Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

4. Thu Thập Phiếu Báo Giá và Mua Máy C1100 làm đối chứng

THU THẬP PHIẾU BÁO GIÁ VÀ MUA MÁY C1100 LÀM ĐỐI CHỨNG

Vào giữa tháng 7 năm 2015, công ty của tôi gần như hoàn thành việc in sách cho mùa khai trường của năm học mới. Tôi có thời gian để điều tra giá máy in của Konica Minolta đang bán tại thị trường Việt Nam. Tôi cử nhân viên vào vai khách hàng khác nhau để lấy các phiếu báo giá của KMV và các đại lý của họ. Để có cơ sở so sánh với giá hai chiếc máy mà tôi đã mua, tôi chỉ đạo các nhân viên của tôi tập trung thu thập các bảng báo giá máy C1100 và máy C1070P.
Tôi hướng dẫn cho em Ngân, nhân viên của tôi, lấy danh nghĩa Công ty TNHH In Song An, địa chỉ số 16 Trương Đăng Quế, Phường 3, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh, để yêu cầu Sao Nam báo giá. Để tránh bị nghi ngờ thu thập giá máy C1100, chúng tôi yêu cầu báo giá cả hai máy, C1100C1085. Ông Trần Kim Chung đã ký đóng dấu vào Bảng Chào Giá số 97/CTV/2014 ngày 16/07/2015, giá máy C1100 là 2.000.0000.000đ.

Tôi cũng cử em Ngân, lấy danh nghĩa nhà thờ Hạnh Thông Tây, đến gặp ông Nguyễn Tuấn Anh – nhân viên bán hàng của KMV, để hỏi mua máy C1100, phục vụ cho in nội bộ của nhà thờ. Ngày 20/7/2015, ông Nguyễn Tuấn Anh đã báo giá máy in C1100 là 2.200.000.000đ. Em Ngân cũng liên hệ với Công ty Sao-Nam An, một đại lý khác của KMV, để hỏi mua máy C1100 thì ngày 17/7/2015, Sao-Nam-An báo giá máy C1100 là 3.870.000.000đ. Cách báo giá của Sao-Nam An cũng là hiện tượng lạ. Đầu tiên, ông Bùi Quốc Việt, quản lý bán hàng của công ty Sao-Nam An dắt em Ngân đến ngồi uống cà phê ở tầng trệt của tòa nhà Bitexco, số 2 đường Hải Triều, Quận 1. Ông Việt bảo em Ngân ngồi chờ, để ông ta làm việc trước với Konica Minolta. Đi một lúc, rồi ông ta quay lại, cung cấp em Ngân phiếu báo giá máy C1100 là 3.783.000.000 đồng – một mức giá mà ngay từ đầu, tôi đã bị Konica Minolta ta lừa, báo với giá tương đương 180 ngàn USD.

Tôi nhờ bạn Trần Văn Nhân, nhân viên cũ của Saigonbook, hiện đang làm việc cho một nhà in ở tình Bình Dương, liên hệ với các đại lý của KMV, để hỏi mua máy C1100. Để cuộc điều tra không bị bại lộ, tôi dặn Trần Văn Nhân gọi điện từ điện thoại bàn ở Bình Dương, để hỏi mua máy in của Konica Minolta. Việc hỏi giá cũng rất khó khăn, mỗi đại lý báo một giá. Em Trần Văn Nhân đã lấy được phiếu báo giá từ công ty STS. Ngày 17/7/2015, ông Phan Quang Phú – Phó giám đốc STS, báo giá máy C1100 là 1.800.000.000 đồng. Sau khi đã có các phiếu báo giá này, tôi lấy danh nghĩa là Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Cổ phần In 474, gọi điện cho anh Phan Quang Phú, thương lượng mua một số chiếc máy in, trong đó có chiếc máy C1000, để đặt ở nhà in tại quận Bình Thạnh. Ngày 20/07/2015, Phan Quang Phú gửi cho tôi phiếu báo giá 3 máy in của Konica Minolta, trong đó, giá máy in C1100 là 1.700.000.000 đồng. Ngay lúc đó, Phú cũng báo cho tôi biết là đợt này có chiếc máy C1100 đã được trưng bày trong đợt hội chợ vừa qua, sẽ được khuyến mại, tặng kèm theo hai máy in nhỏ. Nếu tính giá hai máy tặng kèm thì giá máy C1100 chỉ còn 1.289.278.000đ. Tôi đề nghị với Phú gửi phiếu báo giá riêng biệt từng máy để tôi dễ tính khấu hao sau này. Ngay sau đó, cũng trong ngày 20/07/2015, Phú đã gửi cho tôi phiếu báo giá cụ thể cả ba máy – mày C654, máy 654E và máy C1100 – với giá tổng cộng là 1.680.000.000 đồng, trong đó giá máy C1100 là 1.289.278.000 đồng. Sau khi thảo luận qua điện thoại về số tiền đặt cọc và thời gian thanh toán, tôi đồng ý mua ba máy này. Tôi đề nghị anh Phan Quang Phú soạn thảo hợp đồng, ký trước, rồi chuyển qua để tôi ký sau, chuyển tiền cọc để chốt hợp đồng. Đồng thời, tôi đề nghị Phú cho tôi được xem sơ qua tình trạng các chiếc máy in mà tôi đã đặt cọc mua. Khi đến kho, tôi đã yêu cầu Phú mở máy in C1100 cho tôi chụp ảnh. Tôi muốn có hình ảnh để làm bằng chứng chứng minh sự gian dối của KMVSao Nam, nhằm thương lượng với họ, chứ lúc đó, tôi không có ý định mua thêm chiếc máy C1100 này. Tôi chụp ảnh vào buổi trưa thì ngay chiều hôm đó, Lúc 15 giờ 33 phút ngày 22/7/2015, tôi chuyển cho STS số tiền là 100 triệu đồng. Chuyển tiền xong, tôi gọi điện cho ông Trần Kim Chung và ông Đào Việt Linh, báo cho các ông này biết là Sao NamKMV đã lừa tôi và tôi đã thu thập được các tài liệu chứng cứ. Tôi đề nghị ông Trần Kim Chung và ông Đào Việt Linh gặp tôi để giải quyết, nếu không thì sự việc sẽ rất ồn ào.

Lập tức, ngay chiều hôm đó, khoảng sau 5 giờ chiều ngày 22/7/2015, tôi gặp ông Trần Kim Chung và ông Đào Việt Linh tại quán Cánh Buồm, số 8 đường Lê Ngô Cát, Quận 3, Thành phố Hồ  Chí Minh. Tại đây, tôi đưa các bằng chứng gian dối và một thẻ thanh tra thuế, rồi nói rằng: “Các anh phải giải thích cho tôi biết, là tôi được giảm giá đặc biệt 20% là so với ai. Nếu không, tôi không để cho các anh yên. Tôi đã từng là một thanh tra thuế thượng thừa và là một luật sư từng trải. Với những bằng chứng này, tôi có thể đánh các anh lên bờ xuống ruộng – từ thuế, truyền thông, dân sự đến hình sự. Các anh nên trả tiền lại cho tôi để lấy máy về. Tôi vẫn sẽ tiếp tục hợp tác với Konica Minolta để làm ăn theo mặt bằng giá của Công ty STS”. Lúc đó, trong lòng tôi rất giận, nhưng tôi vẫn giữ sự đằm thắm, nhẹ nhàng thuyết phục để họ khắc phục hậu quả. Anh Trần Kim Chung thì tỏ vẻ bình tĩnh nhưng hai hàm răng run lập cập. Còn anh Đào Việt Linh thì mặt mày xám ngắt. Ngay lúc đó, anh Đào Việt Linh gọi điện cho anh Phan Quang Phú để hỏi thông tin về việc chiếc máy C1100 đã bán cho tôi. Anh Phan Quang Phú đã xác nhận. Sau khi xem qua các bản phô tô phiếu báo giá và nghe anh Phan Quang Phú xác nhận, anh Đào Việt Linh và ông Trần Kim Chung hứa là sẽ báo với cấp trên của Konica Minolta để thu hồi cả 2 chiếc máy mà họ đã bán cho chúng tôi.

Sáng ngày 23/07/2015, tôi gọi điện cho anh Phan Quang Phú để đòi sửa lại vài chỗ trong hợp đồng. STS soạn một lúc hai hợp đồng riêng biệt. Một hợp đồng mua bán máy in C1100 và hợp đồng dịch vụ Click Charge toàn phần. Tôi đòi cả hai phần này phải đưa chung vào một hợp đồng. Vì lúc này tôi đã nhận thức đầy đủ về dịch vụ Click Charge là phải gắn liền với việc mua máy – sử dụng máy. Nếu để riêng ra, thì với thời hiệu khởi kiện hợp đồng mua bán chỉ hai năm, trong khi đó tuổi thọ của máy, theo hợp đồng Click Charge là đến 5 năm. Tôi cũng đề nghị với anh Phan Quang Phú là phải ghi thêm vào hợp đồng, ở điều 8 khoản 4, là “Bên A là đại lý thương mại của Công ty TNHH KONICA MINOLTA BUSINESS SOLUTIONS VIỆT NAM. Quyền và nghĩa vụ của bên A theo qui định của Luật Thương Mại”. Sở dĩ, tôi yêu cầu ghi như thế là để ràng buộc trách nhiệm của KMVSao Nam đối với thương vụ mua bán máy in C1100 này vì họ đã lừa tôi về chủ thể của hợp đồng. Trước đó, trong hợp đồng với Sao Nam, đã không có chi tiết đại lý thương mại được ủy quyền này. Trong các phiên tòa phúc thẩm vừa rồi, đại diện KMV chối bỏ tư cách là bên giao đại lý, nhưng về mặt chứng cứ thì tôi đã ràng buộc đầy đủ, họ không thể chối cãi.
Ngày 23/7/2015, tôi lấy danh nghĩa Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ Phần In 474, để ký lại hợp đồng mua bán máy in với Công ty STS. Đối tượng của hợp đồng này là 3 chiếc máy in, máy in 654E, máy in C654 và máy in C1100. Hợp đồng này do Công ty STS soạn thảo. Trong hợp đồng này, Công ty STS cũng cố tình bỏ trống xuất xứ máy nhưng lúc đó, tôi không để ý. Lúc này, tôi chỉ quan tâm đến giá, và tư cách đại lý thương mại để ràng buộc trách nhiệm của KMV. Hai bên thỏa thuận địa chỉ lắp đặt máy tại trụ sở của Công ty Cổ Phần In 474, số 217/2 đường Nơ Trang Long, Phường 12, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.

Chiều ngày 24/7/2015, tôi hẹn gặp lại Đào Việt LinhTrần Minh Nhật ở quán Cánh Buồm để hỏi tình hình thu hồi máy. Đào Việt Linh cho tôi biết là lãnh đạo của Konica Minolta đã đồng ý thu hồi lại cả hai chiếc máy. Họ thừa nhận là bán giá như thế thì anh Kim không làm ăn được. Tôi nghe mà nhẹ cả người. Đào Việt LinhTrần Minh Nhật nhờ tôi soạn thảo văn bản đề nghị thu hồi máy, dịch ra tiếng Anh, gửi đến email của Tadasu Ichino và các lãnh đạo của Konica Minolta tại Singapore. Ngày 25/7/2015, tôi soạn văn bản số 11/2015, “Về những căn cứ hủy hợp đồng”, rồi giao cho hai nhân viên của tô, là cô Hà Thanh Uyên và Lý Thanh Trúc, dịch ra tiếng Anh và biên tập lại cẩn thận, trước khi tôi gửi đi. Ngày 26/07/2015, lúc 12 giờ 43 phút, tôi đã gửi văn bản số 11/2015, cả hai bản tiếng Việt và tiếng Anh, đến ông Trần Kim Chung, Trần Minh Nhật, Osafumi Kawamura, Tadasu Ichino, Đào Việt Linh, Lưu Ngọc Thúy Vân, Phan Quang Phú, Nguyễn Thị  Xuân Đoan. Thời gian lúc 12 giờ 43 phút và email người nhận còn lưu giữ trên hệ thống của gmail và hệ thống của Konica Minolta. Hiện nay, Konica Minolta thuê các luật sư ra tòa khai rằng, họ không biết đến vụ mua bán này và họ không liên quan.

Để có thêm cơ sở đấu tranh với KMVSao Nam, tôi đã ký hợp đồng với Công ty Thẩm Định Giá Sài Gòn để thẩm định giá máy C1000. Công ty Thẩm định Giá Sài Gòn cũng gửi các yêu cầu báo giá đến KMV và các đại lý của KMV, nhưng lúc này, việc thu thập các bảng báo giá đã lộ và họ bắt đầu báo giá theo kiểu đối phó với cuộc điều tra của tôi. Sao Nam không báo giá đối với máy C1070P và máy C1100 – là hai máy mà tôi đang tiến hành thu thập chứng cứ. Ngày 24/7/2015, STS tại Thành phố Hồ Chí Minh báo giá máy C1100 là 1.900.000.000 đồng. Ngày 27/7/2015, STS tại Hà Nội báo giá máy in C1100 là 1.900.000.000đ, kèm theo chi tiết “xuất xứ máy là của hãng Konica Minolta” ở mục ghi chú. Lúc này, vụ việc điều tra giá đã bại lộ. Ông Nguyễn Tuấn Anh. đối phó bằng cách, gửi báo giá cho công ty Thẩm định Giá Sài Gòn, báo giá máy C1100 vào ngày 23/07/2015 là 3.300.546.000đ, trùng với giá mà họ đã báo cho ACBL từ tháng 12/2014.

 

 

| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Nam Lua

Nam Lua

Bình luận

avatar