Trên hành trình đòi công lý, tôi không hề đơn độc. Báo chí đã kịp thời vào cuộc vạch mặt Konica Minolta và các đại lý của họ đã lừa, nâng khống giá máy kinh hoàng. Các báo Pháp luật Viêt Nam, Công Luận, Tuổi Trẻ, Công lý, Bảo Vệ Pháp Luật, Gia Đình & Xã Hội, Kinh Doanh và Pháp Luật và một số báo khác đã đưa tin, viết bài lên án Konica Minolta nâng khống giá, lừa dối khách hàng và cho rằng bản án của tòa án, sơ thẩm và phúc thẩm, đều không thuyết phục.
Để được các báo đồng loạt đưa tin, đăng bài như thế, trước hết, tôi phải là người đã được báo chí kiểm tra đủ độ tin cậy. Trong vụ việc này, tôi là khách hàng thiện chí trung thực, đã thu thập đủ tài liệu chứng cứ. Đặc biệt, tôi mua thêm một chiếc máy C1100 để làm đối chứng với chiếc máy C1100 kia. Cách đây 20 năm, tôi cũng từng góp mặt trên các báo qua các bài ký sự pháp đình. Tôi là người cầm bút trung thực, vốn thận trọng với chữ nghĩa, khó có thể khẳng định ai lừa dối trên mặt báo mà không có bằng chứng đã được kiểm tra đối chiếu.
Tuy vậy, nhưng bài viết đầu tiên “Koncia Minolta Coi Mặt Đặt Giá” cũng bị bộ phận phía Nam của Báo Pháp luật Việt Nam ách lại, đòi chỉnh sửa. Tôi không đồng ý vì mỗi con chữ của bài viết được tôi sắp đặt rất công phu, chính xác và tròn nghĩa. Tôi đòi bộ phận phía Nam gửi bài của tôi cho anh Đào Văn Hội, Tổng biên tập, để anh ấy cho ý kiến. Quả nhiên, anh Đào Văn Hội không sửa chữ nào. Một điều kỳ lạ là đã gần 20 năm không gặp, anh Đào Văn Hội vẫn còn nhận ra sự trung thực của tôi trong từng con chữ. Bài Nhận Diện Konica Minolta cũng được báo pháp luật đăng sau đó mà không phải chỉnh sửa chữ nào. Sau hai bài báo, tôi cũng không gặp anh Đào Văn Hội cho đến mãi hôm nay. Còn phóng viên Chính Kỳ của báo công luận thì theo sát cuộc tranh đấu của tôi suốt hơn 5 năm qua. Tôi thiết lập phòng Studio để làm các Video thuyết trình vụ án Konica Minolta, tôi cũng mời Chính Kỳ tham khảo ý kiến.
Khi Luật sư tiến sĩ Lê Nết cử ông Đào Việt Linh đưa cho tôi một tờ giấy, dụ tôi ký xác nhận là Konica Minolta không lừa để họ thu hồi máy và trả tiền cho tôi nhưng tôi đã không ký. Tại tòa phúc thẩm, Luật sư tiến sĩ Lê Nết cũng đưa ra tờ giấy nầy như là bằng chứng do tôi thừa nhận là Konica Minolta không lừa nhưng tôi vồ ngay: “Đây là bẫy của Lê Nết chứ làm gì có chữ ký của tôi”. Lê Nết câm họng. Tòa cũng im lặng.
Sau khi có bản án phúc thẩm kết luận Konica Minolta và Sao Nam không lừa dối, tôi phải ôm chiếc máy trùm mền thì điều tôi lo nhất vẫn là uy tín của tôi đối với báo chí Việt Nam. Tôi phải dừng doanh nghiệp để bày trận phá bản án bất công này. Trước hết là rửa hận cho tôi, sau là trả nợ ân tình với báo chí Việt Nam. Họ đã vì tôi, theo tôi trên từng chặng đường tranh đấu nên tôi không thể bỏ cuộc. Lê Nết gửi đơn đến Ban Tuyên Giáo Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nàm đòi kỷ luật báo chí cũng làm tôi càng nổi giận. Luật sư tiến sĩ Lê Nết làm nhục danh dự báo chí Việt Nam bằng bản án bỏ túi như thế là điều tôi càng không thể bỏ qua. Đến nay, mọi việc đã ngã ngũ. Quyết định giám đốc thẩm, nhân danh Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, đã khẳng định Konica Minolta và Sao Nam lừa dối; khẳng định chúng tôi khởi kiện yêu cầu tuyên bố hợp đồng 038, hợp đồng 03 vô hiệu do lừa dối là hoàn toàn có căn cứ.
Quyết định giám đốc thẩm là món quà trả nợ ân tình với báo chí Việt Nam. Từ ngày 6/11/2020, ngày quyết định giám đốc thẩm có hiệu lực pháp luật, các bài báo phản ánh về sự lừa dối của Konica Minolta đã được bảo đảm là “có căn cứ pháp luật”. Hôm nay, báo công luận lại có bài đưa tin kịp thời về quyết định giám đốc thẩm này. Tôi cũng đã có đơn yêu cầu khởi tố các Thẩm phán Nguyễn Thu Chinh, Thẩm phán Bùi Ngọc Anh và Thẩm phán Nguyễn Thị Lang về “tội cố ý ra bản án trái pháp luật” mà bài báo này có nêu tên. Đòi xử lý hình sự 3 bà thẩm phán này là “có căn cứ pháp luật” vào một quyết định giám đốc thẩm. Công lý là của toàn dân Việt Nam chứ không phải của riêng mấy bà Thẩm phán này. Đỉnh cao của đòi công lý là đòi xử lý hình sự các bà thẩm phán đã nhân danh công lý “cố ý ra bản án trái pháp luật”.
Trích từ “Cuộc Chiến Đòi 10 Triệu USD” – còn nữa).
Bình luận