Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

4. Khế ước – Nghĩa vụ – Hiệp ước

KHẾ ƯỚC – NGHĨA VỤ – HIỆP ƯỚC 

Thế thường, người ta hay dùng lẫn lộn nhau ba danh từ: Khế ước (contrat), nghĩa vụ (obligation) và hiệp ước (convention), nhưng sự thực thì ba danh từ ấy không đồng một nghĩa. Hiệp ước là sự thỏa hiệp xảy ra giữa hai hay nhiều người trên cùng một mục đích, dù có dù không có sự giao kết của một trong những người ấy.
Ví dụ: Giáp thuận giao với Ất cùng đi săn heo rừng ngày chủ nhậ sẽ đến. Đó là một hiệp ước chứ không phải là khế ước, vì Ất không thể dùng pháp luật để mà cưỡng bách Giáp phải thực hành lời hứa của y.
Ví dụ khác: Giáp giao kết bán cái nhà của y đương ở cho Ất với giá một triệu đồng bạc vào ngày mồng một tháng giêng năm 1957. đó là một hiệp ước hỗ tương, mà cũng là một khế ước, vì Giáp và Ất đều đồng có giao kết và đều bị bắt buộc về pháp lý đối lẫn nhau cho đến nỗi về sau Giáp  không chịu bán nữa hay Ất không chịu mua nữa, thì kẻ nào thất ước, có thể bị phạt một món tiền bồi tổn cho đàng đồng lập ước (co-contractant) với mình. Còn nghĩa vụ là mối liên quan do khế ước mà ra và bởi liên quan ấy, kẻ nào đã giao kết, đã tự bắt buộc thì phải ép mình thi hành khế ước; hơn nữa y có thể bị cưỡng bách phải thi hành khế ước bằng tất cả những phương pháp luật định. Do đó, chúng ta thấy rằng, khế ước là một hiệp ước, trong đó có sự giao kết của một hay tất cả các bên đương sự và chúng ta cũng thấy rằng hiệp ước không phải luôn luôn là khế ước.
Bởi sự giải thích ở trên, đại để một hiệp ước có thể không có tính cưỡng bách mà khế ước thì lại luôn luôn có tính ấy; như vậy, chúng ta luôn luôn trranh tụng để xin thi hành theo khế ước mà không khi nào có thể tranh tụng xin thi hành hiệp ước.
Dù sao, ba danh từ: Khế ước, hiệp ước và nghĩa vụ đều hướng về một sự thỏa hợp giữa hai hay nhiều người. Trong đồi ngườ, chúng ta sống để mà lập ước với kẻ này người kia. Nhưng chính những hành động xã giao ấy thường cần phải chỉ định bằng những tư thự chứng thư, dù cho chúng ta giao kết (s’engager: đính hôn) hay giải trừ sự giao kết (se dégager: để giải phóng chính mình) cũng vậy.

Xin nói ngay rằng, muốn lập ước, phải có “khả năng pháp định” (capacité légale: năng lực pháp luật). Vị thành niên, người bị cấm quyền (interdit), đàn bà co 1cho62ng và người ở dưới sự bảo hộ của một vị “cố vấn tư pháp” (couseil judiciaire: hội đồng tư pháp) thì bị coi là những kẻ “vô năng” (ineapables: không có khả năng), mặc dù danh từ ấy dùng không mấy gì đúng nghĩa.

Vì sao vậy? Một chứng thư do trẻ vị thành niên lập ra có hiệu lực để làm lợi cho nó; vả lại nó chỉ có thể xin thủ tiêu chứng thư ấy là khi nào nó có bị thiệt thòi kia, còn trong tất cả những trường hợp thì nó vẫn bị chứng thư ấy buộc, đành rằng trẻ vị thành niên ít khi có thể thực hành nhưng sự giao kết của nó bởi vì nó phải trực thuộc tha nhân. Đàn bà có chồng cũng không khác gì trẻ vị thành niên. Trái lại người thành niên không thể viện cớ rằng nó lập ước với một trẻ vị thành niên, một người đàn bà có chồng hay một người bị cấm quyền mà xin giải trừ những sự giao kết của mình.

Bởi thế các bạn đọc thành niên khá lưu ý không nên lập ước (giao kèo) torng những tình trạng vừa kể trên đây; nếu đôi khi các bạn cần lập ước với những người vô năng ấy thì các bạn trước pah3i xin phép của người cha, người thủ hộ (giám hộ), người chồng ha tòa án. Các bạn cũng không nên lập ước hay giao kèo với người say sưa, tuy không phải là trường hợp vô hiệu nhưng một vị luật sư khôn lanh có thể đi đến cứu cánh đó. Lẽ cố nhiên, đối với những người không thể viết (tàn tật) hay không biết viết (dốt) thì các bạn không thể lập tư thự chứng thư với y trừ khi nào có người chứng chắc bà đảm bảo thì không kể.

Sự lừa gạt (dol), sự ngộ nhận (erreur) và sự bạo hành (violence) là những trường hợp làm cho khế ước trở nên vô hiệu, nếu nó được chứng minh hẳn hoi. Cũng là vô hiệu những hiệp ước trái với pháp luật, với thuần phong mỹ tục, với luân lý công cộng. Cũng vô hiệu luôn những hiệp ước vô cớ, những hiệp ước thuộc về một cuộc thừa kế chưa khai mạc , vân vân …

Hiệp ước chỉ có hiệu lực giữa hai bên đương sự lập ước mà thôi, nó không thể hoặc làm lợi hoặc làm hại cho đệ tam nhân. Nhưng chúng ta phải biết rõ đệ tam nhân (tiers) là gì? Ấy là vô luận người nào không phải là đương sự trong chứng thư và cũng không được ai đại diện cho mình trong chứng thư ấy. Một người thừa kế, một người thụ di tặng phổ thông (legataire unisersel : người thừa kế phổ thông) là những người được đại diện. Tuy nhiên, những người chủ nợ có thể thực hành quyền lợi mình và tố quyền của người mắc nợ mình, trừ những quyền lợi và tố quyền trực thuộc cá nhân. Họ cũng có thể nhân dnah mình, khiếu nại những chứng thư do người mắc nợ làm ra để gây hại cho quyền lợi của mình./.

 

| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Nam Lua

Nam Lua

Bình luận

avatar