều 1 Bộ luật Thụy Sỹ về nghĩa vụ quy định: “hợp đồng là hoàn hảo khi các bên thể hiện ý chí của mình một cách có đi có lại và theo cách phù hợp”. Quy định này không đưa ra định nghĩa rõ ràng về hợp đồng nhưng nó hàm chỉ rằng một hợp đồng phải là kết quả của sự gặp gỡ về ý chí của các bên.
Từ những định nghĩa này, có thể thấ rằng, hợp đồng là hành vi pháp lý, được thực hiện bởi những tuyên bố về ý chí, phù hợp và phụ thuộc lẫn nhau của hai hay nhiều bên độc lập. Những tuyên bố này được đưa ra làm phát sinh quyền cho một bên và nghĩa vụ đối với bên khác, hoặc quyền và nghĩa vụ của cả hai bên tương ứng với nhau. Những đặctrưng tên có thể tìm thấy trong các văn bản khác như dự luật PAVIE, theo đó, hợp đồng dược định nghĩa là “sự thỏa thuận của hai nhay nhiều bên hướng tới tạo ra, điều chỉnh, thay đổi hoặc cham dứt một qun hệ pháp luật có thể chứa đựng những nghĩa vụ và những hậu quả khác ngay cả khi chỉ thuộc về một bên”.
Những khái niệm trên loại trừ một số dạng thỏa thuận có thể coi như hợp đồng, nghĩa là như những thỏa thuận về ý chí nhằm tạo ra các hậu quả pháp lý bắt buộc. Như vậy, một vài thỏa thuận ý chí không có khả năng tạo ra những quan hệ pháp luật bắt buộc, như: hành vi xã giao, quan hệ giúp đỡ cho không (vận chuyển, việc là, v.v…). Tuy nhiên, đôi khi, án lệ của một số nước, như của Pháp, coi chúng như những hợp đồng thực sự vì những lý do thực dụng nhằm đòi bồi thường đối với người đã làm việc thiện đó trong trường hợp có thiệt hại xảy ra vì hành vi này. Án lệ của Anh thì tương đối không thống nhất. Tuy nhiên, án lệ đó đươc hình thành, một cách tuần hoàn, trên cơ sổ sự tồn tại một ý định chịu ràng buộc để ghi nhận tính chất của hợp đồng (Ví dụ xem Balfour kiện Balfour). Hơn nữa, án lệ dường như phát triển một hệ thống các suy đoán theo đó một số thỏa thuận được ghi nhận là không hàm chứa một ý định như vậy – như những thỏa thuận được ký kết trong các gia đình và tiền gia đình hay các khoản nợ danh dự (đối với các thư bảo đảm), và một vài thỏa thuận khác theo đó ý định tạo nên các ràng buộc pháp lý bắt buộc được đảm bảo, ví dụ như trong lĩnh vực thương mại. Sự phân biệt sẽ được thực hiện trên cơ sở phầm chất của các bên chứ không trên cơ sở những thuật ngữ của thỏa thuận. Nếu như có thể làm rõ một sự chấp nhận được áp dụng chung về khái niệm hợp đồng được hiểu như một sự thỏa thuận về ý chí làm phát sinh những hậu quả pháp lý bắt buộc, thì khái niệm thỏa thuận, về nghĩa hẹp, vẫn có một nghĩa đặc biệt, nhất là trong bối cảnh của pháp luật cạnh tranh.
B. Tính đặc thù của pháp luật cạnh tranh
Trong khuôn khổ của pháp luật cạnh tranh, chúng ta đã thấy rằng thuật ngữ “thỏa thuận” được sử dụng một cách rõ ràng, và theo sau đó là ghi nhận sự gặp gỡ giữa hai ý chí, được vật chất hóa bởi một “lời mời” và một “chấp nhận“, dù sự chấp nhận này là rõ ràng hay mặc nhiên. Thực tế, trong lĩnh vực này, việc “thỏa thuận” nêu trên làm phát sinh các hậu quả về quyền là điều không quá quan trọng.
Tính đến việc có hiệu lực gần đây của Quy định số 1/2003 hướng đến đồng nhất hóa những thủ tục cạnh tranh trong các hệ thống pháp luật quốc gia khác nhau, cũng như là ưu tiên khả năng áp dụng trực tiếp của án lệ CJCE, thì những định hướng được đưa ra trong phần “cách hiểu của Cộng đồng châu Âu và quốc tế” trở nên hoàn toàn phù hợp với những sự phát triển này. Vấn đề này sẽ được quay lại sau. Tuy nhiên, dường như rất đúng lúc khi xác định, ở đây, rằng phong trào làm cho hệ thống pháp luât hợp đồng và pháp luật cạnh tranh xích lại gần nhau, nhất là thông qua khái niệm “thỏa thuận”, đã được bắt đầu ở Pháp trong khuôn khổ của nhiều giải pháp khác nhau. Thực tế, Tòa thương mại của Tòa án tối cao, trong hai phán quyết, dường như đã quay trở lại với hướng tiếp cận cổ điển hơn về khái niệm ‘thỏa thuận”, hướng tiếp cận được theo đuổi bởi Hội đồng cạnh tranh mà, để phân biệt giữa sự thống nhất và thái độ đơn phương, chỉ ra rằng “xuất phát từ những án lệ chắc chắn mà chỉ một việc tham gia vào một hợp đồng nhượng quyền, phân phối độc quyền hay đơn giản hơn, bởi các hành vi mua bán tuân theo những điều kiện bán hàng chung, các nhà phân phối được coi như là đưa ra sự thỏa thuận của mình vào các điều khoản chống cạnh tranh mà các hành vi này có thể chứa đựng. Nhưng Hội đồng sẽ lưu tâm để không loại trừ những quan hệ hợp đồng giữa một nhà cung ứng với một nhà phân phối, mà theo đó, nhà phân phối phải gia nhập một cách tự động vào những thực tiễn chống cạnh tranh nằm ngoài hợp đồng” (Báo cáo của Hội đồng cho năm 1999, trang 44, được dẫn chiếu bởi L.IDOT, tlđd, tr 291).
Pháp luật quốc gia, cũng như pháp luật Cộng đồng châu Âu, có vẻ quay trở lại với hướng tiếp cận truyền thống về khái niệm “thỏa thuận”, khi yêu cầu bằng chứng của một “lời mời” và một “sự chấp nhận”. Hướng tiến triển này thể hiện rõ sự ảnh hưởng của pháp luật chung lên pháp luật cạnh tranh.
Ở Đức, ngược lại, có một sự phát triển khác. Đến tận năm 1999, điều 1 GWB (luật chống hạn chế cạnh tranh) tuyên bố vô hiệu bất kỳ “hợp đồng” nào (“Vertrag”) được ký kết bởi các doanh nghiệp nhằm một mục đích chung, v.v… Án lệ đã làm cho việc giải thích về khái niệm “hợp đồng” xích lại gần hơn với khái niệm “thỏa thuận” (“Vereinbarung”) theo nghĩa của điều 81 Hiệp ước, nhà làm luật Đức cuối cùng đã phản ứng lại bằng cách thay thế khái niệm “hợp đồng” bằng khái niệm “thỏa thuận”, trong sự lo ngại liên quan đến việc phải thêm vào các thỏa ước mà theo đó, các bên một cách rõ ràng là không muốn ta5ora những hậu quả pháp lý, để đảm bảo tính phù hợp với các án lệ trước đây. Dù thế nào đi chăng nữa, tại các quốc gia khác, hợp đồng vẫn được hiểu theo hướng là tuyên bố ý định và thái độ được quy kết vởi việc xem xét đến một tuyên bố như vậy.
II. HỢP ĐỒNG NHƯ MỘT LỜI TUYÊN BỐ Ý ĐỊNH CÓ KHẢ NĂNG TẠO RA NHỮNG HẬU QUẢ PHÁP LÝ
Ở đây, yếu tố cơ bản của hợp đồng được trình bày theo cách khác và nó, ít nhất là vẻ bề ngoài, khác với cách hiểu vừa được giải thích ở trên. Nếu về bản chất, hợp đồng vẫn là sự gặp gỡ ý chí (“thỏa thuận”), thì trong một vài hệ thống pháp luật, hợp đồng được định nghĩa rộng hơn: Hợp đồng nằm trong ý định của một trong các bên chịu ràng buộc và trong thái độ của bên kia nảy sinh từ ý định đó. Tầm quan trọng của ý định xuất hiện, ví dụ, trong các hệ thống pháp luật dưới đây:
– Trong pháp luật của Anh, hợp đồng là một lời hứa hoặc một loạt các lời hứa mà luật yêu cầu thực hiện. Hoặc là, thực sự cổ điển khi thấy rằng, cơ sở của việc tạo lập hợp đồng, trong cmmon law, là việc gặp gỡ của một đề nghị giao kết hợp đồng và một chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, thì từ thế kỷ XIX trở lại đây, án lệ đã bổ sung thêm một tiêu chí phụ: ý định tạo ra những hậu quả pháp lý.
– Trong pháp luật của Đức, điều 311 khoản 1 của BGB quy định: “Để hình thành một nghĩa vụ bằng một hành vi pháp lý, và để bất kỳ thay đổi nội dung của nghĩa vụ nào, hợp đồng giữa các bên là cần thiết, trừ khi luật có quy định khác”. Hợp đồgn là sự thỏa thuận của hai hay nhiều bên liên quan đến một đối tượng có lợi ích pháp lý. Không có sự khác biệt (như sự khác biêt đã thấy trong pháp luật của Pháp) giữa hợp đồng và thỏa ước. Tuy nhiên, các thỏa ước “thực tế” lại có những tên gọi riêng trong BGB (“Abtretung”) đối với việc chuyển nợ; “Einigung” đối với việc chuyển giao quyền sở hữu một động sản, và ‘Auflassung” đối với việc chuyển giao quyền sở hữu bất động sản). Tuy nhiên, chế độ chung về hợp đồng (“Vertrage”) được áp dụng khi nói về việc ký kết và tính hiệu lực của các thỏa ước này, và chúng được coi như là hợp đồng. Hợp đồng cũng có thể hướng tới thay đổi hoặc chấm dứt những nghĩa vụ. Có những hợp đồng không liên quan đến các nghĩa vụ nhưng liên quan đến việc phân chia tài sản: Căn cứ của một hợp đồng “thực tế” liên quan đến việc chuyển giao quyền sở hữu là hợp đồng nghĩa vụ mà nghĩa vụ này là cơ sở của hợp đồng mua bán). Các hành vi mang tính phương tiện cũng có thể là “hợp đồng, như trong pháp luật của Pháp: án lệ củ đức đánh giá rằng tiêu chí phải được tìm thấy trong các phân tích về ý chí của các bên mà ý chí đó thường được xác định theo những suy luận về hành vi theo sau những chỉ dẫn khách quan như giá trị của căn cứ và tầm quan trọng của vụ việc.
– Bộ luật dân sự Nga phân biệt hợp đồng với những hành vi pháp lý đơn phương. hành vi pháp lý đơn phương được định nghĩa là hành vi mà theo đó chỉ cần có sự thể hiện ý chí của một bên duy nhất (điều 154). Chúng được điều chỉnh bởi cùng các quy định về hợp đồng trong chừng mực mà các quy định này không mâu thuẫn với luật, với đặc điểm, với bản chất của hành vi pháp lý (điều 156).
– Trong pháp luật Mỹ, Restaterment of Contract 2nd định nghĩa hợp đồng như sau: “Hợp đồng là một lời hứa hoặc một tập hợp các lời hứa, mà theo đó, pháp luật quy định biện pháp khắc phục trong trường hợp có vi phạm, hoặc pháp luật thừa nhận, theo cách thức nào đó, việc thực hiện nó như một nhiệm vụ.” (A contract is a promise or a set of promise for breach of which the law gives a remedy, or performance for which the law in some way recognises as a duty). Trong bộ luật thương mại thống nhất, mục 1-201 quy định rằng: “nghĩa vụ tổng thể, về pháp luật, phát sinh từ sự thỏa thuận của các bên …; thỏa thuận được hiểu là trong bối cảnh thực tế như là nó đã xuất phát từ ngôn ngữ được sử dụng bởi các bên, từ diễn biến của vụ việc, từ những tập quán thương mại, từ việc thực hiện hợp đồng hoặc từ việc phân tích những bối cảnh khác” (The total obligation in law which results from theo parties’ agreement …; agreement means theo bargain in fact as found in theo language of the parties or in course of dealing or usage of trade or course of performance or by implication from other circumstances).
Trong các hệ thống này, mặc dù cách trình bày là khác nhau, dường như là hợp đồng được đặc trưng bởi sự gặp gỡ ý chí nhằm tạo ra các hậu quả pháp lý ràng buộc và được tập trung vào sự thỏa thuận về ý chí hoặc vào ý định của các bên. Ngược lại, những cách tiếp cận đa dạng liên quan đến giá trị của các lời hứa mà có thể sẽ không được chấp nhận.
III. HỢP ĐỒNG NHƯ MỘT LỜI HỨA RÀNG BUỘC KHÔNG CẦN CHẤP NHẬN
Cuối cùng, dường như việc coi rằng các quyền lợi và nghĩa vụ có thể phát sinh từ việc ký kết hợp đồng là một việc làm rất cổ điển. Ngược lại, có thể thấy rằng một người cũng không thể tự coi mình là, một cách tự nguyện, trái chủ hoặc thụ trái của một người khác. Tuy nhiên, mang tính ngoại lệ, một số quốc gia quy định rằng những “lời hứa” có thể làm phát sinh những nghĩa vụ đối với bên đã đưa ra lời hứa, dù chúng có được chấp nhận hay không. Dự luật PAVIE, cũng như PDEC, có vẻ coi rằng những lời hứa có thể làm phát sinh những nghĩa vụ đối với bên đã đưa ra lời hứa dù chúng có chấp nhận hay không. No1id9u1ng ra, PDEC không sử dụng thuật ngữ “cam kết” như là nguồn của nghĩa vụ. Đó là thuật ngữ “lời hứa” được sử dụng nhưng thường mang nghĩa của “một cam kết đơn phương về ý chí” chứ không theo nghĩa của “một hợp đồng đơn phương”. Nếu các luật gia Pháp ngữ không bị nhầm lẫn bởi hai khía cạnh này, thì có vẻ như người ta có thể, từ quan điểm thuật ngữ học và khái niệm học, đặt câu hỏi cho sự phân biệt giữa “cam kết”, “lời hứa” và đặc biệt “hợp đồng đơn phương”. Ngược lại, Dự luật PAVIE có bảo lưu. thực tế, việc soạn thảo điều 20 và 23 để lại suy nghĩ rằng ‘cam kết đơn phương”, mặc dù không được chỉ ra một cách rõ ràng, là nguồn của nghĩa vụ ở một phần nhất định nào đó. (Điều 20: Những tuyên bố hay hành vi đơn phương làm phát sinh những hậu quả mà chúng có thể phái sinh từ đó theo quy định của luật, tập quán hoặc đạo đức tốt, từ thời điểm mà chúng được biết đến bởi người mà chúng được gửi tới và ngay cả khi người đưa ra chúng tuyên bố rằng, chúng không hủy ngang, thì chúng vẫn có thể bị rút lại đến tận thời điểm đó“. Điều 23: “Lời hứa đưa ra cho công chúng, được quy định tại điều 13 khoản 2 ràng buộc người đã đưa ra lời hứa đó ngay khi mà chúng được công bố và chấm dứt vào thời điểm chấm dứt thời hạn đã được chỉ ra trong lời hứa đó hoặc khi mà người ta có thể xác định được từ bản chất hay mục đích của nó, hoặc một năm kể từ khi nó được đưa ra nếu tình huống mà nó nêu lên đã không xảy ra“. Kim ghi chú).
Pháp luật các quốc gia cũng khác nhau đối với việc xem xét liệu có tồn tại “hợp đồng” từ những lời hứa nêu trên. Một vài hệ thống pháp luật coi đó như là một cam kết đơn phương, các hệ thống khác thì coi đó như là tự nguyện cam kết như hợp đồng, một vài hệ thống khác nữa thì coi đó như hợp đồng. Điều này dẫn đến thuật ngữ này được tiến triển dưới ánh sáng của những quan niệm của từng quốc gia, điều đó chứng tỏ sự phù hợp yếu ớt giữa các thuật ngữ “hợp đồng” và “cam kết” (A) và chứng tỏ, một cách độc lập, thuật ngữ “cam kết” có một nghĩa đặc biệt trong pháp luật cạnh tranh (B).
A. Mối liên hệ yếu ớt giữa “cam kết” và “hợp đồng” với ý nghĩa là nguồn của nghĩa vụ:
Cần phải tìm hiểu một cách rõ ràng các hệ thống pháp luật có thừa nhận các cam kết đơn phương như nguồn của nghĩa vụ (2) và các hệ thống pháp luật không thừa nhận như vậy (1).
1. Mối liên hệ yếu ớt giữa “cam kết“, “hợp đồng” và “lời hứa” trong pháp luật Pháp và Anh.
Trong pháp luật của Pháp, từ trước đến nay, chúng ta đã đặt ra triển vọng, từ quan điểm thuật ngữ học, thuật ngữ “cam kết” chỉ dẫn đồng thời đến nguồn của nghĩa vụ cũng như đến chính các nghĩa vụ. Ở đây, chúng ta chỉ quan tâm đến thuật ngữ “cam kết” được hiểu theo nghĩa là nguồn của nghĩa vụ. Một số lượng hạn chế các hành vi pháp lý đơn phương đã được pháp điển hóa (di chúc, ngừng thuê đưa ra bởi người đi thuê hoặc người cho thuê …). Bên cạnh đó, án lệ cũng không thống nhất về khả năng thừa nhận việc một người có thể, bằng ý chí của riêng mình, trở thành thụ trái của một người khác. Án lệ đã do dự về việc xác định có chấp nhận hay không một thông báo hoàn trả, bằng cách xử lý nó đôi khi như một cam kết đơn phương, đơi khi lại như là hợp đồng. Án lệ cũng dao động về việc xác định đề nghị giao kết hợp đồng và đặc biệt là về số phận của đề nghị có thời hạn trong trường hợp người đưa ra đề nghị bị chết hoăc mất năng lực hành vi: một vài quyết định đánh giá rằng đề nghị, là một cam kết đơn phương về ý chí, tồn tại cùng với những sự kiện ảnh hưởng đến người đưa ra đề nghị, trong khi một số khác coi rằng đề nghị đó là vô hiệu. Cùng cách thức như vậy, lời hứa thực hiện một nghĩa vụ tự nhiên cũng được coi như một nghĩa vụ dân sự, nên không cần thiết phải có bất kỳ một sự biểu hiện nào từ phía người hưởng lợi. Tóm lại, pháp luật Pháp dường như vội vàng khi thừa nhận cam kết ý chí đơn phương như mọt căn cứ phát sinh nghĩa vụ độc lập.
Trong hệ thống pháp luật Anh, nói đúng ra, không thấy nói về khái niệm “cam kết”, theo nghĩa cam kết ý chí đơn phương. Tuy nhiên, ở Anh, tồn tại học thuyết về “unilateral promise” (lời hứa đơn phương). Về nguyên tắc, không thể có một “unilateral promise” nếu không có “consideration” (xem xét). Tuy nhiên, án lệ đã mềm hóa “consideration”. Trong vụ việc Carlill kiện Carbolic Smoke Company, một lời hứa thưởng, theo nghĩa rộng, sinh ra một hợp đồng “unilateral” (đơn phương) theo nghĩa tiếng Anh, khi mà nó được chấp nhận bằng việc thức hiện cái mà đã được yêu cầu (trong trường hợp này, “smoke ball” được sử dụng trong một giai đoạn nhất định). Giải pháp nêu trên không áp dụng được, nếu “người nhận” không biết về lời hứa: Anh ta đã không thể hành động, bằng cách suy nghĩ về lời hứa, và do đó, không có sự chấp nhận. Hướng tiếp cận này cũng không quá xa với hướng tiếp cận về cam kết đơn phương, theo đó, không cần thiết phải có sự chấp nhận của chủ nợ để trao ra một quyền, ngay cả khi sự chấp nhận thuận này được thể hiện thông qua việc thực hiện “cam kết” đó. Ngay từ đó, nếu người ta hiểu những khó khăn liên quan đến mối liên hệ giữa “hợp đồng” và “cam kết”, người ta có thể nghi ngờ về mối liên hệ giữa hai khái niệm này với “lời hứa” đươc hiểu một cách truyền thống trong các quốc gia civil law như “hợp đồng đơn vụ”. Do đó có thể nói về việc tiếp nhận học thuyết về các cam kết đơn phương trong hệ thống pháp luật của Bỉ, Đức và Ý.
2. Việc tiếp nhận lý thuyết về cam kết đơn phương: ví dụ về thống pháp luật của Bỉ, Đức và Ý
Trong hệ thống pháp luật Bỉ, khái niệm cam kêt ý chí đơn phương ngày càng được chấp nhận để cuối cùng được ghi nhận chung bởi thực tiễn xét xử. Thực tế, bằng hai án lệ ngày 09/05/1980, Tòa án tối cao Bỉ quyết định rằng: “Giá trị bắt buộc của một đề nghị giao kết hợp đồng tìm thấy nền tảng của nó trong một cam kết bằng ý chí đơn phương”. Tương tự như vậy,ở Bỉ, cam kết ý chí đơn phương cũng được coi là một căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ. Cũng phải thừa nhận rằng, căn cứ lam phát sinh nghĩa vụ này có một đặc điểm phụ “theo nghĩa là chỉ có thể viện dẫn đến nó nếu những nguồn của nghĩa vụ khác không thể, một cách thực tế, chứng minh được tính chất bắt buộc của cam kết đưa ra”. Trong pháp luật Đức, điều 311 đoạn 1 BGD xác định rằng, hợp đồng là nguyên tắc để tạo lập một quan hệ nghĩa vụ, trừ khi luật có quy định khác. Tuy nhiên, khi áp dụng lý thuyết về cam kết ý chí đơn phương, điều 657 BGB quy định trong giả thiết là một cá nhân cho biết rằng, bằng thông báo công khai, anh ta sẽ thưởng cho việc hoàn thành một công việc, thì anh ta có nghĩa vụ phải làm vậy ngay cả khi người thực hiện công việc đã thực hiện công việc không phải vì lời hứa thưởng đó. Trong pháp luật của Ý, điều 1324 bộ luật Dân sự quy định rằng, các quy tắc áp dụng cho hợp đồng sẽ áp dụng được cho các cam kết đơn phương.
Từ đó, có thể thấy cam kết, như là nguồn của nghĩa vụ, xuất hiện với nhiều tranh cãi, trong khi mà hợp đồng đơn vụ dường như được chấp nhận không mấy khó khăn. Thuật ngữ “cam kết” có lẽ sẽ đặt ra không ít khó khăn khi nó được hiểu là nguồn của nghĩa vụ. Tuy nhiên, trong PDEC, người ta thích sử dụng thuật ngữ lời hứa hơn. Hoặc là, có vẻ như thuật ngữ lời hứa phù hợp hơn khi vạch nên giới hạn nhằm tránh bât kỳ khó khăn nào về phân biệt giữa cam kết đơn phương và hợp đồng đơn vụ. Thuật ngữ “cam kết” được đặc biệt chấp nhận torng pháp luật cạnh tranh.
B. Tính đặc thù của thuật ngữ “cam kết” trong pháp luật cạnh tranh
Giống như thuật ngữ “thỏa thuận” được nghiên cứu ở phần trước, khái niệm cam kết trong pháp luật cạnh tranh của Pháp cũng chỉ dẫn đến những nhận định đó. Tuy nhiên, điều hấp dẫn cần lưu ý là cách sử dụng những thủ tục mới đó bị ảnh hưởng trực tiếp từ thủ tục “consent degrees” (mức độ đồng ý) của Hoa Kỳ, thuật ngữ dường như làm nên đặc trưng kép của thước đo này: Việc thể hiện một ý chí mà hiệu lực bắt buộc được tạo ra bởi một hành vi tư pháp. Việc dịch sang tiếng Anh loại cam kết nêu trên là không giống nhau ở Mỹ khi thuật ngữ được sử dụng là “commitment”. Tuy nhiên, sự khác nhau về mặt thuật ngữ học trong tiếng Anh không thể che giấu sự việc là thuật ngữ “cam kết” đòi hỏi, một cách hầu như khôn gthe63 ta1qch rời, ý tưởng về chủ nghĩa đơn phương và tính cá nhân. Một người, dù rằng người đó cam kết về tinh thần hay về pháp luật, thể hiện ý chí của mình về tự ràng buộc và sự gắn bó của mình, nhiều hay ít quan trọng, để hoàn thành một điều gì đó.
IV. HỢP ĐỒNG NHƯ MỘT QUAN HỆ ĐẶC BIỆT GIỮA HAI NGƯỜI
Trong pháp luật của Pháp, dường như, một cách chung nhất, người ta sử dụng không khác biệt hai cách diễn đạt “hợp đồng” và “quan hệ hợp đồng”. Tuy nhiên, một phân tích chuyên sâu hướng tới đặt ra triển vọng cho việc sử dụng đặc biệt của thuật ngữ “quan hệ” khi hợp đồng, theo nghĩa hẹp, vượt qua khuôn khổ khách quan của việc thực hiện các nghĩa vụ đã được hứa hẹn, và hướng đến một cụm các yếu tố có tính lan tỏa để minh chứng cho đặc tính chủ quan của hợp đồng: niềm tin, sự chờ đợi, sự phụ thuộc … Hợp đồng mất đi khía cạnh chủ quan và tự động, được vật chất hóa, một cách hệ thống bằng việc thanh toán nhằm đổi lại việc thực hiện nghĩa vụ đã cam kết, để xem xét đến tình huống hoặc cụ thể hơn là đến thực tế xã hội được hợp đồng tao ra. Vả lại, điều hấp dẫn cần lưu ý là người ta có thể chỉ ra trong pháp luật của Pháp và pháp luật của Đức, việc yếu tố khách quan xích lại gần yếu tố chủ quan trong việc chuyển từ “hợp đồng” sang “quan hệ hợp đồng” (A), cũng thấy được sự sóng đôi của chúng trong lý thuyết về “hợp đồng mang tính liên hệ” của Mỹ (B).
A. Từ hợp đồng đến “quan hệ” hợp đồng
Nếu thuật ngữ “quan hệ” chưa bao giờ được sử dụng như từ đồng nghĩa với “hợp đồng”, thì hai thuật ngữ này đôi khi lại được kết nối với nhau để miêu tả tính đa dạng của tương quan hợp đồng hay một dạng hợp đồng đặc biệt. Ví dụ, trong pháp luật của Pháp, việc sử dụng cụm từ “quan hệ hợp đồng được tạo lập” hay “quan hệ hợp đồng lao động“. Xuất phát từ Luật Galland ngày 01/07/1996, điều khoản mới L.442-6-i-5 của Bộ luật Thương mại, như đã được luật NRE ngày 15/5/2001 sửa đổi, đã yêu cầu sự trung thực thực sự trong việc dừng “các quan hệ hợp đồng đã được tạo lập” với một đối tác kinh tế (Ghi chú: “quan hệ hợp đồng được tạo lập” được hiểu là tât cả các dạng quan hệ thương mại diễn ra giữa hai thương nhân, và loại trừ những quan hệ với người tiêu dùng. Văn bản này được áp dụng cho cả việc mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ. Nói cách khác, nó có thể nói đến bất kỳ hợp đồng nào được thực hiện liên tiếp hoặc từng phần có diễn ra việc trao đồi hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ giữa hai đối tác thương mại với nhau (hợp đồng phân phối, hợp đồng cung cấp, hợp đồng bảo dưỡng, v.v…). Nó cũng có thể nói đến một quan hệ ‘không được tổ chức’, một ‘trao đổi kinh doanh’ phát sinh từ việc chuyển nhượng hợp đồng”).
Từ quan điểm thuật ngữ học, cách diễn đạt này không thiếu điểm gây nghi vấn. Tùy vào giới hạn về lĩnh vực của quan hệ “thương mại” và vào khía cạnh có thể thừa của tính từ “được tạo lập”, thì chính thuật ngữ “quan hệ” là thuật ngữ gây nên nghị vấn. Hoặc là, có vẻ như “quan hệ” hướng tới đặt ra triển vọng cho khía cạnh cá nhân của các mối tương quan giữa các bên của hợp đồng; tới việc vượt qua sự đánh giá duy nhất liên quan đến thực hiện những nghĩa vụ có đi có lại của các bên. Nếu những phán quyết được đưa ra khi áp dụng điều L.442-6-I-5 của Bộ luật thương mại không cho phép tạo ra, nói đúng ra, một định nghĩa về “quan hệ thương mại được thiết lập” cũng như không xác định những tiêu chí để đánh giá quan hệ này, thì chúng lại cho phép có được một vài yếu tố có thể sử dụng để đặc trưng hóa quan hệ này. Trong triển vọng đó, bà ROCHFELD đã tìm thấy, một cách phù hợp, hai tiêu chí: khoảng thời gian và mức độ (hợp tác và/hoặc đầu tư) của quan hệ. Hơn nữa, người ta sẽ thấy rằng cụm từ “quan hệ thương mại được tạo lập” được sử dụng, trong luật Pháp, trong quy định về hủy hợp đồng. Như vậy, tác nhân kinh tế mà dừng một cách bất ngờ một quan hệ thương mại đã được tạo lập (đình chỉ hay giảm một cách thực tế các đơn đặt hàng hay giao hàng), nghĩa là, không tôn trọng thời hạn thông báo có tính đến khoảng thời gian của quan hệ thương mại hoặc khoản thời gian tối thiểu được xác định bởi luật, các tập quán thương mại hoặc bởi các thỏa thuận liên ngành, cam kết thực hiện ngoài hợp đồng của mình và phải bồi thường khoản thiệt hại mà đối tác phải gánh chịu. Tuy nhiên, pháp luật dân sự, dù không thừa nhận một cách rõ ràng khái niệm quan hệ, lại quy định về tính bất ngờ, sự lạm dụng và đôi khi về tính hợp pháp của việc đình chỉ quan hệ hợp đồng. Quyền chấm dứt quan hệ hợp đồng chỉ là nguyên tắc, tuy nhiên, không ai được lạm dụng nó. Chính trong tinh thần này mà dường như sẽ thích hợp khi khái niệm hóa, theo nghĩa rộng, thuật ngữ “quan hệ”, và để định hình những yếu tố xác định nó: “việc chấp nhận ‘yếu tố thiếu’ của dạng hợp đồng này và, xuất phát từ sự linh hoạt cần thiết (…); việc chuyển dịch các yếu tố đánh giá, các trao đổi kinh tế và thực hiện theo những nghĩa vụ cụ thể và rõ ràng, về phía các đánh giá thái độ của các bên và về “bổn phận” của họ”. Một hướng tiếp cận như vậy cũng có vẻ tương thích với pháp luật Đức.
Thực tế, hai phạm trù gần gũi có thể được viện dẫn ra ở đây. Đầu tiên, khái niệm chung “Schuldverhaltnis” (tương quan hay quan hệ nghĩa vụ), được định nghĩa tại điều 241 của BGB, tồn tại “xung quanh” bất kỳ nghĩa vụ nào (có nguồn gốc pháp luật hay hợp đồng) và làm giàu thêm những “bổn phận” phụ về thông tin, về sự cần mẫn và về sự tôn trọng tài sản, quyền và lợi ích của bên kia (điều 241 khoản 2 của BGB), theo cách thức để tạo nên một trách nhiệm gia tăng đối với chế độ trách nhiệm ngoài hợp đồng nói chung. Tiếp theo, và song song với khái niệm về “quan hệ thương mại được tạo lập“, án lệ của Đức thừa nhận từ đầu thể kỷ XX khái niệm “stadige Geschaftsbeziehung” (quan hệ thương mại thường xuyên), theo đó, cũng tạo nên nghĩa vụ thông tin, tôn trọng và cần mẫn đối với bên kia, những nghĩa vụ còn quan trọng hơn rất nhiều so với những nghĩa vụ tồn tại trong “tương quan nghĩa vụ” đơn giản. Cuối cùng, trong pháp luật doanh nghiệp cũng như trong pháp luật lao động, mối quan hệ đặc biệt giữa các thành viên hoặc giữa người sử dụng lao động và người lao động còn đi xa hơn khi nói về mức độ của nghĩa vụ phụ, theo cách thức mà án lệ thường xuyên nói về “Treueverhaltnis” (tương quan hoặc quan hệ trung thực) hay về “Treuepflichten” (nghĩa vụ trung thực).
Sự vận động từ hợp đồng sang quan hệ hợp đồng, từ hơn ba mươi năm nay, đã được nêu rõ ở Mỹ bởi giáo sư Ian R. MACNEIL chủ yếu xung quan lý thuyết về hợp đồng mang tính quan hệ mà giáo sư là tác giả.
B. Các hợp đồng mang tính quan hệ trong pháp luật Hoa Kỳ
Cha đẻ lý thuyết về hợp đồng mang tính quan hệ là Ian R.MACNEIL. Giữa những năm 1970, giáo sư của Northwestern University School of Law, thực tế, đã phân biệt hai dạng hợp đồng “riêng rẽ” (discrete contracts: hợp đồng rời rạc) và hợp đồng mang tính “quan hệ” (relational contracts: hợp đồng quan hệ).
Loại thứ nhất bao gồm tất cả các hợp đồng được ký kết để thực hiện một sự trao đổi đúng thời gian và riêng biệt. Trong loại hợp đồng này, danh tính và phẩm chất của các bên không mấy quan trọng: các bên không cần thiết phải biết nhau trước khi ký kết hợp đồng và, khi ký kết hợp đồng, họ “không có bất kỳ sự ràng buộc tâm lý nào”. Trong hợp đồng “riêng rẽ”, “đối tượng của cá nghĩa vụ và các thể thức của nó được quy định một cách rõ ràng, để mà hợp đồng được thực hiện tuân theo những điều đã được (hoàn toàn) thỏa thuận vào ngày ký kết hợp đồng.
Loại thứ hai bao gồm toàn bộ các hợp đồng được thực hiện trong một khoảng thời gian. Những hợp đồng mang tính quan hệ được đặc trưng bởi sự tồn tại một quan hệ mạnh mẽ giữa các bên giao kết – các bên được dẫn dắt để “biết về nhau, tự ràng buộc và hợp tác“. Mặc khác, những hợp đồng này có khuynh hướng kéo dài, nội dung của chúng không được xác định một cách rõ ràng vào ngày giao kết. Ngược lại, “nó có khuynh hướng là sẽ được xác định hoặc thay đổi trong giai đoạn thực hiện, tùy thuộc vào các sự kiện“.
Học thuyết pháp lý của Pháp trong khoảng thời gian dài không bị ảnh hưởng bởi lý thuyết này. thực tế, chỉ bắt đầu từ những năm 1990, một vài tác giả mới bắt đầu giới thiệu, thúc đẩy hoặc tranh luận về sự phân biệt giữa hợp đồng “riêng rẽ” với hợp đồng “mang tính quan hệ“.
Trong luận án của mình, bà BOISMAIN đã thử xác định phạm vi của khái niệm và đề nghị một chế độ riêng cho “hợp đồng mang tính quan hệ” (“chế độ khuyến khích tiếp tục mối quan hệ“): Sự can thiệp ngày càng tăng của quan tòa; sự cần thiết của tính cân bằng hợp đồng, khuôn khổ của việc tự do ngừng hợp đồng; sự thay đổi của thiệt hại gây ra bởi thụ trái, nhưng còn nữa, và có thể nhất là, sự điều chỉnh nội dung các hợp đồng trong quá trình thực hiện. Thiếu sót chính của “hợp đồng mang tính quan hệ” là nó khó nắm bắt. Nhiều tiêu chí đã được đề nghị trong học thuyết: khoảng thời gian dài hay ngắn của hợp đồng, tính đầy đủ hay không của các quy định, khó khăn ít nhiều quan trọng khi tìm kiếm một đối tác tương ứng, v.v… Sự không cụ thể mang tính tường đối của những tiêu chí này đã không cho phép nêu lên một danh sách chính xác các hợp đồng mang tính quan hệ. Các tác giả dẫn ra một cách lộn xộn: doanh nghiệp, hiệp hội, các hợp đồng thực hiện các công trình lớn, hợp đồng giao nhà máy “chìa khóa trao tay“, hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp đồng lao động, hợpđồng phân phối, hợp đồng cung cấp, hợp đồng cung ứng hay, gần đây nhất, các thỏa thuận dân sự tương hỗ. Từ đó, một vài tác giả thì tự hỏi xem có phải tất cả mọi “hợp đồng” không “mang tính quan hệ” theo nghĩa là chúng yêu cầu, một cách tối thiểu, sự hợp tác giữa các bên. Tuy nhiên, nếu có vẻ rõ ràng là khái niệm hợp đồng mang tính quan hệ không mang tính nghiệp vụ, thì nó sẽ có giá trị đặt ra triển vọng cho khái niệm “quan hệ” mà từ đó M.LAITHIER đưa ra một quan điểm nhị nguyên: Trong giả thiết thứ nhất, “quan hệ là mối liên hệ mà các bên phải tôn trọng và gìn giữ bởi vì nó có một giá trị trong chính nó. Hoặc là, mối liên hệ ràng buộc các bên tương ứng với định nghĩa về nghĩa vụ. Người ta có thể cho rằng, hợp đồng làm phát sinh những nghĩa vụ, thì nó cũng làm phát sinh một quan hệ. Bất kỳ hợp đồng nào, qua định nghĩa này, cũng là hợp đồng mang tính quan hệ”; Ngược lại, ở giả thiết thứ hai, đã được xem xét rất nhiều, sẽ cần phải phân biệt giữa nghĩa vụ và quan hệ, trong đó quan hệ “chỉ thái độ, những mối tương quan và những thực tiễn được các bên chấp nhận, trong khi mà nghĩa vụ hợp đồng vẫn được định nghĩa một cách truyền thống là mối ràng buộc về pháp luật hướng tới làm hài lòng bên có quyền (…). Định nghĩa mà Bộ luật Dân sự đưa ra về hợp đồng như vậy sẽ có thể được bổ sung: nó nói về một thỏa ước làm phát sinh những nghĩa vụ và một mối quan hệ. Hợpđồng sẽ có thể có hai thành phần: một nội dung mang tính nghĩa vụ và một nội dung mang tính quan hệ. Việc phân chia giữa hai nội dung này sẽ có thể thay đổi tùy theo mức độ quan hệ nhiều hay ít.
V. HỢP ĐỒNG VÀ TỰ NGUYỆN CAM KẾT NHƯ HỢP ĐỒNG
Phần lớn các hệ thống pháp luật đều ghi nhận một thể loại “bên cạnh” hợp đồng: Thể loại tự nguyên cam kết như hợp đồng, bao gồm nhiều thể chế khác nhau có một điểm chung là vay mượng một vài điểm của chế định hợp đồng của các hệ thống này. Có vẻ hấp dẫn khi tranh luận về những hướng tiếp cận quốc gia về thể loại này để đánh giá xem liệu nó có đủ đồng nhất và xác định xem liệu tự nguyện cam kết như hợp đồng có được điều chỉnh trong PDEC hay không.
Điều 1371 DLP quy định rằng: “Tự nguyện cam kết như hợp đồng là những hành vi hoàn toàn tự nguyện của con người, làm nảy sinh một cam kết nào đó của người đó đối với người thứ ba hoặc làm nảy sinh cam kết quan lại giữa hai bên“. Ý chí của các bên trong trường hợp này, và trái ngược với hợp đồng, là hành vi vật chất làm phát sinh những hậu quả được tổ chức bởi luật, những hậu quả vay mượn một phần từ chế độ hợp đồng (ví dụ như chế độ thực hiện công việc không có ủy quyền có vay mượng của một số nét của chế độ ủy quyền). Ý chí của các bên không thể hiện cùng một vai trò như trong việc tạo lập hợp đồng bởi nó không hướng tới việc làm phát sinh nghĩa vụ: luật có thừa nhận những nghĩa vụ bởi điều này có vẻ hợp lý và có lợi.
Tuy nhiên, một vài hậu quả lại xa rời hình mẫu hợp đồng đã được định nghĩa, điều này cho phép giả thiết rằng, những hậu quả của tự nguyện cam kết như hợp đồng là đặc biệt. Như vậy, trong trường hợp thực hiện công việc không có ủy quyền, có thể chấp nhận là người thực hiện công việc có thể hoàn thành các hành vi vật chất, và không chỉ pháp lý như ngường được ủy quyền, mà theo đó, anh ta có thể đạt được một sự hoàn trả từ phía người có công việc. Từ chính cách thức này, việc hưởng lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật có thể là hậu quả, một phần, của tình trạng không mang tính hợp đồng (ví dụ, hành động de in rem verso được thực hiện bởi người mà quan hệ huyết thống đang bị nghi vấn để chống lại người bố thực sự đối với nghĩa vụ cấp dưỡng mà người này đa thực hiện đối với đứa con của mình thay cho người đó) và, mặt khác, của tình trạng mang tính hợp đồng rất khác nhau mà giả thiết là được vay mượn từ các chế độ hợp đồng khác nhau. Tương tự như vậy, cuối cùng, chế độ thanh toán vô căn cứ cũng không bị đưa vào chế độ hợp đồng vay mượng bởi lý do đơn giản là nó bao gồm việc hoàn trả một tài sản và một khoản tiền, để đổi lại việc thực hiện nghĩa vụ đặc trưng của hợp đồng.
Thực tiễn xét xử có xu hướng đánh giá một cách mềm dẻo những diều kiện cần thiết cho sự tồn tại của những cam kết tự nguyện như hợp đồng (ví dụ như án lệ đã coi những tình huống về trợ giúp tự nguyện thuộc về trường hợp thực hiện công việc không có ủy quyền). Án lệ cũng sử dụng khái niệm cam kết tự nguyện như hợp đồng để ràng buộc nhà tổ chức xổ số phải trả toàn bộ khoản tiền đã hứa nếu người đó không chứng minh được tác động của một sự kiện bất ngờ. Tại Anh và Hoa Kỳ, nền tảng ý chí của việc hưởng lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật đã bị bỏ rơi. Trong thời gian dài được coi là thỏa thuận hàm ý (“implied contract”), hưởng lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật trên thực tế, từ nay về sau, được tạo lập trên cơ sở của khái niệm công bằng và công lý tự nhiên, theo đó, cần phải điều chỉnh sự mất cân bằng không chứng minh được về tài sản. Pháp luật Hoa Kỳ đề nghị một khái niệm chung về hưởng lợi tài sản không có căn cứ pháp luật: Điều 1 của Restatement of Restitution 1936 quy định: “một người được hưởng lợi từ hành vi vi phạm lợi ích của một bên thứ ba hoặc từ sự mất mát mà một bên khác phải gánh chịu, thì phải hoàn trả cho người đó theo những thể thức và khoản tiền cần thiết để ngăn cản việc hưởng lợi về tài sản bất hợp pháp”. Pháp luật Anh không chấp nhận hướng tiếp cận tổng thể này: hệ thống pháp luật này đưa ra nhiều cách xử lý đặc biệt cho việc hưởng lợi về tài sản bất hợp pháp. Tuy nhiên, một số trong những hành động này vượt qua khuôn khổ của tự nguyện cam kết như hợp đồng như đượ định nghĩa trong pháp luật Pháp. Ví dụ hành động “for money had and received” (dịch đúng là “hành động đối với khoản tiền đã đoạt được và nhận được”), được áp dụng trong một giả thiết đặc biệt: thụ trái có thể đề nghị với trái chủ thanh toán khoản tiền này bằng số tiền mà thụ trái có thể đề nghị với trái chủ thanh toán khoản tiền này bằng số tiền mà thụ trái của người này đang có – nếu người này không thanh toán, trái chủ có thể thực hiện hành động “for money had and received” đối với thụ trái, người đáng lẽ đã phải thanh toán khoản tiền. Hành động này đòi hỏi có một sự thỏa thuận rõ ràng giữa thụ trái đầu tiên và thụ trái của chính người này.
Ngược lại, cả pháp luật Anh và Mỹ đều không ghi nhận việc thực hiện công việc không có ủy quyền. Không một hành động nào được cho phép, về nguyên tắc, nhằm hoàn trả những chi phí phải gánh chịu bởi một người đã tự nguyện tham gia vào công việc kinh doanh của người khác. Trong pháp luật Anh, cái mà được coi là gần nhất với khái niệm thực hiện công việc không có ủy quyền của Pháp là hành động “quantum meruit: nhiều như anh ấy xứng đáng“. Hành động này cho phép, trong một số điều kiện, bồi thường cho người đã thực hiện công việc vì lợi ích của người khác. Nó có vẻ là bảo vệ cho người thực hiện công việc không có ủy quyền, nhưng lại dựa trên nền tảng liên quan đến “restitution” (sự đền bù). Hơn nữa, thực tiễn xét xử đã ngày càng chấp nhận mở ra một hành động dựa trên việc hưởng lọi về tài sản không có căn cứ pháp luật trong hai trường hợp: Trường hợp mà theo đó sự can thiệp xảy ra đối với một quan hệ hợp đồng tồn tại từ trước (cái mà người ta gọi là “egency pf necessary”, thuật ngữ rất khó dịch; dịch theo câu chữ là “sự đại diện do cần thiết”) và trường hợp mà ở đó sự can thiệp xảy ra không thuộc khuôn khổ của một quan hệ hợp đồng tồn tại trước (cái mà người ta gọi là “necessitous intervention”, dịch theo câu chữ là “sự can thiệp cần thiết”).
Trong pháp luật Đức, thực hiện công việc không có ủy quyền và hưởng lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật được quy định trong BGB tại điều 677 và tiếp theo đối với hành vi thực hiện công việc không có ủy quyền, và tại điều 812 và tiếp theo đối với việc hưởng lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật. Chưa bao giờ coi đó là tự nguyên cam kết như hợp đồng, pháp luật Đức thấy trong hành vi thực hiện công việc không có ủy quyền và được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật những nguồn của nghĩa vụ độc lập, không có sự thỏa thuận có ý chí giữa các bên.điều 683 và 684 của BGB phân biệt hai dạng thực hiện công việc không có ủy quyền: một dạng là thực hiện công việc chính đáng và một dạng là thực hiện công việc không chính đáng. Thực hiện công việc không có ủy quyền được coi là chính đáng nếu nó phù hợp với ý chí thực, hoặc với ý chí được phỏng đoán và với lợi ích khách quan của người có công việc. Thiếu những yếu tố đó, những quyền của người thực hiện công ciệc không có ủy quyền bị hạn chế. Do đó, ý chí hay lợi ích của người có công việc chứ không phải là thái độ của người thực hiện công việc cho phép đánh giá mức độ bồi thường. Điều 812 của BGB quy định rằng “bất kỳ người nào được hưởng một tài sản nào đó không có căn cứ pháp luật bởi công việc của một người khác hoặc theo một cách thức khác làm cho người này bị thiệt hại thì buộc phải hoàn trả tài sản đó“. Công việc bao gồm hành vi được hoàn thành bởi người bị thiệt hại trên cơ sở mối quan hệ theo pháp luật hoặc theo hợp đồng liên kết họ với người được hưởng lợi. Trên thực tế, trong pháp luật Đức, có thể hành động để buộc người mua hoàn trả tài sản và quyền sở hữu trong trường hợp hợp đồng mua bán bị hủy bỏ, việc chuyển giao quyền sở hữu là riêng rẻ với thỏa thuận của các bên trong mua bán. Liên quan đến việc hưởng lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật phát sinh từ cách thức khác, bộ luật quy định chi tiết nhất về một hành vi được thực hiện trên tài sản của người khác bời người được hưởng lợi, người bị thiệt hại hoặc người thứ ba.
Cuối cùng, pháp luật Đức, năm 2.000, đã công nhận một nghĩa vụ luật định của nhà kinh doanh chuyên nghiệp – người đã gửi đi một lời hứa về một khoản lợi cho một người tiêu dùng – về việc phải hoàn trả khoản lợi này (Điều 661a của BGB). Việc xác định nghĩa vụ này đặt ra nhiều vấn đề. Nếu như hầu hết các tác giả đều đồng thuận rằng đây không phải là hợp đồng, phần lớn trong số họ xác định nó là “rechtsgeschaftsahnlich”, có thể được dịch là “hầu như mang tính hợp đồng” (dịch chính xác sẽ là “được đồng nhất với một hành vi pháp lý đơn phương”). Thực tế, một vài quy định của chế độ chung về các hành vi pháp lý được áp dụng cho lời hứa, ví dụ như các chế độ về năng lực pháp luật, về đại diện và khiếm khuyết của sự thỏa thuận.
Liên quan đến tư pháp quốc tế, án lệ Đức ban đầu thì nhấn mạnh về việc xác định đây là hành vi ngoài hợp đồng, sau đó đã tuân theo án lệ của CJCE, xác định đây là nghĩa vụ theo hợp đồng theo nghĩa của điều 5n1 và 13.1n3 của Công ước Bruxelles. Nhưng việc xá định này torng tư pháp quốc tế đã không để lại chút hậu quả nào đến việc xác định trong tư pháp quốc gia, tuân theo nguyên t8a1c tính tương đối của những khái niệm pháp luật và của việc giải thích độc lập pháp luật quốc tế./.
Bình luận