Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

4. Tính cách khoa học của luật hành chánh

TÍNH CÁCH KHOA HỌC CỦA LUẬT HÀNH CHÁNH


19._ Như đã nói qua trong phần nhập môn là các luật gia thường quan trọng hóa ngành chuyên môn của mình bằng cách tuyên bố nói là một  khoa học, nhưng chỉ minh chứng một cách giản dị là nó thuộc về khoa học nhận xét ghi chép trung thành luật thực thi. Còn sự khảo cứu và xây dựng thì vẫn căn cứ vào các phương pháp suy luận pháp lý cổ điển, nào là tìm kiếm ý định nhà lập pháp, nào là chú giải, suy diễn, quy nạp, xuất dẫn, loại tỉ v.v…, tức là toàn các phương diện từ chương, ước định, trừu tượng, không căn cứ vào một sự kiện thực tế hay các dữ kiện thực sự nào cả; nếu không bắt buộc phải tiên nghiệm một số định lý ước định thì toàn bộ hệ thống không có giá trị nào cả. Nếu nhà lập pháp quy định vấn đề theo phương phương pháp cổ điển là đặt một nguyên tắc chỉ hướng và, từ đó suy diễn trừu tượng ra các hệ thuyết rồi xây dựng chế độ về chi tiết mà trong mỗi giai đoạn suy luận không ứng nghiệm hay phản nghiệm cùng ước lượng kết quả hay phỏng ước tiến trình, thì tác phẩm của họ chẳng phải là khoa học và cũng không thể là nghệ thuật. Nếu các nhà chuyên hành pháp luật giải thích mọi chế độ pháp lý để xét xử hay thi hành mà chỉ “đi tìm ý định của nhà lập pháp”, thì kết quả cũng không thể là khoa học được, mà nhiều khi chính nhà lập pháp cũng không ngờ người ta lại có thể gán cho mình các ý định đó. Vả lại cũng có khi ý định chính thức khác hẳn ý định thực sự thầm kín theo đuổi. Nhà luật gia G.Ripert đã nhận thấy, sau cả một đời kinh nghiệm về luật học, là các đạo luật thường có các bản tường trình lý do rất cao thượng, bao giờ cũng là công lý và lợi ích công cộng, nhưng cũng thường hay có các điều khoản nhằm mục đích cá nhân hay đoàn thể …Tuy vậy, các luật gia ngay tình hay làm như không biết sai lệch đó, thường đề cao và tuyên bố một cách rất trịnh trọng nói là ý muốn toàn dân cụ thể hóa công bình và công thiện … (G. Ribert. “Les forces creatrices du Droit). Theo vậy thì sự tác tạo luật pháp thường không đặt trên một nền tảng khoa học, sự giải thích bổ khuyết để thực thi thường lại trầm trọng hóa thêm các lầm lẫn nguyên thủy. Sau đó tới phiên các nhà luât học “mổ xẻ” lại vấn đề gọi là “để tìm hiểu, và xây dựng” trên một “nền tảng khoa học”, thì lại chỉ áp dụng các phương pháp hoàn toàn từ chương và thư bản mà không lưu tâm chi tới các sự kiện thực tế và các dữ kiện xã hội trong mỗi giai đoạn (Francois Geny – Sách dẫn chiếu). Đó chỉ là “chiếc áo khoa học” mà các luật gia phù thủy muốn khoác lên vai luật pháp. Thực ra, như đã nêu qua trong nhập đề, một kỷ luật tự nó không phải là một khoa học theo bản chất, khoa học chỉ là phương pháp áp dụng cho sự khám phá, cho công trình nghiên cứu, cho kế hoạch xây dựng. Nếu lấy khoa học vạn vật làm thí dụ, thì các hiện tượng trong trời đất đã được nhận xét và giải thích từ lâu, nhưng nhận xét thay đổi và giải thích cũng vậy, tùy theo phương pháp áp dụng. Một vài dân tộc chưa được khai hóa hãy còn giải thích mưa gió, sấm sét theo phương pháp “khoa học” theo phương pháp riêng của họ như sự nổi giận của thần linh này nọ hay sự cảnh cáo của đấng chí cao kia và dùng sự giải thích này để minh chứng một cách rất trịnh trọng và tin tưởng vào các cuộc hành lễ hy sinh nhân mạng cho hung thần. Các sự hy sinh mà luật pháp hiện tại đòi hỏi ở người công dân thường cũng có thể là kết quả của một sự suy luận tương tự như vậy bắt nguồn ở một nhận xét và giải thích lầm lẫn về đời sống pháp lý  (hay). Và rất đáng tiếc là các nhà luật học thường chỉ dùng khoa học của mình để huyền bí hóa luật pháp cho thêm phần siêu đẳng và thần thánh hóa quyền thế một cách quá đáng, vô tình làm tay sai cho các nhóm lợi ích (…).
20. Theo ý chúng ta, trước khi xây dựng lại luật học trên một nền tảng khoa học thực sự, cần phải theo gương các nhà kiến trúc sư cách mạng, phá bỏ hẳn nền tảng cũ trước khi xây cất một kiến trúc mới. Nền tảng cũ trong luật học là sự huyền bí của luật phápsự thần bí của quyền thế. Cần phải đánh đổ các phương diện phản khoa học này vì nó làm cho mọi tiến bộ khó khăn và mâu thuẫn. Đó là khuynh hướng giải huyền luật pháp (démystification du Droit: làm sáng tỏ luật pháp), mà phong trào canh tân phương pháp đương cố gắng phát động để thực hiện sự khoa học hóa về phương diện tiêu cực, trước khi đặt nền tảng mới cho luật pháp là quan niệm cứu cánh xã hội do những dữ kiện xã hội điều hướng. Căn cứ vào kế hoạc này, chúng ta đã nghiên cứu và xây dựng quan niệm nghĩa vụ hành chánh (nó là kết điểm của phong trào giải huyền luật pháp với sự tìm kiếm tích cực khoa học một tiêu chuẩn kỹ thuật cho thực chất của luật hành chánh – X. Chương V), nhưng muốn cho “sự khoa học hóa có tính cách khoa học thât sự”, chúng ta phải khảo sát các đặt tính và phương pháp của khoa học chính xác và thuần túy, xem có thể mượn tạm một vài phương diện để khai thác trong “khoa học pháp lý”. Sau đó, còn phải khai thác thêm kết quả và phương pháp của môn hành chánh công quyền học, cùng các khoa học xã hội như xã hội học, chính trị học, luân lý học, kinh tế học v.v…

MỤC I._ PHÂN TÍCH KHOA HỌC CHÍNH XÁC
21. Trong sự khai thác khoa học chính xác, chúng ta căn cứ vào sự phân tích do một nhà bác học trình bày (…) và kiểm điểm sự khai thác các phương diện khoa học mà ta đã áp dụng trong sự thi hành kế hoạc nghiên cứu cùng phương pháp xây dựng tích cực quan niệm nghĩa vụ hành chánh dùng làm nền tảng cho luật hành chánh để thay thế khái niệm công quyền lực. Trước hết về đại cươn, sự nghiên cứu khoa học bao giờ cũng có tính cách tích cóp (cumulation), đòi hỏi sự hợp tác (coperation) và thi đua (competition). Về phương diện này, chúng ta đã cố gắng nhưng còn thiếu sót: sự tích góp công trình của các nhà tiền phong và các nhận xét, ứng nghiệm và phản nghiệm riêng của ta tương đối đầy đủ, nhưng sự hợp tác và nhất là thi đua có phần thiếu sót. Hợp tác và thi đua phải nghĩa theo nghĩa rộng rãi, gồm tất cả các lĩnh vực và lập trường, kể cả các sự đối lập khoa học mà chúng ta cho là có tính cách hợp tác xây dựng nhiều hơn cả sự hòa đồng. Cũng vì lý do đó mà phương pháp dẫn giảng của tôi nhằm mục đích khích tưởng (khích lệ và suy tưởng), cùng mở rộng tinh thần phê bình và xây dựng (các nhận xét phên bình và thắc mắc của sinh viên đã giúp tôi rất nhiều trong sự điều chỉnh phương pháp và quan niệm). Về sự thi đua thì tôi đã phải trù liệu phổ biến rât nhiều phương pháp và quan niệm để mỗi khóa sinh viên được đào tạo khác biệt nhau chút ít, hy vọng rằng trong tương lai, các sự khác biệt đó có thể phát động cuộc thi đua một cách tích cực và hào hứng. Ta tuần tự đề cập tới ba phương diện của khoa học chính xác:
22._a) Về tiến trình khám phá khoa học thì có các nhận xét sau đây:
1)  Theo Nhà bác học Pierre Curie thì sự kết tinh một quan niệm cần một sự tập trung suy tưởng bền bỉ và đòi hỏi một đà quay của trí óc liên miên hướng thẳng tới sự tìm hiểu. Đó là kinh nghiệm của một nhà bác học. Nhưng trong các huyền thoại khám phá khoa học, người ta thường trình bày các sự khám phá gần như ngẫu nhiên, thí dụ có đi tắm thấy thân thể nổi lềnh bềnh trên mặt nước, mới  khám phá ra sức đẩy của nước, có nằm nghỉ dưới gốc cây, bị trái cây rơi trúng vào mặt mới khám phá ra sức hút của trái đất …Thực ra theo ý chúng tôi thì chính do sự làm việc liên miên của trí óc, tiềm thức tìm hiểu tiếp đà đã do một hiện tượng thúc đầy tới sự khám phá. Trong đời sống hàng ngày cũng vậy, nhiều khi ta bận tâm về một vấn đề chưa có giải pháp, lúc nào không nghĩ tới nữa thì bất chợt lại thấy ngay giải pháp: đó không phải là ngẫu nhiên mà là kết quả của tiềm thức tiếp đà cho sự suy tư, do một sự kiện ngoại lai, hình ảnh hay màu sắc thích hợp, đã bất chợt phát động tiến trình khám phá.
Trong tiến trình xây dựng quan niệm nghĩa vụ hành chính của ta cũng có sự suy tưởng bền bỉ, thắc mắc, bận tâm từ rất lâu (lúc chuẩn bị luận án tiến sĩ tại Ba lê vào năm 1950, tôi đã muo1n tổng quát hóa trường hợp thụ động trong lĩnh vực công tác công chính phát sinh trách nhiệm hành chánh, có thể coi như xác nhận một nghĩa vụ về công chánh), nhưng chưa tìm thấy giải pháp. Vào năm 1960, nhân dịp khảo sát lại tính cách biệt lập của Luật hành chánh, bất chợt tôi nhận thấy chính vì sự biệt lập này mà không thể du nhập hoàn toàn kỹ thuật dân luật trong sự xây dựng hệ thống chế tài nghĩa vụ hành chánh, nên tôi đã hướng về hệ thống chế tài biệt lập thì nhận thấy nó vừa chính xác lại vừa phù hợp với luật hành chánh hơn, sau đó chúng ta mới dám phổ biến lần lần quan niệm nghĩa vụ hành chánh.
2) Giữa khoa học thuần túy (hay căn bản) và khoa học thực hành có một ảnh hưởng tương hỗ liên tục, phức tạp và sâu sắc chứ không đối lập như đại diện hai môn phái đó lầm tưởng trong sự nghi kỵ và chỉ trích lẫn nhau. Khoa học chính xác là sự chỉ đạo hướng dẫn cho khoa học thực hành, và ngược lại, kết quả của thực hành là bàn đạp cho hướng tiến tương lai của khoa học chính xác. Chúng ta đã nhận thấy trong lĩnh vực của luật hành chánh cũng có sự đố kỵ giữa lý thuyết gia và thực hành gia (…28). Trong thực tế, do kinh nghiệm bản thân về lý thuyết và thực hành, chúng ta đã cố gắng kết hợp cả hai phương diện đó trong sự xây dựng nền tảng nghĩa vụ hành chánh.
3) Sự suy phỏng đầu cơ (spéculation intellectuelle: sự suy đoán trí tuệ) là tất yếu trong khoa học. Sự suy đoán này phải được thực thi bằng một kế hoạc phỏng chừng liên tiếp và lũy tiến (…). Chúng ta thiết lập một kế hoạch nghiên cứu và xây dựng dài hạn với các giai đoạn lũy tiến, trước khi chuyển từ sự phỏng chừng này tới sự phỏng chừng kế tiếp; từ quan niệm hình thức về công sở tới quan niệm thực chất về công vụ, rồi lần lần và lũy tiến đi tới các quan niệm cấp tiến và bao quát hơn, nhiệm vụ hành chính trước đã rồi mới tới nghĩa vụ hành chánh (xem chương V).
4) Vì hiện tượng quan sát phức tạp, nhà khảo cứu phải phân biệt các điểm chính với các điểm phụ, chỉ tuyển lưu sự hạng chính thuần túy và gạt bỏ sự vật ngoại lai che lấp đối tượng. Vì vậy kết quả tuy có tính cách khoa học nhưng thường rất hiếm có được theo nguyên chất, trong thực tế …Chẳng hạn H2 + O hợp lại thành nước nguyên chất, nhưng trong thực tế nước dùng để quan sát ít ki ở trong tình trạng nguyên chất trong sạch như vậy, nên kết quả thực tế của sự phân tích không bao giờ được hoàn chỉnh chính xác. Và như vậy, theo Nhà bác học Dingle “các khoa học chính xác tất nhiên là không chính xác” (Les sciences exactes sont essentiellement inexactes: Khoa học chính xác về cơ bản là không chính xác). Nhất là trong lĩnh vực khoa học xã hội, kết quả chỉ có giá trị trên bình diện đại số mà thôi. Trước kia chúng ta thắc mắc mãi về tính cách mông lung, thiếu chính xác của tiêu chuẩn của nghĩa vụ hành chánh. Nay chúng ta áp dụng nhận xét này, nên tin tưởng vào sự chính xác hóa lần lần để đạt tới một trình độ chính xác khả quan theo quy luật đại số.
5) Khoa học không tiến triển theo đường thẳng, mà trái lại, khi tiến, khi dừng, để rồi lại tiến bất thần bằng các bước nhảy vọt. Nhận xét này rất đúng. Trong kế hoạc của ta, các giai đoạn thường được cụ thể hóa trong m ỗi định nghĩa, đã có nhiều lúc chúng ta phải dừng chân để chuẩn bị lại hay chuẩn bị thêm, tuy vậy trong một vài vấn đề vẫn chưa có lối thoát. Thí dụ về hai tiểu chuẩn của nghĩa vụ hành chính là thi hành luật pháp và thỏa mãn nhu cầu công cộng mà chúng ta muốn thống nhất hóa trên một nền tảng nhất nguyên nhưng chưa hẳn là đạt được kết quả. Phương pháp nghiên cứu và các dụng cụ khoa học cũng được đề cập tới một cách khá đầy đủ trong sự phân tích của Kourganoff và chúng ta cũng đã khai thác triệt để trong sự nghiên cứu và xây dựng nghĩa vụ hành chính.
23._ b) Về phương pháp, có bốn loại chính yếu, chúng ta đều áp dụng đầy đủ là:
1) Sự khai thác đầy đủ tài các liệu tổng quát về một vấn đề chuyên cứu. Chúng ta đã khai thác các tài liệu dân luật của luật hiến pháp, quốc tế công pháp về hành chánh công quyền học, về chính trị xã hội học, luân lý học v.v… liên hệ tới vấn đề nghĩa vụ hành chánh của ta một cách gián tiếp hay trực tiếp.
2) Sự áp dụng một kế hoạch lũy tiến trong sự minh xác (chứng minh) và sự chính xác hóa và các kết quả. Trong suốt chương trình, chúng ta sẽ lần lần minh chứng sự xác thực của nghĩa vụ hành chính và cố gắng chính xác hóa các lãnh vực của nghĩa vụ và tiến trình nội dung của sự thi hành nghĩa vụ, với sự phân tích từng giai đoạn pháp lý cùng sự chế tài liên hệ cho mỗi giai đoạn (ví dụ, đã kết luận tạm là sư thi hành nghĩa vụ hành chính tại địa phương được chế tài đầy đủ hơn tại trung ương và đã giải thích nhận định đó về phương diện kỹ thuật, tâm lý cũng như pháp lý)
3) Ngược lại với phương pháp số 1, nhà khảo cứu cũng cần phải tổng quát hóa triệt để, tức là thử nới rộng lãnh vực của mọi quy tắc hay kết quả chỉ mới thâu lu7o75mg được trong một lãnh vực giới hạn nguyên thủy. Hiện tại chúng ta mới ứng nghiệm và phản nghiệm xong quan niệm nghĩa vụ hành chánh trong các lãnh vực có giới hạn, sẽ phải tổng quát hóa và hệ thống hoa1trie65t để hơn nữa, nếu ca62nt hì tạm vượt ra ngoài cả lãnh vự clua65t hành chánh.
4) Cố gắng sắp loại, hê thống hóa để trình bày các kết quả theo một thứ tự khoa học. Cố gắng này rất dễ nhận trong kế hoạch của ta. Hơn nữa, nhiều khi chúng ta sắp đi sắp lại nhiều lần, theo các thứ tự khác nhau, trong các lãnh vực khác nhau, xem nó có mang thêm kết quả khoa học nào không. Ngay cả các vấnđề quan trọng cũng vậy, khi thì khảo sát trong các mục này với nền tảng riêng của mục đó, khi thì thử đặt trên một nền tảng khác của vấnđề khác xem sự hạng của nó có thay đổi tùy theo vị trí hay không. Tất cả sự sắp đi, xếp lại lật lên, lộn xuốn, hay xoay quanh một va61nd 9e62 rất có lợi cũng giống như nhà bác học quan sát kỹ lưỡng mọi mặt của đối tượng.
24._ c) … (trang 31-33).

MUC II._ HÀNH CHÁNH CÔNG QUYỀN HỌC
25. … (33-37)
34. Kiểm điểm:
Ta biết một số quy tắc và định lý đã được giai đoạn trước coi như các nguyên tắc căn bản bất di bất dịch của khoa hành chánh học. Trong sự  kiểm điểm này, người ta ước định lại giá trị tất cả các quy tắc đó, nhưng chưa tìm được các nguyên tắc khác, để bổ khuyết hay thay thế cho các quy tắc bị coi là thiếu xác thực:
– Thí dụ nguyên tắc quyền hạn phải tương xứng với trách nhiệm thường được coi như dĩ nhiên, cần được chấp nhận, thì hiệu năng tối đa mới đạt được. Nhưng vì tình thế bắt buộc trong nhiều trường hợp thực tế, nhiều vị chỉ huy có nhiều trách nhiệm nhưng không có quyền hạn tương xứng, trái lại, có rất nhiều chỉ huy rộng quyền mà vô trách nhiệm, thế mà năng hiệu, trái với lầm lẫn của mọi người, vẫn có thể được gia tăng.
– Thí dụ thứ hai là hệ thống kim tự tháp, còn gọi là hệ thống tam giác (système pyramidal – Scalar system: Hệ thống kim tự tháp – hệ thống vô hướng), trong đó quyền hạn và tổ chức phải đặt theo hình kim tự tháp, tức là càng lên cao thì quyền hạn càng rộng mà số chỉ huy thu hẹp dần. Trước kia người ta cho rằng một tổ chức rộng lơn bắt buộc phải theo hệ thống này, nhưng vì chiến tranh thiếu sót về nhân sự, người ta đã đặt một hệ thống tổ chức dây chuyền theo hình phẳng, tức là quyền hạn tổ chức ngang hàng nhau, điều khiển và kiểm soát theo lối dây chuyền.
– Một thí dụ khác, theo nguyên tắc, nhân viên cấp dưới bao giờ cũng chỉ lệ thuộc một nhân viên cấp trên, không nên lệ thuộc nhiều nhân viên cấp trên ngàng hàng hay khác cấp bực. Như vậy sự thi hành công vụ mới có thể đặt được năng hiệu tối đa. Nhưng người ta nhận thấy định lý được đặt như vậy không phải là nguyên tắc tuyệt đối.
– Thí dụ nữa, phạm vi kiểm soát của người giám thị phải có giới hạn. Không những lãnh vực phải có chừng mà ranh giới còn phải rõ rệt. Nhưng trong thực tế, ta nhận thấy sự kiểm soát có thể rộng rãi và không định rõ mà cũng không làm mất năng hiệu của tổ chức.
– Thí dụ cuối cùng, một vấn đề có tính cách khoa học về sự phân công, vừa có tính cách pháp lý là sự ủy quyền hành chánh thường được áp dụng. Nhiều vị chỉ huy cơ quan vì nhiều lý do khác nhau, thường ủy quyền cho nhân viên cấp dưới, nhân danh mình mà giải quyết một số vấn đề. Về phương diện pháp lý, giới hạn của sự ủy nhiệm phải ấn định chia56t chẽ và hợp lý. Về phương diện khoa học, mục đích của sự ủy nhiệm là năng hiệu. Riêng về phương diện này, người ta nhận thấy năng hiệu không bị ảnh hưởng bởi sự nới rộng lãnh vực của sự ủy quyền.
Các định lý trên mặc dù được tam coi như dĩ nhiên để làm nền tảng cho sự khảo cứu, nhưng có thể chỉ có tính cách tương đối mà thôi. Tuy nhiên người ta cũng chưa bổ khuyết những thiếu sót này hay thay thế nó bằng những nguyên tắc thích ứng và chặt chẽ hơn.
35._…(trang 39-45).

MUC III._ CÁC MÔN KHÔNG CÙNG ĐỐI TƯỢNG VỚI LUẬT HÀNH CHÁNH …(TRANG 45-55)./.

| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Nam Lua

Nam Lua

Bình luận

avatar