Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

6. Sự ưng thuận và những hà tỳ của sự ưng thuận

SỰ ƯNG THUẬN VÀ NHỮNG HÀ TỲ CỦA SỰ ƯNG THUẬN

I_ SỰ ƯNG THUẬN

Theo điều 1108 Dân luật Pháp và điều 660 DL 1972, nếu coi qua thì người ta có cảm tưởng là chỉ có một bên ưng thuận mà thôi, và sự ưng thuận này là do bên người đảm nhận nghĩa vụ, nhưng xét kỹ thì cần phải có sự ưng thuận của cả hai bên kết ước. Đây là một sự khiếm khuyết của điều 1108 DLP, và điều 660 DL 1972. Nếu so với diều 687 DLT và 651 DLB thì cả hai bên phải ưng thuận khế ước mới có giá trị. Như vậy hai bộ DLBT qui định rõ rệt hơn. Điều này chứng tỏ rằng nhà làm luật năm 1972 vẫn theo sát Bộ DLP. Muốn hiểu rõ ta lần lượt giải quyết ba vấn đề của sự ưng thuận:
– Sự ưng thuận cần thiết đến mức nào và phải ưng thuận về vật gì;
– Sự ưng thuận ấy phải được phát biểu dưới hình thức nào:
Đến lúc nào mới có sự thỏa thuận của những người cộng ước.? Hay 

A_ Sự ưng thuận cần thiết đến mức nào – và phải ưng thuận về vât gì?
Theo các tác giả cổ điển thì các người kết ước được tự do bàn luận trên lập trường bình đẳng và khế ước hoàn thành khi nào họ đồng ý về mọi điểm. Đó là căn bản của luật nghĩa vụ. Nhưng ngày nay các nguyên tắc này đã bị thu hẹp và đã có những biệt lệ:
1) Ta thấy có những khế ước đã được định sẵn và những người cộng ước chỉ có quyền nhận hay không nhận. Đó là các khế ước gia nhập (contrat d’adhésion: Hợp đồng thành viên). Thí dụ: khế ước hỏa xa với khách hàng; khế ước bảo hiểm.
2) Ta còn thấy vài loại khế ước do đệ tam nhân qui định chứ không do hai đương sự ấn định. Đó là vấn đề độc quyền chuyên chở trên một vài cung đường, các khế ước đoạn mãi, vấn đề nhà cửa, đúng lý ra theo luật cung cầu thì giá cả lên xuống tùy theo cung cầu. Nhưng một đôi khi, nhất là hiện nay, có nhiều giá cả đã được chính phủ ấn định sẵn. Bán quá giá thì người bán sẽ bị phạt về dân sự hoặc hình sự. Đôi khi người mua đắt cũng bị phạt về hình sự nữa.
– Sở dĩ có sự ấn định giá cả như vậy vì chính phủ muốn chặn đứng những mưu đồ đầu cơ trục lợi, hoặc với mục đích bảo vệ ngành xí nghiệp nào mà chính phủ muốn nâng đỡ. Lúc này hơn lúc nào hết, nhà cầm quyền can thiệp rất sâu rộng trong phạm vi khế ước.
– Có khi chính quyền muốn cho một bên đương sự có ưu thế hơn cộng ước với mình. Như đạo luật ngày 18-3-1905 ở Pháp cấm đoán những ước khoản vô trách nhiệm trong khế ước chuyên chở trên lục địa hoặc giả luật lao động đã ấn định sẵn những điều kiện thuê mướn nhân công thuộc phái yếu hay là thuê mướn những trẻ con ở trong một số ngành kỹ nghệ hay thương mãi. Giá cả được ấn định trước, như những công ty chuyên chở hay những công ty sản xuất được chính phủ cho hưởng độc quyền. Thí dụ: Công ty Thủy Điện phải cung cấp điện cho tư nhân sử dụng, phải cung cấp theo giá cả nào được chính phủ định trước. Cũng như luật nhà phố buộc chủ nhà phải cho thuê với giá nhất định. Quy định kỹ lưỡng về tỷ lê tăng giá tiền thuê căn cứ theo thời giá do Viện thống kê quốc gia đã định. Hoặc ban cho người thuê quyền lưu cư, nghĩa là tái tục hợp đồng thuê mướn vì nạn khan nhà. bởi vậy một số hợp đồng lúc trước đã được các người kết ước tự do thảo luận, bàn cãi nay đã biến thành như những khế ước mà nhà cầm quyền ấn định sẵn các điều kiện.
3) Ngoài ra còn có những khế ước cưỡng chế, như việc chính phủ bắt buộc các nhà sản xuất bán cho chính phủ đồ vật hay thực phẩm. Thí dụ: Trong thời chiến, chính phủ bắt buộc tư nhân phải bán gạo cho chính phủ. Các kiến trúc sư phải đóng bảo hiểm để khi nào có sự sơ suất mà kiến trúc của họ bị sụp đổ thì công ty bảo hiểm thay thế họ bồi thường.

B_ Sự ưng thuận phải phát biểu dưới hình thức nào
Theo nguyên tắc thì sự ưng thuận được phát biểu dưới mọi hình thức. Sự phát biểu suông cũng có giá trị; khế ước cũng đủ để có giá trị cưỡng hành chứ không cần phải được phát biểu dưới những hình thức văn tự hay hình thức long trọng. Vấn đề văn tự chỉ làm cho công việc dẫn chứng được dễ dàng hơn mà thôi. Bộ DL 1972 không qui định hình thức phát biểu sự ưng thuận nhưng điều 654 DLB và 690 DLT định rằng “sự đồng ý có thể tỏ ra bằng lời nói hay bằng giấy tờ và cũng có thể tùy tình trạng mà cho là mặc nhiên ám chỉ được“. Căn nguyên của nguyên tắc này đã do một lịch trình tiến triển lâu dài. Lúc sơ khởi, Luật La Mã chỉ nhìn nhận những khế ước được kết lập theo những hình thức nhất định. Sau đó các khế ước thật sự được nhìn nhận mà sự thỏa thuận không cần phải theo hình thức nào, miễn là đương sự phải trao đồ vật (đối tượng của khế ước) là đủ. Mãi đến thời Đế Quốc La Mã luật pháp mới công nhận một vài khế ước ý hợp như khế ước mua bán, khế ước cho mướn, khế ước ủy quyền và khế ước lập hội. Nhưng những khế ước đó chỉ là những biệt lệ. Nguyên tắc chung vẫn là không công nhận khế ước miệng. Vào khoản thế kỷ thứ 16, luật La Mã mới áp dụng nguyên tắc: “Solus Concensus obligat: Chỉ có sự đồng ý là ràng buộc” (sự ưng thuận suông đủ ràng buộc), vì sự bành trướng các dịch vụ thương mại.
1_ Tuy nhiên, nhà lập phá[ cũng hạn chế nguyên tắc! “Sự ưng thuận tạo ra nghĩa vụ” và nhìn nhận một số ngoại lệ. Các bộ luật hiện hành công nhận một vài biệt lệ như đối với các khế ước thực vật (hay thực sự) và những khế ước long trọng.
a) Khế ước thực vật: Đó là những khế ước cho vaykhế ước đổi chác. Hai khế ước chỉ thành tựu khi nào sự ưng thuận của những người kết lập được thêm sự giao số tiền cho vay hoặc trao đổi món đồ làm đối tượng cho khế ước đổi chác.
b) Khế ước long trọng: Luật bắt buộc sự thỏa thuận cần phải phát biểu dưới hình thức nhứt định, như phải có sự hiện diện của một vị Chưởng khế để chứng kiến sự đồng ý nói trên nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi chính đáng cảu những người kết ước hoặc vì quyền lợi của gia đình. Thí dụ: Những khế ước tặng dữ hay hôn khế hoặc khế ước để đương phải được làm dưới hình thức long trọng cố để cho các đương sự suy nghĩ kỹ trước khi kết ước, và cốt để cho nó có hiệu lực đối kháng với người ngoài.
2_ Ngoài những biệt lệ trên, nguyên tắc này còn bị một vài hình thức khác chi phối:
a) Về năng lực: Luật pháp buộc một vài hạng người phải được phép của cơ quan có thẩm quyền mới được lập khế ước. Thí dụ: Muốn bán đồ vật của vị thành niên, người giám hộ cần phải có sự ưng thuận của hội đồng gia tộc hay của tòa án dân sự sơ thẩm.
b) Vấn đề công bố: Muốn cho một vài khế ước có hiệu lực đối với đệ tam nhân thì phải có những hình thức công bố. Thí dụ: Muốn cải bộ mo565 bất động sản cần phải công bố khế ước đoạn mãi đó tại Sở Quản Thủ điền thổ để ghi vào bằng khoán. Muốn bán trái quyền của mình phải làm nhiều hình thức ấn định ở điều 1690 Dân luật Pháp. Điều  này bắt buộc phải thông báo chứng thư ngoại tư pháp chocon nợ của mình về sự nhượng độ trái quyền của mình cho đệ tam nhân. Muốn bán một cửa hàng cần phải đăng khế ước bán trên báo hai lần. Nếu không thực hiện những hình thức công bố này, khế ước bán bất động sản, khế ước nhượng trái quyền, khế ước bán cửa hàng vẫn có giá trị nhưng giá trị đó không thể đối kháng với người đệ tam. Thí dụ: Trong khế ước bán cửa hàng, nếu người mua không làm thể thức đăng hai lần trên báo cách nhau một tuần lễ thì khế ước không thể đem đối kháng với người đệ tam. Những người đệ tam này như người bán trước cửa hàng nếu chưa nhận hết tiền do người đang bán phải trả cho y thì y có quyền đòi món tiền đó nơi kẻ đang mua cửa hàng dầu người mua đã trả đủ tiền cho người án và khế ước giữa người mua và người bán vẫn còn nguyên giá trị. Người mua phải trả tiền một lần nữa cho người chủ trước như thế mới có thể sang tên cửa hàng cho y được.
c) Vấn đề dẫn chứng: Điều 1341 Dân luật Pháp có quy định “Khi kết lập khế ước mà giá trị trên 5.000 quan thì phải làm văn tự. Nếu không có giấy tờ gì thì khế ước vẫn có giá trị nhưng không thể dẫn chứng bằng nhân chứng hay bằng sự phỏng đoán“. Sở dĩ, luật pháp bắt buộc như vậy để tránh những vụ kiện vô bằng cớ. Bất cứ một người nào cũng có thể kiện một người khác trước tòa, nói rằng, người này thiếu mình một món tiền … và nếu không có giấy tờ hay bút chứng, người ta có thể nại ra những nhân chứng bị mua chuộc và như vậy họ sẽ kiện nhau không biết đến chừng nào mới xong.

C) Sự im lặng có nghĩa là ưng thuận không? Sự ưng thuận có thể hiểu theo hai nghĩa. Theo cổ điển, ưng thuận tiên niệm sự hòa hợp giữa hai ý muốn. Chính sự hòa hợp giữa hai ý muốn mới cấu tạo ra khế ước và nghĩa vụ. Sự ưng thuận cũng có thể hiểu theo nghĩa của điều 1108 DLP trong đó chỉ bó buộc có sự ưng thuận của người cam kết thi hành nghĩa vụ mà thôi. điều nầy thực ra không đúng, vì chính bộ DLP có dự liệu bên cạnh khế ước đơn phương, các khế ước song phương nữa. Nếu trong khế ước đơn phương chỉ có một bên cam kết, bên kia chỉ chấp nhận là khế ước hoàn thành, thì trong khế ước song phương, thông thường thì mỗi bên đều cam kết thi hành một nghĩa vụ cho đối ước kia. Nhưng sự chấp thuận trong tâm trí không đủ, còn phải thể hiện ý chí đó một cách trực tiếp hay gián tiếp, bằng cách thi hành nghĩa vụ. Có thể thi hành trực tiếp bằng cách một bên trao tiền mua, một bên trao vật bán. Cũng có thể thi hành gián tiếp nghĩa vụ trong trong hợp sau đây: Ví dụ: Người được tặng dữ không cần phát biểu sự ưng thuận nhận vật tặng dữ; Đến hết hạn giao kèo, người mướn phố vẫn còn cư ngụ tại nơi thuê. Ở đây y tỏ ý muốn tiếp tục lưu cư. Nhưng sự im lặng, nói một cách tổng quát có được coi là ưng thuận không? 

Thông thường mà xét thì im lặng không có nghĩa là ưng thuận, nhưng có những trường hợp luật chấp nhận rằng đã có sự ưng thuận, và cũng có ba trường hợp mà án lệ cho rằng đã có sự ưng thuận mặc dầu im lặng.
1) Trường hợp luật định: Thí dụ: Trong một hợp đồng thuê nhà có định hay không định thời hạn, nếu đáo hạn kỳ mà đôi bên không phát biểu ý kiến gì, thì điều 1738 DLP định rằng: Người thuê đã tỏ ra một cách gián tiếp ý muốn tiếp tục thuê, còn người chủ cho thuê bởi sự im lặng, tỏ ra ý muốn để cho người thuê tiếp tục thuê mướn. Sự im lặng nầy được hiểu như người chủ nhà muốn tái lập khế ước mới với các điều kiện cho thuê của khế ước cũ. Sự tái tục mặc nhiên khế ước, ngoài lãnh vực thuê mướn cũng được áp dụng cho các khế ước thuê mướn nhơn công có thời hạn nhất định, và khế ước bảo hiểm (chiếu điều 5 và điều 7 đoạn 2 luật bảo hiểm ngày 13-7-1930). Sự im lặng cũng được coi là ưng thuận trong trường hợp người chồng để cho vợ hành nghề riêng hay buôn bán mà không phản đối (…)
2) Án lệ chấp nhận sự im lặng sau khi nhận được đề ước là sự ưng thuận: Trong ba trường hợp:
a) Trường hợp hai bên có giao dịch thương mại với nhau từ lâu và đều đều: Thí dụ: một tiệm ăn ở Sài Gòn thường giao dịch với một khách hàng ở tỉnh để mua thực phẩm nay có biên thư cho người nầy để đặt mua một số thực phẩm bán vào dịp tết, lễ Noen. Sự im lặng của Nhà cung cấp thực phẩm ở tỉnh có nghĩa là ưng thuận nhận sự cung cấp cho nhà hàng ở Saigon. (…). Và một bản án trên đã tuyên phán như sau: “Về thương mại, sự im lặng không phúc đáp một đề nghị khi có giao dịch với nhau thường xuyên phải coi như là có ưng thuận chấp nhận đề nghị“. Thí dụ: Một người thọ ủy thông thường đã thi hành mệnh lệnh của người cho quyền, được xem như đã chấp nhận sự ủy quyền để thi hành thêm một nghiệp vụ mới, nếu nhận được thư yêu cầu của người cho quyền mà y không phản đối hay phát biểu ý kiến gì (Trường hợp không trả lời của người thụ ủy được điều 323 Bộ thương luật Đức, Điều 663 Dân luật Đức và điều 395 Bộ Dân luật Thụy sĩ coi như mặc nhiên ưng thuận).
b) Trường hợp có một điều khoản trong hóa đơn. Sau khi người bán và người mua đã đồng ý với nhau xong về việc mua bán, và nếu đàng bán gửi kèm theo một hóa đơn có ghi một đề ước mới: Như “trả tại nơi cư trú của người bán” hay như hạn cho người mua một thời gian ngắn để khiếu nại nếu có gì không đồng ý, hay định rằng giá bán phải trả bằng hối phiếu sau hạn một tháng nếu như người mua im lặng, Tòa cho rằng y đã chấp thuận các điều kiện của người bán ghi trong hóa đơn (…). Người ta nhận thấy rằng án lệ trên gây thiệt hại phần nào cho người mua, bởi điều kiện “trả tiền tại nơi cư trú của người bán”, vì theo pháp luật phổ thông, giá bán phải đi đòi (le prix est quérable: giá cả hợp lý), nghĩa là phải đòi người mua tại cư sở của y _ Do đó, nếu có tranh tựng thì Tòa nơi cư sở của người mua mới có thẩm quyền. đàng này, với án lệ trên, chấn nhận cho người mua phải trả giá bán nơi cư sở của người bán, chẳng khác nào nhìn nhận thẩm quyền của tòa án nơi cư sở của người bán.
c) Trường hợp đề ước có lợi ích độc nhất cho người nhận: Bản án phòng thỉnh nguyện ngày 29-3-1938 (DO. 1939-1-5. bình chú của Ô. Voisin) chấp nhận rằng, người nhận đề ước mà im lặng được coi như đã chấp nhận, nếu đề ước ấy chỉ mang lợi lộc cho chính người nhận mà thôi.

Tóm lai, ngoài các trường hợp luật định, và trường hợp dự liệu trong án lệ trên đây, người ta không thể coi sự im lặng là ưng thuận được. Ở đây không thể chấp nhận tục giao “ai không nói là ưng thuận” (qui ne dit mot consent: im lặng là đồng ý).
Kết luận: Ngoại trừ các trường hợp luật định và án lệ chấp nhận trên đây, im lặng không thể coi như ưng thuận được.

D_ Đến lúc nào mới có sự ưng thuận.

1. Sự đề ước (offre ou pollicitation: đề nghị hoặc chào mời)

Sự thảo luận và sự kết thúc khế ước có khi được làm ngay một loạt như trong trường hợp hai bên đối diện nhau, hoặc trong trường hợp kết ước với nhau bằng điện thoại. Trong trường hợp nầy xẩy ra tức thì, vì một bên đề xướng và bên nhận tỏ ý muốn ngay tức khắc. Tuy nhiên trong vài trường hợp, từ sự đề ước đi đến sự chấp thuận phải trải qua một thời gian. Thí dụ đề ước bằng thư từ. Một bên gửi thư đề kết và chỉ sau đó một thời gian bên nhận mới phúc đáp nhận lời. Hai vấn đề được đặt ra trong trường hợp đề ước loại sau nầy:
1) Vấn đề đặt ra là sự đề ước đưa lại kết quả ra sao?
2) Và cho đến khi nào mới có ưng thuận !

I. Hậu quả của sự đề ước: (2 ký kiến chống đối)

a) Theo luật gia Pothier, sự đề ước chưa mang lại hậu quả nào nếu chưa được đối ước chấp nhận. Do đó người đề ước có thể rút lại đề ước nếu chưa được chấp thuận cảu người nhận (…) và cũng do đó, đề ước không còn hiệu lực khi người đưa ra đã chết, hay y bị điên cuồng trước khi có sự ưng thuận của người nhận. (…). Điều 932 bộ DLP qui định về hiệu lực của khế ước sinh thời tặng dữ, là một áp dụng của nguyên tắc trên. Thật vậy điều nầy định rằng sự tặng dữ chỉ có hiệu lực khi người thụ tặng chấp nhận, và sự chấp nhận nầy phải xảy ra hồi người tặng dữ còn sống.
b) Quan niệm cổ điển trên đây phát xuất từ sự phân tích ý chí của người đề ước, nhưng sẽ khiếm khuyết nếu nó tổng quát hóa cho mọi trường hợp, vì trong thực tế, người đề ước luôn luôn cho người đối ước một thời gian để trả lời, tùy theo loại dịch vụ. Thế cho nên, người ta thường nói rằng, trong thường trường không có sự đề ước nào đưa ra mà không có trực tiếp hay gian tiếp cho người ta một thời gian để phúc đáp (…). Do đó, người ta kết luận rằng, người đề ước không có quyền rút lại đề ước khi kỳ hạn mà y định cho đối phương trả lời chưa trôi qua.
1) Ý kiến này được giải thích bằng nguyên tắc tiền khế ước nhu sau đây: (système de l’avant contrat: hệ thống trước hợp đồng). Người ta thấy trong việc đề ước đơn thường (pollicitation simple: chào mời đơn giản), một nghĩa vụ khế ước (obligation contractuelle: nghĩa vụ hợp đồng) mà gánh nặng dẫn chứng về phần người đề ước nhận chịu. theo thuyết này, thì mỗi đề ước có cho kỳ hạn trả lời, trong thực tế, được tế phân ra làm hai ước khoản nhỏ:
– Một đề ước sẽ lập ngay khế ước nếu nhận được sự đồng ý của người nhận.
– Một đề ước sẽ chờ đợi sự trả lời của người nhận trong khoảng thời hạn đã ấn định.
Đề ước thứ hai này được phỏng đoán sẽ được người nhận ưng thuận liền khi nó đến tay y, vì nó mang lại lợi lộc cho y. Vậy khi nó đến tay y thì đã có một tiền khế ước giữa hai bên, và do tiền khế ước này, người đề ước đã cam kết không rút lại đề ước nếu thời hạn đưa ra để chờ sự trả lời chưa trôi qua. Tòa Colmar đã xử theo chiều hướng này trong bản án (colma 4-2-1936 D.H 1936.187). Nguyên tắc tiền khế ước đưa đến các hậu quả sau đây:
– Thứ nhất: Sự mãn phần của người đề ước trong thời hạn còn hiệu lực không làm cho sự đề ước vô hiệu, khi đề ước đã đến tay người nhận chưa trả lời. Đề ước nầy tiếp tục ràng buộc thừa kế của người đề ước. Tham chính viện Pháp (…) xử rằng người thừa kế của nhà hảo tâm đã tự động đưa đề nghị xây cất giúp chính phủ một công tác công chánh phải thi hành công tác này dâu cho chính phủ chưa trả lời đề ước của nhà hảo tâm, kế đó người này chết.
– Thứ hai: Sự đề ước ràng buộc người đề ước kể từ ngày sự đề ước đến tay người nhận. Người  này bị ràng buộc không phải kết ước sau nầy. Ngày nào người nhận được đề ước chấp nhận, thì ngày đó phát khởi nghĩa vụ của người đề ước. Trong khoảng thời gian phải trả lời mà người nhận trở thành vô năng hoặc bị phá sản thì khế ước không thành tựu được.
– Thứ ba: Sự đề ước không thể rút lại trước thời hạn minh thị hay mặc thị đã đưa ra cho người nhận khế ước. Nhưng sau thời hạn này, sự thu hồi đề ước sẽ thực hiện được. Nếu thời hạn đã được định rõ thì quá thời hạn nầy kể như đề ước không còn hiệu lực.
2) Những nguyên tắc tiền khế ước có chỗ không vững là đã tiên niệm rằng, người nhận được đề ước sẽ ưng thuận kết ước ngay. Điều đó không hẳn luôn đúng. Vậy có thể áp dụng khế ước đơn phương (engagement unilateral: cam kết đơn phương) để cấm rút đề ước trước thời hạn. Theo giải pháp này thì người ta cho rằng người đề ước đã cam kết đơn phương thi hành nghĩa vụ kể từ khi đề ước tới tay người nhận. Thí dụ: Người thừa kế khi chấp  nhận di sản đã cam kết trả nợ sau nầy cho di sản. Người quản lý sự vụ khi nhận một nghĩa vụ đã cam kết tiếp tục sự quản lý đó (Điều 1373 DLP). Người mua một bất động sản bị để đương, khi đã đưa ra đề nghị thanh tiêu khế ước để đương thì bị ràng buộc phải trả tiền cho các trái chủ để đương trên bất động sản (art 2184 DLP). Cuối cùng, người đề ước nào đã hạn cho người ta một thời hạn minh thị hay mặc thị để trả lời thì bị ràng buộc giữ vững đề ước đó cho hết kỳ hạn đã đưa ra.

II_ Cho đến khi nào mới có ưng thuận: Vấn đề thứ hai là phải xét khi nào mới có sự ưng thuận của người nhận, khi sự đề kết được làm bằng thư nghĩa là để cho người nầy có một thời hạn trả lời. Các luật gia cũng tranh luận về điểm này và chia làm hai nhóm:
a) Nhóm đề xướng thuyết tuyên bố ý chí (système de la déclaration de la volonté, ou système de l’émission). Theo thuyết này, sự ưng thuận được coi như đã có, kể từ ngày người nhận đề ước phát biểu ý chí ưng thuận hoặc bằng thư hay bằng điện tín, không cần đòi hỏi rằng sự phát biểu ý chí chấp nhận đó có đến tay người đề ước hay chưa cũng mặc chỉ cần bỏ thư trả lời chấp nhận là đủ. Sở dĩ thuyết này coi sự phát biểu ý chí ưng thuận là đủ, vì đã dựa vào điều 1985 bộ DLP đoạn 2, cho rằng chấp nhận khế ước ủy quyền có thể mặc nhiên và không cần người cho quyền biết cũng có giá trị, miễn sao người thụ quyền thi hành hành vi đã được ủy nhiệm là xong. Điều 1985 DLP nói trên không đòi hỏi người cho quyền cần phải hay biết sự thi hành ủy nhiệm. Các tác giả của thuyết này cho rằng khế ước đã được thành lập ngay khi ý chí của người nhận hòa hợp với ý chí của người đề ước, vì có lợi mà để cho khế ước được thực hiện nhanh chóng.
b) Trái lại các tác giả thuyết tiếp nhận (système de la reception: hệ thống tiếp nhận) cho rằng khế ước chỉ hoàn thành khi nào người đề ước nhận được thơ hay điện tín của người chấp nhận. Các tác giả thuyết này căn cứ vào điều 932 bộ DLP về vấn đề tặng dữ nói ở phần trước. Tho điều nầy, sự tặng dữ chỉ có hiệu lực đối với người di tặng khi nào người thụ tặng thông báo cho y biết đã chấp nhận sự tặng dữ. Các tác giả lý luận rằng khế ước không thể thành tựu khi hai ý chí phù hợp nhau, mà cần cho hai ý chí đó thông báo sự phù hợp đó cho nhau biết. Một số lớn án lệ chấp nhận lý thuyêt tiếp nhận (système de la réception). Tòa phá án Pháp, coi hai vấn đề nầy là một vấn đề sự kiện (question de fait: câu hỏi thực tế) tùy thuộc vào ý chí của các đương sự kết ước, và tùy sự thẩm lượng của Tòa xét về nội dung. Do đó phòng thỉnh nguyện của Tòa Phá án Pháp đã chấp nhận thuyết tuyên bố ý chí hay thuyết vận tống (système de la déclaration de la volonté ou système de l’emission) trong bản án ngày 21-3-1932. D.P. 1933.1.65) và Phòng Dân sự đã chấp nhận thuyết tiếp nhận trong bản án ngày 2-2-1932 Sirey 1932-1-68.
Sự  kết ước hoàn thành sớm hay muộn tùy theo giải pháp được chấp thuận. Điểm này rất quan trọng vì thời điểm của khế ước và nợi kết lập có rất nhiều hậu quả. Lẽ dĩ nhiên, cho đến khi khế ước được kết lập, người đề ước có thể thu hồi sự đề nghị của y, còn người thu nhận cũng có thể thu hồi sự chấp thuận của mình. Mặc khác sự mệnh một hay sự vô năng của người đề ước xảy ra trước khi khế ước được kết lập sẽ ngăn cản sự lập ước. Trái lại nếu những việc đó xảy ra sau sự kết lập khế ước, thì khế ước vần có hiệu lực. Đối với việc bán đồ vật xác định (chose certaine) một khi khế ước đã kết lập thì quyền sở hữu coi như được chuyển xong cho người mua, do đó nếu rủi vật mất, người mua phải chịu. Sau cùng, nếu không có điều khoản nào trong khế ước ấn định khác thì luật pháp hiện hành lúc lập ước sẽ chi phối khế ước ấy. Vậy cần phải biết rõ thời điểm kết ước. Nơi kết ước cũng cần ghi rõ, vì khi có tranh tụng tại Tòa có thẩm quyền là Tòa nơi kết ước. Trong Quốc tế tư pháp, khi kết ước không chỉ định luật nào sẽ áp dụng khi có tranh tụng, thì các thẩm phán sẽ áp dụng luật pháp nơi kết ước.

III_ Hà tỳ của sự ưng thuận

Điều 1.109 Dân Luật Pháp được áp dụng tại Nam Việt có quy định: “Không có ưng thuận nếu có sự lầm lẫn (erreur: lỗi), lừa gạt (dol hoặc khi trá, lừa đảo) hay bạo hành (violence: hoặc cưỡng bách, cưỡng hành). Điều 661 DL 1972 cũng định rằng: “Sự ưng thuận không có giá trị nếu chỉ vì lầm lẫn, hay vì bạo hành hay bị lừa lọc mà có“. Nếu sự ưng thuận bì tì ố bởi các điều kể trên thì luật pháp cho phép người kết ước được đưa ra trước tòa án xin tiêu hủy khế ước mà y đã ký kết vì bị lừa gạt hay thiệt thòi quá đáng.

A_ SỰ LẦM LẪN (L’erreur) 

1. Định nghĩa:

Sự lầm lẫn là một ý niệm sai lầm hay không đúng về một trong những điều khoản chính yếu của khế ước. Thường thường các luật gia có phân biệt hai sự lầm lẫn: Lầm lẫn về pháp lý và lầm lẫn về thực tế.
a) Lầm lẫn về pháp lý: Đó là khi nào có sự lầm lẫn về một quy tắc pháp luật, hay sự không hiểu biết pháp luật. Thí dụ: Tôi có một thân nhân qua đời khi chưa tới tuổi 16. Trong di chúc để lại, người ấy lập tôi làm người thừa kế của y. Trong di chúc có bắt buộc tôi phải thi hành các di tặng ghi trong di chúc. Tôi thi hành mà không biết là luật pháp cấm đoán người vị thành niên lập di chúc.
b) Lầm lẫn về thực tế: Đó là khi nào lầm lẫn về sự kiện các việc đã xảy ra. Thí dụ: Nếu xảy ra trường hợp đương sự thi hành di tặng theo một chúc thư mà không biết về sau này có một chúc thư mới đã hủy bỏ tờ di chúc mà tôi đang có.
Dù là lầm lẫn về pháp lý hay thực tế thì sự ưng thuận cũng bị hà tỳ và hậu quả cũng làm cho khế ước vô hiệu. Tuy rằng không ai có thể nói rằng mình không hiểu luật lệ để không áp dụng một đạo luật, nhưng trong lãnh vực khế ước thì có thể nại ra sự dốt luật dể xin xử tiêu khế ước vì lầm lẫn.(…).

Theo nguyên tắc, cá nhân lầm lẫn được luật pháp bảo vệ ít nhất khi nào sự lầm lẫn này quan trọng đến nỗi nếu cá nhân đó được biết trước thì không bao giờ y chịu kết ước.(…). Thí dụ: Một người có nghĩa vụ thiên nhiên lầm tưởng rằng nghĩa vụ này ràng buộc y nên y ký một văn thư cam kết rằng sẽ trả một số tiền cấp dưỡng vào một ngày nào đó. Đây là lầm lẫn về pháp lý nên y có thể xin Tòa cho tiêu hủy sự cam kết này theo điều 1235 đoạn 2.

2) Quan niệm lầm lẫn trong lịch sử tư pháp:

Luật La Mã theo hình thức chủ nghĩa nên khi thốt ra những lời lẽ đã được pháp luật quy định để lập ước thì đương sự không có quyền viện dẫn sự lầm lẫn nào cả. Vào buổi chánh thể Cộng hòa ở La Mã thì luât pháp bắt đầu công nhận cho người nào lầm lẫn thì kể như người ấy thật sự không muốn kết ước. Nhưng dẫu sao lúc đó, người dân La Mã cũng không thoát khỏi quan niệm hình thức cố hữu của họ để kết ước. Họ không đi sâu vào phương diện tâm lý để tìm hiểu ý muốn thật sự của mỗi người đối ước. Họ chỉ chăm chú vào hình thức phát biểu của đương sự, bởi vậy họ chỉ nhìn nhận có ba sự lầm lẫn hết sức thô sơ như trường hợp một người nói một đằng, người kia hiểu một ngã, hoặc tưởng kết ước với người này, không dè kết ước với người khác, hay muốn mua vật này không dè lại mua lầm vật khác. Ba sự lầm lẫn đó như sau:
1_ Lầm lẫn về tính chất của khế ước (Error in negotio);
2_ Lầm lẫn về cá nhân (Eror in person);
3_ Lầm lẫn về đối tượng (Error in corpore).

1_ Lầm lẫn về tính chất của khế ước (Error in negotio): Trường hợp lầm lẫn nầy chỉ xảy ra khi không lập ước theo các hình thức luật định của Luật La Mã. Thí dụ; Trường hợp các khế ước ý hợp trong Luật La Mã, như mua bán, đổi chát, lập hội, cho thuê .., một người tưởng mình ký một khế ước bán, nhưng người đối ước kia lại lầm tưởng đó là một khế ước cho thuê. Một người đem một vật cầm cho chủ nợ để vay nợ trong lúc đó người chủ cho vay tưởng là bán đứt. Vậy đây là một sự lầm lẫn về chính các loại khế ước mà một bên ký kết;
2._ Lầm lẫn về cá nhân (Eror in person): Lầm lẫn về cá nhân là lập ước với người này lại lầm tưởng y với một người khác. Trong luật La Mã thì sự lầm lẫn này bao giờ cũng làm cho khế ước vô hiệu.
3_ Lầm lẫn về đối tượng của khế ước hay về bản thể của đối tượng (Error in corpore ou erreur la composition matérielle de la chose: Lỗi về vật chất hoặc lỗi về thành phần vật chất của sự vật): Thí dụ: Mua một bất động sản này lại tưởng rằng mua bất động sản khác. Cũng thuộc về lầm lẫn về đối tượng, sự lầm lẫn về vật chất đã cấu tạo ra vật làm đối tượng cho khế ước. Ví dụ: Một người mua một món đồ bằng vàng nhưng không dè nó lại bằng thau.

Trong luật La Mã, khế ước có ba loại lầm lẫn trên đều bị coi là vô hiệu tuyệt đối.

THỜI CỔ

Các luật gia cổ điển Pháp cũng có đề cập tới các sự lầm lẫn trên nhưng so với luật La Mã, họ đã có những sự tiến bộ đáng kể hơn về những điểm sau đây:
1_ Theo Luật gia Pothier thì có sự lầm lẫn về bản thể khi nào sự lầm lẫn đặt trên đức tính của sự vật mà các đương sự căn cứ vào để kết ước thay vì các chất đã cấu tạo ra vật. Như vậy có khác với người La Mã là họ coi bản thể của vật, chính cái chất đã cấu tạo ra vật (…). Pothier căn cứ vào tâm lý phần nào của các đương sự kết ước thay vì hoàn toàn vào vật chất làm đối tượng của khế ước.
2_ Đối với sự lầm lẫn về cá nhân, Pothier cho rằng cá nhân đó phải hết sứ chính yếu cho sự kết ước và nếu có sự lầm lẫn về cá nhân này thì sự thuận mới bị tiêu tan và khế ước đó sẽ không còn giá trị nữa. Trái lại, nếu cá nhân đó không liên quan gì tới sự kết ước thì dù cho hợp đồng này có ký kết với cá nhân này hay cá nhân khác cũng vô hại, khế ước vẫn có giá trị. Thí dụ: Tôi muốn mua một chiếc xe đạp hiệu Aleyon ở tiệm này, nhưng lại vào lầm một tiệm khác. Ở đây mặc dù có sự lầm lẫn về cá nhân người bán nhưng không phải vì vậy mà khế ước mất giá trị.
3_ Một sự tiến bộ khác nữa của các luật gia cổ điển Pháp là việc ấn định hậu quả sự lầm lẫn. Các luật gia đã biết phân biệt từng trường hợp một cách tế nhị hơn luật La Mã. Như đã biết khi gặp ba trường hợp lầm lẫn của luật La Mã thì khế ước đều vô hiệu tuyệt đối. Các luật gia cổ điển Pháp phân biệt như sau:
_ Có khi sự lầm lẫn sẽ làm cho khế ước vô hiệu tuyệt đối (nghĩa là bất cứ ai cũng có quyền viện dẫn). Như sự lầm lẫn về đối tượng của khế ước (..).
– Có khi sự lầm lẫn chỉ làm cho khế ước vô hiệu tương đối mà thôi (Chỉ có người bị lầm lẫn hay người đề ước kia mới có quyền nại ra sự lầm lẫn về đặc tính của đối tượng (…).

3) Hậu quả của sự lầm lẫn theo Bộ DL Pháp:

Các nhà soạn thảo bộ Dân luật năm 1804 đã chịu ảnh hưởng khá sâu xa của luật gia Pothier nên trong điều 1110 Dân luật Pháp chỉ đề cập tới hai sự lầm lẫn mà thôi:
– Lầm lẫn về bản thể hay đặc tính của đối tượng mà hai bên căn cứ vào đó để kết ước (…)
– Lầm lẫn về cá nhân (…) nếu cá nhân đó rất quan trọng cho việc kết ước.
Kế đó điều 1117 Dân luật Pháp khi bị lầm lẫn thì không vì thế mà khế ước đương nhiên bị vô hiệu, nghĩa là đương sự phải xin tòa tuyên bố vô hiệu. Như vậy hai loại lầm lẫn ghi ở điều 1110 chỉ là căn nguyên để xin thủ tiêu khế ước, nói khác là các đương sự lầm lẫn phải nêu lên ở tòa. ý niệm lầm lẫn về người của Bộ dân luật Pháp cũng khác với ý niệm của Pothier. Như đã biết theo Pothier nếu người đó là yếu tố quan trọng thì lầm lẫn sẽ làm khế ước đương nhiên vô hiệu, nghĩa là không cần xin tòa thủ tiêu khế ước. Tuy nhiên Bộ Dân luật 1804 của Pháp hãy còn thiếu sót nên các luật gia đã phải tìm cách bổ sung.

4) Học lý hiện thời về sự lầm lẫn: 

Hiện nay theo học lý, sự lầm lẫn đưa đến ba hậu quả khác nhau, tùy theo trường hợp. Có khi nó chỉ vô hiệu tương đối, có khi nó không đáng kể.
a) Lầm lẫn khiến không còn sự ưng thuận (…): hay làm cho khế ước vô hiệu tuyệt đối: Đây là những sự lầm lẫn làm cho khế ước không thể thành lập được. Trường hợp này rất hiếm hoi trong thực tế. Thật ra thì không thể nói là có sự lầm lẫn vì mỗi bên đều làm theo ý muốn của mình và hai ý muốn này không gặp nhau, có ba trường hợp:
Lầm lẫn về tính chất của khế ước (…)
Sự lầm lẫn về đặc tính của đối tượng. Thí dụ: Một người mua bất động sản A mà người bán lại tưởng là y mua bất động sản B ở bên cạnh. Sự lầm lẫn này làm tiêu tan sự ưng thuận.
Lầm lẫn về duyên cớ: Đ1o là sự lầm lẫn về mục đích như việc một bên định mua một vật gì mà bên kia lại chỉ định cho mướn thôi. Luật gia Capitant cho thêm thí dụ sau đây: Ông A nhờ ông B bán một đồ vật, và sau đó ông A cho ông B một khoản tiền hoa hồng. Nhưng không dè ông Ba đã tự mua món vật đó và bù trừ tiền với ông Ba. Như vậy trả tiền hoa hồng không còn duyên cớ nữa, nên vô hiệu.
b) Lầm lẫn có thể xin tiêu hủy khế ước hay vô hiệu tương đối: Đó là những lầm lẫn về cá nhân hay lầm lẫn về bản chất của đối tượng.
– Lầm lẫn về cá nhân: Theo điều 1110 đoạn 2 Dân luật Pháp, thì chỉ có thể xin tiêu hủy khế ước khi nào cá nhân là duyên cớ chính yếu của hợp đồng. Tòa án có phận sự xét đoán, căn cứ trên bản tính của hợp đồng, xem xét những trường hợp đã xảy ra và tìm hiểu ý muốn của các đương sự và xem coi cá nhân đó có phải là tối quan trọng cho việc kết ước hay không. Trong các khế ước vô thường, như các khế ước tặng dữ, hay các khế ước hữu thường, như khế ước lập công ty hợp danh, bao giờ người ta cũng đặc biệt chú ý đến yếu tố cá nhân.
Có hai loại thương hội: Loại thương hội trong đó yếu tố vốn là quan trọng; Loại thương hội trong đó yếu tố cá nhân là quan trọng (công ty hợp danh = Societe de personne). Đặc điểm của hội buôn hợp danh là mỗi hội viên phải chịu trách nhiệm liên đới và vô hạn định về những nghĩa vụ do những người đồng hội viên đảm  nhận. Thí dụ: Trong hội có ba hội viên đi vay 3.000.000$ hì tất cả ba hội viên đều có bổn phận trả mỗi người một triệu trên tài sản của mình, nếu mình bị chủ nợ đòi. Như vậy yếu tố cá nhân trong công ty hợp danh là quan trọng. Nếu lầm lẫn về cá nhân thì khế ước lập công ty hợp danh sẽ vô hiệu và có thể xin tòa tiêu hủy.
Lại nữa cũng phải kể những khế ước mướn nhân công hay thợ chuyên môn, như mượn một  kiến trúc sư danh tiếng nào đó chứ  không phải bất kỳ ai cũng có thể mượn được. Nếu lầm lẫn về cá nhân hay lầm lẫn về khả năng của người thợ hay của viên kiến trúc sư thì xin tòa tiêu hủy khế ước (…).
– Lầm lẫn về bản thể của đối tượng:
Theo điều 1110 DLP thì sự lầm lẫn về thể chất của vật chủ đích có thể làm cho khế ước bị tiêu hủy. Nhưng thế nào là bản thể hay bản chất của đối tượng?
_ Thuyết khách quan: Có một số luật gia theo quan niệm khách quan hẹp hòi như Duranton, Rau, đã giải thích bản thể (la subtance) căn cứ vào vật chất đã cấu tạo ra đối tương. Thí dụ: Một người mua chân đèn bằng đồng mạ bạc mà lầm tưởng là bạc khối. Hoặc lầm lẫn về tính chất, nghĩa là phân biệt vật này với vật khác bằng những đặc điểm của nó. Quan niệm khách quan này căn cứ vào thể chất có lợi là rõ ràng để phân biêt sự sai lầm. Do đó theo quan niệm này, sự lầm lẫn về đức tính dù lớn lao đến đâu cũng không đủ để tiêu hủy khế ước. Thí dụ: Mua một món hàng, tưởng vật ấy rất xưa, rất cổ (như một lọ lục bình đời Khang Hy, Càng Long …), nhưng sự thật thì nó không xưa, không cổ; hoặc lầm lẫn về tác giả một bức tranh. Theo quan niệm khách quan trên đây, các lầm lẫn nêu trong th1i dụ trên không làm cho khế ước bị tiêu hủy. Đây là một điều đáng chỉ trích vì thuyết nầy thóa bộ đồi với Pothier. Thật vậy, Pothier lúc xưa còn biết có thể xem như quan trọng (substantielle: đáng kể) một đặc tính nào đó của đối tượng nghĩa là đã để ý đến ý muốn của người kết ước.

_ Thuyết chủ quan: Một số tác giả khác, theo quan niệm chủ quan cho rằng, trong mỗi trường hợp, phải tìm hiểu ý muốn của người kết ước. Theo quan niệm này, bản thể là một đặc tính (qualité physique: chất lượng thể chất) của vật chủ đích làm cho đương sự vì tính chất ấy mà kết ước, chứ không phải là các yếu tố vật chất cấu tạo vật. Các yếu tố vật chất nầy cố định còn bản thể của đối tượng có thể thay đổi đối với mỗi cá nhân kết ước. Tòa án đã nhiều lần đồng quan điểm với các tác giả sau này (phái chủ quan) và đã có dịp hủy bỏ một khế ước mua một món đồ mỹ thuật mới chế tạo mà người mua đã bằng lòng trả một giá rất đắt vì tưởng rằng món đồ đó rất xưa. (…). Tòa phá án Pháp quốc đã xử tiêu một khế ước mua đất vì diện tích miếng đất không đủ dùng vào công việc dự định trước khi mua.(…). Thí dụ: Định mua một lô đất để cất trường với 70 lớp nhưng khi đo lại thì chỉ cất được có 37 lớp thôi (…). Cũng như tòa đã tiêu hủy khế ước mua một bức tranh họa sĩ danh tiếng (Corot) nhưng đem giám định lại thì bực tranh đó do một họa sĩ khác vẽ, được Corot sửa chữa và k1y tên. (…). Tòa án còn thủ tiêu một khế ước mua hạt trai thiên tạo mà thật ra có trộn lẫn với hạt trai nhân tạo, hay hạt trai giả (…). Tòa còn hủy bỏ một khế ước bán quyền thừa kế trong một di sản chưa chia. Y lầm tưởng là lớn lao nhưng thực sự thì tầm thường. (…). Và tòa đã xử tiêu hủy khế ước bán rượu mạnh không đúng tửu độ. (…).

Có người tự hỏi có cần phải cả hai đương sự lầm lẫn mới có thể tiêu hủy được khế ước hay chỉ cần một bên ngộ nhận là đủ. Các luật gia đã bàn luận rất nhiều về điểm này. Nhưng thiết tưởng, theo nguyên tắc, chỉ cần một bên lầm lẫn là đủ, vì như thế sự thỏa thuận cần thiết cho khế ước không còn nữa. Hơn nữa, nếu không như thế, có thể vì ác ý, một bên kết ước không chịu nhận mình lầm lẫn thì bên đối ước không thể xin hủy bỏ khế ước được. (…)

Nhưng dù sao cũng cần hai điều hạn chế:
– Nếu chỉ một người cộng ước lầm lẫn là đủ thì phải lầm lẫn về một đặc điểm mà hai bên xem là tối ư quan trọng, nghĩa là về chủ đích khế ước. Nếu trái lại sẽ không phải là lầm lẫn về điểm quan trọng làm cho hai đương sự vì đó mà kết ước, mà chỉ là lầm lẫn về lý do bên trong của một bên đương sự.
– Nếu như một đương sự vì sai sót, bất cản mà lầm lẫn trong lúc bên đối ước có thiện ý thì sau này đương sự không thể viện dẫn sự sơ suất của mình mà không nhận khế ước. Hoặc nếu có thể xin hủy bỏ được thì y phải bồi thường một số tiền thiệt hại (theo lệnh tòa) cho bên đối ước có thiện ý.

c) Những lầm lẫn không đáng kể (Cas ou l’erreur n’influe pas sur la validité du contrat: Trường hợp sai sót không ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng):
– Sự lầm lẫn về một tính chất không phải là bản thể của đối tượng (qualité non substantielle: chất lượng không đáng kể). Nghĩa là không phải là nguyên do làm cho được sự vì nó mà kết ước. Thí dụ: Một người muốn mua một bộ bàn ghế của một người thợ mộc trứ danh làm bằng thao lao đánh vernis bên ngoài cho giống cẩm lai. Y đã mua đúng nơ hiệu của người thợ này. Nhưng nếu khi mua y lầm bộ bàn thay lau lau thay vì bộ bàn cẩm lai thì sự lầm lẫn này không đáng kể vì ý của y là mua đồ do người thợ này sản xuất, ý này là bản chất của đối tượng của khế ước.
– Lầm lẫn về lý do thầm kín (motif): Lý do bên trong này không đáng kể vì nó có tính cách khách quan, riêng biệt cho từng cá nhân, ít khi bên đối ước biết trước được (…). Ví dụ: Một người kết ước muốn thu về một mối lợi to tát, nhưng về sau không có lợi hay còn lỗ vốn thì không thể trách ai được. Hoặc một người mất một con ngựa nên mua một con ngựa khác, đến khi tìm được con ngựa cũ thì không thể vì đó mà xin hủy bỏ khế ước được. Sự lầm lẫn về lý do thẩm kín này có hai ngoại lệ:
* Nếu lý do thẩm kín này được ghi rõ trong khế ước thì nó sẽ biến thành điểu kiện kết ước và nếu có lẫm lẫn thì khế ước đó sẽ vô hiệu, người ta có thể coi lý do nầy là nguyên nhân của khế ước (…).
* Về khế ước tặng dữ hay di tặng, người ta chấp nhận rằng lầm lẫn về lý do thầm kín thì khế ước sẽ vô hiệu nếu người tặng của vì lý do đó mới tặng dữ.
* Nhưng lầm lẫn về tài sản, về sức trả nợ của người đối ước không làm cho khế ước vô hiệu (…).
_ Lầm lẫn về giá cả của đối tượng, như trả giá quá đắt về một món hàng, mua lầm, thì không phải là lầm lẫn mà đó chỉ là bị thiệt thòi, không thể xin tiêu hủy khế ước được.

5) So sánh Dân luật Pháp áp dụng tại Việt Nam với Dân Luật Bắc, Trung và Dân luật 1972: 

a) Đại cương: Nếu so sánh bốn bộ Dân luật kể trên thì ta thấy có những điểm khác nhau sau đây:
_ Dân luật Pháp 1804 chỉ nói đến sự lầm lẫn trong điều 1110;
Dân luật Bắc nói đến trong ba điều 656, 657, 658.
_ Dân luật Trung nói đến trong ba điều 692, 693, 694;
_ Dân luật Việt Nam 1972 nói trong điều 662.
Sự tiến bộ của hai bộ Dân luật Việt Nam so với bộ Dân luật Pháp là rất dễ hiểu vì Dân luật Việt Nam thửa hưởng hơn 100 năm sau những khoản trong điều 1110 rất thiếu sót của Dân luật Pháp.
b) Dân luật Bắc và Trung: Điều 656 dân luật Bắc và 692 Dân luật Trung có ghi: “Khi nào vì môt sự sai lầm mà các người lập ước không chủ ý lập cùng một khế ước như nhau (tính chất của khế ước) hay không chủ định cùng một người, cùng một vật (đối tượng) hay cùng một việc (duyên cớ), như nhau thì không có sự đồng ý“. Nói khác đi, người ta có thể lầm lẫn về tính chất khế ước, về cá nhân, về đối tượng, về duyên cớ của khế ước. Điều 657, 658 Dân luật Bắc và 693, 694 Dân luật Trung giải thích khoản trên đây:
_ Theo điều 657 DLB và 693 DLT thì lầm lẫn về cá nhân sẽ làm cho khế ước vô hiệu tuyệt đối nếu cá nhân ấy là mục đích chính của khế ước. Trái lại nếu cá nhân là phụ thuộc thì có thể xin hủy bỏ khế ước, nghĩa là khế ước chỉ vô hiệu tương đối mà thôi.
_ theo điều 658 Dân luật Bắc và 694 Dân luật Trung thì sự  lầm lẫn về đối tượng chỉ làm khế ước vô hiệu tương đối nếu vì có sự lầm lẫn về bản thể của vật này, mà đương sự mới kết ước.
Về điểm sau, theo hai bộ luật Việt Nam, người ta phỏng đoán rằng khi lập ước, đương sự chú ý đến bản thể đối tượng đến khi nào có bằng chứng nghịch lại. Còn đối với những tính chất không phải là bản thể đối tượng thì người ta xem như đương sự không vì nó mà lập ước trừ khi nào ghi rõ trong khế ước hoặc khi nào đã thấy rõ trong các khế ước được kết lập. Tóm lại, theo hai bộ Dân luật Bắc và Dân luật Trung:
Khế ước vô hiệu tuyệt đối nếu:
– Lầm lẫn về thể chất của khế ước: một bên muốn bán mà bên kia tưởng tặng;
– Lầm lẫn về duyên cớ: Lầm lẫn về cá nhân nếu đương sự vì cá nhân đó mà lập ước.
Khế ước vô hiệu tương đối nếu:
– Lầm lẫn về cá nhân và cá nhân phụ thuộc trong khế ước (693 DLT và 657 DL)
– Lầm lẫn về bản thể của đối tượng (694 DLT, 658 DLB).
– Lầm lẫn về tính chất không phải là bản thể (nếu đương sự có ghi rõ trong khế ước rằng vì các tính chất này họ mới lập ước hoặc xét trong các trường hợp đã thành lập khế ước ta thấy rõ rệt như thế (đoạn 3 694 DLT. 658 DLB).

6. So sánh Dân luật Bắc, Dân luật Trung, với Dân luật Pháp 1804:
a) Lầm lẫn cá nhân:
– Khế ước vô hiệu tương đối (Dân luật Pháp)
– Khế ước vô hiệu tuyệt đối (Dân luật Bắc, Dân luật Trung).
b) Lầm lẫn về cá nhân và cá nhân phụ thuộc:
– Không đáng kể, khế ước vẫn có giá trị (Dân luật Pháp)
– Khế ước vô hiệu tương đối (Dân luật Bắc, Dân luật Trung)
c) Lầm lẫn về tính chất không phải là bản thể của đối tượng:
– Không đáng kể, khế ước vẫn có giá trị (Dân luật Pháp)
– Khế ước vô hiệu tương đối (Dân luật Bắc, Dân luật Trung)

Nhưng ngày nay, theo quan niệm chủ quan, là quan niệm của các tòa án, thì nếu chỉ vì thể chất của đối tượng mà đương sự lập ước thì thể chất ấy được xem như bản thể rồi, nghĩa là, điểm khác biệt thứ ba kể trên giữa Dân luật Pháp và Dân luật Việt Nam, về thực tế, kể như không có nữa, và phải nói rằng, lầm lẫn về tính chất không phải là bản thể của đối tượng thì khế ước vẫn có giá trị. Nếu hai bộ Dân luật Bắc và Trung đã phân tích tỉ mỉ từng trường hợp lầm lẫn mà ta vừa nêu trên, thì bộ DLVN 1972, lại chép gần giống những gì đã qui định trong điều 1110 DLP về sự lầm lẫn.
Điều 662 DLVN 1972 qui định như sau: “Sự lầm lẫn chỉ là một nguyên nhân làm cho khế ước vô hiệu, nếu là lầm lẫn về thực chất của sở vật, hay về một đặc tính cốt yếu cho sự cam kết. Sự lầm lẫn về cá nhân người cộng ước không làm cho khế ước vô hiệu, trừ phi cá nhân của người ấy là yếu tố chính cho sự cam kết”. (…). So sánh điều 662 DLVN 1972 với điều 1110 DLP ta thấy kết quả sau đây:
a) Lầm lẫn về cá nhân:
– Vô hiệu tương đối (Dân luật Pháp)
– Vô hiệu tương đối (Dân luật VN 1972)
– Vô hiệu tuyệt đối (DL Bắc Trung).
b) Lầm lẫn về bản thể của đối tượng:
– Vô hiệu tuyệt đối (Dân luật Pháp)
– Vô hiệu tuyệt đối (DLVN 1972)
– Vô hiệu tuyệt đối (DLB, DLT).
c) Lầm lẫn về tính chất không phải là bản thể của đối tượng:
– Không đáng kể, khế ước vẫn có giá trị (DLP)
– Không đáng kể, khế ước vẫn có giá trị (DLVN 1972);
– Vô hiệu tương đối.
d) Lầm lẫn về thể chất của khế ước:
– Vộ hiệu tuyệt đối (DLB, DLT)
– Vộ hiệu tuyệt đối (DLVN 1972);
– Vộ hiệu tuyệt đối (DLP).

B_ SỰ LỪA GẠT: (Sự khi trá – le dol)

1) Định nghĩa: Có sự lừa gạt khi một người cộng tác đã dùng lời lẽ giả dối, những thủ đoạn, những mưu mô khiến cho người đối ước ưng thuận kết lập hợp đồng với mình. Nếu không có những hành động đó, đối phương không bao giờ chịu ưng thuận.(1116 DLP…)
Định nghĩa lừa gạt như thế thật là bao quát đi từ nói dối tới những mưu mô, quỷ quyệt. xảo trá. Vậy lời nói đến mức nào mới được coi là lừa gạt?
– Có những trường hợp pháp luật không trừng phạt sự nói dối. Thí dụ: Các hãng buôn nói dối trong công việc quản cáo hàng hóa … nhất là về thuốc men trị bá chứng (dầu sức mũi mà chữa được cả nội và ngoại thương) (…).
– Trong những trường hợp khác, lời nói dối lại bị xem là sự lừa gạt: Thí dụ người bán, gán cho món hàng của họ một đức tính đặc biệt làm cho người mua phải chú ý và làm cho y mua. (…).
Nhiều khi sự im lặng cũng có thể xem như là lường gạt. Thí dụ: Trong khế ước bảo hiểm chẳng hạn. Một người đi đóng bảo hiểm về một bất động sản của y. Nhà y xây gần kho xăng hay một kho đạn mày không nói rõ cho hãng bảo hiểm biết. Sự im lặng này làm sai quan niệm về số lượng, về phạm vi rủi ro có thể xảy ra. Đây là duyên cớ có thể nại ra để xin tiêu hủy khế ước (…).
2) Sự lừa gạt khác lầm lẫn ra sao? (Rapport du dol ct de l’erreur):
a) Người ta lập luận rằng, sự lừa gạt đưa tới kết quả làm cho đối ước lầm lẫn mà ký kết và nếu có lầm lẫn là không có ưng thuận. Như vậy còn phân biệt sự lừa gạt với sự lầm lẫn làm gì? Vì hậu quả vẫn làm cho khế ước vô hiệu.
b) Nhưng thật ra hai sự tì ố về ưng thuận này khác nhau ở những điểm sau đây:
_ Sự lừa gạt thường dùng những mánh khóe, nhưng mưu mô xảo quyệt nên dễ dẫn chứng hơn sự lầm lẫn hay sự ngộ nhận.
_ Có những trường hợp lầm lẫn mà không làm mất giá trị khế ước. Nhưng nếu lầm vì bị lừa gạt thì có thể xin hủy bỏ khế ước. Thí dụ: Lầm lẫn về giá cả của món hàng, mà sở dĩ lầm lẫn vì bị đối ước lừa gạt.
_ Sự lừa gạt là một lỗi (hay nói theo tự điển của Giáo sư Mẫu là một quá thất). Ngoài quyền xin hủy bỏ khế ước, đương sự bị lừa gạt còn có thể xin bồi thường thiêt hại theo điều 1382 DLP. Điều kiện chính yếu là một sự lừa gạt phải trọng đại. Án lệ đòi hỏi sự lừa gạt phải có tính cách trọng đại, nghĩa là không có sự  kiện đó thì không bao giờ đương sự chịu kết ước. Nếu sự lừa gạt chỉ có tính cách phụ thuộc, nghĩa là không làm cho sự ưng thuận bị tì tích, thì trong trường hợp này sự lừa gạt là một dân sự phạm. Người bị lừa chỉ có quyền đòi bồi thường về mặt dân sự theo điều 1382 DLP. Thí dụ: Một sự lừa gạt với mục đích thay đổi những điều kiện thi hành nghĩa vụ và những nghĩa vụ này chỉ có tính cách tầm thường.Sự phân biệt giữa lừa gạt chính yếu và lừa gạt phụ thuộc được đề cập tới trong điều 1116 DLP và các vị thẩm phán gặp nhiều khó khăn trong sự phân tích 2 loại lừa gạt này. Dù sao, tòa án cũng loại ra ngoài những sự lừa gạt không chính yếu khiến cho cơ thể lầm lẫn được (…). Điều 1116 DLP áp dụng tại Việt Nam đã được chép lại nguyên văn trong điều 659 DLB và Dân luật Trung như vậy không có sự khác biệt trong ba bộ luật.
Bộ DLVN 1972 cũng chấp nhận tại điều 688 sự vô hiệu của khế ước khi có gian trá, nếu mưu gian là nguyên nhân chính đã thúc đẩy bên kia kết ước. Kế đó, điều 669 DLVN 1972 định rằng sự lầm lẫn, bạo hành và gian trá không đương nhiên làm cho khế ước vô hiệu, chỉ làm cho khế ước có thể bị tiêu hủy. Vậy ở đây là sự vô hiệu tương đối, trong lúc đó hai bộ DLBT chấp nhận cho khế ước bị vô hiệu đương nhiên nếu lầm vào các trường hợp trên. Như vậy cho thấy có sự thoái bộ của bộ DLVN 1972. Các nhà làm luật có  khuynh hướng chép lại bộ DLP. Thay vì chú trọng đến dân tộ tính trong việc soạn luật

C._ SỰ BẠO HÀNH (La violence)

1. Định nghĩa: Bạo hành là một sự cưỡng bách về thể xác hoặc tinh thần do một cá nhân gây ra để bắt buộc một cá nhân khác phải kết ước. Sự bạo hành làm cho khế ước vô hiệu vì bạo hành làm cho sự ưng thuận bị hà tỳ.
Dân luật Pháp áp dụng tại nam phần, từ điều 1111 tới điều 1115 chỉ nói tới sự bạo hành về tinh thần chứ không đề cập tới bạo hành về thể xác. Thí dụ: Cầm ta kẻ khác buộc y phải k1y vào hợp đồng chẳng hạn hay dí súng vào mang tai buộc phải ký kết. Đây là bạo hành về thể xác. Có lẽ sự thiếu sót này là vì trường hợp bạo hành về thể xác ít xảy ra. Trái lại người ta thường chứng kiến những sự đe dọa về tinh thần.
2) Điều kiện xin thủ tiêu khế ước: Muốn cho đương sự đươc quyền hủy bỏ khế ước thì sự bạo hành phải gồm những điều kiện sau đây:
a_ Sự bạo hành phải làm cho một người có trí khôn trung bình khiếp sợ: (theo điều 1112-1113 DLP)
Về điểm này Luật La Mã rất gắt gao khi bắt buộc sự bạo hành phải làm cho một người cực kỳ can đảm phải sợ hãi. Thí dụ: Phải làm cho một quân nhân La Mã khiếp sợ chẳng hạn thì khế ước mới bị thủ tiêu vì lý do bạo hành.
Điều 1112 DLP còn dễ dãi hơn khi quy định vấn đề tuổi tác, địa vị của con người trong xã hội, tùy đàn ông hay đàn bà, mà xét đoán từng trường hợp xem cá nhân có thật sự sợ hãi hay không. Lẽ dĩ nhiên là một đứa trẻ, một người đàn bà yếu ớt, một người dưới quyền thì dễ bị bạo hành hơn một người lớn tuổi, có địa vị khá vững chắc. Sự bạo hành cần hướng vào người bị ép ký kết. Theo điều 1113 thì nếu có sự bạo hành đối với vợ, chồng, con, cái, hay cha mẹ, đương sự có thể xin tiêu hủy khế ước được. Có thể xem là sự bạo hành đối với một người dân quê mùa mộc mạc, một sự hăm dọa bằng bùa chú để cho đương sự hay cho gia đình y bị ốm đau, làm ăn thất bại hay chết bất đắc kỳ tử. Nhưng trái lại, sự doe dọa có thể làm cho người tầm thường sợ sệt, là đủ xin hủy bỏ khế ước, mặc dù có bằng cớ là người bị bạo hành đặc biệt can đảm, khôn noan, lanh lợi.
b_ Sự bạo hành phải là bất công và phi pháp: Những người kết ước vì lòng kính nể đối với ông, bà, cha, mẹ hay đối với chủ nhân thì không thể nại ra sự kính nể này để xin tiêu hủy khế ước vì lý do bạo hành (…). Thí dụ: Một người vì kính nể cha mẹ, bắt buộc phải kết hôn với một cô gái khác mà mình không yêu, thì không thể nại ra lòng kính nể ấy để xin tiêu hôn. Ngay cả đến sự đánh đập cũng không thể gọi là bạo hành được. Sử dụng tố quyền để đi kiện khiến cho bên kia phải kết ước không phải là bạo hành vì đây là việc sử dụng một quyền hạn luật định (…). Thí dụ: Trường hợp một người thủ quỹ thụt két tiên xài hết tiền, người chủ bắt buộc y phải ký một giấy nợ bằng số tiền y thụt két nếu không sẽ đem y ra tòa. Người thủ quỹ không thể cho là y bị bạo hành để xin tòa tiêu hủy khế ước này. Trừ khi nào dùng quyền một cách quá lạm và ngoài mục đích của nó thì không kể. Thí dụ: Người chủ nợ đe dọa sai áp tài sản con nợ nếu ý không chịu ký thêm văn kiện chịu trả món tiền lớn hơn tiền mà con nợ còn thiếu. (…). Có khi người ta phải ký một khế ước vì tình trạng thiết bách (état de necessité: tình trạng cần thiết) nguy hiểm đến tính mạng. Thí dụ: Một hợp đồng cứu trợ khi bão tố. Một chiếc tàu sắp bị đắm vì bão, tau khác gần đó đến cứu. Thừa cơ hội này, bắt chẹt thuyền sắp bị đám phải ký một hợp đồng trả một số tiền rất lớn khi về đến bến. Trong trường hợp này người thuyền trưởng có thể viện dẫn vì lý do cưỡng bách nên y phải ký hợp đồng và xin tòa tiêu hủy hợp đồng hay ít ra cũng xin tòa giảm bới cho số tiền phải nộp ghi trong khế ước. (Req. 27.4.1887 _ DP. 1888.1.263. Sirey. 87.1.372). Án lệ này được đạo luật ngày 29-4-1916 ở Pháp nhìn nhận.
c) Sự bạo hành có thể không do đối ước mà ra mà do 1 đệ tam, nhưng khế ước có thể bị thủ tiêu (663 DLVN). Đó là một điểm khác biệt với sự lừa gạt do một người đệ tam gây ra thì việc này không có ảnh hưởng gì đến hiệu lực của khế ước. Đáng lý ra về ý muốn của đương sự, thì sự phân biệt giữa bạo hành và lường gạt cũng khó giải thích. Vì trong hai trường hợp dù có do đối ước hay đệ tam nhân gây ra thì hậu quả của khế ước cũng không khác nhau vì như vậy sự ưng thuận cũng bị hà tì. Nhưng về măt xã hội, công lý, thì có thể bảo rằng nếu sự lừa gạt do một đệ tam nhân thì không có lý do gì để đối ước chịu thiệt thòi, bởi sự lừa gạt phần nhiều có tính cách kín đáo. Trái lại nếu là bạo hành thì chắc chắn người đối ước biết rõ, nên bị phỏng đoán rằng đã đồng lõa. Do đó phải để cho đối ước bị bạo hành có quyền xin thủ tiêu khế ước. Thí dụ: Một hội viên của một Công ty vô danh bị thanh toán viên (đang bị phá sản) kiện để đòi các cổ phần mà y chưa đóng đủ. Hội viên này không có quyền nói rằng lúc mua cổ phần y đã bị quản lý của hội lừa gạt nên đã mua cổ phần (…). Một hội viên mua lại cổ phần của hội viên khác không thể trả lời với hội rằng y đã bị người bán lừa gạt để khỏi phải trả thêm số tiền chưa đóng đủ. Với sự lừa gạt này không thể gán cho hội được. (…).

Bộ dân luật Bắc đề cập tới sự bạo hành từ điều 660 đến 662, bộ dân luật Trung đề cập tới sự bạo hành từ điều 696 đến 698. Trái với dân luật Pháp, hai bộ dân luật Bắc và Trung có nói tới bào hành về thân thể trong các điều 660 DLB và 696 DLT bằng cách hành hung. Trong dân luật Pháp có thể xem là bạo hành nếu có sự đe dọa ông bà, cha mẹ hoặc con cháu trực hệ của người bị ép buộc phải lập ước. Trong dân luật Bắc và Trung thì trường hợp này được xem như chính người lập ước bị bạo hành. Ngoài ra còn có thể coi là bạo hành như đe dọa tính mạng, tài sản của một đệ tam nhân, nghĩa là của người khác hơn là bà con trong trực hệ. Thí dụ: Đe dọa chú bác, anh em họ của đương sự …Trong trường hợp này, tòa án có qyền phán định, coi sự bạo hành có ảnh hưởng đến sự ưng thuận hay không.

D._ SỰ THIỆT THÒI (Lésion: tổn thương)

1. Định nghĩa: Có sự thiệt thòi là khi nào trong một khế ước hữu thường nghĩa vụ một bên đương sự quá đáng, quá cao so với trách vụ của người đối ước và sự chênh lệch này  xảy ra ngay lúc lập khế ước. Ở đây ta cũng nên phân biệt sự thiệt thòi bất khả dự liệu (l’imprévision: sự khó lường) xảy ra sau khi lập ước. Thí dụ: Trường hợp một công ty thủy điện ký hợp đồng bán điện với chính phủ với giá cả ổn định do hai bên thảo luận. Sau vì chiến tranh, giá vật tư và nhân công tăng lên quá cao, công ty không thể bán với giá cũ được nữa. Đây không phải là sự thiệt thòi như chúng ta quan niệm vì sự thiệt thòi này xảy ra sau khi kết ước. Đây là sự bất ngờ, một sự bất ngờ bất khả dự liệu.
2. Căn bản của sự thiệt thòi: Trong giao dịch hàng ngày, người ta coi sự khôn ngoan của mọi người là như nhau và nếu người nào dại dột thì phải gánh lấy hậu quả của nó nghĩa là người nào bị thiệt thòi thì tự gánh vác lấy. Vì nếu mỗi lần thấy thiệt thòi là xin hủy bỏ khế ước thì còn gì là an ninh trong sự giao thiệp nữa. Tuy nhiên vẫn có hai giả thuyết được nêu lên:
a) Một số tác giả đứng về phương diện khách quan chủ trương có sự thiệt thòi quá đáng là có hà tỳ, khế ước cần được hủy bỏ.
b) Một số tác giả lại chủ trương: Nếu có sự chênh lệch quá đáng giữa hai nghĩa vụ ngay khi ký kết thì sự ưng thuận đã bị tì ố. Vì nếu đương sự biết thế thì không chịu kết ước. Nhưng thiêt tưởng ở đây các nhà soạn luật nhằm mục đích luân lý, thấy một người vì quá khờ khệch mà bị trục lợi quá dễ dàng thì can thiệp vì nó trái với pháp luật, trái với trật tự công cộng.
– Theo luật La Mã chỉ trong hai trường hợp sau đây mới được phép xin thủ tiêu hợp đồng vì lý do thiệt thòi. Luật La Mã cho phép áp dụng thủ tục tố tụng thu hồi “Phản hoàn nguyên vẹn” (Restitutio in intergrum) dành riêng cho những vị thành niên dưới 25 tuổi. Nếu họ kết ước không có sự cho phép cảu người giám hộ mà bị thiêt thòi thì tòa cho phép y xin phản hoàn nguyên vẹn, nghĩa là trở lại tình trạng cũ kể như chưa bao giờ có sự kết ước. Kế đó, người bán có thể xin hủy bỏ khế ước nếu có sự thiêt thòi trọng đại (Lesio enormis)
_
Theo luật cổ điển Pháp, chịu ảnh hưởng của giáo hội Pháp, có thể thu hồi những mua bán hay cho htue6 bất động sản trong trường hợp thiệt thòi trọng đại (nghĩa là thiệt thòi quá phân nửa giá bán hay phân nửa cho thuê bất động sản). Trong chế độ cách mạng Pháp, nhà làm luật cấm kiện tụng vì lý do thiệt thòi, cấm cả những vụ kiện đang được tòa thụ lý, vì những vụ kiện này kể ra không hết được và lúc đó đồng tiền đang bị phá giá.
– Bộ Dân luật Pháp 1804 đi ngược lại những tục lệ cổ diển và không cho giải tiêu khế ước vì lý do thiệt thòi. Các nhà soạn luật năm 1804, theo chủ nghĩa cá nhân cho rằng khi đã tự ý đảm nhận một trách vụ thì phải tự bảo vệ lấy. Như thế khế ước mới được ổn định. Nguyên tắc này rất tổng quát. Mặc dù sự thiêt thòi có lớn lao đến đâu cũng vậy, khế ước không thể bị hủy bỏ. Điều 1706 về sự đổi chác và 2052 về sự dàn xếp của DLP có đề cập tới nguyên t8a1c này. (…) Đó là nguyên tắc trong DLP, người ta không nhận sụ thiệt thòi là duyên cớ hủy bỏ khế ước.
3) Ngoại lệ: Trường hợp sự thiệt thòi được nhìn nhận:
Theo điều 1118 DLP, được lặp lại tại các điều 652 DLB, 688 DLT thì “Nếu hiệp ước có sinh ra thiệt hại thời chỉ khi nào trong luật đã minh thị rõ rệt thì mới có thể làm tiêu tan hiệp ước được”. Trong bộ DLVN 1972, điều 880 cho phép thủ tiêu khế ước vì thiệt thòi chỉ đối với vị thành niên, ngoại trừ trường hợp thiệt thòi do một biến cố ngẫu nhiên. Sau đây là những ngoại lệ:
a) Đối với vài hạng người:
_ Điều 1305 DLP có dự liệu như sau: “Nếu vị thành niên đã một mình ký một khế ước mà người giám hộ có quyền ký một mình, hay đã ký một khế ước mà thiếu sự có mặt của người quản tài thì phải chứng tỏ được sự thiệt thòi mói xin thủ tiêu được khế ước. Trái lại vị thành niên đã ký kết một khế ước mà người giám hộ cần phải có sự thỏa thuận của hội đồng gia tộc mới ký kết được thì không cần phải viện dẫn sự thiệt thòi, tức khắc khế ước đó sẽ vô hiệu, nếu vị thành niên hoặc người giám hộ hoặc người quản tài xin thủ tiêu”. Điều 1305 DLP được lập lại trong điều 849 DLB và 924 DLT, và 880 DLVN 1972. Điều 924 DLT nói rằng: “Đối với người thành niên thì khế ước có sự thiệt hại gì khi nào có luật định thì mời được điền hoàn lại. Còn đối với người vị thanh niên thì bất cứ khế ước gì, hễ có sự thiệt thòi cho y là có thể xin tiêu hủy được”. Còn về sự thiệt hại do sự bất trắc mà sinh ra thì không kể.
b) Đối với vài loại khế ước mà luật nói rõ có thể xin hủy bỏ nếu gặp một vài trường hợp đặc biệt:
_ Khế ước tương phân (partage): Theo điều 887 đoạn II, DLP khi một thừa kế một di sản bị thiệt thòi hơn 1/4 di sản của y, thì y có quyền xin thủ tiêu khế ước tương phân được.
_ Khế ước bán bất động sản: Theo điều 1674 DLP nếu giá bán thấp hơn giá thật sự của bất động sản ấy đến 7/12 thì người bán có thể xin thủ tiêu khế ước đó. Việc bán động sản không được áp dụng theo điều này vì quan niệm cổ truyền Pháp quốc cho rằng có có bất động sản  mới có giá trị, còn động sản thì không, bởi vậy mới không đề cập tới động sản. Một khi có thiệt thòi thì khế ước sẽ bị vô hiệu tương đối và trong trường hợp này tố quyền được sử dụng gọi là thủ tục xin giải tiêu khế ước (action en resolution du contrat: thủ tục chấm dứt hợp đồng), dự liệu tại điều 1305 DLP.
4) Quan niệm thiệt thòi trong DLP hiện đại:
Hiện nay, nguyên tắc vừa nói trên đang thoái bộ trước các nhu cầu thực tế, vì nó quá tuyệt đối và có tính cách cá nhân rõ rệt. Chân lý hiện nay muốn rằng một đôi khi có những người vì nhu cầu phải kết ước, và vì ít kinh nghiệm nên luật pháp cần phải bảo vệ để tránh những người khôn lanh quỷ quyệt lợi dụng họ. Bởi vậy nên mặc dù các tòa án lúc đầu áp dụng một cách cứng rắn nguyên tắc nói trên (không thể xin tiêu hủy khế ước vì sự thiệt thòi), nhưng sau án lệ đã chuyển hướng.
Công trình của an lệ: Trước đạo luật ngày 29-6-1935, các tòa án đã giảm bớt giá bán các cửa hàng nếu có sự thiệt thòi quá đáng cho người mua. Tòa án cũng đã giảm các tiền công quá đáng đòi hỏi bởi người ủy quyền, người chạy việc và bởi các bác sĩ (…). Về việc hứa bán bất động sản, tòa án Pháp đã xử rằng “Nếu muốn xem có sự thiệt thòi hay không, thì xét lúc người mua nhận mua chớ không phải lúc hứa bán (Theo nguyên tắc khế ước có giá trị khi hai bên có thỏa thuận và đã biết ý muốn của nhau 1583 DLP).(…)
Công trình của nhà làm luật: Trước sự thiếu sót này của Bộ dân luật và sau những cuộc khủng hoảng kinh tế, các nhà làm luật mới can thiệp mạnh mẽ vào nguyên tắc thiệt thòi trong khế ước. – Đạo luật ngày 8-7-1907 tại Pháp, được sửa đổi bởi đạo luật ngày 10-3-1937, cho phép người mua phân bón đất và hat giống, nếu bị thiệt thòi hơn 1/4 thì có thể xin thủ tiêu khế ước hay xin người đối ước trả lại số tiền bị thiệt thòi.
– Hai đạo luật ngày 29-6-1935 và ngày 17-7-1937 để làm vừa lòng cử tri hiện thời ở Pháp đã cho phép người mua cửa hàng, nếu bị thiệt thòi 33% của giá mua thì có thể xin tòa án cho giảm giá mua.
– Sắc lệnh ngày 8-8-1935 đã nói về việc cho vay nặng lãi, khi số lời quá 1/2 lợi tức thồng thường do luật định, tòa cho phép người đi vay dùng số tiền lời, đã trả, để trừ vào số vốn, không kể sự trừng phạt về mặt hình.
Tại việt Nam, dụ số 4 ngày 2-4-1953 tại điều 19 cho phép người thuê nhà đòi lại tiền nhà về khoản thu trái phép cao hơn giá ấn định tại dụ nầy. Ngoài ra điều 25 còn dự trừng phạt bằng tiền từ 500 đồng đến 50.000 đồng hày từ 15 ngày đến 1 năm tù người chủ nào đã thu quá giá ấn định trong dụ nầy. Mặc dù đã có những đạo luật mới để sửa đổi tình trạng cũ, người ta nhận thấy vẫn chưa đủ, bởi vậy các bộ luật mới đều nhìn nhận một nguyên tắc mới đi ngược lại với nguyên tắc cổ điển: “Sự thiệt thòi quá đáng cho phép tiêu hủy khế ước đã làm cho đương sự thiệt thòi“.
Thí dụ: Bộ Dân luật Đức đã đứng trên lập trường trật tự công cộng khi xem như vô hiệu một khế ước trong đó đương sự lợi dụng sự thiếu kinh nghiệm của đối ước để đòi hỏi quá đáng (điều 138). Nguyên tắc này đã được luật pháp các nước khác noi theo: Dân luật Thụy sĩ điều 21; Dân luật Trung Hoa điều 74; Dân luật Ba lan điều 42./.

 

| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Nam Lua

Nam Lua

Bình luận

avatar