Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

4. Chọn Dòng Chảy Của Tiền.

Tiền đến với mỗi người theo những tiêu chí khác nhau. Nếu theo tiêu chí lao động thì được gọi là phân phối theo lao động, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm thì không hưởng. Nếu theo tiêu chí vốn (capital) thì đó là phân phối theo tư bản, vốn nhiều lời nhiều. Phân phối theo tư bản là đặc trưng của xã hội tư bản. Phân phối theo địa tô là đặc trưng của xã hội phong kiến, ruộng nhiều thì thu tô nhiều. Phân phối theo quyền lực thì quyền nhiều tiền nhiều, quyền ít tiền ít, không có quyền thì không có tiền.
Tôi có quen biết với một cô gái xinh đẹp. Cô ấy không lao động, không có capital, không có ruộng và cũng không có quyền lực nhưng cô ấy cũng được tiền vào như nước. Cứ mỗi lần cô lắc mông, diễn qua sân khấu là cô ấy nhận được khoản tiền khá hậu hỉ. Trong thế giới chuyên khoe sắc ấy thì đẹp nhiều tiền nhiều, đẹp ít tiền ít, không đẹp thì không ai trả tiền. Phân phối theo sắc đẹp cũng là một dòng chảy nhỏ mà lác đác, thượng đế giành cho một số người.
Hũ tiền của thượng đế phân phát cho mỗi người theo muôn vạn nẻo đường. Trời sinh đất dưỡng. “Đã mang tiếng ở trong trời đất” thì dù ở vị trí nào, cũng có phần để sống. Nhưng được ít hay nhiều là do vị thế của mỗi người. Có người chỉ hứng tiền ở một dòng chảy nhưng cũng có người thì đa dạng hóa nguồn thu. Nguồn thu từ quyền lực có thể được chuyển thành Capital và ngược lại. Nguồn thu từ lao động có thể được chuyển hóa thành Capital để sinh ra một nhà tư bản hoạt động, làm giàu bằng con đường kinh doanh. Nguồn thu từ lao động cũng có thể dùng để “buôn vua bán chúa”, làm giàu như Lã Bất Vi, bên Tàu, đã làm cách đây hơn hai ngàn năm. Người Việt Nam rất nhạy với dòng phân phối theo quyền lực, học sách Lã Bất Vi, “mua quan bán tước” rất dữ. Tiền chảy theo quyền lực quá mạnh, đã trở thành quốc nạn, thành nỗi lo âu của đảng cầm quyền. Chưa “nhốt quyền lực vào lồng quy chế lập pháp” như lời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thì dòng chảy theo quyền lực vẫn còn là dòng chảy mạnh, ngăn cản sự phát triển, làm xói mòn lòng tin của nhân dân và có thể gây sụp đổ chế độ.
Để xã hội phát triển ổn định, người ta mở rộng phân phối theo lao động và hạn chế các dòng phân phối khác. Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ (Fed) đã nhiều lần hạ lãi suất để hạn chế dòng chảy theo Capital. Khi dịch covid-19 xảy ra, Fed và rất nhiều nước hạ lãi suất về gần 0% để tạo việc làm. Người ta cũng đánh thuế tài sản, thuế thừa kế tài sản để hạn chế dòng chảy theo capital. Người ta xây dựng cơ chế bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân để hạn chế phân phối theo quyền lực. Tổng thống, thủ tướng của người ta sống rất giản dị, đi làm việc bằng xe đạp là bằng chứng cho thấy quyền lực thuộc về hiến pháp của nhân dân.
Xã hội tư bản nhưng người ta hạn chế phân phối theo tư bản để khuyến khích làm việc. Kiểm soát quyền lực để hạn chế phân phối theo quyền lực để xã hội phát triển. Còn ở Việt Nam đang ngược lại. Lãi suất đang rất cao, kích thích người ta gửi tiền để hưởng lời hơn là đầu tư để phát triển sản xuất. Hiện tượng công chức đang giàu lên bất thường đang kích thích người ta chạy chức chạy quyền. Quyền lực đang là dòng được phân phối mạnh, đầu tư vào đây thì hơn “một vốn bốn lời”. Hai dòng phân phối này, capital và quyền lực, mà mạnh thì dòng phân phối theo lao động sẽ phải yếu đi, người lao động không đủ sống, xã hội chậm phát triển. Con người rất nhạy cảm với chuyện mưu sinh, “thóc lúa đến đâu bồ câu đến đó”. Người ta đấu đá để giành quyền lực vì có quyền lực là có tiền.
Tùy hoàn cảnh của mỗi người trong một giai đoạn cụ thể mà người ta có thể lựa chọn chỗ để hứng dòng tiền. Có khi, chỗ đứng là do số phận nhưng phần lớn là do sự lựa chọn của mỗi người. (Còn nữa)
(Trích từ “Linh Hồn Của Tiền”).
Hình ảnh có thể có: văn bản cho biết '930x642 642 930'
Bạn và Phạm Đức Bình
| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Lương Vĩnh Kim

Lương Vĩnh Kim

Bình luận

avatar