Tôi là người trực tiếp giao dịch, đàm phán với người của Konica Minolta và Sao Nam để mua chiếc máy C1100 này gắn liền với việc xây dựng mô hình Printing Shop theo thiết kế của Konica Minolta. Tôi biết rõ ai là người trực tiếp lừa tôi và họ đã phối hợp lừa tôi như thế nào. Nếu được đối chất trực tiếp thì chắc chắn ông Trần Kim Chung, ông Trần Minh Nhật, ông Trần Vũ, ông Đào Việt Linh, ông Đỗ Giang Khánh sẽ không thể chối bỏ các lời các cam kết, các hành vi và các tài liệu mà họ đã giao dịch với tôi. Nhưng tôi không được đối chất trực tiếp với những con người này theo thủ tục tố tụng dân sự. Konica Minolta Việt Nam khoán trọn cho Công ty Luật LNT&Thành viên ra tòa với cả hai vai. Bà Luật sư Lê Thị Điệp ra tòa với tư cách đại diện theo ủy quyền của KMV. Luật sư Lê Nết ra tòa với tư cách Người bảo vệ quyền lợi cho KMV. Công ty Sao Nam thuê Luật sư Bùi Quang Nghiêm thu hồi máy cả hai máy C1070P và C1100 nhưng chỉ thu hồi được máy C1070P. Còn máy C1100, họ mua lại bất thành nên xảy ra tranh chấp. Luật sư Bùi Quang Nghiêm rút ra nhưng vẫn cử Luật sư Nguyễn An Nhân tham gia. Ở sơ thẩm, ông Nguyễn An Nhân vào vai người đại diện theo ủy quyền của Sao Nam. Lên cấp phúc thẩm, ông luật sư Nguyễn An Nhân vào vai người bảo vệ quyền lợi của Sao Nam. Bà Mai Thị Thùy Dương, kế toán trưởng của Sao Nam, tham gia cấp phúc thẩm với tư cách là người đại diện theo ủy quyền của Sao Nam. Như vậy, không có ai trực tiếp tham gia giao dịch vụ bán máy in này tham gia tố tụng. Họ khoán trắng cho các công ty Luật tùy nghi phối hợp khai dối, chối bỏ trách nhiệm mà trước đó họ đã nhận lỗi và cam kết thu hồi máy. Chúng lừa bán máy cho mình với cảm kết rẻ hơn 20% so với thị trường, rồi bây giờ ra toà, chúng khai là chúng bán cho ngân hàng ACB và mình không có quyền khởi kiện?
Tôi đơn độc ra toà với với tư cách nguyên đơn – người bị thiệt hại, khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình. Tôi không có luật sư tham gia phiên tòa. Tôi muốn được một mình thể hiện sự trung thực và tự bảo vệ mình. Hơn nữa, tôi muốn được đơn độc thử nghiệm cuộc tranh đấu của trước tập đoàn nước ngoài “lắm tiền nhiều của” và giàu kinh nghiệm thương trường quốc tế. Nó là bài học kinh nghiệm cho những người khác.
Dưới đây là 35 trang biên bản phiên tòa phúc thẩm, phản ánh phần lớn diễn biến phiên tòa. Có 2 chi tiết thể hiện rất rõ sự khai báo gian dối. Đó là ai giao cho chúng tôi bộ UPS và giao và lúc nào? Ai giao cho tôi bộ tờ khai nhập khẩu, giao vào lúc nào và vì sao phải giao? Tại sao KMV chối, còn Sao Nam đứng ra nhận thay? Tại sao phối hợp khai dối, khai mâu thuẫn với tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án mà các yêu cầu của họ vẫn được tòa chấp nhận hoàn toàn? Các bạn hãy xem biên bản phiên tòa này thì sẽ hiểu vì sao tôi uất hận, phải “dừng doanh nghiệp – đòi công lý” suốt nhiều năm qua.
(Trích từ “Cuộc Chiến Đòi 10 Triệu USD” – còn nữa)
Bình luận