Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

36. Ba Biện Pháp Chống Dịch

Có ba biện pháp chống dịch đã từng diễn ra trong lịch sử loài người. Đó là giữ khoảng cách, thích nghi và dùng vacxin. Sài Gòn đang áp dụng biện pháp một: lockdown (Lốc Đau) – giữ khoảng cách.
1. GIỮ KHOẢNG CÁCH:
Giữ khoảng cách hay có người còn gọi là Lốc Đau, càng lốc càng đau, là một biện pháp cứng rắn chống dịch cổ điển, đã từng diễn ra hàng ngàn năm trong lịch sử loài người. Để phòng chống bệnh dịch hạch, người ta diệt chuột, giữ khoảng cách với chuột. Để chống bệnh dại người ta diệt chó dại, giữ khoảng cách với chó. Để chống dịch cúm gà H5N1, người ta diệt gà, giữ khoảng cách với gà. Để chống dịch, mà nguồn lây bệnh là người, thì người ta phải giữ khoảng cách với người, giữ khoảng cách giữa các bản làng, giữa các bộ tộc, giữa các quốc gia. Tức là giữ khoảng cách với nguồn lây bệnh.
Trước đây, có một số bộ tộc thiểu số càng ngày càng lùi vào núi cao rừng thẩm để tránh tiếp xúc với người Kinh. Một trong những nguyên nhân làm cho người Thượng tránh tiếp xúc với người Kinh là vì sợ lây dịch bệnh. Người Thượng sống với thiên nhiên, dùng cỏ cây hoa lá, không dùng thuốc. Một bệnh cúm thông thường của người Kinh cũng có thể lây lan làm chết cả bản làng người Thượng nhưng họ không rõ nguyên nhân. Họ coi Kinh là kẻ gieo rắc tai họa cho bản làng nên họ lùi sâu vào núi cao rừng thẳm. Một số bộ tộc da đỏ ở châu Mỹ cũng phải lùi sâu vào rừng rậm Amazon, giữ khoảng cách với hậu duệ của đoàn quân Colombo để tránh dịch bệnh lan từ châu Âu. ‘Bế quan tỏa cảng” để chống dịch hiện này chỉ là sự phát triển hình thức giữ khoảng cách chống dịch của các bộ tộc năm xưa. Nó chỉ có tác dụng trong bối cảnh giao lưu thương mại chưa phát triển.
2. THÍCH NGHI
Khi giao lưu thương mại đã phát triển thì chống dịch theo kiểu giữ khoảng cách giữa người với người chỉ có thể là tạm thời. Về lâu dài là bất khả thi. Có thể nói, thương mại phát triển đến đâu thì dịch bệnh lan theo đến đó. Không thể từ chối giao lưu thương mại, vì thế không thể ‘bế quan tỏa cảng” để giữ khoảng cách mãi được.
Vào năm 1331, dịch hạch đã theo Con Đường Tơ Lụa lan từ Âu sang Á: “Bọ chét mang bệnh quá giang về phía Tây, lúc thì trên bờm ngựa, khi ở lông lạc đà, lần khác là trên lũ chuột đen làm tổ ở hàng hóa và túi yên ngựa. Thương mại đường dài quanh co nhiều khúc, tơ lụa và gia vị qua hết tay này sang tay khác trên hành trình, và vi khuẩn hình que cũng tạm dừng bấy nhiêu lần trước khi chuyển sang giai đoạn tiếp theo”. Tốc độ di chuyển của đoàn thương gia chậm, khoảng cách giữa các vùng miền xa xôi, tự nó đã là biện pháp chống dịch tự nhiên. Có những động vật mang mầm bệnh, không đủ tuổi thọ để qua hành trình dài mang mầm bệnh đến vùng đất mới.
Nhưng thương mại ngày càng phát triển, tốc độ di chuyển ngày càng nhanh, dịch bệnh lan theo ngày càng nhiều. Có những vi khuẩn không nguy hiểm đối với cư dân vùng này nhưng khi lan đến vùng khác lại trở thành dịch. Đó là miễn nhiễm do thích nghi của mỗi vùng. Người ta không cưỡng lại được giao lưu thương mại và cũng chưa tìm ra thuốc ngừa thì dịch bệnh cũng tự hết sau một thời gian hoành hành. Cái giá phải trả bằng kiểu thả nổi mạng người như thế là rất lớn nhưng loài người đã từng phải chịu như vậy. Tuy nhiên, nghiên cứu sự THÍCH NGHI này cũng rút ra bài học phòng chống dịch hiệu quả.
Khởi đầu là phát minh của McNeill, người Anh, từ hiện tượng thỏ thích nghi với virus myxoma. Chuyện là, năm 1859, người Anh di cư, đưa thỏ tới Úc, với mong muốn làm khây khỏa nỗi nhớ nhà, đồng thời có một loài vật quen thuộc để săn bắn và làm thực phẩm. Không may là ở Úc không có thú ăn thịt loài vật dễ thương này như ở Anh. Thỏ sinh sôi nảy nở, như thường nó vẫn sinh vẫn vậy, mỗi lứa chỉ 6 tháng. Thỏ ăn vặt trụi đồng cỏ, đe dọa ngành nuôi cừu mới manh nha. Hàng rào, thuốc độc, súng và bẫy không mấy tác dụng trong việc hạn chế loài thỏ sinh sản theo cấp số nhân như thế này. Người ta cần một giải pháp khác.
Năm 1950, người Úc đưa virus myxona chỉ có tác dụng tiêu diệt loài thỏ vào cộng đồng hoang dã này. Quả nhiên, thỏ bị hủy diệt hàng loạt, số lượng giảm đến 80%; tỉ lệ nhiễm bệnh đến 99/8%. Nhưng đúng lúc đó thì chọn lọc tự nhiên ra tay bảo vệ những con thỏ có khả năng kháng cự bệnh tốt nhất. Đến 1957 thì chỉ có một phần tư số thỏ nhiễm bệnh bị chết.
Từ phát hiện của McNeill, người Anh đã tiến một bước dài trong việc nghiên cứu chống dịch bằng biện pháp thích nghi cộng đồng kết hợp với các biện pháp khác. Tùy loại virus gây bệnh mà họ có những giải pháp phòng chống khác nhau. Bệnh sẽ kém nguy hiểm hơn đối với những sinh vật có khả năng kháng cự tốt hơn. Khi dịch Covid-19 lan đến Anh, không ít người hốt hoảng cho nước Anh vì chống dịch theo kiểu “phớt tỉnh Ăng-lê”. Có người còn thầm rủa “bọn Anh ngu hơn mình, để chết nhiều quá”. Bây giờ thì nước Anh đã sinh hoạt bình thường. Sân vận động bóng đá vòng chung kết EURO 2020 chật kín người đã cho thấy “ai ngu hơn ai”. Họ đã chống dịch bằng nhiều biện pháp, trong đó có biện pháp THÍCH NGHI cộng đồng đã được họ nghiên cứu trước đó, rất công phu, chứ không phải phớt tỉnh Ăng-lê, “chơi ẩu” như một số người nhầm tưởng.
3. VACXIN:
Vác-xin chống dịch chỉ mới được phát minh từ năm 1796 bởi bác sĩ Edward Jenner, người Anh, phòng chống bệnh đậu mùa. Đến nay, loài người đã có bước tiến dài trong việc phòng chống dịch bệnh bằng vac-xin. Vác-xin được coi là giải pháp chủ đạo trước sự tấn công của dịch bệnh.
Từ khi bị dịch Covid-19, các nước đầu tư nghiên cứu và sản xuất vác-xin chống dịch. Nước nào không có cơ sở sản xuất thì đặt hàng cho các nước khác nghiên cứu và cung cấp. Đến nay thì họ đã ổn là nhờ vacxin và miễn dịch cộng đồng. Việt Nam đi sau người nước Anh nhưng rồi cũng phải đi theo cách đó, Vacxin và miễn dịch cộng đồng, càng nhanh càng tốt. Giữ khoảng cách, “Lốc Đau – càng lốc càng đau”, chỉ là biện pháp cổ điển tạm thời trong lúc trông vacxin như trời hạn trông mưa. Chúng ta đang chậm phủ Vacxin./.
| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Lương Vĩnh Kim

Lương Vĩnh Kim

Bình luận

avatar