Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

4. Những lý thuyết xã hội

NHỮNG LÝ THUYẾT XÃ HỘI 

Mọi hệ thống chính trị, hệ thống kinh tế, hệ thống giáo dục, đều chứa đựng một lý thuyết, biểu lộ rõ ràng hay mặc nhiên. Lý thuyết, nhiều khi táo bạo, cố gắng trả lời nhiều câu hỏi như xã hội tiến triển như thế nào? Tại sao loài người tổ chức như thế này, mà không như thế kia? Những lực lượng tác động và kết cấu trong những bộ máy cộng đồng là những lực lượng nào?
Dĩ nhiên thường lý thuyết tạo lập những khuôn mẫu để giải thích, bằng cách mượn ở những quan niệm tổng quát của thế giới trong một thời gian nào đó. Ví dụ khi vũ trụ có khuynh hướng chấp nhận một đấng thiêng liêng, thì lý thuyết có khuynh hướng xem xã hội hình như được tạo lập, cấu thành, hay hướng dẫn bởi đấng thiêng liêng đó. Trước kia phần lớn những lý thuyết chỉ là sự phát triển của tín ngưỡng, có tính cách truyền thống. Nói khác đi, lý thuyết biểu hiện cho những sự tin tưởng, có tính cách vừa cứng rắn, vừa máy móc. Chỉ gần đây sự hiểu biết của loài người mới vững chắc, đầy đủ, để có thể xây dựng những lý thuyết khoa học. Những lý thuyết này phát sinh nhờ quan sát và thí nghiệm, nhưng vẫn được đối chiếu, kiểm soát và thử thách lại bằng các sự kiện mới và những ứng dụng thực hành. Chúng ta sẽ xét một vài lý thuyết đó. Thật ra không có một lý thuyết nào có thể cho ta một sự giải thích đầy đủ về đời sống xã hội nhưng mỗi lý thuyết sẽ góp phần vào việc nới rộng, và làm mềm dẽo, uyển chuyển, nhãn quan của chúng ta.

ĐOẠN I._ NHỮNG QUAN NIỆM TÔN GIÁO VỀ XÃ HỘI

Trước khi xet những sự phát triển hiện tại của khoa học xã hội, ta cần phải có một ý niệm tóm tắt về những quan niệm tổng quát mà loài người đã có, đối với thực tế xã hội qua lịch sử tư tưởng. Thật thế, những khoa học nhân sự được hưởng một gia tài vĩ đại, về sự kiện và lý thuyết. Không có lý thuyêt gia hay triết gia nào danh tiếng mà không tha thiết đến đời sống cộng đồng để tìm cho một nền tảng, một cứu cánh hay những động cơ. Phần nhiều những nền văn hóa tiền khoa học, hay trộn lẫn những biểu thức vừa xã hội, vừa tôn giáo vào những kiến thức của hiện tượng tự nhiên. Nói khác đi, tạo hóa, xã hội và đấng thiêng liêng có liên hệ mật thiết với nhau và không thể phân biệt rõ ràng được. Người ta có thể xem đấng thiêng liêng như là động cơ tổng quát của những hiện tượng ở thế giới vật lý và nhân sinh. Do đó có khuynh hướng thả mình vào hư vô, trong sự trầm ngâm, mặc niệm, cầu khẩn, và không thèm để ý đến công việc ở trần tục. Thái độ giải thoát phàm trần này, đã được các nhà hiền triết Phật giáo và Ấn độ giáo khuyến khích, cho nên người ta thờ ơ với cơ cấu xã hội. Tuy nhiên không phải tât cả những tôn giáo trên thế giới đều thuộc loại này. Trái lại, sự kiện của một vài tôn giáo, cho rằng đấng thiêng liêng có thể hiện thân xuống trần gian, đưa đến một thái độ tích cực, mở đường cho việc nghiên cứu lịch sử, và những sự việc vĩ đại xảy ra, để hiểu lòng người, cùng những phương tiện được sử dụng. Do đó loài người mới cố gắng làm tròn nhiệm vụ theo lòng tín ngưỡng của mình. Vấn đề khó khăn chính là làm sao phân biệt được rõ ràng, giữa cái gì là có thật và cái gì thuộc về phạm vi giá trị. Trong tất cả mọi tôn giáo, Thiên chúa giáo có lẽ đã cho lịch sử một tầm mức quan trọng nhất. Thánh Augustin (354-430), linh mục Evêque Hippone trong tác phẩn “La cité de Dieu” chủ trương khảo sát toàn thể nền văn minh cố, và giải thích lịch sử La Mã. Ông phân tích những khái niệm liên quan đến luật tự nhiên của con người, sự tự do, đức tính chính trị, đến uy quyền của Chính phủ, chiến tranh v.v…, và đồng thời cho thấy uy quyền của nhà thờ giới hạn hoạt động của kẻ cầm quyền một cách như thế nào
Thánh Augustin đã phân biệt rõ ràng hai trật tự trong xã hội: Đô thị trần gian (La cité terrestre: Thành phố trần gian), mà cứu cánh là sự thỏa mãn nhu cầu của người, và Đô thị của Chúa (La cité de Dieu: Thành phố của Chúa), mà cứu cánh là sự khiêm tốn và lòng bác ái (L’humilite et la charité: Khiêm nhường và bác ái). Lý tưởng của đô thị thứ hai hướng dẫn đô thi thứ nhất đến sự toàn thiện. Một số lớn các lý thuyết xã hội, có tính cách tôn giáo, đã phát triển trong nền văn minh Tây phương. Không có lý thuyết nào sáng chói như lý thuyết của Thánh Augustin, nhưng tât cả những lý thuyết ấy cũng đều đóng một vai trò chính trị quan trọng. Khi thì các Vua chúa, Hoàng tử được xem như là được Đức Chúa trời ban cho quyền trị vì. Khi thì chủ quyền lại được giao cho đa số (Thánh Thomas). Khi thì vấn đề kinh tế đươc đề cập một cách trực tiếp, như vấn đề giá cả chừng mực công bình (Juste prix: Giá hợp lý) ở thời Trung cổ (Moyen âge), hay vấn đề quyền tư hữu cá nhân (của các cha ở nhà thờ). Tóm lại nhu cầu giải nghĩa biểu lộ một cách mạnh mẽ. Phong trào trở về với truyền thống Hy Lạp, đặc tính của thời Phục Hưng, được thể hiện trong những tư tưởng chính trị. Người Hy lạp đã dùng thông minh, lý trí, để giải thích những sự kiện quan sát được. Như ở ông Aristote, tác giả văn thức nổi danh “Người là một con vật chính trị” (L’homme est un animal politique: Con người là một động vật chính trị), người ta thấy đã có một cuộc nghiên cứu đối chiếu, những định chế của nhiều đô thị nổi tiếng lúc bấy giờ. Platon (429-347 trước CN) rồi thánh Augustin, cũng nghiên cứu như thế. Và ngày nay ta lại tìm thấy khuynh hướng đó, trong những kiến trúc không tưởng, của những xã hội lý tưởng, làm mẫu mực, động cơ cho những xã hội thực tại.

ĐOẠN II._ NHỮNG LÝ THUYẾT XEM XÃ HỘI NHƯ LÀ CƠ THỂ SINH VẬT (trang 33-37)

ĐOẠN III._ NHỮNG LÝ THUYẾT XEM XÃ HỘI NHƯ LÀ MỘT ĐỘNG CƠ …

| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Nam Lua

Nam Lua

Bình luận

avatar