Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

5. Thực trạng của xã hội học

THỰC TRẠNG CỦA XÃ HỘI HỌC
Ta sẽ đề cập đến bốn khía cạnh:
I. Đấu tranh và quyền hành
II. Thống kê xã hội;
III. Sự phát triển của khoa học xã hội;
IV. Phương pháp nghiên cứu xã hội học

ĐOẠN I._ ĐẤU TRANH VÀ QUYỀN HÀNH

Những lý thuyết cơ thể và động cơ hóa xã hội có một điều bât tiện, là có khuynh hướng làm ta tưởng rằng, trừ những trường hợp bất thường, những tập thể loài người điều hành một cách điều hòa và đều đặn. Sự thật thì khác hẳn. Lý thuyết kinh tế của Adm Smith nghĩ rằng, những quyền lợi cá nhân cạnh tranh nhau, nhưng do sự đấu tranh của mỗi người đới với kẻ khác, mà sẽ phát sinh ra được sự quân bình tổng quát, nhờ tác dụng của một bàn tay vô hình. Do đó có công thức bất hủ: Tự do hành động, tự do đi (laissez faire, laissez passer: hãy để nó xảy ra, hãy để nó đi). Ta thấy ở Adam Smith một khái niệm sắc bén về những đạo luật kinh tế thiên nhiên, chống đối hẳn với sự độc đoán của nhà làm luật. Nhưng học thuyết của Adam Smith, thật ra, có tính cách triết học và tôn giáo hơn là khoa học. Sở dĩ được nổi tiếng là vì nó xuất hiện trong thời kỳ mà chính quyền quá vụng về và bảo thủ. Học thuyết ấy bị lầm lẫn ở chỗ, là đã xem cá nhân như là những nguyên tử tương đương và biệt lập. Sự thật, những cá nhân có thể tập họp với nhau dễ dàng, và sự thực hiện nhiều sự liên kết quyền lợi mãnh liêt. Một số cá nhân đó, nhờ địa vị chính trị của mình, thụ hưởng một sự chỉ huy kinh tế đặc biệt. Vậy ta có thể giải thích sự phát triển của xã hội loài người, như là một chuỗi đấu tranh chính trị. Những cuộc đấu tranh đó chiếm đoạt và bảo tồn quyền hành, có kích thước khác hẳn những cuộc cạnh tranh giữa các cá nhân. Không những nó bị trói buộc bởi một cơ cấu xã hội nhất định, mà trái lại, do bản chất, chính nó phát sinh ra cơ cấu xã hội đó. Vì thế nói phát triển mãnh liệt ở thế kỷ 16, giữa những tập thể nhỏ, lưu động, như các đô thị ở Ý đại lợi. Nicolas Machiavel (1459-1527) đã giải nghĩa, một cách tỉ mỉ, khách quan, tại sao quyền hành được chiếm đoạt bằng cường lực và sự gian xảo. Đến nỗi tác phẩm của ông vẫn còn tính thời sự, đã gây nên, qua lịch sử, nhiều sự phản đối không thành thật, vì sợ sự thật trắng trợn; và danh từ “Machiavélique” từ đó, dùng để chỉ những hoạt động chính trị tàn bạo, thực tế, vô liêm sĩ, vô lương tâm.
Bốn thế  kỷ sau, một người Ý khác, Wifredo Pareto (1848-1923), xây dựng một lý thuyết mới, về quyền chính trị. Pareto cố gắng dung hòa duyên cớ tranh chấp giữa cá nhân với duyên cớ đấu tranh giữa các tập thể; duyên cớ này luôn luôn liên kết với tình cảm, trực giác và quyền lợi. Pareto nhận xét rằng, những chính trị gia hay kẻ ưu tú, tìm quyền hành để đem vào sự cải cách xã hội, hay bảo hành những cơ cấu hiện hữu. Những duyên cớ ấy không loại trừ nhau, vì các chính trị gia có thể thay đổi dễ dàng quan điềm của mình: nghĩa là nhà cách mạng có thể trở thành bảo thủ, nếu họ nắm được quyền hành tuyệt đối (ví dụ trường hợp Staline). Theo Pareto, mỗi khi có một chính trị gia nổi bật lên trên sân khấu chính trị, thì một chính trị gia khác biến thành nhà cách mạng đối với kẻ kia, để kết tinh lại thành một ngôi sao, trong trường hợp thành công, cứ thế mãi … Đó là lý thuyết luân lưu chính trị ưu tú (théorie de la circulation des élites; lý thuyết tuần hoàn tinh hoa). Việc giải thích các biến chuyển của lịch sử, như là một cuộc đấu tranh, ở mức độ giai cấp xã hội, là do Karl Marx. Người ta có thể đặt một mối tương quan giữa các loại trật tự (ordres: mệnh lệnh), tổ chức xã hội, như là đô thị cổ, chế độ phong kiến, khởi thủy giai đoạn kỹ nghệ hóa), và thời cơ đặt biệt của cuộc đấu tranh đó. Cuộc tranh đấu, được thực hiện dưới nhiều hình thức, từ cách dùng cường lực thuần túy, đến tác động ý thức hệ, ảnh hưởng của nội tâm cá nhân, để gia tăng, hay trì hoãn giai đoạn ý thức của lương tâm. Đặc điểm của chủ nghĩa Max-xit (marxisme) là mối liên hệ thường trực, giữa một lý thuyết giải thích những bộ máy xã hội, với một lý thuyết tác động cách mạng. Học thuyết của Marx bị chỉ trích dữ dội. Đối với nhà xã hội học, có một điểm chính, đó là sự bóc lột giữa loài người với nhau, có tính cách liên tục.

ĐOẠN II._ THỐNG KÊ VÀ KHOA HỌC XÃ HỘI

Những loại lý thuyết, ta vừa xét, đã giải nghĩa ít nhiều thỏa đáng, về toàn thể các hiện tượng xã hội. Nhưng vì hướng về sưu tầm, hay giải thích hoạt động chính trị, hơn là mô tả nó, các lý thuyết ấy, có tính cách tổng quát, không thể giúp ích cho việc xây dựng những phương pháp làm việc thật sự. Vì khoa xã hội học bắt buộc phải so sánh phân tích, nên cần có những phương tiện rõ ràng, và sử dụng được: Nghĩa là dụng cụ toán học. Dụng cụ xưa nhất, và thường dùng nhất là thống kê. Từ thượng cổ, các vị quốc trưởng đều cố gắng tính ra bằng con số, dân số và tài nguyên trong nước. Nhưng phải đợi đến phép toán phỏng độ (calcul des probabilités: tính toán xác suất), và lý thuyết may rủi (théorie des jeux de hasard: lý thuyết trò chơi may rủi) mới thấy xuất hiện những công cuộc phân tích thống kê, đầy hứa hẹn. Jacques Bernoulli (1654-1705) người phát minh ra luật những đại số (loi des grands nombres: định luật số lớn), và Laplace (1749-1827), được xem như là những kẻ tiền phong của ngành toán học mới đó. Nhà Bác học Bỉ Quetelet (1796-1874) thừa hưởng gia tài đó, trong khoa vật lý xã hội học (physique sociale). Quetelet dùng thống kê học, nghiên cứu những tỉ lệ sinh nở, chết, bịnh hoạn, tùy theo nghề nghiệp, nơi trú quán của những cá nhân. Ông nổi danh nhờ định nghĩa người trung bình (homme moyen), dưới khía cạnh đặc tính thể xác hay tinh thần. Phương pháp đặt một tiêu chuẩn trung bình ấy, để phân biệt với xác sự thay đổi bất thường, ngày nay, vẫn còn áp dụng qua các hình thức trắc nghiệm (tests). Quetelet chứng minh rằng những tập thể cá nhân, vâng theo những định luật tổng quát, không khác gì những luật của các khoa học tạo hóa. Nhiều nhà bác học khác, như ông Le Play người Pháp, ở thế kỷ 19, đã dùng phương pháp đồ biểu duy nhất cho khoa xã hội học, để nghiên cứu về những gia đình thợ thuyền. Ông Ch.Booth cũng thế, đã làm một cuộc điều tra xã hội học xuất sắc về dân chúng ở Luân Đôn năm 1902. Trong xã hội học cũng như trong đại dư nhân sự, những phương pháp ấy vẫn còn được dùng. Nhiều dụng cụ toán học, gần đây, làm nhẹ bớt nhiệm vụ thu thập tài liệu, liên quan đến một dân số quá lớn, tản mát trên một diện tích rộng. Ví dụ phương pháp điều tra chọn mẫu chẳng hạn…

ĐOẠN III._ SỰ PHÁT TRIỂN KHOA XÃ HỘI HỌC

Người sáng lập thật sự khoa xã hội học, người đã cho khoa học đó một cái tên, và cho nó một địa vị xứng đáng, trong việc sắp loại các khoa học chính là Auguste Comte (1798-1857). Auguste Comte đã thấy mối liên hệ cơ bản trong xã hội, giữa tạo hóa và lịch sử, và có sáng kiến phân biệt trong xã hội học, cũng như trong vật lý học, giữa tình trạng tĩnh và tình trạng động. Xã hội tĩnh học là một loại khi sinh vật học, cho thấy những mối liên hệ tuyệt đối, của những hiện tượng xã hội, trong một thời gian nào đó. Xã hội động học thì nghiên cứu phương cách phát triển của những hiện tượng đó qua thời gian. Những hiện tượng này, phát triển một cách liên ut5c, theo một sự tiến hóa, kéo dài trên nhiều phương diện. Về phương diện tri thức, người, đi từ giai đoạn thần học, sang giai đoạn siêu hình, rồi đến giai đoạn thực nhiệm. Về phương diện tình cảm thì đi từ trạng thái ích kỹ sang trạng thái vị tha. Trong hành động thì đi từ chiến tranh sang sự chiếm đóng, bằng phương tiện hòa bình và kỹ nghệ …49.– 50.

ĐOẠN IV._ NHỮNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Khoa xã hội học hiện nay, thành một khoa học chuyên nghiên cứu sự thành lập và điều hành các loại đoàn thể nhân loại, ở mọi cấp bậc tổ chức, và ở mọi trình độ sâu rộng. Do đó, khoa học ấy dùng rât nhiều phương pháp, khi riêng biêt, khi thì mượn ở những phạm vi kiến thức khác. Những khoa học về tạo hóa có thể đạt tới dễ dàng một lý tưởng khách quan, vì nhu cầu phân biệt kẻ sưu tầm với đối tượng sưu tầm được biểu lộ rõ ràng. Xã hội học, tức là khoa học nhân sinh, trái lại, bao quát người nghiên cứu tìm tòi, với đối tượng sưu tầm, vào chung một thực tế lẫn lộn. Phương cách mà kẻ điều tra hỏi câu hỏi, cũng hình như đã hướng dẫn câu trả lời, về sự thỏa mãn nhưng suy đoán, chung cho cả người hỏi và người trả lời. V1i dụ, trong một nước hay một môi trường rất sợ chủ nghĩa xã hội, nếu hỏi: “Anh có tán thành việc xã hội hóa ngành y dược không?” thì câu trả lời thường là “không”. Nhưng nếu hỏi một cách trung lập hơn, như là “Anh có tán thành việc phân phát miễn phí y tế không, thì có thể có nhiều hy vọng được câu trả lời là có“. Đối với tập thể xã hội có tổ chức, khoa học xã hội phát sinh như là do một phong trào ý thức, có tính cách cải cách và lý tưởng, nên đưa đến những sự thay đổi nền tảng pháp lý hay chính trị. Việc nghiên cứu những xã hội bán khai, liên hệ đến nhiều duyên cớ khác, cần phải do những quan sát viên, ở ngoại cảnh, nghĩa là thuộc vào một loại xã hội đã tiến triển, muốn nới rộng thêm sự hiểu biết về loài người. Cho nên nhà xã hội học, nghĩa là người chú trọng đặc biệt đến những hiện tượng xã hội đại qui mô, có khuynh hướng dùng nhiều phương pháp, khác hẳn nhà nhân chủng học chỉ chú ý đến những xã hội thu hẹp và đồng nhất.
Nói rằng xã hội học là khoa học liên quan đến những tập đoàn xã hội thì chưa đầy đủ. Phải đi xa hơn và xét ba đặc điểm:
– Trước tiên, phương cách những tập đoàn ấy được tổ chức.
– Thứ hai, những quá trình có khuynh hướng bảo tồn các tập đoàn đó.
– Và sau hết, những tương quan biểu lộ giữa các tập đoàn ấy với nhau.
Vậy một tập đoàn xã hội (groupement social: Nhóm xã hội) là gì ? Đối với nhà xã hội học, thì đó là một đơn vị tập thể quan sát được, mà các hội viên có chung những cử chỉ, những thái độ, những giá trị, và những mục đích ít hay nhiều rõ ràng. Nhiều tập đoàn, như công dân trong một nước, hay hội viên của một nghiệp đoàn (syndicat), rất rộng lớn. Những tập đoàn khác, như gia đình, một nhóm thiếu niên, rất bé nhỏ. Nhiều khi những tập đoàn được tổ chức một cách chính thức (formelle).  Ví dụ như nghiệp đoàn y sĩ có luật qui định quyền lợi, nhiệm vụ, lý tưởng. Đôi khi hình thức tổ chức rất lỏng lẻo, như tổ chức tập họp những kẻ có cảm tình với một phong trào chính trị. Có khi trình độ hợp tác giữa những hội viên của một tập đoàn quá mỏng manh, đến nỗi nhường chỗ cho những sự đối lập cá nhân. Có khi trái lại, sự hợp tác tuyệt đối máy móc, được xem là điều kiện chính của sự điều hành tổng quát, như trường hợp quân đội quốc gia. Một cá nhân bình thường có thể cùng lúc thuộc về nhiều tập đoàn. Có thể vừa là người trong gia đình, vừa là công dân trong một nước, một hội viên hay một cảm tình vie6nc ủa một đảng phái chính trị, một nhân viên của nghiệp đoàn, một tín đồ tôn giáo, một hoạt náo viên của một câu lạc bộ, một phong trào, sinh trưởng trong một dân tộc thiểu số. Bất kỳ lúc nào cũng có thể có một vài tập đoàn tranh chấp lẫn nhau. Nếu là tập đoàn bó buộc, cá nhân phải chịu đựng sự xung đột đau đớn đó. Nếu là tập đoàn tham dự nhiệm ý, cá nhân có thể sử dụng quyền tự do của mình, rồi bỏ một vài tập đoàn, hay là cố gắng thay đổi một vài khunh hướng, thử thách mối liên hệ sâu xa của mình. Việc các nhóm tập đoàn có thể va chạm, tréo lẫn nhau, làm cho phạm vi khai thác của các nhà xã hội học thành rộng lớn. …54-60./.

| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Nam Lua

Nam Lua

Bình luận

avatar