Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

4. Thiện chí, Trung Thực Trong Giai Đoạn Giao Kết Hợp Đồng

THIỆN CHÍ, TRUNG THỰC TRONG GIAI ĐOẠN GIAO KẾT HỢP ĐỒNG
Lần đầu tiên nguyên tắc “thiện chí, trung thực” được ghi tại Điều 9 Bộ Luật Dân Sự 1995 (BLDS 1995): “𝑇𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑛 ℎ𝑒̣̂ 𝑑𝑎̂𝑛 𝑠𝑢̛̣, 𝑐𝑎́𝑐 𝑏𝑒̂𝑛 𝑝ℎ𝑎̉𝑖 𝑡ℎ𝑖𝑒̣̂𝑛 𝑐ℎ𝑖́, 𝑡𝑟𝑢𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑢̛̣𝑐, 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑖̉ 𝑞𝑢𝑎𝑛 𝑡𝑎̂𝑚, 𝑐ℎ𝑎̆𝑚 𝑙𝑜 đ𝑒̂́𝑛 𝑞𝑢𝑦𝑒̂̀𝑛, 𝑙𝑜̛̣𝑖 𝑖́𝑐ℎ ℎ𝑜̛̣𝑝 𝑝ℎ𝑎́𝑝 𝑐𝑢̉𝑎 𝑚𝑖̀𝑛ℎ 𝑚𝑎̀ 𝑐𝑜̀𝑛 𝑝ℎ𝑎̉𝑖 𝑡𝑜̂𝑛 𝑡𝑟𝑜̣𝑛𝑔, 𝑞𝑢𝑎𝑛 𝑡𝑎̂𝑚 đ𝑒̂́𝑛 𝑙𝑜̛̣𝑖 𝑖́𝑐ℎ 𝑐𝑢̉𝑎 𝑁ℎ𝑎̀ 𝑛𝑢̛𝑜̛́𝑐, 𝑙𝑜̛̣𝑖 𝑖́𝑐ℎ 𝑐𝑜̂𝑛𝑔 𝑐𝑜̣̂𝑛𝑔, 𝑞𝑢𝑦𝑒̂̀𝑛, 𝑙𝑜̛̣𝑖 𝑖́𝑐ℎ ℎ𝑜̛̣𝑝 𝑝ℎ𝑎́𝑝 𝑐𝑢̉𝑎 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑘ℎ𝑎́𝑐, 𝑔𝑖𝑢́𝑝 đ𝑜̛̃, 𝑡𝑎̣𝑜 đ𝑖𝑒̂̀𝑢 𝑘𝑖𝑒̣̂𝑛 𝑐ℎ𝑜 𝑛ℎ𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢̛̣𝑐 ℎ𝑖𝑒̣̂𝑛 𝑞𝑢𝑦𝑒̂̀𝑛, 𝑛𝑔ℎ𝑖̃𝑎 𝑣𝑢̣ 𝑑𝑎̂𝑛 𝑠𝑢̛̣, 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑏𝑒̂𝑛 𝑛𝑎̀𝑜 đ𝑢̛𝑜̛̣𝑐 𝑙𝑢̛̀𝑎 𝑑𝑜̂́𝑖 𝑏𝑒̂𝑛 𝑛𝑎̀𝑜; 𝑛𝑒̂́𝑢 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑏𝑒̂𝑛 𝑐ℎ𝑜 𝑟𝑎̆̀𝑛𝑔 𝑏𝑒̂𝑛 𝑘𝑖𝑎 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑢𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑢̛̣𝑐, 𝑡ℎ𝑖̀ 𝑝ℎ𝑎̉𝑖 𝑐𝑜́ 𝑐ℎ𝑢̛́𝑛𝑔 𝑐𝑢̛́”. Trước đó, pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 và pháp lệnh hợp đồng dân sự năm 1991 đều không ghi nhận nguyên tắc thiện chí, trung thực.
Dựa vào Điều 9 BLDS 1995, không cần tra từ điển, chúng ta cũng có thể hiểu rõ như thế nào là thiện chí, như thế nào là trung thực. Đến BLDS 2005 thì nguyên tắc thiện chí có sự thay đổi và nâng tầm quan trọng, được xếp vào Điều 6 BLDS 2005: “𝑇𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑛 ℎ𝑒̣̂ 𝑑𝑎̂𝑛 𝑠𝑢̛̣, 𝑐𝑎́𝑐 𝑏𝑒̂𝑛 𝑝ℎ𝑎̉𝑖 𝑡ℎ𝑖𝑒̣̂𝑛 𝑐ℎ𝑖́, 𝑡𝑟𝑢𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑢̛̣𝑐 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑣𝑖𝑒̣̂𝑐 𝒙𝒂́𝒄 𝒍𝒂̣̂𝒑, 𝒕𝒉𝒖̛̣𝒄 𝒉𝒊𝒆̣̂𝒏 𝑞𝑢𝑦𝑒̂̀𝑛, 𝑛𝑔ℎ𝑖̃𝑎 𝑣𝑢̣ 𝑑𝑎̂𝑛 𝑠𝑢̛̣, 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑏𝑒̂𝑛 𝑛𝑎̀𝑜 đ𝑢̛𝑜̛̣𝑐 𝑙𝑢̛̀𝑎 𝑑𝑜̂́𝑖 𝑏𝑒̂𝑛 𝑛𝑎̀𝑜.”. So với BLDS 1995 thì BLDS 2005 qui định rõ hơn về phạm vi điều chỉnh, phải thiện chí, trung thực ở cả hai giai đoạn: Giai đoạn xác lập và giai đoạn thực hiện. Đặc biệt, nguyên tắc thiện chí, trung thực trong giai đoạn xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự được ghi nhận lại thành Điều khoản nguyên tắc trong việc giao kết hợp đồng (xác lập hợp đồng) tại khoản 2 Điều 389 BLDS 2005: “𝑉𝑖𝑒̣̂𝑐 𝑔𝑖𝑎𝑜 𝑘𝑒̂́𝑡 ℎ𝑜̛̣𝑝 đ𝑜̂̀𝑛𝑔 𝑑𝑎̂𝑛 𝑠𝑢̛̣ 𝑝ℎ𝑎̉𝑖 𝑡𝑢𝑎̂𝑛 𝑡ℎ𝑒𝑜 𝑐𝑎́𝑐 𝑛𝑔𝑢𝑦𝑒̂𝑛 𝑡𝑎̆́𝑐 𝑠𝑎𝑢 đ𝑎̂𝑦: 1. 𝑇𝑢̛̣ 𝑑𝑜 𝑔𝑖𝑎𝑜 𝑘𝑒̂́𝑡 ℎ𝑜̛̣𝑝 đ𝑜̂̀𝑛𝑔 𝑛ℎ𝑢̛𝑛𝑔 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 đ𝑢̛𝑜̛̣𝑐 𝑡𝑟𝑎́𝑖 𝑝ℎ𝑎́𝑝 𝑙𝑢𝑎̣̂𝑡, đ𝑎̣𝑜 đ𝑢̛́𝑐 𝑥𝑎̃ ℎ𝑜̣̂𝑖; 2. 𝑇𝑢̛̣ 𝑛𝑔𝑢𝑦𝑒̣̂𝑛, 𝑏𝑖̀𝑛ℎ đ𝑎̆̉𝑛𝑔, 𝐭𝐡𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐜𝐡𝐢́, ℎ𝑜̛̣𝑝 𝑡𝑎́𝑐, 𝘁𝗿𝘂𝗻𝗴 𝘁𝗵𝘂̛̣𝗰 𝑣𝑎̀ 𝑛𝑔𝑎𝑦 𝑡ℎ𝑎̆̉𝑛𝑔”. Như vậy là, BLDS 2005 đã khẳng định rõ, bắt buộc phải thiện chí, trung thực trong giai đoạn giao kết hợp đồng (giai đoạn xác lập hợp đồng), nghĩa là, phải thiện chí, trung thực ở giai đoạn trước khi hợp đồng được xác lập.
BLDS 2015 không giữ lại điều 389 BLDS 2005, nguyên tắc giao kết hợp đồng, trong đó có nguyên tắc thiện chí, trung thực, bị loại bỏ khỏi “Tiểu mục 1 – GIAO KẾT HỢP ĐỒNG”. Nhưng điều đó không có nghĩa là việc giao kết hợp đồng không theo nguyên tắc nào, kể cả nguyên tắc “thiện chí, trung thực”. Thực chất, việc giao kết hợp đồng phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, được qui định tại Điều 3 BLDS 2015. Theo giải thích của Ban soạn thảo BLDS 2015 thì việc loại bỏ Điều 389 BLDS 2005 khỏi “Tiểu mục 1 – GIAO KẾT HỢP ĐỒNG” của BLDS 2015 là nhằm tránh trùng lắp với nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự đã được qui định tại Điều 3 BLDS 2015 và cũng nhằm hướng mọi đối tượng chú ý đến nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự,
BLDS 2005 qui định thiện chí, trung thực chỉ ở hai giai đoạn, giai đoạn xác lập và giai đoạn thực hiện, nhưng đến khoản 3 Điều BLDS 2015 thì thiện chí và trung thực đòi hỏi phải tuân thủ ở cả ba giai đoạn, giai đoạn xác lập, giai đoạn thực hiện và giai đoạn chấm dứt: “Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách 𝐭𝐡𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐜𝐡𝐢́, 𝘁𝗿𝘂𝗻𝗴 𝘁𝗵𝘂̛̣𝗰”. Thiện chí, trung thực là nguyên tắc xuyên suốt, mọi lúc mọi nơi.
Cũng cần lưu ý rằng, Điều 3 là điều khoản nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, chứ không chỉ là nguyên tắc riêng của Bộ luật dân sự 2015. Nghĩa là, mọi qui định trên các lĩnh vực dân sự, kể cả pháp luật về Hôn nhân và Gia đình, đều phải tuân thủ nguyên tắc tại Điều 3 BLDS 2015. Và khoản 2 Điều 4 qui định: “Luật khác có liên quan điều chỉnh quan hệ dân sự trong các lĩnh vực cụ thể không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này”.
Lấy ví dụ trong lĩnh vực hôn nhân. Trước khi kết hôn, các bên cũng phải thiện chí, trung thực với nhau. Nếu nhận thấy đến với người đó mà không đem lại cho họ hạnh phúc thì không được đến. Câu chuyện về một anh thương binh nặng, ở trại Tam Bình, không trở quê cũ để tránh một cuộc hôn nhân, đã có hứa hôn, là một hành động thiện chí. Trong giai đoạn tìm hiểu để đi đến kết hôn, hai bên cũng phải trung thực trong việc cung cấp thông tin, nếu cần phải cung cấp cả thông tin về sức khỏe sinh lý. Trong trường hợp một người bị “lừa dối ly hôn”, mà đến một lúc nào đó mới phát hiện ra sự lừa dối này thì có quyền yêu cầu tòa án hủy kết hôn theo qui định tại Điều 10 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Tương tự như hậu quả của hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, việc giải quyết hậu quả của việc hủy kết hôn do bị lừa dối trong giai đoạn tìm hiểu, xác lập hôn nhân là khác với hậu quả của việc ly hôn.
Tại phiên tòa ngày 26-5-2021, Siêu Luật sư tiến sĩ Châu Huy Quang có một câu hỏi hết sức SIÊU: “Konica Minolta có quyền bán máy in cho mỗi người một giá khác nhau không?”. Rồi ông ta tự trả lời: “Pháp luật không cấm!”. Có thể trả lời ngay cho Siêu luật sư tiến sĩ Châu Huy Quang là, đối với hàng độc quyền như máy C1100 của Konica Minolta, thì hành vi bán giá khác nhau, gây thiệt hại cho khách hàng là hành vi bị cấm, theo Điều 13 Luật cạnh tranh 2004, và nay là Điều 27 Luật cạnh tranh 2018. Nhưng ở nội dung bài viết này chỉ tập trung bàn về chủ đề “thiện chí, trung thực”, không bàn về hành vi bị cấm đối với các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường hay độc quyền. Trong khi đó, thì từ tháng 7 năm 2015, phía Konica Minolta Việt Nam và Sao Nam đã thừa nhận rằng, “bán giá như thế là Saigonbook không kinh doanh được” và họ chỉ đạo thu hồi máy. Tại “Biên Bản Bán Hàng Trả Lại” ngày 8/8/2015, do Luật sư Bùi Quang Nghiêm soạn thảo, bút lục 88, ghi nhận lý do trả lại máy in là do “không phù hợp với kinh doanh”, và được Sao Nam ký xác nhận là “không phù hợp với kinh doanh”.
Mỗi người khi giao kết hợp đồng thì đều có mục đích và mục đích của mỗi người có thể khác nhau. Người đồng tính có thể kết hôn với người không có “cái kia”. Nhưng người dị tính – đàn ông muốn đàn bà và đàn bà muốn đàn ông – thì “cái kia” là cái mục đích của kết hôn. Ông, bà gì mà không có “cái đối lập với cái của tôi”, mà xông tới để cho tôi giao kết hợp đồng thì đích thị là lừa người ta rồi. Tương tự, bán máy in cho Tòa án thì có thể bán mỗi nơi một giá, vì họ in nội bộ, lấy tiền dân để trả. Nhưng nếu bán máy in cho người kinh doanh, thì không thể lệch nhau đến 2,1 tỉ đồng như trường hợp Konica Minolta bán cho Saigonbook. Bán giá như thế thì may ra chỉ có “Siêu” mới có thể kinh doanh được. Bán như thế là không thiện chí và cũng không trung thực.
Nguyên tắc thiện chí, trung thực đã xuất hiện từ lâu trên thế giới, xuất phát từ nguyên tắc Bona fides của luật La Mã, các đây hơn 2.000 năm. Ngày nay, hầu hết các nước theo hệ thống Civil law (Dân luật) đều đưa “thiện chí, trung thực” vào điều khoản nguyên tắc để ràng buộc các bên trong việc xác, thực hiện và chấm dứt hợp đồng. Pháp luật Việt Nam cũng là học cái văn minh từ pháp luật phương Tây, chứ thời phong kiến thì làm gì có. Sự xuất hiện nguyên tắc “thiện chí, trung thực” kể từ khi có BLDS 1995, và làm sâu sắc thêm ở BLDS 2015, cho thấy, Pháp luật Việt Nam buộc mọi người phải “thiện chí, trung thực” và phải thiện chí, trung thực ở cả trong của 3 giai đoạn của hợp đồng, đặc biêt là giai đoạn giao kết hợp đồng – Tức là giai đoạn tìm hiểu để đi đến giao kết hợp đồng.
.
Konica Minolta và Sao Nam không “thiện chí, trung thực” trong cả ba giai đoạn của hợp đồng. Các luật sư của họ cũng không “thiện thí, trung thực” trong quá trình tố tụng. Các thẩm phán, kiểm sát viên cũng không “thiện chí, trung thực” trong quá trình giải quyết vụ án, cho nên vụ án mới bị sai kéo dài đến 8 năm. Sự không “thiện chí, trung thực” của nhiều người, nhiều cấp đã sinh ra vụ án Konica Minolta. Sự thiếu vắng “thiện chí, trung thực” đã trở thành vấn nạn lớn của nhân dân này, của đất nước này./. (Còn tiếp)
(Xuất từ kho “Tri thức đóng chai” của Năm lúa Lương Vĩnh Kim)
| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Nam Lua

Nam Lua

Bình luận

avatar