Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

6. Các nguồn gốc của nghĩa vụ

CÁC NGUỒN GỐC CỦA NGHĨA VỤ

Ngay từ trong cổ luật La Mã, các luật gia đã phân biệt những nghĩa vụ do ý chí của đương sự phát sinh ra, đó là những nghĩa vụ do khế ước, và các nghĩa vụ do dân sự phạm phát sinh ra, đó là các nghĩa vụ dân sự phạm. Trong thời kỳ tiếp theo, các luật gia La Mã nhận thấy rằng có những nghĩa vụ không thể xếp vào hai loại nghĩa vụ trên, nhưng cũng so sánh với hai loại trên trong một số trường hợp, đó là nghĩa vụ chuẩn khế ước (gần như khế ước); và chuẩn dân sự phạm, là những nghĩa vụ phát sinh ra khi người ta mặc dù không cố ý, nhưng đã gây ra sự thiệt hại cho người khác. Trong cổ luật của Pháp, người ta còn thêm vào loại nghĩa vụ có nguồn gốc từ luật pháp, ví dụ như nghĩa vụ cấp dưỡng. Điều 643 DLB, 679 DLT, 652 DLVN 1972 liệt kê minh bạch 4 nguồn gốc của nghĩa vụ là:
1. Khế ước;
2. Sự đắc lợi vô căn,
3. Sự thiệt hại bất công do sự vô tình hay cố ý gây ra,
4. Luật pháp.
Trong Bộ dân luật Pháp, không có điều khoản nào tổng quát như dân luật Việt  Nam. Nhà làm luật chỉ lần lượt đề cập đến:
1. Các khế ước và các nghĩa vụ do các hợp ước phát sinh ra,
2. Các cam kết không căn cứ vào hợp ước, (gồm các chuẩn khế ước, các dân sự phạm và chuẩn dân sự phạm)
3. Các nghĩa vụ pháp định.
Trong thời kỳ cận đại, một số nước còn ghi thêm một nguồn gốc của nghĩa vụ là do cam kết đơn phương. Như vậy, chúng ta lần lượt nghiên cứu 5 nguồn gốc của nghĩa vụ là:
1. Các khế ước,
2. Sự cam kết đơn phương,
3. Trách nhiệm dân sự phạm và chuẩn dân sự phạm
4. Các chuẩn khế ước,
5. Các nghĩa vụ do pháp luật quy định

| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Nam Lua

Nam Lua

Bình luận

avatar