Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

5. Tại Sao Thẩm phán Nguyễn Thu Chinh Không Có Quyết Định Phân Công

TẠI SAO THẨM PHÁN NGUYỄN THU CHINH KHÔNG CÓ QUYẾT ĐỊNH PHÂN CÔNG?
Nhiều người vô cùng kinh ngạc khi biết Thẩm phán Nguyễn Thu Chinh không được Chánh án phân công theo qui định tại khoản 1b Điều 47 BLTTDS 2015, nhưng bà Thẩm phán này, vẫn tiến hành hoạt động tố tụng qui định tại Điều 48 BLTTDS 2015. Đây là một việc kinh thiên động địa. Không ở đâu trên thế giới này, một Thẩm phán không được phân công mà vẫn có thể “a tầm phù zô xét xử”.
Một câu hỏi được đặt ra là Tại sao Thẩm phán Nguyễn Thu Chinh không có quyết định phân công? Câu trả lời chính xác nhất là phải đợi kết luận của Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Tuy nhiên, là người trong cuộc, có kinh nghiệm thám tử và là người phát hiện ra chuyện động trời này, tôi có thể dự đoán được phần nào thủ đoạn của bọn chạy án. Trước hết, phải thầy rằng, đây là vụ án, tài sản tuy không lớn, nhưng là vụ án rất đặc biệt nghiêm trọng về nhiều mặt. Nếu bọn chạy án không kiểm soát được việc ban hành bản án phúc thẩm như Thẩm phán Nguyễn Thu Chinh đã làm thì những gì đang diễn ra hôm nay, đã phải diễn ra từ năm 2016.
Muốn kiểm soát được bản án thì bọn luật sư của KMVSao Nam phải soạn bản án, thẩm phán Nguyễn Thu Chinh chỉ là người tuyên án theo nội dung được bọn luật sư của KMV soạn sẵn. Biên bản phiên tòa ngày 24-8-2016 và ngày 22 -9-2016, cho thấy, các Thẩm phán Nguyễn Thu Chinh, Thẩm phán Nguyễn Thị Lang và Thẩm phán Bùi Ngọc Anh đã không có câu hỏi nào về nội dung vụ án, kể cả những điểm mà Sao Nam hoặc KMV khai dối, bị Saigonbook vạch ra. Điều này chứng tỏ, các bà Thẩm phán này không biết gì và không cần biết về nội dung vụ án. Để có 3 thẩm phán cùng ngồi trong hội đồng, đồng thuận tuyên án theo kịch bản của bọn chạy án thì phải sắp xếp một hội đồng. Điều này chỉ có thể thực hiện bởi Phó Chánh án Đỗ Khắc Tuấn – người phụ trách Tòa kinh tế, ký quyết định phân công thay cho Chánh án Ung Thị Xuân Hương.
Nếu để hồ sơ vụ án Konica Minolta lẫn trong nhiều hồ sơ vụ án từ sơ thẩm chuyển lên, rồi phân công ngẫu nhiên theo qui định tại khoản 1 Điều 197 BLTTDS 2015 thì hồ sơ vụ án có thể rơi vào tay một thẩm phán “cứng đầu”, không chịu làm như cách làm của Thẩm phán Nguyễn Thu Chinh. Phó Chánh án Đỗ Khắc Tuấn hoặc một người nào đó, đã bốc hồ sơ “được gửi” này ra khỏi chồng hồ sơ, rồi giao cho Thẩm phán Nguyễn Thu Chinh, sau khi đã có thông báo thụ lý. Khi làm các quyết định phân công ‘ngẫu nhiên’ theo qui định tại khoản 1 Điều 197 BLTTDS 2015, bọn chúng đã quyên không làm quyết định phân công cho hồ sơ vụ án Konica Minilta. Bà thư ký Võ Thu Phương có vẻ non nớt trong việc sắp xếp, hoàn thiện hồ sơ, nên đã để lại nhiều chi tiết, dấu vết chạy án. Biên bản nghị án được lập sau khi phiên tòa đã kết thúc là một ví dụ rất non nớt của bà thư ký Võ Thu Phương.
Thông thường, các luật sư, các đương sự chỉ quan tâm đến nội dung vụ án, các thủ tục tố tụng thông thường. Rất hiếm ai nghĩ đến quyết định phân công thẩm phán, hoặc thời điểm nghị án. Hơn nữa, hồ sơ vụ án đã phúc thẩm, đi vào lưu trữ, không đương sự nào được quyền tiếp cận nữa, nên bọn chạy án không thể nghĩ rằng, có ngày, chúng phải đối diện với vấn đề Thẩm phán Nguyễn Thu Chinh không có quyết định phân công. Đây cũng có thể là lý do để chúng không cần quyết định phân công.
Trên đây chỉ là sự suy đoán của tôi. Thẩm phán Nguyễn Thu Chinh không có quyết định phân công có thể có những lý do khác. Hãy theo dõi, chờ xem, lý do thật sự của hiện tượng này là gì./
| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Nam Lua

Nam Lua

Bình luận

avatar