Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

39. Các thể nhân

CÁC CHỦ THỂ QUYỀN LỢI  


Các quyền lợi chủ quan chỉ là những ý niệm hoàn toàn lý thuyết nếu không có người hưởng thụ, và sử dụng. Vì vậy, sau khi phân tích các quyền lợi, ta cần phải biết ai có thể hưởng những quyền lợi ấy: Đây là vấn đề các nhân vật (les personnes: người dân). Nhân vật, trong phạm vi luật pháp là tất cả những ai có năng lực hưởng thụ quyền lợi; những nhân vật này còn thường được gọi là chủ thể quyền lợi (sujets de droit). Có hai loại nhân vật hay chủ thể quyền lợi rất khác nhau trong thực tế: 1) Các thể nhân, là những người trong xã hội; 2) Các pháp nhân, là những đoàn thể được đồng hóa với người thường trước pháp luật.

CÁC THỂ NHÂN 

Trên nguyên tắc, các thể nhân là danh từ dùng trong luật để chỉ những người sống chung quanh ta trong xã hội. Các thể nhân từ khi sinh ra đời cho đến khi chết đều có nhân cách, nghĩa là có năng lực để làm chủ thể các quyền lợi như hưởng thừa kế, mua bán v.v…Nhưng sự sinh ra đời cũng không phải là điểu kiện đủ để có nhân cách. Trong luật thừa kế chẳng hạn, muốn được coi là chủ thể của quyền lợi, không những phải sinh ra đời mà lúc sinh ra còn cần phải sống và có thể nuôi dưỡng được. Vì vậy, trẻ tử sản, nghĩa là chết ngay lúc sinh, hay các trẻ về phương diện sinh lý không thể nuôi sống đươc, thì không thể coi là chủ thể của quyền lợi và không có quyền thừa kế. Trường hợp sau là trường hợp các quái thai, hay là các trường hợp đẻ quá non tháng, không nuôi được. Trái lại, sự sinh ra đời cũng không phải là điều kiện tất yếu (điều kiện cần) để có nhân cách. Trong các vụ thừa kế, các trẻ còn trong thời kỳ thai nghén, tại nhiều nước trên thế giới, thường được đồng dãi với trẻ em đã sinh ra đời. Đây chỉ là áp dụng nguyên tắc nhân đạo đã có trong cổ luật La Mã: “Infans conceptus pro nato habetur quoties de commodis ejus agitur” (Trẻ mới thụ thai được coi như đã được sinh ra đời, mỗi khi có lợi cho nó”. Đi quá nguyên tắc này, luật pháp còn công nhận cho người ta có quyền bảo hiểm cho cả nhưng con mà mình hy vọng sau này, nghãi là những người con còn chưa thụ thai. Ngoài ra, nguyên tắc công nhận nhân cách cho mọi người trong xã hội không phải là không có trừ lệ. Tuy nhiên, những biệt lệ này rất hãn hữu và đều là những hạn chế pháp định chứ không phải là những hạn chế thiên nhiên. Những hạn chế này căn cứ vào nghi kỵ hay sự chế tài đồi với một số người trong xã hội. Đối với các hạn chế này, không có sự xếp loại nào hữu lý, mà ta chỉ có thể liệt kê ra mà thôi. Trong luật pháp mỗi nước, số hạn chế này nhiều hay ít tùy thuộc quyền lập pháp. Những hạn chế này cũng có thể thay đổi theo thời gian và chính sách được áp dung. Các hạn chế này, trong luật gọi là các sự vô năng lực hưởng dụng (les incapacités de jouissance: mất khả năng hưởng thụ) và gồm có:
1) Vô năng lực của ngoại kiều đối với một số quyền lợi của tư nhân:
Đây là một sự vô năng lực căn cứ vào những lý do chính trị, muốn tránh sự cạnh tranh, hay lũng đoạn thị trường do các ngoại kiều gây nên. Gần đây, Chính phủ VNCH cũng hạn chế ngoại kiều về phương diện mua bán các xí nghiệp phải có phép của Chính phủ (dự ngày 20-4-1956) hay về phương diện nghề nghiệp (Dụ ngày 6-9-1956) cấm các ngoại kiều làm mười một nghề liên quan đến đời sống của dân chúng dưới bốn hình thức tối yếu: ăn, ở, mặc, chuyên chở. Các vô năng lực của ngoại kiều thường được quy định cặn kẽ trong luật quốc tế tư pháp, dưới đề mục thân phận ngoại kiều.
2) Tại nhiều nước, các hiệp hội (les associations) không được quyền thụ nhận vô thường, nghĩa là không được quyền thu các vật tặng dữ. Ở đây, luật pháp không muốn rằng các hiệp hội là những đoàn thể có khi tồn tại rất lâu, có thể do những sự tặng dữ ấy, sức tích được một phần lớn tài sản, vì các tài sản ấy sẽ được đặt ngoài mọi sự thương lượng trao đổi, khiến cho ngân quỹ hao hụt một số thuế không nhỏ.
3) Theo luật pháp một vài nước, cũng có sự hạn chế về quyền tặng dữ giữa vài hạng người: như hạn chế quyền các trẻ em tư sinh, không được nhận tặng dữ của cha mẹ quá phần thừa kế của mình. Sự hạn chế này bắt nguồn từ ý muốn của nhà lập pháp, không muốn cho các trẻ tư sinh được bình quyền với trẻ chính thức, để khuyến khích giá thú.
4) Một đôi khi, các án hình sự cũng đem lại những sự truất quyền về dân sự. Người cha bị phạt về hình sự có thể bị truất thân quyền. Một vài hình phạt khác sẽ đem lại những sự truất quyền làm giám hộ, buôn bán, hay làm chủ Ngân hàng v.v…
Trong dân luật Pháp, vào giữa thế kỷ 19, những người bị phạt chung thân về hình sự, như khổ sai chung thân hoặc bị đày, còn bị truất quyền thụ nhận tặng dữ một cách tổng quát. Hơn nữa, thừa kế của những người ấy được phát sinh sau ngày tuyên án như thừa kế của một người quá cố. Nói khác đi, người ấy đã bị truất mất sản nghiệp. Sự truất sản nghiệp này gọi là dân sự tử vong (mort civile). Sự thực, đương sự không phải hoàn toàn coi như đã chết hẳn. vì vậy người bị hình phạt này vẫn còn được quyền làm việc kiếm tiền và ký kết các khế ước. Sự truất quyền này là một hình phạt rất nặng nề và đã được Pháp hủy bỏ ngay từ giữa thế kỷ 19. Kể từ đạo luật 31-5-1854, ở Pháp, các người bị kết án chung thân từ 1854 chỉ còn bị truất quyền tặng dữ và thụ nhận các tặng dữ thôi. Ngoài những trừ lệ kể trên, các thể nhân đều là chủ thể của quyền lợi. Vì xã hội là một đoàn thể tập hợp con người, ẽ dĩ nhiên muốn xã hội loài người được tốt đẹp, cẩn phải bảo vệ thành tố của xã hội. Nói cách khác, phải bảo đảm cho con người những quyền lợi cần thiết, những quyền lợi và những tự do mà mọi người đều phải có, do ở bản chất con người. Nhờ những quyền lợi và những tư do phụ tùy với nhân cách này, các hoạt động của con người trong phạm vi luật pháp mới có thể phát sinh và phát triển triệt để, nâng cao phẩm giá con người lẫn lợi ích công cộng của xã hội. Vậy các quyền lợi và các tự do phụ tùy vào nhân cách gồm có những quyền lợi và tự do gì? Tất cả các tư nhân trong xã hội có được bình quyền về dân sự không?  

I. CÁC QUYỀN LỢI PHỤ TÙY VÀO NHÂN CÁCH
Các quyền lợi phụ tùy vào nhân cách thường gọi là nhân quyền và nhằm hai mục đích:
_ Về phương diện công pháp, nhân quyền hướng về mục đích bênh vực cá nhân, không để cho các cơ quan của quốc gia dùng những biện pháp võ đoán bất hợp pháp: như cấm việc câu lưu trái phép chẳng hạn;
_ Về phương diện dân luật, các nhân quyền bênh vực cá nhân trong sự giao thiệp với tư nhân khác, để tránh sự xâm phạm các quyền lợi mà người ta được có vì là con người.
Các quyền lợi phụ tùy vào nhân cách có thể coi như những biểu hiện của nhân cách. Vì vậy, không ai có thể tư ý mình khước từ các quyền lợi ấy. các quyền lợi ấy không thể tách rời khỏi con người, ở ngoài phạm vi trao đổi, thương lượng của tư nhân và có tính cách bất khả chuyển di cùng bất khả sai áp. Không thể coi là một thành tố của sản nghiệp, các quyền ấy, vì lẽ đó, được xếp vào loại các quyền ngoại sản nghiệp. Tuy nhiên, cũng cần nhớ là các quyền này về phương diện dân luật không phải là không có những hệ quả liên quan đến tài sản. Một người xâm phạm đến quyền an toàn về thân thể của bạn, bạn có quyền kiện đòi bồi thường. Một người khác xâm phạm đến danh dự của bạn, bạn cũng có thể xin tòa án bắt họ phải bồi thường về sự tổn thương danh giá. Tuy là các quyền ngoại sản nghiệp, các nhân quyền cũng mang lại những hệ quả liên quan mật thiết đến tài sản của bạn. Sau khi đã xét các đặc tính củ những quyền lợi phụ tùy vào nhân cách, cần phải phân tích rõ rệt các quyền lợi ấy. Những quyền lợi này rất phức tạp, và từ trước đến nay, trong các bộ dân luật thường không được quy định minh bạch. Mãi gần đây, với bản tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 10-12-1948, các nhân quyền mới được công nhận trên lập trường quốc tế một cách chính thức.
1. Quyền an toàn về thân thể: (…382-383):
1-1_ Vấn đề dùng biện pháp y khoa để dẫn chứng🙁 …384 hay!)
1.2_ Vấn đề khế ước liên quan đến thân thể: (…386 hay).
2. Quyền an toàn về tinh thần: Quyền an toàn về tinh thần có nhiều quyền lợi khác nhau, nhưng đều là những khía cạnh dị biêt của một vấn đề rất phức tạp. Không được quy định toàn bộ và minh bạch trong luật pháp, nhiều phương diện của vấn đề này chỉ được xác nhận trong một án lệ còn bất định.
2.1_Quyền bảo vệ hình ảnh: (390..)
2.2_ Quyền bảo vệ danh dự: 390-391
2.3_ Quyền bảo vệ tên, họ: 392

II. CÁC TỰ DO DÂN SỰ
Tự do là năng quyền được làm những việc theo sở thích của mình, được hoạt động theo ý chí của mình. Tự do khác quyền lợi chủ quan ở chỗ, tự do không có chủ đích chính xác, và chỉ là một quyền năng có ứng dụng rộng rãi. Nói một cách khác, tự do chỉ là một quyền lợi còn ở trong trạng thái tiềm thế (une virtualité de droit: tính ảo của pháp luật). Tuy phạm vi tự do rất rộng, song không phải là không có giới hạn. Giới hạn tự nhiên của tự do là các sự tự do và quyền lợi của người sống chung quanh ta. Vì vậy, không phải chỉ ở trong địa hạt công pháp, trong sự giao tiếp giữa quốc gia với cá nhân, vấn đề tự do mới được nêu lên. Vấn đề ấy còn được đề cập cả trong sự giao tiếp giữa tư nhân, để hoạch định đâu là giới hạn tự do và giới hạn quyền lợi của các phần tử trong xã hội. Các tự do dân sự, chính là những tự do được dân luật bảo đảm, để khỏi bị những hành vi của các người sống chung quanh xâm phạm. Tuy không có một chủ đíchnhất định, các tự do dân sự cũng có thể chia làm ba loại: Các tự do về thân thể; Các tự do về tinh thần và Các tự do về nghề nghiệp.
II.1: Các tự do về thân thể: Các tự do về thân thể (les libertés physiques: quyền tự do về thể chất) thường được gọi chung là các tự do cá nhân (libertés individuelles: quyền tự do cá nhân). Loại tự do này có nhiều đối tượng dị biệt:
II.1.1: Tự do đi lại: (… 393)
II.1.2: Tự do tác động: 394
II.1.3: Tự do trong cư sở: 395
II.2: Các tự do về tinh thần: 398.
II.3: Các tự do về nghề nghiệp:

III. VẤN ĐỀ BÌNH QUYỀN DÂN SỰ (402-406) hay:
Vô năng lực có tính cách bảo vệ (incapacité de protection: không có khả năng bảo vệ)vô năng lực hành xử (incapacité d’exercice), khác hẳn với vô năng lực hưởng thụ (incapacité de jouissance: không có khả năng tận hưởng). /.

| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Nam Lua

Nam Lua

Bình luận

avatar