Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

3. Phần thứ nhất: Pháp luật khái luận

PHẦN THỨ NHẤT
PHÁP LUẬT KHÁI LUẬN

“Học luật”, “làm việc cho đúng luật”, “thi hành luật”, chữ luật rất được thông dụng trong ngôn ngữ, nhưng người thường không để ý đến điểm chữ luật có hai nghĩa:
1) Luật là một bản văn do quyền lập pháp (nghĩa là cơ quan có thẩm quyền làm ra luật) đã soạn ra để chi phối một vấn đề trong xã hội, thí dụ: luật người cày có ruộng, luật tổng động viên v.v…
2) Luật có một nghĩa thứ hai bao quát hơn. Luật là một cách nói tắt của danh từ “pháp luật” hay “luật pháp”, tuy 2theo dùng danh từ này theo lối thuận trang hay đảo trang. Hiểu theo lối thứ hai này, luật bao gồm tất cả những điểu đã được tu soạn ra để chi phối các sự giao thiệp giữa các tư nhân với nhau, cũng như các sự giao thiệp giữa các tư nhân với các cơ quan chính quyền trong một quốc gia, thí dụ: Dân luật, luật hình, luật Hiến pháp, v.v… Hiểu rộng hơn nữa, luật còn có thể bao gồm cả những điều đã được cộng đồng quốc tế công nhận để chi phối các tương quan giữa các quốc gia với nhau: Đó là luật quốc tế hay quốc tế công pháp.
Danh từ “học luật” phải hiểu theo nghĩa thứ hai này; vì vậy, chương trình luật khoa, dù chỉ ở cấp cử nhân đã chia ra nhiều ngành; mỗi ngành lại chia ra nhiều môn. Quan niệm về luật pháp thay đổi tùy theo các điều kiện xã hội, văn hóa, chính trị của mỗi nước. Do đó, mặc dù mục đích chung của pháp luật trong tất cả các quốc gia trên thế giới là duy trì trật tự xã hội, song ý niệm về pháp luật thật tế nhị.
Sau khi phân tích khái niệm về pháp luật, chúng ta sẽ bàn đến nguồn gốc và sự áp dụng của pháp luật. Vì vậy phần này gồm ba thiên:
Thiên thứ nhất: Khái niệm về pháp luật
Thiên thứ hai: Nguồn gốc pháp luật
Thiên thứ ba: Sự áp dụng pháp luật./.

| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Nam Lua

Nam Lua

Bình luận

avatar