Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

36. Nội dung dân luật

NỘI DUNG DÂN LUẬT 

Đối tượng của dân luật là sự hoạch định những giới hạn các quyền lợi tư, nghĩa là các quyền lợi của tư nhân trong sự giao thiệp thường ngày.  Nghiên cứu về nội dung dân luật, ta nhận thấy tuy các vấn đề được đề cập có tính cách rất phức tạp. song đại để có thể xếp vào hai mục:
1. Các vấn đề liên quan đến quyền lợi tư;
2. Các vấn đề liên quan đến chủ thể của quyền lợi.
Nói một cách khác, ta cần phải biết quyền lợi tư gồm có những quyền lợi gì, và các quyền lợi ấy do ai hành xử? Vậy chương này gồm có hai tiết:
_ Tiết thứ nhất: Các quyền lợi tư hay quyền lợi chủ quan:
_ Tiết thứ hai: Các chủ thể của quyền lợi./.
A. Các quyền lợi tư hay quyền lợi chủ quan: Tính chất các quyền lợi chủ quan hiện nay vẫn còn là đề tài cho các luật gia tranh luận sôi nổi: Môt số tác giả coi các quyền lợi này như một quyền lực yêu sách để đòi hỏi một điều gì (un pouvoir de vouloir: sức mạnh của ý chí). Song phần lớn các học lý gần đây chịu ảnh hưởng của Auguste Comte (1798-1857), đã chủ trương rằng, con người chỉ có quyền làm nhiệm vụ của mình (l’homme n’a que le droit de faire son devoir: con người chỉ có quyền thực hiện nghĩa vụ của mình), và vì vậy đã phủ nhận tính chất quyền lực của các quyền lực tư. Những quyền ấy chỉ là những lợi ích đã được pháp luật chú trọng tới và bảo vệ, cho nên, sự hành xử các quyền lợi phải phù hợp với lợi ích chung của xã hội. Cũng vì vậy, người ta coi các quyền ấy như những nhiệm vụ xã hội hơn là quyền lực. Gần đây, một số luật gia lại nhấn mạnh rằng các quyền lợi chủ quan cũng không phải chỉ là những nhiệm vụ xã hội. Quan niệm này quá chật hẹp và quá thiên về mặt nghĩa vụ của cá nhân đối với xã hội. Sự thực, mỗi quyền lợi chủ quan đã tạo cho người có quyền ấy cả một tình trạng phức hợp, quyền cũng có mà nghĩa vụ cũng có. Thí dụ: trong quyền lợi tư hữu, người chủ bất động sản có quyền được hưởng dụng như quyền tự mình ở trên bất động sản hay cho thuê tùy ý; nhưng như ta đã biết, người sở hữu chủ cũng không được lạm quyền tư hữu của mình để cho thuê quá giá. Tập hợp những quyền lợi và nghĩa vụ này được gọi chung là một tình trạng pháp lý (une situation juridique). Dù sao, Dân luật có mục đích đặt ra các luật lệ, quy tắc để chi phối các quyền lợi chủ quan này. Các luật lệ ấy có thể thuộc vào hai loại vấn đề:
1) Sự phát sinh, hay tạo lập ra các quyền lợi.
2) Sụ thực hiện các quyền lợi.(331)
B. Các chủ thể quyền lợi: Các quyền lợi chủ quan chỉ là những ý niệm hoàn toàn lý thuyết nếu không có người hưởng thụ, và sử dụng. Vì vậy, sau khi có phân tích các quyền lợi, ta cần phải biết ai có thể hưởng những quyền lợi ấy: Đây là vấn đề nhân vật (les personnes: người dân). Nhân vật, trong phạm vi luật pháp, là tất cả những ai có năng lực hưởng thụ quyền lợi; những nhân vật này còn thường gọi là chủ thể quyền lợi (sujet de droit: chủ thể của pháp luật). Có hai loại hay hai chủ thể quyền lợi rất khác nhau trong thực tế:
1. Các thể nhân (les personnes physiques: Con người tự nhiên), là những người thường trong xã hội.
2. Các pháp nhân (les personnes morales: pháp nhân), là những đoàn thể được đồng hóa với người thường trước pháp luật.(377)./.

| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Nam Lua

Nam Lua

Bình luận

avatar