Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

67. Nói Dối Thấy Thương Luôn.

Từ cấp sơ thẩm năm 2016, Konica Minotla (KMV) và Sao Nam thuê hai Công ty Luật, Công ty Luật LNT&Thành viên và Công ty Luật hợp danh Nghiêm&Chính, cử luật sư ra tòa khai dối. Công ty Luật TNHH LNT&Thành viên cử bà Tập sự Luật sư Nguyễn Thi Điệp làm đại diện theo ủy quyền cho KMV đi kèm ông Tống Khánh Trình – kế toán trưởng của KMV. Công ty Luật Hợp Danh Nghiêm&Chính cử ông Luật sư Nguyễn An Nhân đại diện theo ủy quyền đi kèm bà Mai Thị Thùy Dương-kế toán trưởng của Sao Nam. Các đại diện này đều là những người không tham gia vào việc đàm phán, ký kết hợp đồng nên không nắm thực chất vấn đề, cứ khai như những gì đã được họ chuẩn bị sẵn ở nhà. Tại các phiên hòa giải, mỗi khi gặp tình huống mới, mâu thuẫn với lời khai gian dối trước đó, họ lại phải hoãn trả lời, đợi phía họ hội ý. Cứ thế, họ tha hồ khai dối, khai mâu thuẫn, lúc có lúc không. Qua những khai báo gian dối, bất cần của họ mà tôi nhận ra rằng họ thực hiện chiến thuật “bỏ sơ lấy phúc”. Nghĩa là, dù cấp sơ thẩm xử thế nào thì cấp phúc thẩm cũng sẽ sửa án theo yêu cầu của họ.
Luật sư tiến sĩ Lê Nết đã làm thủ tục tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho KMV ngay sau khi thụ lý vụ án sơ thẩm nhưng tại các phiên hòa giải, Luật sư tiến sĩ Lê Nết đều vắng mặt. Luật sư Bùi Quang Nghiêm cũng không cử luật sư tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Sao Nam. Những dấu hiệu “bỏ sơ thẩm” này, cùng với sự khai báo gian dối bất cần trước đó, báo hiệu cho tôi biết trước, tôi sẽ phải gánh chịu bản án bỏ túi của Thẩm phán Nguyễn Thu Chinh. Nhưng “thiên bất dung gian”, bản án bỏ túi của Thẩm phán Nguyễn Thu Chinh đã bị hủy. Lần này, chúng phải đối diện với hội đồng xét xử khác. Các câu hỏi của Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn đã làm bộc lộ khai báo gian dối của KMVSao Nam.
Chủ tọa phiên tòa, Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn đã hỏi xoay nội dung ĐIỀU II. 4 Hợp Đồng Nhà Phân Phối: “Tất cả sản phẩm Konica Minolta sẽ được giao kèm phiếu đăng ký bảo hành, khách hàng dùng cuối phải đăng ký với bên A”.
Chủ tọa hỏi đại diện KMV và không cho Luật sư trả lời thay:
– Hỏi: Khách hàng dùng cuối là ai?
– Đáp: Khách hàng dùng cuối là Nhà Phân Phối Sao Nam.
Chủ tọa hỏi đại diện Sao Nam:
– Hỏi: Sao Nam có giao phiếu bảo hành cho Saigonbook không?
– Đáp: Có.
– Giao lúc nào ?
Sao Nam giao phiếu bảo hành cho Saigonbook vào thời điểm tháng 3/2015 là thời điểm ký biên bản nghiệm thu máy nhưng Saigonbook không nhận.
Trời ạ! Bọn này nói dối đến mức không biết ngượng mồm. Từ trước đến nay, các đại lý phân phối của Konica Minolta, cả Công ty Sao Nam và Công ty STS – nay đổi tên là Công ty LeFaMi, đã không giao phiếu bảo hành cho bất cứ khách hàng nào mua máy in công nghiệp kỹ thuật số trên cả nước Việt Nam này. Tôi cũng không biết có phiếu bảo hành phải giao kèm máy. Cho đến khi vụ kiện đã xảy ra, tôi mới tiếp cận được Hợp Đồng Nhà Phân Phối, do Sao Nam đem nộp cho tòa. Khi đó, tôi mới phát hiện là mình phải được giao phiếu bảo hành theo qui định tại ĐIỀU II – Hợp Đồng Nhà Phân Phối. Tôi đòi Công ty STS giao phiếu bảo hành để so sánh, bắt lỗi Sao Nam đã “không giao phiếu bảo hành” trong vụ kiện này. Ngày 14/12/2015, tức là gần 5 tháng sau ngày bàn giao máy, Công ty STS cử nhân viên tên là Lê Phúc An đem giao cho tôi 3 phiếu bảo hành cho 3 máy, trong đó có phiếu bảo hành số KMW15120011 là bảo hành cho máy C1100.
Trước đó, tôi mua máy C1070P từ Sao Nam, tôi cũng không được nhận phiếu bảo hành. Thay vào đó, Sao Nam ghi thời hạn bảo hành là 12 tháng. Hợp đồng số 029 và 032 do Sao Nam soạn thảo ký bán máy in C8000 và C7000P cho Công ty In Sáng Tạo Trẻ, mà tôi đã nộp cho tòa ngày 23/3/2021, cũng ghi thời hạn bảo hành là 12 tháng và không giao phiếu bảo hành. Đã giao phiếu bảo hành thì theo điều kiện của phiếu bảo hành chứ cần gì phải ghi vào hợp đồng mua bán.? Giả sử, có mâu thuẫn về điều kiện bảo hành giữa phiếu bảo hành với hợp đồng thì theo cái nào? Mà đã giao phiếu bảo hành cho tôi mà tôi không nhận thì tất nhiên tôi phải giải thích lý do vì sao tôi không nhận phiếu bảo hành?.
Đối chiếu với biên bản hòa giải không thành ngày 15/01/2016 tại cấp sơ thẩm, Sao Nam đã có sự khai báo dối với tòa án cấp phúc thẩm hôm ngày 22/04/2021. Cụ thể, Sao Nam khai ở sơ thẩm: “Theo chính sách bảo hành của KMV thì việc bảo hành từ KMV đến đại lý phân phối chứ không trực tiếp đến người dùng cuối … Như vậy, Sao Nam là đơn vị có trách nhiệm bảo hành cho khách hàng của mình dựa trên các điều khoản đã ký kết trên hợp đồng mua bán và biên bản nghiệm thu. KMV bảo hành cho Sao Nam dựa trên phiếu bảo hành đã đăng ký bởi Sao Nam. Trong mọi trường hợp, phiếu bảo hành không có giá trị khi người dùng cuối yêu cầu trực tiếp việc bảo hành tới nhà sản xuất do nhà sản xuất chỉ bảo hành đến đại lý được ủy quyền”.
Đoạn trích dẫn trên cho thấy Sao Nam đã không phát phiếu bảo hành cho Saigonbook là phù hợp với lời khai của họ ở biên bản hòa giải ngày 15/01/2016. Trong lời khai trên họ cũng đã nhấn mạnh họ là đại lý phân phối của KMV và là đại lý được ủy quyền. Lời khai này hoàn toàn phù hợp với khẳng định của cấp giám đốc thẩm: “Sao Nam là đại lý ủy quyền của KMV”.
Thế nhưng, tại phiên tòa ngày 20/4/2021 và ngày 22/4/2021, Sao Nam đã không nhận tư cách đại lý được ủy quyền và KMV cũng không nhận là bên giao đại lý và bên ủy quyền. Biên bản hòa giải không thành ngày 15/01/2016 có 7 chữ ký của đại diện các bên:
1. Ông Lương Vĩnh Kim đại diện cho Saigonbook;
2. Ông Nguyễn Tuấn Lộc – Luật sư của Saigonbook.
3. Bà Nguyễn Thị Điệp đại diện theo ủy quyền của KMV.
4. Ông Tống Khánh Trình đại diện theo ủy quyền của KMV.
5. Ông Nguyễn An Nhân đại diện cho Sao Nam;
6. Bà Mai Thị Thùy Dương đại diện cho Sao Nam.
7. Ông Nguyễn Đức Thiệp đại diện cho ACBL.
7 chữ ký của đại diện các bên, cùng với chữ ký của Thẩm phán Phù Quốc Tuấn có dấu xác nhận của TAND Quận 3 tại bút lục số 164 của hồ sơ vụ án nhưng bây giờ họ vẫn chối thì tôi không còn cách nào để trình bày cho họ phải nhận lỗi. Họ đang sợ một bản án vô hiệu do lừa dối với trách nhiệm liên đới của Konica Minolta. Vì thế, họ tìm mọi cách để chối tư cách đại lý được ủy quyền và chối các hành vi lừa dối, trong đó có hành vi lừa bảo hành. Việc chứng minh rất mất thời gian và hoàn toàn không thành công nếu gặp phải thẩm phán như bà Nguyễn Thu Chinh.
Họ như những đứa trẻ bị bắt quả tang về hành vi có lỗi nhưng vì quá sợ hãi nên phải nói dối. Nhìn đứa trẻ quá sợ hãi mà nói dối thì người ta thương. Nhưng trách nhiệm của tôi thì dù thương hay ghét, tôi vẫn phải tiếp tục cho đến khi hoàn thành sứ mệnh./.
Trích từ “Cuộc Chiến Đòi 10 Triệu USD”, còn tiếp)
*Các ảnh tư liệu của bài viết:
| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Lương Vĩnh Kim

Lương Vĩnh Kim

Bình luận

avatar