Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

6. Các điều kiên hành nghề thương mại

CÁC ĐIỀU KIỆN HÀNH NGHỀ THƯƠNG MẠI 

Điểu 15 hiến pháp nhìn nhận sự tự do làm việc cũng như sự tự do hành nghề thương mại miễn là các nghề này không vi phạm trật tự công cộng, và miễn là khi hành nghề phải tuân theo qui tắc của mỗi nghề. Tuy nhiên cũng có vài hạn chế về phương diện năng lực, hoặc vì bị trục xuất quyền, hoặc vì bị quy tắc bất khả kiêm nhiệm. Đại khái, những nguyên tắc về năng lực để hành nghề thương mại giống như những nguyên tắc về năng lực của dân luật.
1. Năng lực: Nghể thương mại là một nghề đôi khi nguy hiểm, vì nó có thể làm cho người ta vỡ nợ, nếu người thương gia chưa đủ trí khôn, chưa đủ năng lực, hoặc chưa có kinh nghiệm thương trường. Do đó nhà làm luật đã che chở chính các hạng người vô năng này để cho họ khỏi bị thiệt hại, đồng thời cũng cấm đoán các hạng người khác như trẻ vị thành niên, người lãng trí, người yếu trí khôn, người bị pháp định cấm quyền. Các người trên đây là các người vô năng lực hành động (incapacité d’action: không có khả năng hành động). Nhưng có một hạng người vô năng nhưng có thể làm thương mại được là vị thành niên. Trước luật gia đình 1959, cũng có một hạng người vô năng lực khác là người đàn bà đã có chồng. Vậy ta xét năng lực của các hạng người sau đây:
a) Vị thành niên:
a1: Vị thành niên chưa thoát quyền: Vị thành niên chưa thoát quyền, trước LTM 1972, không được quyền làm thương mại và cha hoặc người thủ hộ cũng không thể nhân danh người vị thành niên chưa thoát quyền để làm thương mại. Đây là loại vô năng lực hưởng thụ. Nếu vì lẽ gì mà vị thành niên này làm thương mại, y cũng không được luật pháp coi như thương gia và không bị tuyên bố khánh tận. Người cha, người thủ hộ và chính y, đến lúc trưởng thành có thể xin tiêu hủy các hành vi thương mại của vị thành niên lúc trước. Đây là sự vô hiệu tương đối, nhưng là một sự vô hiệu luật định và như vậy không cần phải chứng minh sự thiệt thòi. Tuy nhiên, người vị thành niên vẫn bị hoàn lại những gì y đắc lợi vô nguyên nhân và vẫn bị trách nhiệm dân sự đối với các hành vi vi phạm và bán vi phạm của y. Tư cách vô năng này thật khó giải quyết trong trường hợp y thừa kế một cửa hàng thương mại cua cha hoặc mẹ y để lại. Trong trường hợp này, người tôn trưởng còn sống có quyền khai thác thế cho người con, vì có thân quyến đối với vị thành niên. Nếu không còn cha mẹ thì cửa hàng có thể quản lý bởi người thủ hộ cho đến khi đừa trẻ vị thành niên. Cửa hàng cũng có thể kể như vốn góp vào một công ty hợp tư (société en commandite: quan hệ đối tác), một công ty hợp cổ hoặc một công ty TNHH. Sau cùng, án lệ cũng chấp nhận rằng, nếu có nhiều thừa kế trong đó có một vị thành niên chưa thoát quyền thì cửa hàng có thể khai thác với tính cách vị phân (indivision:quyền sở hữu chung). Như đã biết, LTM 1972 đã giải quyết vấn đề vị thành niên chưa thoát quyền mà có thừa hưởng một cửa hàng thương mại bằng cách cho phép người giám hộ nhân danh vị thành niên tiếp tục khai thác cửa hàng mà vị thành niên được hưởng di sản. Trước ngày ban hành LTM 1972, vì không có luật minh định như trên, nên vị thành niên được hưởng di sản là một cửa hàng thương mại thì chỉ có thể đem bán hoặc cho thuê vì nguyên tắc là sự hành nghề không được đại diện.
a2) Vị thành niên thoát quyền: Muốn làm thương mại, vị thành niên phải thoát quyền. thoát quyền là khi nào có vợ có chồng hoặc khi xin tòa án nhìn nhận tư cách này bằng một bản án. Ngoài sự thoát quyền, vị thành niên lại còn hội thêm các điều kiện sau mới được làm thương mại, (điều 74 LTM 1972):
– Phải đủ 18 tuổi, vì vị thành niên cũng có thể thoát quyền hồi 15 tuổi, bằng cách cưới vợ, hoặc xin tòa cho thoát quyền, nhưng y không thể làm thương mại được nếu chưa đủ 18 tuổi tròn.
– Phải có phép của cha mẹ. Nếu cha mẹ không cho phép thì hội đồng gia tộc cho phép dưới sự chuẩn y của Tòa án;
– Phép cho làm thương mại phải là phép viết minh thị và tự lập trước khi buôn bán. Phép nầ cũng có thể rút lại nếu xét thấy vì quyền lợi của vị thành niên mà phải làm như thế, và khi rút phép thì sự vô năng lực trở lại như cũ. Sự rút phép phải được đăng ký vào sổ thương mại.
– Phép cho làm thương mại, còn phải được ghi chú vô sổ thương mại (điều 5 LTM 1972).
Sau khi được thoát quyền và được cho phép làm thương mại, người vị thành niên trở thành người thành niên cho nhu cầu thương mại. Y có thể làm các hành vi quản trị lẫn hành vi sử dụng, có thể cầm cố bất động sản, và kiện tụng ở Tòa; tuy nhiên, y không được bán bất động sản (điều 6 khoản 2 LTM 1972). Y không thể bầu cử hoặc ứng cử vào phòng thương mại và vào các tòa án thương mại ở Pháp. Nhưng cần lưu ý là các khả năng của y chỉ được hành xử trong lĩnh vực thương mại mà thôi. Đồi với lãnh vực dân sự, y chỉ có quyền quản trị thôi. Án lệ đơi khi cũng phỏng đoán rằng hành vi của vị thành niên thoát quyền có tính cách thương mại, trừ phi người có quyền lợi chứng minh ngược lại.
a3) Những sự trừng phạt: Nếu một trong những điều kiện trên đây bị thiếu sót thì khả năng làm thương mại của vị thành niên không còn nữa. Y không bị ràng buộc bởi thương luật và không bị phá sản. Sự khiếm khuyết một trong các điều kiện khiến cho vị thành niên không còn là thương gia có thể bị nại bởi mọi người có quyền lợi. Mặt khác, tất cả các hành vi thương mại của đương sự bị vô hiệu tương đối và chỉ có thể nêu lên bởi chính y hoặc thủ hộ của y. đó cũng là một sự vô hiệu luật định, không cần phải trưng bằng chứng có thiệt thòi của y. Y chỉ bị buộc hoàn lại tới mức những gì y được đắc lợi vô nguyên nhân, và bị trách nhiệm về các vi phạm hoặc bán vi phạm của y mà thôi (…). Các sự trừng phạt này cũng được áp dụng trong trường hợp sự cho phép y được làm thương mại không có ghi chú vào sổ thương mại. Ở đây cũng chỉ có vị thành niên mới có quyền nêu lên sự khiếm khuyết nầy để xin tuyên bố vô hiệu hành vi của y: Các đệ tam nhân giao dịch với y không có quyền nêu.
b) Người điên khùng, người lãng trí và yếu trí khôn: Người điên khùng cũng như người bị án truất quyền làm thương mại đều vô năng cũng như người vị thành niên chưa thoát quyền. Các người này bị cấm làm thương mại, lẫn người thủ hộ của họ cũng bị cấm làm thương mại nhân danh họ. Nếu đã là thương gia thì sau khi có án cấm đoán thì phải ngưng ngay hoạt động thương mại. Tuy nhiên, đối với người đệ tam, giao dịch với họ thì các người này chỉ ngưng giao dịch kể từ ngày án Tòa đã được đăng ký vào sổ thương mại. Người bị giam cầm cũng không còn quyền làm thương mại. Người làm quản lý của họ cũng không được làm thương mại nhân danh họ. Án tòa có cử người quản lý tạm thời cửa hàng của người bị giam cũng chỉ đối kháng với các người đệ tam kể từ ngày án này được đăng ký vào sổ thương mại. Đối với người lãng trí và yếu trí, thật ra không có điều luật nào cấm họ buôn bán, nhưng họ không thể buôn bán vì những lý do thực tế.
c) Người đàn bà có chồng:
c1) Đàn bà Pháp: (…)
c2) Người đàn bà Việt Nam: (…).

| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Nam Lua

Nam Lua

Bình luận

avatar