Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

HỌC LÝ
(311- dân luật khái luận)

Trong số các nguồn gốc giải thích của dân luật, ở các nước Âu – Mỹ, bên cạnh án lệ là các công trình của các thẩm phán, học lý (doctrine: học thuyết), gồm các học thuyết, các lời phê bình, chú thích của cá luật gia cũng chiếm một địa vị quan trọng. Một mặt, nhờ có học lý, pháp luật luôn có cơ hội tiến hóa cùng một nhịp với xã hội. Các thẩm phán cũng như nhà lập pháp, có thể theo dõi sát những nhu cầu của dân tộc để bồi đắp những khuyết điểm trong nền pháp luật. Môt mặt khác, cac luật gia trong khi chú thích các đạo luật hay các án văn, đã công tác một cách gián tiếp với các thẩm phán, vì nhiều khi các tòa án đã chịu ảnh hưởng rất lớn của các nhà phê bình, chú thích ấy.
Ở Việt Nam, dưới chế độ quân chủ, chúng ta có thể nói rằng không có học lý. Đối với các hành vị của vua, trong nền chính trị cổ, không ai có quyền và không ai dám phê bình, chỉ trích. Lẽ dĩ nhiên, nến học lý không thể phát sinh được với một quan niệm chính trị như vậy. Tuy điều 59 Luật Gia Long, nhan đề: “Đọc và giảng giải luật lệ” có mục đích khuyến khích sự học luật không những đối với quan lại thời đó, mà còn đối với dân chúng và miễn tội cho các thợ thuyền giỏi luật, thuộc lòng và biết giảng giải, giải thích các điều luật, khi họ vô ý phạm tội, song điều khoản này cũng không đủ để gây nên nền học lý phong phú. Vì vậy, các sách cũ về pháp luật mà ngày nay ta còn tìm kiếm được, như những sách viết dưới triều Lê, triều Nguyễn đeều chỉ có mục đích duy nhất là sưu tập các luật lệ đương thời hoặc chỉ chú thích thêm một vài điểm về lịch sử, chứ hoàn toàn không có tính cách xây dựng. Ngày nay, nền học lý ở nước ta cũng còn ở giai đoạn phôi thai. Trong các tạp chí pháp luật, thường có một phần dành cho học lý. Hơn nữa, một số các bản án công bố trong các tạp chí ấy cũng được chú giải. Nhưng đây mới chỉ là một công trình chưa được phát đạt, vì hầu hết các tạp chí trên không phải là các tạp chí chuyên về pháp luật Việt Nam hoặc còn thiếu những người cộng sự đủ năng lực. Về thư tịch pháp luật Việt Nam, hiện nay chỉ có chừng độ 20 quyền, hầu hết là các luận án tiến sĩ, viết bằng tiếng Pháp. Vì vậy,một nhiệm vụ rất nặng nề còn đương chờ đợi các luật gia tương lai của đất nước, để bồi đắp những khuyết điểm hiện tại và làm cho nền pháp luật Việt Nam mỗi ngày một phồn thịnh.

| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Nam Lua

Nam Lua

Bình luận

avatar