Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

3. Phân tích các yếu tố của định nghĩa pháp tụng hành chánh

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CỦA ĐỊNH NGHĨA PHÁP TỤNG HÀNH CHÁNH
Định nghĩa:
“Pháp tụng hành chánh là một kỷ luật biệt lập nhằm khảo sát các vụ tranh tụng hành chánh cùng các giải pháp tài phán nội dung do các pháp đình hành chánh sau khi áp dụng một thủ tục tố tụng tài phán thích hợp”

MỤC I: SỰ BIỆT LẬP CỦA PHÁP TỤNG HÀNH CHÁNH 

Sự biệt lập của pháp tụng hành chánh tương đồng với luật hành chánh tổng quát và có vài điểm dị biệt với luật hành chánh nội dung kể trên.
A._ Các điểm tương đồng với luật hành chánh
1) Pháp tụng hành chánh biệt lập về thành phần giải pháp tài phán nội dung như luật hành chánh, nghĩa là nó có một khu riêng biệt (khu biệt).
2) Pháp tụng hành chánh có kỹ thuật riêng khác với kỹ thuật khác;
3) Tuy biệt lập trong công pháp quốc nội, nhưng pháp tụng hành chánh trong khuynh hướng cấp bậc hóa các kỷ luật pháp lý, nó bị lệ thuộc Hiến pháp cũng như luật hành chánh đã lệ thuộc Hiến pháp, lệ thuộc về ba phương diện:
– Có một thành phần của Luật Hành chánh thuộc về Luật Hiến pháp vì được coi như nguyên tắc hiến tính hoặc thuộc ngay trong Hiến pháp nên được gọi là Luật Hành chánh Hiến pháp;
– Luật hành chánh liên quan: Dù biệt lập với Luật Hiến pháp, nhưng nó là sự tiếp nối của Luật Hành chánh Hiến pháp và nó phải phù hợp với các điều khoản khác của Hiến pháp;
– Luật Hành chánh tài phán: đây là vị trí của Pháp tụng hành chánh. Nó là sự phóng chiếu của các thảnh phần khác trên bình diện tố tụng, nhất là thành phần luật hành chánh tương quan.
Sở dĩ lãnh vực luật hành chánh lại phù hợp với lãnh vực pháp tụng hành chánh vì Luật Hành chánh tương quan bắt nguồn từ các giải pháp tài phán nội dung.
4) Độc lập hẳn với lĩnh vực tư pháp: Pháp tụng hành chánh không liên hệ với Dân sự tố tụng, thương sự tố tụng cũng như Luật Hành chánh không có liên lạc với dân luật, thương luật.
B. Các điểm dị biệt về ý nghĩa.
1) Pháp tụng hành chánh khác với luật hành chánh nội dung ở điểm vì nó tiên niệm sự tranh tụng trong khi Luật Hành chánh không tiên niệm. Vì vậy ta sẽ nhấn mạnh yếu tố tranh tụng để phân biệt nó với Luật Hành chánh.
2) Thủ tục tố tụng tài phán hành chánh biệt lập với tố tụng tư pháp. Ở đây chúng ta đặt vấn đề: Sự biệt lập này có thể là hệ thuyết hậu quả của chế độ lưỡng hệ tài phán không? Nó bắt nguồn cho sự biệt lập hệ thống pháp đình hành chánh với hệ thống pháp đình tư pháp không?

| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Nam Lua

Nam Lua

Bình luận

avatar