ĐẶC ĐIỂM CỦA CỦA XÃ HỘI HỌC
Theo Joseph H. Fichter thì xã hội học là khoa học nghiên cứu thái độ của con người bình thường được chấp nhận. Từ khi có lịch sử nhân loại, cử chỉ của con người trong xã hội, là một đề tài nghiên cứu rất bổ ích. Cách hành động của con người, đối xử với nhau, nghĩa là những mối bang giao xã hội, được phân tích, xem xét, mô tả, bởi các nhà sử học, chính trị học, nhà văn, nhà thơ, các lý thuyết gia, và triết học gia nữa. Những bài trần thuật những việc gì đã xảy ra, dù là do sử gia chuyên môn, hay là phóng viên báo chí làm, đều là lịch sử của con người trong đời sống xã hội. Bổn phận của nhà xã hội học là phân tích, trên bình diện khoa học, những biến cố xã hội đã xảy ra đó. Cái mà xã hội học nghiên cứu, không phải là một việc mới tìm, khám phá ra. Không phải là một phát minh, hay là sự kết hợp mới mẻ, những đồ vật có từ trước, như là những sản phẩm, ở phòng thí nghiệm của khoa học vật lý. Nhà xã hội học chỉ tìm hiểu những lối sống hiện hữu trong đời sống xã hội. Họ không thể bắt chước nhà hóa học, bằng cách kết hợp những yếu tố trong một ống nghiệm. Họ không phát minh điều gì, như ông Samuel Morse tìm ra điện tín. Tuy nhiên phải nhận định rằng, xã hội luôn luôn thay đổi, nhiều hình thức mới xuất hiện, trong đời sống các tập thể, và những kỹ thuật hoạt động xã hội tiên triển: Càng ngày những thực tế này làm thành đối tượng của công cuộc nghiên cứu xã hội một cách khoa học. Đối tượng, nền tảng xã hội học, có từ khi loài người bắt đầu sống chung trên trái đất. Về một vài khía cạnh, đối tượng ấy thay đổi theo thời gian và không gian, khi nhanh, chậm; nhưng những yếu tố chánh yếu, của đời sống xã hội, vẫn giữ như thế. Chính sự kiện đồng dạng, quan trọng này, làm cho có thể nghiên cứu thái độ xã hội một cách khoa học được. Luôn luôn có một cái gì đều đặn, đồng nhất, hiển hiện. Điều đó, có thể quan sát, mô tả, phân tích, giải thích. Phải bắt đầu học cách làm như thế, mới có thể nói, một cách chính danh, khoa học xã hội. Ta đã biết, chính Auguste Comte, cách đây một thế kỷ, đã đùng, lần đầu tiên, danh từ xã hội học. Các nhà bác học thời đó, tự xưng là nhà xã hội học, thật ra chỉ là những người, mà ngày nay, chúng ta gọi là sử gia xã hội học và triết gia xã hội. Một số, thảo luận về vấn đề, cần tìm hiểu thử có phải tại sự truyền kế, hay hoàn cảnh, đã làm con người như thế, vì tưởng rằng, chỉ có một yếu tố duy nhất, thúc đẩy sự biến đổi mà thôi. Có nhười đề cập đến linh hồn xã hội, bằng những danh từ tôn giáo, triết học, hơn là khoa học. Chỉ có nửa thế kỷ gần đây, nhất là ở Hoa Kỳ, việc sưu tầm xã hội học mới đem các lý thuyết về thực tế, và chiếm một địa vị trọng tâm, trong các cuộc nghiên cứu. Do đó, cần định nghĩa, để phân biệt xã hội học với các khoa học xã hội khác. Ví dụ: Kinh tế học nghiên cứu những vật thể, mà con người cần có để sống trên trái đất. Nó xét vấn đề, làm sao tài sản được tạo lập, trao đổi, phân phối và tiêu thụ. Chính trị học, tập trung về quyền uy và quyền hành, về mọi cách mà uy quyền được phân chia, và sử dụng, để làm cho đời sống công cộng có thể có trật tự. Còn về xã hội học, thì trọng tâm là sự kiện loài người sống chung với nhau, nên nghiên cứu những hằng số, đều đặn, của thái độ xã hội, đã có khắp mọi nơi trong xã hội. Tất cả những sự hiểu biết này đều dựa vào thực thế của những bang giao nhân sự. Cái gì góp phần vào tổ chức hiệp hội giữa loài người, và cái gì phát xuất từ những hiệp hội đó, đều có tính cách xã hội học. Vậy ta sẽ xét đoán các đoạn sau đây:
ĐOẠN I._ NỘI DUNG XÃ HỘI HỌC
A) Không có định nghĩa xã hội học nào rõ ràng hơn là xác định nội dung của vật cần định nghĩa.
Nói rằng xã hội học là một môn khoa học nghiên cứu về xã hội, hay nghiên cứu bang giao xã hội, thái độ xã hội, tức là chỉ mới cho một nét đại cương về nội dung xã hội học. Xã hội học là một công trình nghiên cứu khoa học, điểm này không có nghĩa, đó là một phương pháp suy luận thuần túy của trí tuê, hay chỉ là một lới nhìn đặc biệt, của vài hiện tượng nhân sự. Thật ra, chính là cả hai khía cạnh đó, nhưng nhất là cả khối kiến thức, hiểu biết, liên quan đến xã hội. Danh từ khoa học, tức nhiên tiên niệm rằng một cái gì (nội dung) được nghiên cứu, và có một phương cách (phương pháp) để nghiên cứu. Nội dung của xã hội học, thường được gọi là những hiện tượng xã hội (les phénomènes sociaux: hiện tượng xã hội), nhưng lối nói này rât mơ hồ. Thà nên nói rằng, khoa học đó nghiên cứu những bang giao nhân sự, bởi vì, kinh nghiệm hàng ngày về bang giao nhân sự, với gia đình, bạn bè, kẻ thù, hay với người xa lạ, cấu thành thực chất, nền tảng của khoa học. Không những chúng ta có một lối trả lời nào đó, đối với những người chúng ta gặp, tiếp xúc, mà có thể nói, chúng ta gần như luôn lặp đi, lặp lại, một loại câu trả lời ấy. Thái độ xã hội của chúng ta hình như được theo một kiểu mẫu, mô hình nào đó. Danh từ khuôn khổ, tiêu biểu cho thái độ xã hội, cho thấy rõ ý niệm đầu tiên của xã hội học. Những hoạt động độc nhất, chỉ xảy ra một lần, bất thường, hay hoàn toàn có tính cách riêng tư, chỉ liên hệ đến xã hội học, một cách phụ, bởi vì khoa học này chú trọng đến những bang giao xã hội, khi những bang giao này chú trọng đến những bang giao xã hội, khi những bang giao này xảy ra một cách mãi mãi, lặp đi, lặp lại. Một vận động viên bơi lội qua biển Manche không được nhà xã hội học chú ý, bằng hàng ngàn người, ngày này qua ngày khác, năm này sang năm nọ, lái xe điện Metro, ở Londres hay Paris, đi các nơi lân cận. Nhà xã hội học chú tâm nghiên cứu những nhân vật xã hội, đã theo khuôn khổ, tiêu biểu thái độ (schèmes de conduite: mô hình hành vi) nào đó. Thái độ xã hội, được thực hiện cụ thể, nghĩa là một cách cá nhân, giữa những người bằng xương bằng thịt, ở một nơi nào đó, và trong một thời gian nào đó.
B) Nhưng muốn hiểu thái độ này, phải thành lập những quan niệm (concepts), biểu lộ sự giống nhau, giữa những hành vi thái độ, ở mọi nơi nó xuất hiện:
Chẳng hạn, chúng ta tập hợp gọi dưới danh từ “hôn nhân”, một sự giao tiếp giữa người đàn ông với một người đàn bà, dù là ở Thụy Điển hay Thụy Sỹ, mặc dù tập tục giao tiếp khác nhau, ở các nơi. Với những quan niệm rộng rãi hơn, chúng ta tạo lập một khung cảnh, trong đó chứa đựng nội dung của xã hội học. Những quan niệm này, giúp cho nhà xã hội học có thể suy nghĩ, theo từng loại thái độ, chứ không phải theo từng loại hành vi riêng biệt. Nhà tự nhiên học, khi nhắc đến con sư tử, là khi nào muốn bao gồm, không những con sư tử ở vườn bách thú Saigon, mà cả con sư tử ở trong rừng rậm châu Phi nữa. Nhà xã hội học, cũng thế, dùng quan niệm xã hội, khi nhắm không những tổ chức nhân sự ở Úc châu, mà cả tổ chức nhân sự ở Ý Đại lợi, hay nơi khá nữa. Thái độ xã hội thực hiện, trong thực tế, cụ thể. Nhưng muốn phân tích, và hiểu rõ thái độ đó, chúng ta phải tìm cách quan niệm hóa nó. Nghĩa là phải trừu tượng hóa, đi từ những sự kiện cụ thể, đến những sự tổng quát, quan trọng. Như thế, chúng ta có thể sắp xếp, theo một trật tự nào đó, những sự tổng quát, hay quan niệm đó, tức là nội dung khoa học. Công việc này, đưa đến hai loại quan niệm cơ bản (conceptsclefs) song song. Loại thứ nhất gồm những khuôn khổ tiêu biểu, vai trò, định chế và văn hóa; Loại thứ hai, tương ứng, gồm những người, những tương quan, bang giao, những tập thể và xã hội. Ví dụ: Bắt đầu từ sự quan sát con người trong xã hội, ta nhận thấy vài khuôn khổ tiêu biểu (schèmes: kế hoạch) hay kiểu mẫu (modeles: mô hình) của thái độ xã hội, tập trung xung quanh một chức vụ xã hội (fonction sociale: chức năng xã hội), mà nó có nhiệm vụ phải thi hành. Loại khuôn khổ này, được quan niệm hóa, như là làm một vai trò xã hội (rôle social), mà cá nhân phải đảm nhận. Chẳng hạn vai trò sinh viên, được làm thành mẫu mực, và mô hình, rất khác với vai trò của giáo sư. Mỗi người, hoạt động theo đường lối định trước, để đạt được mục đích mà các hành động phải đưa đến. Tuy nhiên, sự quan niệm hóa còn đi xa hơn nữa. Khi ta sắp đặt nhiều vai trò, tập trung xung quanh một nhiệm vụ xã hội, ta có một định chế xã hội (institution sociale). Sau cùng tất cả các định chế, kết hợp thành một khối, hiện hữu trong một dân tộc nào đó, làm thành một quan niệm văn hóa (concept de culture: khái niệm văn hóa) của dân tộc đó. Nên nhớ rằng, chúng ta không phải chỉ nghiên cứu những khuôn khổ tiêu biểu xã hội, mà còn cả những con người xã hội (personnes sociales: người xã hội). Sinh viên và giáo sư kết hợp, và tác động lẫn nhau, thành những bang giao nhân sự (relations humaines: quan hệ con người); điều đó được thấy rõ ở mọi nơi, mà con người đóng những vai trò xã hội thuận đảo. Những bang giao nhân sự này, lại được thực hiện trong tập thể xã hội (groupes sociaux: nhóm xã hội), trong đó, con người hợp tác để thỏa mãn những nhu cầu xã hội (besoins sociaux). Nhu cầu xã hội có rất nhiều thứ, cần phải được quan niệm, và sắp xếp lại thành nhiều loại.
Những nhu cầu quan trọng nhất trong xã hội, tương ứng với những định chế lớn nhất. Do đó, những người ở trong những toán giáo dục, phải tuân theo những khuôn khổ tiêu biểu, và làm tròn những vai trò, phù hợp với định chế giáo dục. Khi nào, tất cả tập thể, được quan niệm đầy đủ, trong khối tổng kết toàn diện, thì chúng ta đạt đến ý niệm trừu tượng, gọi là xã hội (la société: công ty). Cách thức mô tả đơn giản này, cho thấy rằng, mỗi xã hội đặc biệt đều có một văn hóa (culture) đặc biệt.
C) Xã hội học nghiên cứu những vật thể thực tế:
Khi nói tới các cấp bậc quan niệm của khoa học, dĩ nhiên chúng ta nhắm vào những quan niệm trừu tượng, tổng quan, có trong trí thức. Nhưng nếu quan niệm của chúng ta không thực tế (realistes), nếu nó không tương xứng với hệ thống xã hội và văn hóa cụ thể, trong đó con người sống, thì nó không thể nào làm đối tượng cho một cuộc nghiên cứu khoa học. Thực chất, đối tượng của xã hội học, có hiện diện thật, trong thực tế. Nhưng nhiệm vụ cảu nhà xã hội học, cũng như chuyên viên khoa học xã hội, không phải là phán xét thực tế của hiện tượng xã hội, mà là phải chấp nhận những hiện tượng đó, như những dữ kiện, và để cho các triết học gia làm công viêc nhận định về tinh lý (essence), cùng sự hiện hữu (existense) của nó. Vấn đề thực tế xã hội (réalité sociale) này, rất quan trọng, đối với kẻ mới nghiên cứu xã hội học. thật thế, họ có thể bị lôi kéo và vài sự lẫn lộn, liên quan đến văn học xã hội, vượt quá xa phạm vi xã hội học. Điểm này xuất hiệ, nhất là trong những dịp thảo luận bán siêu hình học, phủ nhận sự hiện diện của những qui luật hạnh kiểm khách quan, và đặc biệt là những giá trị xã hội (valeurs sociales). Vần đề thực tế xã hội, liên hệ đến nhiều ví dụ tương tự, tưởng tượng, mà người ta thường dùng, để mô tả, và giải thích đời sống xã hội. Chẳng hạn có tác giả cho rằng, xã hội và văn hóa làm thành cơ quan, hay một siêu cơ quan, với những giai đoạn bình thường, là sinh nở, phát triển và suy đồi. Nhiều tác giả khác, đưa ra lối giải thích máy móc, dùng những dòng, những lực, tựa như là con người trong ban giao nhân sự, chỉ là bánh xe của bộ máy vĩ đại, gọi là xã hội. Còn những cách giải thích tâm l1y thì dựa vào đoạn suy luận, rằng tinh thần tập thể, hay ý thức tập thể là sự kiện chính của đời sống xã hội. Phương pháp suy luận tương tự, là một sự so sánh giữa hai vật, có phần giống nhau và cũng có phần khác nhau. Cho nên các lời giải thích bằng cơ thể sinh vât, máy móc, tâm lý của xã hội và văn hóa, đều bị lầm lẫn. Khi những điểm giống nhau được ghi nhận, chỉ để làm cho rõ ràng thêm, bằng hình vẽ, thì tương đối vô hại. Nhưng danh mục của khoa hoc xã hội, đã phát triển đến mức, mà lối lập luận tương tự, thường thường trở thành vô ích. Sự kiện khách quan, chính là thực tế xã hội, không thể nào thu gọn vào các danh từ, sinh vật, vật lý hay tâm lý. Điều này, cũng không có nghĩa là những hiện tượng xã hội di động trong hư vô, hoặc là, nó hoàn toàn tách rời ra khỏi những phương diện khác của thực tế.
Sau đây là sơ đồ xã hội học tổng quát (trang 70).
ĐOẠN II._ PHÂN BIỆT XÃ HỘI HỌC VỚI CÁC HỌC THUẬT KHÁC
Nếu xã hội học đạt được đến trình độ một khoa học, không phải chỉ nhờ ở sự sưu tầm những sự kiện của đời sống xã hội, và ở sự tạo lập một lý thuyết, để xếp đặt các sự kiện đó cho có trật tự, mà trong quá trình tiến triển này, xã hội học cũng còn trừ mình thanh lọc dần dần những lối giải thích tương tự. Nhà hội học đã học của triết gia, những khái niệm sơ đẳng, về sự tương tự của con người, nhưng vẫn không biến đổi vai trò của mình. Nhiều học thuật khác, cũng có đem lại cho nhà xã hội học, vài yếu tố tiên khởi của kiến thức, giúp cho khỏi giải thích sai lầm, đối tượng riêng biệt của xã hội học. Những yếu tố vay mượn trưng dụng này, có thể gọi là những yếu tố phụ ngoại (extra), bởi vì nó ở ngoài phạm vi xã hội học, và có tính cách tiên khởi. Vài ví dụ, có thể giúp ta hiểu sự khác biệt giữa xã hội học với các học thuật hàn lâm khác. Chẳng hạn, người nào nghiên cứu xã hội, phải học ở nhà sinh vật học, sự kiện di truyền. Chắc chắn là sự di truyền sinh lý, tao gây một ảnh hưởng, trên vài phương diện của thái độ văn hóa. Cũng thế, việc môi trường vật lý, như khí hậu, đất đai, cùng mọi yếu tố địa dư, ảnh hưởng trên những khuôn khổ tiêu biểu, hạnh kiểm, là một sự kiện không thể chối cãi được. Nhà xã hội học phải nhờ đến nhà địa dư học, để có đủ tài liệu tin tức cần thiết. Ngoài ra, sự hiện hữu của vài nặng khiếu tâm lý, cũng có một vài hậu quả trên thái độ xã hội. Phạm vi tâm lý rất khác hoàn toàn phạm vi của xã hội học, nhưng nó cũng cung cấp cho chuyên viên xã hội học nhiều điều hiểu biết, học hỏi quan trọng và cơ bản nữa. Điểm này cũng đúng, với cả phạm vi kỹ nghệ luân lý, mà nhiều chuyên viên đã đưa ra nhiều quan niệm cùng nguyên tắc quan trọng. Mọi người có học hỏi, đều phải có một trình độ kiến thức tối thiểu, về mỗi học thuật hàn lâm. Không ai có thể luôn luôn, chỉ là một nhà xã hội học thuần túy. Một sự chuyên môn hóa, thích hợp cho bất cứ một ngành đặc biệt nào cảu khoa học, cũng đòi hỏi một trình độ văn hóa tổng quát, đầy đủ và rộng rãi. Vai trò khoa học, giới hạn vào một khu vực hiểu biết độc nhất, chỉ là một trong những vai trò, mà nhà xã hội học, với tư cách một con người, đã làm nhiệm vụ trong xã hội. Xã hội học, có thể được định nghĩa một cách rõ ràng, vì là một khu vực mà sinh viên cót thể tự tạo một kiến thức chuyên môn; nhưng sự chuyên môn hóa này, không thể thực hei65n một cách bất lợi cho nền văn hóa tổng quát hơn. Những loại học thuật khoa học đủ loại, cung cấp một số kiến thức quan trọng, mà xã hội học phải chấp nhận nguyên vẹn, như là chính họ quan niệm vậy. Những tài liệu tích cức, do các khoa triết học, sinh vật học, địa dư học, tâm lý, và luân lý học, đam lại, phải được nhà xã hội học thâu nhận, như là những tài liệu đã được thử thách, chọn lọc kỹ lưỡng, ở trong mỗi một khu vực đó rồi.
Nhà bác học về khoa học xã hội, ngày nay không còn mất thì giờ tìm hiểu, xem con người có năng khiếu tự điều khiển mình không, có thật có những giá trị luân lý, khách quan không; hay là cơ cấu sinh lý con người có thay đổi về vài khía cạnh không. Những người nghiên cứu xã hội học cần biết những điều này, nhưng không thể chờ đợi nhà xã hội học giảng dạy cho đươc nữa.
ĐOẠN III._ XÃ HỘI HỌC CÓ YẾU TỐ NÀO HẰNG ĐỊNH (CONSTANT) KHÔNG? HOẶC CÓ NHỮNG GIÁ TRỊ (VALEURS) RIÊNG BIỆT KHÔNG?
Kẻ bắt đầu nghiên cứu xã hội học, thường bối rối, trước những diễn biến tới tấp của tài liệu thu thập được, về hiện trạng đủ loại, khuôn khổ, tiêu biểu, thái độ, trong những xã hội. Họ thường nghe nói luôn, sự thay đổi trong tập quán xã hội, đến nỗi phải tự hỏi, có cái gì hằng định không? Nhưng càng tiến sâu vào việc nghiên cứu xã hội học, ta sẽ thấy có vài yếu tố hằng định, được xuất hiện trong bất cứ xã hội hay văn hóa nào. Thật ra, cái mà ta gọi là, những nguyên tắc của xã hội học, tức là nội dung xã hội học, chính là những yếu tố hằng định, và bao quát phổ cập. Ví dụ: Nhân cách xã hội, quy chế xã hội, tập thể, hiệp hội, vai trò, định chế, văn hóa, giá trị, sự thay đổi, hội nhập xã hội v.v…Khi nghiên cứu xã hội học, phải biết phân biệt, những cái gì giống nhau, hằng định, với những gì khác biệt, hay thay đổi. Bất cứ nền văn hóa nào cũng có những định chế căn bản, bất cứ xã hội nào cũng phải gồm những đoàn thể chính yếu, để cho loài người kết hợp, mới đạt được vài mục đích xã hội. Người ta có thể quả quyết rằng, những yếu tố hằng định đó, có ngay trong bản chất của đời sống xã hội. Những định chế và nhữngđoàn thể căn bản đó, dù thuộc loại gia đình, giáo dục giải trí, kinh tế, tôn giáo hay chính trị, đều có thể tìm thấy khắp nơi mà loài người sống một đời sống xã hội có tổ chức. Ngoài ra, kẻ nghiên cứu xã hội, cũng không nên chú tâm quá, trong việc tìm kiếm những sự giống nhau quan trọng, về cách cư xử, thái độ, vì có thể bị những tương tự tình cờ làm sai lạc. Chẳng hạn, những cuộc bầu cử ở Ba Lan, nhìn bề ngoài có vẻ giống những cuộc bầu cử ở Anh quốc, nhưng bên trong, ý nghĩa xã hội của nó hoàn toàn khác nhau. Cũng không nên để cho sự khác biệt tình cờ làm cho lầm lẫn. Ví dụ như sự kiện, người Mỹ chào kẻ khác ở ngoài đường, một cách tự nhiên, khác với người Nhật Bản, nghiêng mình chào một cách đầy nghi lễ trọng vọng, không có nghĩa là những người Mỹ ít lễ độ hơn người Nhật Bản. Sự kiện, ở một xã hội, như rượu chè bị cấm đoán, trong lúc một xã hội khác, người ta dùng rượu trong mỗi bữa ăn, cũng không làm cho người ở xã hội này tốt hơn ở xã hội kia. Mức độ biến đổi rộng rãi, của những yếu tố hằng định xã hội, tùy theo nơi, tùy theo dân tộc, chỉ có nghĩa là xã hội và văn hóa, hết sức mềm dẽo và đổi thay. Trong xã hội này, con cái thâu nhận giáo dục hoàn toàn từ cha mẹ và chú bác. Trong xã hội khác, con cái được giáo dục từng đoàn, cho một nhà giáo dục chuyên môn. Lối đánh cá của dân chài, có vẻ khác hẳn lối săn hải cẩu của người Esquimau ở vùng Alaska. Nhưng điểm quan trọng ở đây, là những định chế giáo dục, hay kinh tế, đều là nền tảng chung, cho mọi nền văn hóa. Cũng những nhu cầu căn bản đó, phải có trong mọi xã hội, nhưng cách thức thỏa mãn nhu cầu, thì có thể khác nhau nhiều. Vấn đề yếu tố hằng định hay biến thiên, có liên hệ mật thiết đến vấn đề tương đối của giá trị (relativité des valeurs: tính tương đối của giá trị). Nếu có nhiều sự thay đổi như thế, ở khắp thế giới, và nếu con người thỏa mãn nhu cầu của mình, thì dĩ nhiên, những cái gì tốt hay xấu của xã hội, đều liên hệ đến họ. Đây là vấn đề lương tâm, kỹ luật, luân lý. Nhưng trên bình diện khoa học, xã hội học không đứng cùng với một hệ thống luân lý đặc biệt nào. Khoa học xã hội, tự nó, không thể nào dân chủ hay độc tài, không thể nào thiên về Thiên Chúa giáo hay Phật giáo. Với tư cách là một nhà khoa học, nhà xã hội học thực tâm, cố gắng không đưa ra những phán xét luân lý, về văn hóa và xã hội mà mình nghiên cứu, phân tích. Họ nhận xét rằng, những hệ thống giá trị khác biệt nhau, từ xã hội này sang xã hội khác, và ngay trong cùng một xã hội, từ tập đoàn nay sang tập đoàn khác. Nếu nhà xã hội học tuyên bố rằng, hệ thống giá trị này cũng tốt đẹp như hệ thống giá trị kia, hay vài hệ thống rất kém, xấu hơn hệ thống khác, thì tức là đưa ra một phán xet giá trị, bắt nguồn từ vai trò luân lý của mình, hơn là vai trò của nhà khoa học.
Những giá trị xã hội là những điều mà các người trong xã hội xem hết sức quan trọng, cần phải thực hiện; và sẽ cố gắng có thái độ, hạnh kiểm, dập theo khuôn khổ kiểu mẫu của giá trị đó. Có lẽ không ai nghiên cứu một xã hội, mà có thể hoàn toàn vô tư, trong thái độ của mình đối với giá trị xã hội đó. Chẳng hạn, không thể nào buộc một nhà khoa học xã hội đừng thừa nhận một sự khá biệt luân lý, giữa một tổ chức trộm cướp với một tổ chức từ thiện. Cũng thế, không có một nhà xã hội học nào, co thể thanh lọc, loại bỏ hoàn toàn, ra ngoài tác phẩm của mình, những giá trị tha thiết với họ. Chỉ những danh từ chỉ tính, họ dùng, cũng đủ biểu lộ rằng, họ thấy một sự khác biệt luân lý, giữa một hệ thống cưỡng ép trẻ con làm việc, với một hệ thống tự do trong tương quan tổ chức làm việc. Như thế, nhà xã hội học, cũng như nhà khoa học khác, không thể nào tách rời hoàn toàn ra khỏi nền văn hóa đã nuôi dưỡng họ được. Những giá trị cá nhân của họ, phản ánh một phần nào những giá trị xã hội, của nền văn hóa mà họ đã được sống, xã hội hóa trong đó. Vậy khi nghiên cứu một xã hội cần phải biết rõ sự kiện này, mới có thể cố gắng hết sức khách quan và vô tư được.
Bản chất đời sống cá nhân, và xã hội, là cố gắng giữ vững những giá trị, và hành động tùy theo giá trị đó, cho nên sự kiện này, thường làm cho người bắt đầu nghiên cứu xã hội, khó có thể hiểu và phân tích những loại hệ thống giá trị khác nhau. Giá trị xã hội là những qui củ, những biện pháp, theo đó hội viên của một xã hội, ấn định kiểu mẫu của thái độ mình. Ví dụ, đối với những gia đình cồ ở Việt Nam, trai gái muốn lấy nhau một cách đứng đắn, thì phải có ý kiến của cha mẹ. Ở Hoa Kỳ, nhiều thanh niên nam nữ nghĩ rằng, hôn nhân đứng đắn phải dựa vào tình yêu lãng mạn. Nhà xã hội học thầm nhuần những giá trị của xã hội mình, từ trước khi chọn ngành khoa học đó, không thể nào hoàn toàn vô tư như ý muốn của mình. Dù thái độ họ có tính cách khoa học hết sức, cũng gồm có hai phán xét giá trị là:
a) Cuộc diều tra khoa học là một hoạt động đáng khen.
b) Con người trong tập thể, là một đối tượng có thể điều tra như thế được.
Một nhà xã hội học sống trong một xã hội ghét hiện tượng ăn thịt người, và bảo vệ trẻ em, sẽ có khuynh hướng phản chiếu thái độ này, khi mô tả một xã hội quen ăn thie5t người và giết trẻ con. Vần đề cần biết, sau khi phân tích kỹ lưỡng, cái gì đáng được xem là có giá trị, vượt quá xa giới hạn của xã hội học. Tuy nhiên trong đời sống xã hội hiện tại, đâu đâu cũng có một vài sự tương đối cảu giá trị xã hội. Cái mà một xã hội này nâng lên hết sức cao, một xã hội khác có thể khinh miệt, xem như không có giá trị, hay có hại. Ai theo đuổi khoa học cũng có thể dễ dàng nhận th61y điều này. Nhà xã hội học nghiên cứu sự kiện xã hội (le fait social), của những giá trị hiện hữu, phân tích nó, và giải thích nó. Đây là một phạm vi nghiên cứu, hấp dẫn: hiểu rõ những giá trị đó, từ đâu đến, phát triển như thế nào, chức vụ nó là gì, hậu quả đối với xã hội ra sao, và dân chúng tôn trọng, tuân theo đến mức độ nào. Nhưng đi xa hơn nữa, để thử phán xét về giá trị sau cùng, và dứt khoát, của những hệ thống giá trị đó, thì phải nhờ đến các nhà chuyên viên tâm lý.
ĐOẠN IV._ XÃ HỘI HỌC LÀ MỘT ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU KHÓ KHĂN
Nhiều người, ở nước văn minh ngày nay, quá quen với tiện nghi máy móc của thế hệ chúng ta, nên thường không biết đến những cố gắng vô biên của các thế hệ trước đã làm để giải quyết các vấn đề khó khăn, trong việc tạo lập các tiện nghi đó. …(79-85).
Bình luận