Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

5. Yếu tố pháp lý của luật hành chánh

YẾU TỐ PHÁP LÝ CỦA LUẬT HÀNH CHÁNH

59._Trong phần nhập đề, khi phân tích sơ lược các yếu tố của luật hành chánh trong định nghĩa, chúng ta đã nhấn mạnh vào sự cần thiết phải khảo sát tính cách pháp lý của luật hành chánh, mặc dù người ta có thể cho rằng, đã gọi là luật thì dĩ nhiên nó có tính cách pháp lý. Nhưng sở dĩ chúng ta nhấn mạnh vì sợ hiểu lầm là hy sinh tính cách quan trọng này cho phương diện khoa học, nhất là khi chúng ta lại muốn khoa học hóa một cách triệt để, du nhập cả phương pháp của khoa học chính xác lẫn các khoa học xã hội.Sự thực là chúng ta muốn khoa học hóa cả tính cách pháp lý trong sự xây dựng quan niệm nghĩa vụ hành chính. Nói tới tính cách pháp lý của một kỷ luật thì phải tìm hiểu luật pháp là gì thì phải đề cập tới bộ môn đặc biệt nghiên cứu chân lý của luật pháp: đó là triết lý của luật pháp gọi vắn tắt là triết pháp. Triết lý ở đây phải hiểu theo nghĩa khoa học, tức là một kỷ luật tìm kiếm thực thể và chân lý cuối cùng của luật pháp theo một phương pháp khoa học chứ không phải theo các phương diện thần bí hay siêu đẳng như trong quan niệm cổ điển “Luật của công quyền” để chỉ định Luật hành chánh. Triết pháp được chia làm ba ngành, chúng ta đề nghị thêm ngành thứ tư là ngành phương pháp pháp lý học:
60._ NGÀNH 1: Đạo nghĩa (hay đạo lý) pháp lý học (Déontologie du Droit: Đạo đức pháp luật):
Đây là ngành nghiện cứu lý tưởng của luật pháp. Trong ngành này có một học lý quan trọng đó là học lý về Công lý (Théorie de la Justice: Lý thuyết công lý), vì luật pháp lý tưởng phải thực hiện được công lý, nếu không sẽ trái với đạo lý của luật pháp. Về học lý này, người ta thường nói tới vị triết gia người Ý Del Vecchio. Chúng ta cũng cho rằng một điều luật nào bất công, không thực hiện được được cứu cánh của nó là công lý thì phải được chế tài. Về vấn đề này, ta sẽ biết kỹ thuật kiểm soát hợp hiến tính của các đạo luật trong tổ chức Viện Bảo hiến trước kia và Tối Cao Pháp Viện hiện hữu có thể góp phần vào sự chế tài các đạo luật bất công để bảo vệ đạo lý của luật pháp. Quan niệm công bình được người Anh-Mỹ gọi là Equity, là một chế độ rất quan trọng, cũng như quan niệm hành vi hợp lý trong luật pháp của khối Anglo – Saxon. Mặc dù trong quan niệm của người Việt Nam, nó không có ưu thế như trong luật Anglo – Saxon, nhưng ta phải khai thác, nhất là trong lãnh vực luật hành chánh mà các nguyên tắc tổng quát và phần lớn các chi tiết đều do án lệ tạo lập. Sự lưu tâm tới vấn đề công bình và sự hợp lý sẽ làm án lệ các pháp đình hành chánh phù hợp với cứu cánh của luật pháp. Mặc dù các luật gia tư pháp thường hay chỉ trích các thẩm phán hành chánh, nói rằng họ giải quyết theo công bình chứ không phải theo luật pháp. Định thức xét xử theo công bình (juger en équité: đánh giá công bằng) theo các luật gia tư pháp, là sự chỉ trích luật pháp tác tạo ngoài luật viết.
_ NGÀNH 2: Bản thể (hay thực thể) của pháp lý học (Ontologie du Droit: Bản thể học của pháp luật):
61._a) Thực chất của luât pháp về phương diện tĩnh trạng:
Trước hết ta tự hỏi xem bản chất của luật pháp có phải là một định chế (institution: tổ chức) hay một tương quan (un rapport: một báo cáo), hay một quy tắc định hướng (une regle de conduite: một quy tắc ứng xử)? Mỗi luật gia có quan niệm riêng về bản chất của luật pháp. Năm nay, chúng ta không thảo luận về tính cách trội yếu của riêng mỗi phương diện, mà chỉ nhận định rằng luật pháp gồm cả ba phương diện, vừa là một định chế, một tương quan và một quy tắc định hướng cho hoạt động của con người. Phương diện thứ ba, quy tắc định hướng cần được nhấn mạnh, vì quy tắc định hướng có tính cách bó buộc, sự bó buộc được chế tài về phương diện pháp lý, và theo chúng ta, phương diện này là quan trọng nhất của luật pháp so chiếu với các kỷ luật khác. Các kỷ luật khác như xã hội học, chính trị học, kể cả hành chánh công quyền học, tuy cũng tiên niệm một bản chất định chế, một bản chất tương quan, nhưng khác các kỷ luật pháp lý vì thiếu phương diện chế tài pháp lý. Người ta còn có thể đứng về phương diện sắp loại các kỷ luật để xem bản chất luật pháp là một khoa học, một kỷ thuật hay một nghệ thuậ.
62._ Luật pháp có phải là một khoa học không? Quan niệm cấp tiến nhất hiện tại thuộc phương pháp khoa học muốn coi kỷ luật pháp lý là một môn khoa học như thể bất cứ khoa học thực sự nào khác. Mặc dù đa số các luật gia mong muốn khoa học hóa kỷ luật của mình, nhưng trong thực tế họ không áp dụng các phương pháp khoa học. Vì vậy nên lý tưởng khoa học hóa chưa đạt được mục tiêu và, theo hiện trạng, luật pháp chưa phải là môn khoa học. Trong sự xây dựng học lý nghĩa vụ hành chánh, ta cũng sẽ cố gắng bổ khuyết bằng những phương pháp khoa học thực sự để xây dựng lý tưởng của ta (xem chương V).
63) Luật pháp là một kỹ thuật (une technique): Về phương diện bản chất của kỹ luật, một số luật gia thuộc môn phái cổ điển cho rằng luật pháp là một kỹ thuật, chứ không phải là một khoa học. Đó là một kỹ thuật ấn định các nguyên tắc, một lề lối, một hệ thống phương tiện để thực hiện các mục đích mà xã hội theo đuổi. Về điểm này ta đồng ý là trong hiện trạng, luật pháp cũng là một kỹ thuật pháp lý. Chính do tính chất kỹ thuật này mà luật pháp tiến triển được, nhất là luật tư pháp tiến triển đến mức tinh vi như ngày nay. Nhưng đây cũng là mục tiêu chính mà ta theo đuổi khi nghiên cứu bản thể pháp lý học, luật pháp không chỉ là kỹ thuật, hay nói ngược lại, kỹ thuật pháp lý chưa phải là tất cả luật pháp. Trong một quan niệm toàn diện của luật gia danh tiếng Paul Roubier, thành phần chính yếu của luật pháp là chính sách pháp lý, chứ không phải là kỹ thuật pháp lý.
64) Luật pháp hiện còn là một nghệ thuật:  …(trang 59-76)

| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Nam Lua

Nam Lua

Bình luận

avatar