Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

3. Những hiệp ước bằng miệng và những khế ước hàm thụ

NHỮNG HIỆP ƯỚC BẰNG MIỆNG VÀ NHỮNG KHẾ ƯỚC HÀM THỤ 

Thế nào là “hiệp ước bằng miệng” (Convention verbale: Thỏa thuận miệng)?

Ấy là một hiệp ước không có văn kiện nào, hay tư thự chứng thư nào chứng minh cả. Nhưng “hiệp ước bằng miệng”, thì chúng ta. ai ai cũng có lập ra hằng giờ hằng ngày. Chúng ta mua hay chúng ta bán hoặc chịu hoặc tiền mặt: gạo muối, quần áo, gia súc, vân vân …; Chúng ta làm tất cả những việc ấy mà không hề có lập ra một tư thự chúng thư nào cả. Vả lại dẫu có lập cũng thừa. Tuy nhiên, những hiệp ước ấy không còn tính cách “bằng miệng” nữa, nếu giữa hai đàng có thơ qua thơ lại định đoạt nó (Ví dụ: Giáp viết thơ cho Ất cho hay đã tiếp được số tiền Ất đặt cọc để may một bộ đồ). Mặc dù như vậy, người ta cũng còn gọi là “hiệp ước bằng miệng. Những hiệp ước như loại vừa kể trên, nghĩa là mặc dù có thư từ chứng minh nhưng không có một tư thự chứng thư hợp với thức lệ. Trong trường hợp như vậy, thư từ qua lại được coi như là “khởi chứng” (commencement de preuve), do đó, bên đương sự nào kêu nài về hiệp ước bằng miệng ấy có thể viện dẫn nhân chứng mà chứng minh nó. “Khởi chứng” bằng tờ giấy là vô luận là một văn kiện nào do người mắc nợ lập ra, có thể làm cho tòa án tin được lời kêu nài của chủ nợ, phỏng đoán lời kêu nài ấy là đúng mà truyền mở cuộc điều ra. Muốn đem ra đối dụng giữa tòa án, vô luận tư thự chứng thư nào trước cũng phải được trước bạ (đóng bách phần) cả. Khi nào đương sự có nộp vào tòa án những chứng thư chưa trước bạ thì ông Chánh án phải hoặc do luận trạng của Công tố Viện hoặc nữa nữa tự ý mình – truyền tồn ký những chứng thư ấy nơi phòng Lục sự hầu đem đi trước bạ tức thì. Tuy nhiên, tòa án cũng đối đãi rộng rãi về vấn đề ấy và cũng không luôn luôn không chấp nhận những văn kiện mà người ta nộp vào cùng với lá đơn. Vả lại, một “hiệp ước bằng miệng” thuật lại trong một quyết định tư pháp không được coi là đã nộp vào tòa án (froduit en justice). Bởi đó, khi một bên đương sự kiện bên kia ra tòa, đòi thi hành một hiệp ước đã lập một cách bất hợp thức lệ, ví dụ viết trên giấy trắng hay không có trước bạ, thì hiệp ước ấy sẽ bị coi như là một “hiệp ước bằng miệng” và sở trước bạ không thể thu thuế vì không có văn tự.

Những “khế ước hàm thụ” (contrats par correspondance: hợp đồng thư từ) thì được phỏng đoán lập tại nơi mà sự thỏa thuận được thực thụ và sự ưng thuận được xảy ra cả hai bên. Chuyện rất dễ dàng là xác nhận bằng thơ gởi theo sở Bưu điện và yêu cầu bên kia phúc đáp. Cả hai bức thư đều nên đảm bảo và người viết nên giữ lại một bản sao. Ví dụ: (…)./.

 

| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Nam Lua

Nam Lua

Bình luận

avatar