Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

3. Vai Trò Của Phó Chánh Án Đỗ Khắc Tuấn Trong Vụ Án Konica Minolta

VAI TRÒ CỦA PHÓ CHÁNH ÁN ĐỖ KHẮC TUẤN TRONG VỤ ÁN KONICA MINOLTA

Phó Chánh án Đỗ Khắc Tuấn là người chủ tọa phiên tòa xử vụ “đương sự suýt nhảy lầu”, đầy tai tiếng. Theo thông báo chiều 25/9/2020, của ông Thái Văn Tuấn, Chánh Văn phòng TAND TP.HCM, thì ông Đỗ Khắc Tuấnđã bị tạm dừng việc xét xử để chờ cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét, kết luận vụ việc“. Ngày 15/9/2021, báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh đưa tin, “TAND TP. HCM vừa có thông báo về việc chấp thuận cho ông Đỗ Khắc Tuấn, Thẩm phán Trung cấp, Phó Chánh án TAND TP. HCM nghỉ việc theo nguyện vọng”. Đó là những gì mà người dân Việt Nam biết được, trên bề nổi, về Phó Chánh án Đỗ Khắc Tuấn trước khi ông ta rời nhiệm sở.

Đối với vụ án Konica Minolta, Phó Chánh án Đỗ Khắc Tuấn là người phụ trách tòa kinh tế và là người phân công cả hai hội đồng xét xử, cách nhau đến 5 năm, với những tình tiết, sự kiện rất đặc biệt. Nhờ nắm được thông tin và dự báo tình hình chạy án của các luật sư – cựu lãnh đạo Tòa kinh tế, nên trước ngày thụ lý phúc thẩm, 16/6/2016, tôi đã gửi nhiều đơn, cho nhiều người, đề nghị họ có biện pháp ngăn chặn tác động đến tòa án của các cựu chánh án – thẩm phán Tòa kinh tế. Lúc đó, tôi đã biết Phó Chánh án Đỗ Khắc Tuấn phụ trách Tòa kinh tế, nơi diễn ra phiên tòa phúc thẩm vụ án Konica Minolta, nên tôi ưu tiên gửi cho Phó Chánh án Đỗ Khắc Tuấn một đơn riêng và cuối đơn, tôi có ghi một số nơi nhận. Phó Chánh án Đỗ Khắc Tuấn đã nhận được đơn này theo Phiếu báo phát số EM754517260VN ngày 30-05-2016 của bưu cục Bình Thạnh. Với cảnh bảo này, theo qui định tại khoản 2 Điều 16 BLTTDS 2015, thì Phó Chánh án Đỗ Khắc Tuấn, cùng với Chánh án Ung Thị Xuân Hương, phải có trách nhiệm “phân công người tiến hành tố tụng phải bảo đảm để họ vô tư, khách quan khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình”. Thế nhưng, Phó Chánh án Đỗ Khắc Tuấn đã không làm gì để “bảo đảm để họ vô tư, khách quan”, mà còn bố trí một hội đồng xét xử gồm 3 thẩm phán, thống nhất ra bản án trái pháp luật, với những hành vi rất bỉ ổi: Không có quyết định phân công, không xét hỏi, không nghị án, chỉ tuyên đọc bản án do các luật sư của Konica Minolta soạn sẵn. Bản án phúc thẩm số 1106/2016/KDTM-PT ngày 22-9-2016 của TAND TP.HCM là sai hoàn toàn về mặt nội dung và trình tự thủ tục tố tụng, bị tôi khiếu nại rất gay gắt, được phản ánh liên tục trên truyền thông, nhưng Phó Chánh án Đỗ Khắc Tuấn và Chánh án Ung Thị Xuân Hương đã không kiến nghị với Chánh án TANDCC xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, theo qui định tại Điều 327 BLTTDS 2015. Điều này chứng tỏ, Phó Chánh án Đỗ Khắc Tuấn và Chánh án Ung Thị Xuân Hương đã có sự thống nhất với bản án bất hợp pháp số 1106/2016/KDTM-PT của HĐXX do Thẩm phán Nguyễn Thu Chinh làm chủ tọa.

Sau hơn 4 năm. bản án phúc thẩm số 1106/2016/KDTM-PT của TAND TP.HCM, bị TANDCC tại Thành phố Hồ Chí Minh tuyên hủy, với nhận định tại trang 10 là “Tòa án cấp phúc thẩm xet xử bác toàn bộ yêu cầu của Saigonbook là không có căn cứ, không phản ánh đúng các tài liệu, chứng cứ có tại hồ sơ vụ án”. Lúc này, bà Ung Thị Xuân Hương đã thôi giữ chức Chánh án TAND TP.HCM, nhưng Phó Chánh án Đỗ Khắc Tuấn, mặc dù đã bị tạm dừng việc xét xử từ ngày 25-9-2020 để chờ xử lý, nhưng vẫn còn tiếp tục giữ chức vụ Phó Chánh án TAND TP.HCM và phụ trách tòa kinh tế. Phó Chánh án Đỗ Khắc Tuấn là người ký Quyết định số 2/KDTM-PT/QĐPC ngày 05/01/2021, phân công Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn tiến hành tố tụng và là người chủ tọa phiên tòa phúc thẩm. Như vậy, cả hai HĐXX phúc thẩm của Tòa kinh tế TAND TP.HCM, cách nhau hơn 4 năm, đều nằm trong nhiệm kỳ của Phó Chánh án Đỗ Khắc Tuấn – phụ trách Tòa kinh tế, và do Phó Chánh án Đỗ Khắc Tuấn trực tiếp phân công; trong đó, chỉ có Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn là có quyết định phân công, các thẩm phán còn lại, đặc biệt là Thẩm phán Nguyễn Thu Chinh, đều không có quyết định phân công tiến hành tố tụng.

HĐXX, do Thẩm phán Nguyễn Thu Chinh làm chủ tọa, đã cố ý ra bản án trái pháp luật và đã bị TANDCC tại Thành phố Hồ Chí Minh tuyên hủy. HĐXX do Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn làm chủ tọa, cũng cố ý ra bản án trái pháp luật, với hậu quả là vụ án tiếp tục bị kéo dài. Cả hai HĐXX của Tòa kinh tế TAND TP. HCM, cách nhau đến hơn 4 năm, đều nằm trong trách nhiệm phân công của Phó Chánh án Đỗ Khắc Tuấn và đều cố ý ra bản án trái pháp luật. Với cách làm như thế, nếu có kháng cáo sơ thẩm lần thứ hai thì sẽ phải có phúc thẩm lần thứ ba, với hội đồng mới, gồm ba thẩm phán khác. Một vụ án kinh doanh thương mại đơn giản, có đầy đủ tài liệu chứng cứ, mà Tòa kinh tế TAND TP.HCM phải xử phúc thẩm đến lần thứ ba, thì quá xấu hổ cho nền công lý của nước Việt Nam. Phó Chánh án Đỗ Khắc Tuấn là người chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc kéo dài vụ án Konica Minolta, trong suốt hai nhiệm kỳ Chánh án Ung Thị Xuân Hương và Chánh án Lê Thanh Phong.

Báo Việt Nam đưa tin và hình ảnh, tố cáo ông Phó Chánh án Đỗ Khắc Tuấn, thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa, xét xử vụ án có đương sự nhảy lầu, làm cho tôi giật mình, xem lại vai trò của Phó Chánh án Đỗ Khắc Tuấn trong vụ Konica Minolta. Hóa ra, tội ác của Phó Chánh án Đỗ Khắc Tuấn là một quá trình dài. Sự sụp đổ tan tành cả hai doanh nghiệp của tôi, với hàng trăm công nhân thất nghiệp vì bản án bất công của Thẩm phán Nguyễn Thu Chinh cũng không thua gì đương sự nhảy lầu. Có thể một người nào đó, vì bất công mà đã làm liều theo một cách khác tôi. Hình ảnh người vợ của ông ông Trần Văn Dư chắp tay lạy tại phòng xét xử của TAND TP.HCM, trước khi nhảy lầu, đã ám ảnh và thôi thúc tôi phải làm gì đó để lôi cổ bọn Mafia trong ngành tư pháp ra ánh sáng công lý. Mặc dù, Phó Chánh án Đỗ Khắc Tuấn đã tự xin nghỉ việc theo nguyện vọng, nhưng trách nhiệm của ông Đỗ Khắc Tuấn đối với vụ án Konica Minolta và vụ án có đương sự nhảy lầu vẫn chưa được làm rõ và chưa thể kết thúc./.

| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Nam Lua

Nam Lua

Bình luận

avatar