Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

5. Sự tiến hóa của luật nghĩa vụ

SỰ TIẾN HÓA CỦA LUẬT NGHĨA VỤ

Luật nghĩa vụ có tính cách lý thuyết nhất và được coi là luân lý học của luật pháp. Có thể thấy rằng, luật pháp về nghĩa vụ ít có sự thay đổi theo thời gian vì các định luật về sự suy luận trong luận lý học không thay đổi. Tuy nhiên, xét kỹ luật nghĩa vụ, có hai sự tiến hóa liên quan đến kỹ thuật và tinh thần của ngành luật này.

A. SỰ TIẾN HÓA VỀ KỸ THUẬT ĐỐI VỚI LUẬT NGHĨA VỤ
Về phương diện kỹ thuật, có 4 sự biến chuyển đánh dấu sự thay đổi, tiến hóa đối với luật nghĩa vụ.
1. Luật nghĩa vụ xuất phát từ thực tiễn và theo sự biến chuyển của đời sống xã hội: Luật nghĩa vụ không phải là sản phẩm hoàn toàn trừu tượng do các luật gia xây dựng, mà các quy tắc luật pháp vốn do những nhu cầu xã hội phát sinh ra. Các nhu cầu đó đã tạo thành những tập quán và các luật gia căn cứ vào các tập quán đó để soạn thảo ra luật pháp. Nói cách khác, các luật gia căn cứ vào các chỉ dẫn của thực tiễn đời sống xã hội để làm thành luật. Luật nghĩa vụ cũng không tránh khỏi cách làm ấy. Người ta chứng kiến những sự kiện phát sinh ra các nghĩa vụ. Các sự kiện ấy là nguồn gốc của nghĩa vụ như: Khế ước (hợp đồng); chuẩn hợp đồng (gần như hợp đồng); dân sự phạm; chuẩn dân sự phạm. Chính khi nghiên cứu các nguồn gốc thông thường nhất của nghĩa vụ là khế ước, người ta đã xây dựng lý thuyết tổng quát về luật nghĩa vụ. Phương pháp này không hợp lý, vì một lý thuyết nghĩa vụ như thế không bao quát, không ứng dụng được cho các nghĩa vụ ngoài khế ước như dân sự phạm, chuẩn dân sự phạm. Vì vậy, trong các bộ luật dân sự tối tân hơn, như bộ luật dân sự Đức, Ba Lan, người ta đã xây dựng lý thuyết tổng quát về nghĩa vụ liên quan đến sự phát sinh nghĩa vụ, sự thi hành và hiệu lực của nghĩa vụ, bất luận do nguồn gốc nào phát sinh ra. Như vậy, sự tiến hóa về phương diện kỹ thuật đã đi đến kết quả làm cho nghĩa vụ thoát ly khỏi các nguồn gốc. Người ta xây dựng một cách hợp lý một lý thuyết về nghĩa vụ có giá trị đối với tất cả các loại nghĩa vụ.
2. Luật nghĩa vụ đi từ quyền đối với người phụ trái đến quyền đối với sản nghiệp của người phụ trái: Trong thời kỳ, ý niệm nghĩa vụ chỉ phát sinh trong dân sự phạm. Ngày xưa, khi một cá nhân bị đối phương xâm phạm đến mình, dù là xâm phạm tài sản hay thân thể, thì người đó quyền trả thù. Sự trả thù này là hình thức của sự bồi thường. Trong giai đoạn thứ hai, sự trả thù được thay thế bằng sự dàn xếp và quyền trả thù được trả giá bằng sự bồi thường. Vì vậy, nếu kẻ nào đã gây ra thiệt hại mà không bồi thường thì đối phương có quyền bắt làm nô lệ. Ở giai đoạn này, nhân thân của người phụ trái chỉ là một vật để bảo đảm quyền lợi của trái chủ. Dần dần, các nghĩa vụ khế ước xuất hiện bên cạnh các nghĩa vụ dân sự phạm. Tuy nhiên, ý niệm cũ vẫn chưa phai lạt. Vì vậy, một khi người phụ trái không thi hành nghĩa vụ, trái chủ có quyền xin câu thúc thân thể. Đến giai đoạn cuối cùng, các nghĩa vụ, nếu không được thì hành thì trái chủ chỉ còn quyền sai áp và xin bán tài sản. Quyền yêu cầu câu thúc thân thể chỉ còn tồn tại trong một số trường hợp đặc biết, ví dụ như con nợ đã phạm vào một điều khoản của luật hình sự. Như vậy, chúng ta thấy luật nghĩa vụ đã tiến hóa từ quyền đối với bản thân người phụ trái, trở thành quyền đối với sản nghiệp của họ.
3. Sự tiến hóa về cách phát sinh ra nghĩa vụ: Trong thời kỳ luật La Mã, những dữ kiện phát sinh ra nghĩa vụ không nhiều. Ngoài một số dân sự phạm mà người ta đã ấn định quyền thục kim, trong luật chưa thừa nhận ý chí của hai bên có thể làm phát sinh ra nghĩa vụ khế ước. Muốn đạt được kết quả này, trái chủ và người phụ trái phải thi hành những hình thức đã được quy định rõ trong luật. Tới thế kỷ 19, dân luật châu Âu đã đạt được một kỷ thuật tiến triển hơn. Số dân sự phạm và chuẩn dân sự phạm không còn bị nằm trong hạn định. Bất cứ người nào, vì một hành vi quá thất, gây ra thiệt hại thì phải bồi thường. Trong phạm vi khế ước cũng không còn sự hạn chế nào nữa: Theo nguyên tắc, người trái chủ và người phụ trái được hoàn toàn tự do kết lập tất cả các nghĩa vụ theo ý chí của họ. Sự tiến hóa về tự do lập ước vẫn tiếp diễn, tuy nhiên, sự tư do kết ước cũng bị hạn chế vì không thể xâm phạm vào trật tự công cộng. Và hình thức kết ước cũng được quy định để bảo vệ người kết ước hoặc người thứ ba. Mặc khác, bên cạnh những nguồn gốc cổ điển, luật của một số quốc gia cũng thừa nhận cam kết đơn phương của người phụ trái cũng làm phát sinh nghĩa vụ đối với họ.
4. Sự tiến hóa liên quan đến chuyển dịch quyền sở hữu: Trong luật La Mã, người ta phân biệt rõ rệt khế ước mua bán và sự chuyển hữu. Tuy định nghĩa rõ nghĩa vụ của người mua và người bán, nhưng khế ước này  không có kết quả mặc nhiên chuyển dịch quyền sở hữu từ người bán sang người mua. Sự chuyển hữu trong cổ luật La Mã phải được thực hiện bằng một trong ba hình thức là: Sự thủ hữu, sự giao nạp hoặc sự pháp nhượng.
– Sự thủ hữu (Mancipatio) là hình thức mà người chuyển nhượng và người thủ đắc dùng cách cân đồng trước năm nhân chứng và người thủ xứng (giữ cân), gọi là libripens. Người thủ đắc phải đọc một công thức trọng thể về sự thủ đắc. Công thức này được luật ấn định trước, không thể thay đổi được.
– Sự giao nạp (Traditio): Sự chuyển dịch quyền sở hữu chỉ thành hiệu khi đồ vật (động sản hay bất động sản) được giao nạp thực sự cho người thủ đắc.
– Sự pháp nhượng (In jure cessio): Sự thủ đắc này mượn hình thức một sự  kiên trước pháp quan. Người thủ đắc đứng nguyên đơn, kiện đòi quyền sở hữu về vật mà họ muốn thủ đắc. Người bán đứng bị đơn nhưng không phản kháng gì về sự yêu cầu của nguyên đơn. Do đó phán quan sẽ công nhận quyền sở hữu của nguyên đơn.
Trong dân luật của Pháp, sự tiến hóa về kỹ thuật đã đi đến chỗ thừa nhận rằng sự chuyển dịch quyền sở hữu bất động sản được thực hiện ngay bằng sự ký kết khế ước. Trong dân luật của Đức thì sự chuyển hữu bất động sản chỉ được thực hiện bằng sự đăng ký vào sổ địa bạ. Trong dân Luật Bắc Điều 505 quy định: “Sự đăng ký và địa bạ có tính cách cần thiết để hoạch đắc quyền sở hữu một bất động sản. Tuy nhiên, người mua một bất động sản đã hoạch đắc quyền sở hữu này ngay trước khi đăng ký, nhưng người chỉ có quyền sử phân bất động sản sau khi đã đăng ký trong địa bạ”. Điều 520 DLT nói rõ hơn sự đăng ký đó có tác dụng làm cho quyền sở hữu có thể đối kháng được với người thứ ba, mà vì lẽ đó sở hữu chủ chỉ có thể sử phân bất động sản sau khi đã đăng ký.

B. SỰ TIẾN HÓA VỀ TINH THẦN CỦA LUẬT NGHĨA VỤ
1. Sự tiến hóa về tinh thần của luật nghĩa vụ còn quan trọng hơn nữa. Ở thế kỷ 19, vào lúc lý thuyết nghĩa vụ được xây dựng trong dân luật Pháp, do ảnh hưởng của triết học, quan niệm về tự do cá nhân phải được tôn trọng triệt để. Nghĩa vụ vốn là một mối liên quan pháp lý thúc buộc người phụ trái trước trái chủ, như vậy nghĩa vụ là sự xâm phạm vào tự do cá nhân.Sự xâm phạm này chỉ có thể chấp nhận nếu như chính người phụ trái ưng thuận như vậy. Vì vậy, những nghĩa vụ khế ước, do sự ưng thuận của đương sự mà có, là các nghĩa vụ chính yếu. Hay nói cách khác, khế ước là nguồn gốc cơ bản và thông thường của nghĩa vụ. Còn các nghĩa vụ phát sinh ngoài khế ước, do pháp luật quy định, là những trường hợp đặc biệt. Theo lý thuyết khế ước xã hội của J.J.Rousseau thì nghĩa vụ phát sinh do luật pháp quy định cũng là nghĩa vụ “khế ước” đặc thù, do con người sống trong xã hội ưng thuận hy sinh một phần tự do cá nhân của mình cho xã hội – Thực chất, đầy cũng là sự ưng thuận, hay sự đồng thuận xã hội, gọi là khế ước xã hội.
2. Các nghĩa vụ ngoại khế ước mỗi ngày một nhiều thêm. Ngoài ra tự do ý chí của đương sự cũng không còn là một nguyên tắc bất khả xâm phạm: Nhiều điểm quy định về khế ước có tính cách cưỡng hành.

| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Nam Lua

Nam Lua

Bình luận

avatar