Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

5. Nghĩa vụ và trách nhiệm: Cách hiểu của EC và quốc tế

NGHĨA VỤ VÀ TRÁCH NHIỆM
Cách hiểu của Cộng đồng châu Âu và quốc tế

Trong pháp luật của Cộng đồng châu Âu cũng như trong pháp luật quốc tế, hai từ thường được sử dụng nhất là “nghĩa vụ” (Trong tiếng Pháp và tiếng Anh đều là “obligation”) và “trách nhiệm” (“duty” trong tiếng Anh). Từ “cam kết” ít được sử dụng hơn. Từ “nghĩa vụ” được sử dụng theo hai nghĩa: Hoặc nó chỉ mối quan hệ hợp đồng chung được thiết lập giữa các bên; hoặc nó mô tả một cách kỹ thuật hơn điều mà bên có nghĩa vụ nợ bên có quyền theo các thỏa thuận của mối quan hệ hợp đồng chung. Từ “trách nhiệm” hay “duty” thường được sử dụng theo nghĩa kỹ thuật này, như một từ đồng nghĩa với nghĩa vụ (I). Tuy nhiên, loại công việc mà nó nhắm tới khác với loại công việc được bao hàm trong cách sử dụng từ “nghĩa vụ”. Như vậy người ta có thể đặc câu hỏi có tồn tại hay không một cách sử dụng riêng từ “trách nhiệm” (“duty”) (II). Còn về từ “cam kết” thì hiếm khi được sử dụng, nó được sử dụng theo cách riêng và rõ ràng (III).

I. SỬ DỤNG HOÁN ĐỔI CÁC TỪ “NGHĨA VỤ” VÀ “TRÁCH NHIỆM”

Các từ “nghĩa vụ” (“obligation”) và “trách nhiệm” (“devoir”: nhiệm vụ) đôi khi được sử dụng như các từ đồng nghĩa. Chúng cho phép chỉ hoặc là mối quan hệ hợp đồng chung giữa các bên (A) hoặc, hẹp hơn, điều mà bên có nghĩa vụ nợ bên có quyền (B).

A. Một cách sử dụng hiếm gặp để chỉ mối quan hệ hợp đồng

B. Từ “nghĩa vụ” thường được sử dụng để chỉ điều mà bên có nghĩa vụ nợ bên có quyền

II. CÁCH SỬ DỤNG ĐỘC LẬP TỪ “TRÁCH NHIỆM” (“DUTY”)

Ngay cả khi người ta đã có thể nhận thấy rằng một số văn bản sử dụng một cách khác nhau các từ “nghĩa vụ” và “trách nhiệm” (“obligation” và “duty”) như các từ đồng nghĩa, thì môt số “nghĩa vụ” (“obligation”) vẫn gần như luôn được chỉ bằng từ “trách nhiệm” (“duty”). Như chúng tôi đã chỉ ra ở trên, khi đề cập đến PDEC và Bộ nguyên tắc Unidroit, một số nghĩa vụ gần như luôn được chỉ bằng từ “duty” trong tiếng Anh, đôi khi được chuyển sang tiếng Pháp “devoir” (“trách nhiệm”). Thật vậy, người ta nói về trách nhiệm hành xử phù hợp với các yêu cầu của thiện chí, của trách nhiệm cộng tác hay hợp tác và trách nhiệm bảo mật. Đặc thù rõ nét nhất nằm trong Bộ Nguyên tắc pháp luật Hợp đồng châu Âu khi nó xếp trách nhiệm ứng xử thiện chí và trách nhiệm hợp tác trong một tiêu đề chung là “trách nhiệm chung” của các bên.
Như vậy người ta có thể đặc câu hỏi liệu cách sử dụng này có chính xác không? Để trả lời câu hỏi này, người ta có thể viện dẫn, một mặt, bản chất của các nghĩa vụ có liên quan (A), và mặt khác các chế tài trong trường hợp chúng không được tuân thủ (B).

A. Bản chất chuyên biệt của các nghĩa vụ liên quan

Các nghĩa vụ liên quan bởi các trách nhiệm này là các chuẩn mực hành vi thể hiện các quy tắc đạo đức nhất định của hợp đồng, một mức độ tương hỗ nhất định giữa các bên. Vả lại PDEC đã coi chúng là các trách nhiệm chung dẫn tới các nghĩa vụ chuyên biệt hơn của các bên. Thật vậy, bình chú điều 1:201 của PDEC chỉ rõ rằng “mục đích [của khái niệm thiện chí] là đề cao chuẩn mực điều chỉnh chung, trung thực và tính hợp lý trong các giao dịch kinh tế. Nó hoàn thiện các quy định của Bộ Nguyên tắc PDEC và thậm chí được coi trọng hơn các nguyên tắc này khi một sự áp dụng hẹp dẫn tới một kết quả rõ ràng bất công“. Người ta đã có thể nhấn mạnh rằng từ “duty” (“trách nhiệm”) khác với từ “nghĩa vụ” (“obligation”) trong chừng mực người có quyền đối với người có trách nhiệm không được xác định trước, trong khi người có quyền đối với một nghĩa vụ thì theo định nghĩa được xác định trước. Sự phân biệt này không hoàn toàn thuyết phục vì người có quyền đối với trách nhiệm khác nhau được liệt kê bởi PDEC hay bộ nguyên tắc UNIDROI là bên tham gia hợp đồng: trách nhiệm cộng tác, chẳng hạn, rõ ràng là điều mà các bên phải làm cho nhau.

B. Chế tài đặc biệt đối với phạm vi trách nhiệm

Ngoài ra người ta có thể tự hỏi liệu chế tài đối với vi phạm trách nhiệm này có giống với các chế tài đối với vi phạm các nghĩa vụ hợp đồng cổ điển hay không. PDEC dường như hướng tới một sự phân biệt. Thật vậy, điều 1:301 đưa ra định nghĩa từ “không thực hiện”. Nó chỉ sự không tuân thủ một nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng, sự thực hiện chậm hay không đúng một nghĩa vụ, hay sự từ chối cộng tác. Khi đó vấn đề này đặt ra là liệu sự vi phạm trách nhiệm ứng xử thiện chí, vốn không được quy định một cách rõ ràng, có bị trừng phạt giống như đối với sự không thực hiện một nghĩa vụ cổ điển phát sinh trực tiếp từ hợp đồng hay không? Câu trả lời cho câu hỏi này không hề rõ ràng. Nó phụ thuộc vào việc phân tích khái niệm “nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng”. Một mặt, người ta có thể thấy đó là một khái niệm rất hẹp, tập trung vào sự không thực hiện một nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Mặt khác, nó có thể được hiểu như một khái niệm rộng, bao hàm cả sự không tuân thủ các nguyên tắc ứng xử bắt nguồn từ quan hệ hợp đồng. Và từ cuối cùng mà người ta tìm thấy trong các văn bản của châu Âu hay quốc tế là từ “cam kết” (“engagement“).

II. CÁCH SỬ DỤNG CHUYÊN BIỆT TỪ “CAM KẾT”

Từ “cam kết” là từ có hai nghĩa. Khi thì nó chỉ mối quan hệ hợp đồng chung của các bên; khi thì nó thể hiện tính chất bắt buộc của mối quan hệ gắn kết giữa các bên. Từ “cam kết” được sử dụng ít hơn so với từ “trách nhiệm” hay “nghĩa vụ”. Nó được sử dụng trong các giao dịch ngân hàng quốc tế trong đó ngân hàng đưa ra các “cam kết” thanh toán chủ yếu trong các giao dịch chứng từ. Trong ngữ cảnh này, có vẻ như từ “cam kết” không thể có nghĩa nào khác nghĩa của từ “nghĩa vụ”.
Có vẻ từ “cam kết” được sử dụng chuyên biệt hơn trong quy định số 44/2001 đã trích ở trên. Cách sử dụng này bắt nguồn từ cách giải thích của Tòa án Công lý của Cộng đồng châu Âu (CJCE) về khái niệm “lĩnh vực hợp đồng” điều quy định tại điều 5.0 của văn bản này. Trên thực tế CJCE đã cho rằng khái niệm này là độc lập và phải được hiểu như một “cam kết tự do đảm nhận giữa bị dơn và nguyên đơn”.Cách giải thích này được khẳng định, theo CJCE, bởi các mục đích an toàn pháp lý mà Quy định đã đưa ra. CJCE đã nhiều lần áp dụng khái niệm này nhưng không tìm cách làm sáng tỏ hơn khái niệm trừu tượng mà mình sử dụng.
Từ cam kết nhấn mạnh đến tính chất tự nguyện của mối quan hệ hợp đồng. Khái niệm này dường như khác với khái niệm cổ điển về nghĩa vụ: Cần phải có một quan hệ hợp đồng giữa nguyên đơn và bị đơn, từ đó phát sinh các nghĩa vụ. Tuy nhiên, dường như CJCE cũng đã né tránh khái niệm này trong một vụ việc trong đó tòa án được yêu cầu xem xét xem cam kết được đưa ra bởi một công ty bán hàng qua thư trao quà cho người tiêu dùng có thuộc lĩnh vực hợp đồng hay không: CJCE cho rằng cam kết này thuộc lĩnh vực hợp đồng vì  tồn tại một “nghĩa vụ tự ưng thuận” bởi công ty đã chủ động gửi thư đến người tiêu dùng; và người tiêu dùng đã dùng nghĩa vụ này làm căn cứ cho yêu cầu của mình./.

| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Nam Lua

Nam Lua

Bình luận

avatar