Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

32. Tương quan nhân quả

TƯƠNG QUAN NHÂN QUẢ 

Ngoài hai điều kiện sự thiệt hại và lỗi đã xét trên đây, còn cần phải có một điều kiện thứ ba thì trách nhiệm dân sự mới phát động: Lỗi của bị đơn phải là nguyên nhân của sự tổn hại. Dĩ nhiên nếu lỗi của bị đơn không gây ra sự thiệt hại thì người này sẽ không chịu trách nhiệm.

I. Ý NIỆM QUAN HỆ NHÂN QUẢ
Sự xác định quan hệ nhân quả không khỏi nêu lên nhiều vấn đề khó khăn vì hai lẽ:
– Một biến cố thường do nhiều nguyên nhân gây ra. Tất cả các nguyên nhân ấy có đều được coi là quan trọng như nhau không, hay phải loại bỏ những nguyên nhân nào? Đó là vấnđề trạng thái đa nguyên nhân.
– Mặt khác, nhiều khi một biến cố kéo theo một biến cố thứ hai, và biến cố thứ hai lại kéo theo một biến cố thứ ba, v.v…. Biến cố đầu tiên có thể coi là nguyên nhận của tất cả các biến cố tiếp theo không? Nếu không thì phải dừng lại ở nơi nào trong chuỗi dài các biến cố ấy? Đó là vấn đề tổn hại gián tiếp.
1. Trạng thái đa nguyên nhân: Một sự tổn hại có thể có nhiều nguyên nhân gây nên. Ví dụ: Một người bộ hành bị một cái xe hơi cán phải trong khi đi qua đường. Sở dĩ tai nạn xảy ra là vì, lúc đó xe hơi phóng quá nhanh nên không hãm kịp, nhưng vì chính lúc ấy nạn nhân đã băng qua đường mà không chịu nhìn xem có xe nào đi tới không. Ta còn có thể giả định thêm rằng, lúc ấy trời đã tối, có một chiếc xe hơi khác chạy ngược chiều tới chỗ ấy mà quên không tắt đèn pha, khiến người tài xế gây ra tai nạn bị chói mắt, nên không nhìn rõ người bộ hành đi qua đường. Trong từng sự kiện ấy, nguyên nhân nào đã gây ra tai nạn, hay tất cả các sự kiện ấy đều được coi là nguyên nhân gây ra tai nạn?
a. Các lý thuyết về quan hệ nhân quả: Những lý thuyết về quan hệ nhân quả trong các vấn đề trách nhiệm đã được các luật gia Đức nghiên cứu rất tường tận và được án lệ và học lý của Pháp thừa nhận. Các lý thuyết ấy gồm có hai loại:
Lý thuyết các điều kiện tương đồng: Luật gia Đức Paul von Buri chủ trương rằng tất cả các biến cố đã góp phần vào việc gây ra sự tổn hại đều phải được coi là nguyên nhân của sự tổn hại. Nói khác đi, những biến cố ấy đều là điều kiện cần thiết để phát sinh ra sự tổn hại. Thiếu một yếu tố nào sự tổn hại thì sự tổn hại cũng không thể phát sinh được. Ví dụ: Xe hơi khi chạy nhanh, nhưng nếu người đi đường lúc xảy ra tai nạn không có mặt tại đó, thì làm sao có vụ xe hơi cán qua người được? Vì vậy tất cả các điều kiện nói trên đều có tính cách tương đồng và đều được coi là nguyên nhân của tai nạn.
Lý thuyết quan hệ thích đáng: Lý thuyết này do luật gia Von Kries bênh vực. Tất cả các biến cố đã góp phần vào việc phát sinh ra tổn hại, không phải đều là nguyên nhân; chỉ riêng những biến cố nào phát sinh ra ra tổn hại một cách thông thường mới được coi là nguyên nhân; trái lại, những biến cố nào chỉ phát sinh ra tổn hại một cách ngẫu nhiên thôi thì không phải là nguyên nhân. Nói khác đi, liên hệ giữa biến cố và sự tổn hại phải có tính cách thích đáng chứ không ngầu nhiên. Án lệ của Pháp đã chấp nhận lý thuyết của Von Kries: Một người chủ xe hơi, sau khi đồ xe, quên không khóa xe. Xe hơi đó vì thế bị trộm. Tên trộm trong khi lái xe đã cán phải một người đi đường. Tòa án Pháp cho rằng nguyên nhân của tai nạn không phải là sự vô ý của chủ xe không khóa cửa xe, mà nguyên nhân chính là lỗi của kẻ trộm xe không đúng phép. Đó là sự áp dụng lý thuyết nguyên nhân thích đáng (PA. Pháp 22-7-1941 S 1942-1-66). Quan điểm này của án lệ cũng được thừa nhận trong học lý. Muốn được coi là nguyên nhân của sự tổn hại, một biến cố phải giữ một vai trò quan trọng hay ưu thế trong việc gây ra tổn hại. Nguyên nhân này được học lý gọi là nguyên nhân xuất phát hay nguyên nhân thực hiện. Để thẩm định tính cách quan trọng hay ưu thế này, Tòa án có toàn quyền xet định tùy theo tình trạng của vụ kiện.
b. Hiệu lực của tình trạng đa nguyên nhân: Nếu một sự tổn hại có nhiều nguyên nhân, ý nghĩ đầu tiên trong việc giải quyết vấn đề trách nhiệm dân sự là chia sự tổn hại làm nhiều phần đều nhau, mỗi nguyên nhân phải gánh chịu một phần tồn hại. Song giải pháp này không xác đáng. Ví dụ: Một người bộ hành đi qua đường, bị xe hơi cán, vì có một chiếc xe ngựa khác đi ngược chiều lấn qua sang nửa đường. Trong ví dụ này, tai nạn xảy ra có ba nguyên nhân: Sự bất cẩn của người bộ hành; sự vô ý của người cầm lái xe hơi đi quá nhanh và quá thất của anh nài ngựa. Song không thể phân chia sự tổn hại làm ba phần được: Mỗi biến cố này đều là nguyên nhân của toàn thể sự thiệt hại, vì thiếu một biến cố trên đây tai nạn sẽ không xảy ra. Vậy bất cứ người nào đã tạo ra một trong ba nguyên nhân ấy cũng phải bồi thường toàn ngạch sự thiệt hại. Đây là trường hợp nghĩa vụ toàn ngạch. Án lệ đã chấp nhận giải pháp này: Tấ cả các người gây ra tai nạn đều phải chịu một nghĩa vụ bồi thường toàn ngạch. Tuy nhiên, người nào đã bồi thường toàn ngạch có thể kiện các người kia để đòi hoàn trả phần của họ (PA . VN 29-11-1961 PL 1962-111-29). Nếu lỗi của nạn nhân là một trong những nguyên nhân gây ra tổn hại thì trách nhiệm sẽ được phân chia. Ngoài ra, nghĩa vụ toàn ngạch không những được áp dụng cho trách nhiệm do tác của bản thân mà còn đươc áp dụng cho trách nhiệm do tác động của tha nhân. Án lệ định rằng khi có nhiều người gây ra một tai nạn, trách nhiệm liên đới giữa họ với nhau phản ánh về trách nhiệm của các người chủ ủy, làm cho giữa những người này trách nhiệm cũng thành ra có tính cách liên đới (TT Saigon 4-5-1961 PL 1961-3-63).
2. Sự tổn hại gián tiếp: Trong tình trạng đa nguyên nhân, các biến cố được coi là nguyên nhân của sự tổn hại cùng xảy ra đồng thời. Trái lại trong trường hợp tổn hại, một nguyên nhân phát sinh ra một tình trạng thứ hai, tình trạng thứ hai phát sinh ra tình trạng thứ ba và cứ như thế mãi. Trong ti2nht rạng ấy, mối quan hệ nhân quả chấm dứt ở giai đoạn nào? Luật gia Pothier đưa ra thí dụ như sau: Một người lái bò đã bán một con bò bị mắc bệnh truyền nhiễm. Con bò này tất nhiên không có giá trị gi – đó là tổn hại đầu tiên cho người mua. Sau đó, cả đàn bò của người mua đều mắc bệnh truyền nhiễm và chết: Đây là tổn hại thứ hai. Người mua  không còn tiền để trả nợ, do đó các chủ nợ đã sai áp tài sản của người ấy: Đây là sự tổn hại thứ ba. Vậy người mua bò có thể đòi  bồi thường tất cả các tổn hại này không? Ngay từ thời Trung cổ, các luật gia Âu châu như luật gia Bacon, luật gia Pháp Pothier đều chủ trương rằng các thẩm phán chỉ có thể bắt bồi thường về sự tổn hại nào được coi là hệ quả trực tiếp của nguyên nhân mà thôi. Nguyên tắc này được chấp nhận trong các điều 704 DLVN: Trong địa hạt trách nhiệm khế ước, người trái hộ chỉ phải bồi thường về những khoản được coi là hậu quả tức khắc và trực tiếp của sự không thi hành khế ước. Mặc dù nguyên tắc này chỉ được dự liệu trong địa hạt trách nhiệm khế ước, song án lệ và học lý đều công nhận rằng nguyên tắc này có một hiệu lực bao quát tất cả các lĩnh vực của các loại trách nhiệm. Nhưng án lệ Pháp không áp dụng đúng văn từ của điều 1151 DLP, tương ứng với 704 DLVN,: Theo án lệ ấy thì sự tổn hại trực tiếp không cần phải là hậu quả tức khắc của nguyên nhân, mà chỉ cần là hậu quả tất nhiên của biến cố này. Đó chỉ là sự áp dụng giải pháp tổng qua1qt đã được chấp nhận trong vấn đề tình trạng đa nguyên nhân. Khi thẩm phán thấy rằng, biến cố đã đóng một vai trò ưu thế thiết yếu trong việc gây ra tổn hại, thì Thẩm phán sẽ dạy phải bồi thường. Ví dụ: Chủ một chiếc xe hơi vì sơ ý đã khiến chiếc xe bị lấy trộm, nhưng đó không phải là nguyên nhân của tai nạn do kẻ trộm gây ra với chiếc xe lấy trộm. Nhưng có một quan hệ nhân quả giữa sự quá thất của chủ xe và tai nạn, nếu như kẻ trộm, để làm cho xe chạy đã đẩy chiếc xe trên một con đường dốc và khi lăn tới chân dốc thì chiếc xe cán một người bộ hành (PA Pháp 20-11-1951 D 1952-5-268).

II. NGUYÊN NHÂN NGOẠI TẠI
Trên đây chúng ta đã biết rằng đối với trách nhiệm do tác động của bản thân, nạn nhân muốn đòi bồi thường phải chứng minh một lỗi của người gây ra tai nạn. Đối với trách nhiệm do tác động của tha nhân, lỗi ấy được suy đoán, cho nên nạn nhân không cần phải dẫn chứng, và đối với trách nhiệm do tác động của súc vật và vật vô tri thì người canh thủ đương nhiên phải chịu trách nhei65m mà không cần có bằng cớ về mọt lỗi nào cả. Nhưng trong mọi trường hợp, bị đơn muốn khỏi phải chịu trách nhiệm thì có thể dẫn chứng rằng họ không phạm lỗi nào cả, hoặc sự tổn hại đã gây ra do một nguyên nhân ngoại tại không thể quy trách cho họ. Có ba nguyên nhân ngoại tại mà bị đơn có thể nại ra: Trường hợp bất khả kháng hay trường hợp ngẫu nhiên, tác động của người đệ tam và lỗi của nạn nhân. Về trường hợp bất khả kháng hay ngẫu nhiên, chúng ta đã có dịp nghiên cứu khi bàn về trách nhiệm khế ước. Vậy ở đây chúng ta chỉ cần xem qua hai nguyên nhân ngoại tại khác, tức là tác động của đệ tam nhân và lỗi của nạn nhân.
1. Tác động của đệ tam nhân: Theo điều 737 k2 DLVN thì tác động của đệ tam nhân có thể coi như một nguyên nhân ngoại tại nếu hội đủ các đặc điểm của trường hợp bất khả kháng. Để hiểu rõ vấn đề, chúng ta cần xét ý niệm tác động của đệ tam nhân trong hai trường hợp: Trường hợp trách nhiệm do tác động của bản thân và trường hợp trách nhiệm do tác động của tha nhân và do tác động của các vật.
a. Trường hợp trách nhiệm do tác động của bản thânNguyên đơn muốn được bồi thường phải dẫn chứng được ba điểm: Một sự tổn hại, một lỗi của bị đơn và một tương quan nhân quả giữa lỗi và sự tổn hại. Về phần bị đơn, nếu dẫn chứng được rằng bên cạnh lỗi của họ, có một tác động của đệ tam nhân cũng tham dự vào việc gây ra sự tổn hại, thì giải pháp sẽ như thế nào? Có hai điểm cần phải xét: Các đặc điểm của tác động của đệ tam nhân và ảnh hưởng cảu tác động này về phương diện trách nhiệm.
– Các đặc điểm cảu tác động của đệ tam nhân: Tác động của đệ tam nhân lẽ dĩ nhiên không thể là một tác động của bị đơn hay các người đại diện và thừa sai của họ. Đó cũng không thể là tác động của nguyên đơn. Ngoài các người này, tác động của đệ tam nhân có thể phát xuất ở bất cứ một người nào khác. Ngoài ra, tác động ấy phải không thể quy trách cho bị đơn. (Ví dụ: Tác động ấy không phải là do bị đơn khiêu khích gây ra), và phải có tính cách là một lỗi.
– Hiệu lực tác động của đệ tam nhân: Khi có một tác động của đệ tam nhân, cùng với một lỗi của bị đơn gây ra sự tổn hại, thì vấn đề trách nhiệm sẽ được giải quyết ra sao? Sự bồi thường có thể phân chia giữa người đệ tam và bị đơn không? Giải pháp này không thể chấp nhận được. Mỗi một nguyên nhân của sự tổn hại đã gây ra toàn thể sự tổn hại chứ không phải một nửa sự tổn hại ấy. Vì vậy nguyên đơn có thể yêu cầu bị đơn và đệ tam nhân phải bồi thường tất cả các thiệt hại ấy. Đây là trường hợp nghĩa vụ toàn ngạch. Người đồng phạm nào bị kiện và đã bồi thường xong, có quyền kiện lại người đồng phạm kia để bắt họ phải chịu một phần trách nhiệm. Trong việc phân chia trách nhiệm, án lệ của Pháp đã chấp nhận một sự phân phối tính theo mức độ trầm trọng của mỗi lỗi. Giải pháp này thường bị học lý chỉ trích, vì trách nhiệm dân sự không thể ước lượng theo sự trọng đại của lỗi; một lỗi nhỏ có thể đem lại một sự tổn hại lớn, như vô ý lái xe hơi cán chết người.
b. Trường hợp trách nhiệm do tác động của tha nhân hay do tác động của các vật:
– Chúng ta đã biết rằng, trong trường hợp trách nhiệm do tác động của súc vật và vật vô tri, bị đơn bị phỏng đoán là chịu trách nhiệm, còn trong trường hợp trách nhiệm do tác động của tha nhân thì bị đơn bị suy đoán là phạm lỗi. Để đánh tan sự phỏng đoán đó, bị đơn có thể dẫn chứng rằng một sự tác động của đệ tam nhân là nguyên nhân duy nhất hoặc là một trong các nguyên nhân gây ra sự tổn hại. Nếu bị đơn dẫn chứng được rằng, tác động của đệ tam nhân là nguyên nhân duy nhất đã gây ra tổn hại, lẽ dĩ nhiên sự phỏng đoán luật định bị đả phá vì không phù hợp với thực trạng, và do đó bị đơn không phải bồi thường nữa. Ví dụ: Bị đơn dẫn chứng rằng vì một đứa trẻ chạy qua đường nên mới phải hãm xe một cách đột ngột, khiến một khách bộ hành bị thương. Nhưng tòa án căn cứ vào tiêu chuẩn nào để xét rằng tác động của đệ tam nhân là nguyên nhân duy nhất của sự tổn hại? Theo án lệ của Pháp thì tác động của đệ tam nhân cần phải hội đủ hai điều  kiện: Bất khả tiên liệu và bất khả cưỡng như một trường hợp bất khả kháng (PA. Pháp 19-6-1934 S 1935 -1-28). Sở dĩ như vậy là vì nếu bị đơn có thể tiên liệu hay có thể chống lại được tác động của người đệ tam được mà đã không làm để tránh thiệt hại cho nguyên đơn, thì bị đơn đã phạm một lỗi. Như vậy sự tổn hại có hai nguyên nhân: Lỗi của bị đơn và tác động của người đệ tam. Ngoài hai đặc tính nói trên, án lệ Pháp không bắt buộc rằng tác động của đệ tam nhân phải có tính cách một lỗi. Về điểm này, điều 737 k 2 DLVN nói rõ là tác động của đệ tam nhân phải có những đặc tính của trường hợp bất khả kháng và phải có tính cách một lỗi.
– Nếu tác động của đệ tam nhân không phải là nguyên nhân duy nhất đã gây ra sự tổn hại, thì chúng ta ở trong trường hợp trạng thái đa nguyên nhân, mỗi nguyên nhân phát sinh ra toàn bộ sự tổn hại. Do đó, mặc dù có tác động của đệ tam nhân, nguyên đơn vẫn có thể đòi bị đơn phải bồi thường toàn thể các thiêt hại. Bị đơn sau đó có thể kiện lại người đệ tam để đòi bồi hoàn nếu như chứng minh được một  lỗi của người này. Song về điểm này chúng ta cần lưu ý về một khuynh hướng mới của án lệ Pháp. Trong một bản án quan trọng thường gọi là vụ án tàu Lamoriciere (PA. Pháp 19-6-1951 D 1951-717). Tòa phá án Pháp đã xử rằng, khi một trường hợp bất khả kháng không phải là một nguyên nhân duy nhất để gây ra tai nạn thì bị đơn sẽ được giảm một phần trách nhiệm. Giải pháp này đã được áp dụng trong nhiều bản án khác. Án lệ trên đây bị hai giáo sư Mazeaud và Tune chỉ trích. Theo hai giáo sư này, khi một sự tổn hại do nghiều người gây ra, mỗi người đều là nguyên nhân của tai nạn, vì vậy mỗi người có thể bị kiện phải bồi thường toàn thể sự thiệt hại. Một khi đã bồi thường rồi, đương sự có thể kiện lại người kia để đòi bồi hoàn phần của họ. Song mặc dù có sự chỉ trích này, chúng ta nghĩa rằng giải pháp trên đây của Tòa án Pháp có thể đem áp dụng cho trường hợp tác động của đệ tam nhân khi tác động này là một trong các nguyên nhân đã gây ra sự tổn hại, vì tác động của đệ tam nhân cũng có những đặc tính giống như trường hợp bất khả kháng. Giải pháp này tuy về phương diện thuần lý, có thể không thỏa mãn trí tuệ, nhưng trên thực tế nó giúp cho vụ kiện được thanh quyết một cách mau chóng, và tránh cho bị đơn khỏi phí tổn thời gian và tiền bạc nếu phải kiện người đệ tam để đòi bồi hoàn.
2. Lỗi của nạn nhân: Trong cổ luật Việt Nam, điều 582 bộ Quốc triều Hình luật và điều 208 Luật Gia Long, quy định rằng, người nào vô cớ trên chọc súc vật mà phải bị thương hay chết thì người chủ không chịu tội. Như vậy cổ luật Việt Nam đã bắt nạn nhân phải gánh chịu lấy toàn thể sự thiệt hại do quá thất của họ gây ra. Theo điều 737 DLVN lỗi của nạn nhân, nếu là duyên cớ duy nhất gây ra tai nạn, được coi là trường hợp bất khả kháng giống như lỗi của đệ tam nhân.
a. Trường hợp trách nhiệm do tác động của bản thân: Nguyên đơn xin bồi thường phải dẫn chứng được rằng bị đơn đã làm một lỗi gây ra sự tổn hại. Về phía bị đơn, họ cũng viện ra một lỗi của nguyên đơn về sự tổn hại đó. Nói khác đi, sự tổn hại có hai nguyên nhân. Trên phương diện lý thuyết, mỗi nguyên nhân này đã phát sinh ra toàn bộ sự tổn hại, do đó bị đơn phải bồi thường toàn bộ sự thiệt hại, rồi sau đó được kiện nguyên đơn để xin bồi hoàn. Trong thực tế, các Tòa án, với mục đích giản dị hóa các giải pháp trên đây, chỉ bắt bị đơn bồi thường một phần sự tổn hại, nghĩa là chấp nhận giải pháp phân phối trách nhiệm và chia trách nhiệm giữa hai bên nguyên – bị, tùy theo lỗi của họ nặng hay nhẹ. Trong một vài trường hợp đặc biệt, nếu lỗi của nạn nhân có tính cách trọng đại, làm biến mất hẳn lỗi của bị đơn thì bị đơn sẽ được miễn trách nhiệm. Đây là trường hợp nguyên đơn đã làm một lỗi cố ý như khi muốn tự vẫn, đâm đầu vào xe mà bị đơn đang lái. Lẽ dĩ nhiên bị đơn không phải bồi thường trong trường hợp này.
b. Trường hợp trách nhiệm do tác động của tha nhân và do tác động của các vật: Trong trường hợp trách nhiệm do tác động của vật, bị đơn bị suy đoán chịu trách nhiệm, còn trong trường hợp trách nhiệm do tác động của tha nhân, bị đơn bị suy đoán phạm lỗi. Để tránh khỏi sự suy đoán này, bị đơn thường viện dẫn một lỗi của nạn nhân:
– Nếu bị đơn dẫn chứng được rằng, chỉ có lỗi của nạn nhân gây ra tổn hại, lẽ dĩ nhiên sự suy đoán của luật pháp không còn lý do để tồn tại nữa. Bị đơn sẽ được miễn trách nhiệm hoàn tòa và nguyên đơn phải gánh chịu sự tổn hại. Nhưng với điều kiện nào, lỗi của nạn nhân mới được án lệ nhìn nhận là nguyên nhân duy nhất của sự tổn hại? Về vấn đề này, án lệ của Pháp bắt buộc rằng lỗi của nạn nhân phải có tính cách bất khả tiên liệu và bất khả cưỡng mới được coi là duyên cớ duy nhất của sự tổn hại.(PA. Pháp 13-4-1934 D 1934-1-41). Án lệ này phù hợp với điều 737 k2 DLVN.
– Nếu bị đơn không thể dẫn chứng được rằng lỗi của nguyên đơn có tính cách bất khả tiên liệu và bất khả cưỡng, sự duy đoán lỗi hoặc suy đoán trách nhiệm của bị đơn vẫn còn, vì vậy sự tổn hại phải được coi là có hai nguyên nhân: Lỗi củ bị đơn và lỗi của nạn nhân. Do đó, sẽ có một sự phân phối trách nhiệm giữa nguyên đơn và bị đơn. Theo án lệ, sự phân phối này sẽ căn cứ vào tính cách khinh trọng của hai lỗi trên, chứ không chia hai phần bằng nhau.
Có một trường hợp thường xảy ra và đã gây nhiều cuộc tranh luận trong học lý cũng như án lệ: Đó là trường hợp trách nhiệm của cả hai bên nguyên bị đều được luật pháp phỏng đoán, như trường hợp hai chiếc xe hơi đụng nhau mà không một chủ xe nào có thể dẫn chứng được một lỗi của chủ xe kia. Mỗi chủ xe, trong trường hợp này, bị phỏng đoán chịu trách nhiệm, với tư cách là người canh thủ, tòa án sẽ phải giải quyết vấn đề trách nhiệm như thế nào? Một số tác giả đề nghị giải pháp hóa giải cả hai sự suy đoán, bằng cách không buộc chủ xe nào phải bồi thường cả. Song trên thực tế, giải pháp này đưa đến tình trạng bất công: sức mạnh của hai chiếc xe có thể khác nhau, do đó một xe có thể bị thiệt hại nhiều hơn xe kia. Về phương diện pháp lý, giải pháp này cũng không xác đáng. Ví dụ: Một xe hơi đâm phải một xe mô tô; chủ xe hơi kiện chủ xe mô tô để đòi bồi thường vì người này có tư cách người canh thủ; Chủ xe mô tô không thể nại rằng chủ xe hơi với tư các là người canh thủ cũng bị suy đoán chịu trách nhiệm, để từ chối không bồi thường. Thực vậy, sự suy đoán do luật pháp đề ra cốt là để bảo vệ nạn nhân. Chủ xe mô tô không phải là nạn nhân mà là gây ra tai nạn, vì vậy không thể nại ra sự suy đoán trách nhiệm của chủ xe hơi. Do đó, trong các vụ kiện trên án lệ buộc cả hai người canh thủ phải bồi thường lẫn cho nhau: Người chủ xe hơi phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho chủ xe mô tô và ngược lại chủ xe mô tô phải bồi thường toàn thể thiệt hại gây ra cho xe hơi (PA. Pháp 5-3-1947 D 1947-296)./. 

 

| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Nam Lua

Nam Lua

Bình luận

avatar