Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

50. Vấn Đề Của Hai Dân Tộc: Việt – Nhật

VẤN ĐỀ CỦA HAI DÂN TỘC: VIỆT – NHẬT
Hôm ngày 08/7/2022, Tòa án tiến hành xem xét tại chỗ. Trong lúc chờ đợi cô thư ký Đỗ Thị Hồng Ngọc hoàn thiện biên bản, đi ra ngoài in màu, tôi cùng Luật sư Phùng Thanh Sơn ngồi nói chuyện với Thẩm phán Nguyễn Thị Tình Duyên. Bất chợt, tôi thốt lên: “Vụ án Konica Minolta là vấn đề giữa hai dân tộc, Việt Nam – Nhật Bản, chứ không đơn giản chỉ là chuyện chiếc máy”. Thẩm phán Nguyễn Thị Tình Duyên không nói gì, nhưng ánh mắt của bà cho tôi một cảm nhận là bà đã nhận ra vụ án này lớn, có sức nóng như Hỏa Diệm Sơn.
Tôi được giáo dục lòng yêu nước thương nòi, không chỉ qua sách vở mà còn qua đời sống hàng ngày. Tôi nhận ra người dân và doanh nghiệp Việt Nam đang chật vật mưu sinh trong hoàn cảnh tụt hậu về nhiều mặt, đặc biệt là tụt hậu về công nghệ. Vì tụt hậu về công nghệ nên tôi không phát hiện ra sự lừa dối của Konica Minolta trong việc bán cho tôi hai chiếc máy in C1070PC1100. Trong lúc kinh doanh, bận rộn với công việc hàng ngày, tôi cũng không có thời gian nghiên cứu pháp luật. Nhưng tụt hậu về công nghệ và thiếu thông tin, không phải là nguyên nhân chủ yếu để tôi phải bị mắc lừa lớn như vậy. Nhưng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tôi bị lừa là vì tôi tin vào người Nhật Bạn, tin vào thương hiệu Konica Minolta đến từ Nhật Bản. Rất nhiều người dân Việt Nam đều mắc cái bệnh sính Nhật Bản như tôi. Nhưng trong thương trường quốc tế, bị người ta lừa cũng thường xảy ra, không đáng để tôi “Dừng Doanh Nghiệp – Đòi Công Lý”.
Điều kinh khủng nhất đối với tôi là sau khi lừa được tôi, bọn Konica Minolta lại lừa cả Đảng Cộng Sản Việt Nam và dân tộc Việt Nam. Chúng gửi văn bản đến Ban Tuyên Giáo Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam nói rằng báo chí Việt Nam dẫn lời ông Lương Vĩnh Kim vu khống chúng. Chúng gửi văn bản, song ngữ Anh-Việt, đến Mr Luong Vinh Kim – Giám đốc/Director, đòi: “1. SGB phải gửi văn bản (có ký tên đóng dấu) đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân, cơ quan truyền thông và khách hàng của KMV vv… đính chính lại những thông tin sai sự thật mà SGB đã gửi đi. 2. SGB phải gửi văn bản xin lỗi (có ký tên, đóng dấu) đến Sao NamKMV về những phát ngôn không đúng sự thật và không đúng luật với Sao NamKMV trong các văn bản đã gửi. 3. SGB cam kết sẽ không thực hiện bất cứ hành động hoặc tuyên bố không đúng sự thật, gây nhầm lẫn, làm ảnh hưởng đến uy tín của Sao NamKMV dưới bất cứ hình thức nào. SGB/Ông Kim sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu vị phạm cam kết”. Đó là tối hậu thư do chúng đưa ra tại văn bản số 025/ADM-15 ngày 7/10/2015, trước khi tôi kiện chúng ra tòa.
Cùng với việc gửi văn bản đến Ban Tuyên Giáo Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, Konica Minolta đã đạt được bản án phúc thẩm số 1106/2016/KDTM-PT của Tòa án nhân dân Việt Nam, khẳng định Konica Minolta và Sao Nam không lừa dối. Như vậy, theo bản án có hiệu lực pháp luật, tôi – một công dân Việt Nam, vừa bị lừa mất tiền, vừa phải xin lỗi theo như tối hậu thư của họ. Toàn thể Đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ tin và phải tin vào bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân Việt Nam, dưới sự dẫn dắt của Ủy viên Bộ Chính trị – Chánh án Nguyễn Hòa Bình. Toàn thể nhân dân Việt Nam cũng tin và phải tin vào bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Nhân dân Nhật Bản cũng tin rằng Tập đoàn Konica Minolta làm ăn chính trực, bị vu khống tại Việt Nam, đã được Tòa án Việt Nam kết luận. Nhân dân các nước cũng tin và phải tin là Tòa án Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, đã vô tư khách quan trong việc giải quyết tranh chấp giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài. “Saigonbook chỉ vì ăn theo sự nổi tiếng, vẫn cố tình đưa KMV – Một thương hiệu có uy tín, vào vòng xoáy tranh chấp của riêng Saigonbook”, như họ đã trình bày với Tòa án tại bút lục số 425. Nếu vậy, thì đây quả là sự ăn theo hết sức nhục nhã của ông Năm Lúa trong bối cảnh hội nhập với thế giới văn minh hiện đại.
Nếu tôi không “Dừng Doanh Nghiệp – Đòi Công Lý”, làm sáng tỏ vụ án Konica Minolta, thì tôi nợ dân tộc Việt Nam một món nợ công lý và danh dự. Vụ án Konica Minolta không dừng ở chỗ chiếc máy C1100. Nó cũng không dừng ở danh dự cá nhân tôi với Tadasu Ichino và ông Trần Kim Chung. Nó là danh dự của người Việt Nam với người Nhật Bản. Phải làm rõ vụ án Konica Minolta để ai phải xin lỗi ai là vấn đề của hai dân tộc Việt Nam và Nhật Bản./.
| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Nam Lua

Nam Lua

Bình luận

avatar