Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

69. Cú Chạm 20% Của Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn.

Tại phiên tòa chiều ngày 22/4/2021, Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn đã hỏi các nội dung liên quan đến nhóm các vấn đề đã được đề cập trong quyết định giám đốc thẩm. Đặc biệt, ông giành thời gian làm rõ bản chất “Giảm giá đặc biệt 20%” được thể hiện tại Bảng Chào Giá Số 128/CTV/2014 của Sao Nam. Lần giở Hợp Đồng Nhà Phân Phối, dừng lại ở điều III.7 – “Hỗ trợ khuyến mãi”, Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn truy hỏi trách nhiệm của Konica Minolta Việt Nam (KMV). Sau một hồi lúng túng, trả lời loanh quanh, đại diện KMV giải thích rằng giảm giá và khuyến mại là khác nhau, họ chỉ giảm giá chứ không khuyến mại. Thẩm Phán Ngô Thanh Nhàn truy tiếp:
– Hỏi: Giả sử, pháp luật qui định giảm giá là hình thức khuyến mại thì KMV chấp nhận theo qui định của pháp luật hay theo giải thích của KMV?
Có hai phụ nữ đại diện theo ủy quyền cho KMV ngồi bên nhau. Trước câu hỏi rõ ràng của Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn, sau một hồi lúng túng, cô bên phải ngồi xuống, cô bên trái đứng lên:
– Đáp: Theo qui định của pháp luật.
Tôi nghe mà nhẹ cả người. Vấn đề đã rõ. Chưa cần xét đến hàng loạt hành vi lừa dối khác, chỉ cần làm rõ 20% giảm giá đặc biệt này cũng đủ cho Hội đồng xét xử tuyên “hợp đồng vô hiệu toàn phần” do lừa dối.
Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn không phải là người đầu tiên chạm đến 20% giảm giá đặc biệt này. Trước đó, ở cấp sơ thẩm, Thẩm phán Phù Quốc Tuấn cũng đã nhận thức rất rõ hành vi lừa giá, lừa khuyến mại của Sao NamKMV. Trước khi tiến hành hòa giải lần đầu vào ngày 15/12/2015, Thẩm phán Phù Quốc Tuấn đã gửi công văn số 931/TAQ3 ngày 07/12/2015 đến Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh (Bút lục số 450) để yêu cầu cung cấp thông tin như sau:
“- Các tài liệu (bản sao) liên quan đến việc Công ty TNHH Thương Mại – Tư Vấn – Kỹ Thuật Sao Nam đã thông báo, niêm yết giá bán máy in Konica Minolta bizhub press C1100.
– Thời điểm tháng 10/2014 Công ty TNHH Thương Mại – Tư Vấn – Kỹ Thuật Sao Nam có đăng ký khuyến mại giảm giá 20% (tương ứng với số tiền 774.798.037 đồng) đối với máy in Konica Minolta bizhub press C1100 không? Nếu có thì đề nghị Quý cơ quan cung cấp toàn bộ tài liệu liên quan (bản sao).”
Cú chạm 20% giảm giá đặc biệt của Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn tại phiên tòa ngày 22/4/2021 và cú chạm 20% của Thẩm phán Phù Quốc Tuấn tại công văn số 931/TAQ3 ngày 07/12/2015 là trùng nhau. Điều này chứng tỏ hai thẩm phán ở cả hai cấp, sơ thẩm và phúc thẩm, cách nhau đến 6 năm, nhưng vẫn nhận thức pháp luật khuyến mại là rất thống nhất. “Giảm giá đặc biệt 20%” là hình thức khuyến mại được qui định tại điều 92.3 Luật Thương Mại và phải làm thủ tục với Sở Công Thương trước khi thực hiện khuyến mại theo qui định tại điều 15 nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04/4/2006 của Chính phủ. Thế nhưng, sau khi biết rõ Sao Nam đã không niêm yết giá, không đăng ký khuyến mại với Sở Công Thương TP.HCM theo qui định của pháp luật, Thẩm phán Phù Quốc Tuấn đã lờ đi hành vi lừa khuyến mại của Sao NamKMV. Với cú chạm 20% giảm giá đặc biệt rồi bỏ lửng như thế này, chứng tỏ Thẩm phán Phù Quốc Tuấn đã không làm một việc mà pháp luật qui định cho ông phải làm. Ông có trách nhiệm phải làm rõ “Giảm giá đặc biệt 20%” này là gì theo qui định của Luật Thương Mại để ghi vào bản án sơ thẩm. Có thể Sở Công Thương TP. HCM đã không trả lời công văn số 931/TAQ3 ngày 07/12/2015 của Tòa án nhân dân Quận 3 nhưng cũng có thể ai đó đã bỏ văn bản trả lời của Sở Công Thương TP.HCM ra khỏi hồ sơ vụ án. Dù không có văn bản trả lời của Sở Công Thương TP.HCM nhưng với sự thừa nhận của KMVSao Nam là “Giảm giá chứ không khuyến mại” nên không đăng ký khuyến mại với Sở Công Thương, cũng đủ cơ sở để Thẩm phán Phù Quốc Tuấn tuyên hợp đồng vô hiệu do lừa dối mà cụ thể là lừa dối khuyến mại.
Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn đã không dừng lại ở chỗ giải thích của KMV “Giảm giá chứ không phải là khuyến mại”. Cú chạm 20% của ông đã cho thấy rất rõ ràng, ông sẽ phải áp dụng điều 92.2, điều 100.5 của Luật Thương Mại để nhận định “giảm giá đặc biệt 20%” này là gì trong bản án phúc thẩm của ông.
KMVSao Nam có hai hành vi lừa khuyến mại cụ thể. Đó là giảm giá đặc biệt 20% và tặng bộ tích điện UPS. Cả hai hành vi này đều không làm thủ tục với Sở Công Thương TP.HCM theo qui định của pháp luật nên họ không thể nhận là đã khuyến mại. Riêng hành vi tặng bộ tích điện UPS là gì so với qui định của Luật Thương Mại thì tôi chưa thấy Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn hỏi tới. Có thể, ông đã rõ hành vi lừa dối tặng hàng hóa này qua trình bày của các đương sự nhưng có thể ông đã bị sót. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm rõ và đề nghị hội đồng xét xử làm rõ bộ tích điện UPS là gì trong phiên tòa diễn ra vào lúc 8 giờ 30 ngày 6/5/2021.
Pháp luật của chúng ta là thống nhất và “sự thật chỉ có một”. Làm rõ sự thật, làm rõ các quan hệ để áp dụng pháp luật thì việc tuyên một bản án “tâm phục khẩu phục” sẽ trở nên rất đơn giản và thống nhất. Ai ngồi vào ghế thẩm phán cũng không thể uốn éo, không thể đổi trắng thay đen. Chính vì thế, tôi công khai sự thật đến từng chi tiết và làm rõ các quan hệ pháp luật sẽ phải áp dụng để nhân dân giám sát công tác xét xử của tòa án theo điều 13.1 Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự 2015: “Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải tôn trọng Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân”./.
(Trích từ “Cuộc Chiến Đòi 10 Triệu USD”, còn tiếp)
Kỳ 70: Cú Chạm Big Bang Của Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn.
*Các ảnh tư liệu của bài viết:
| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Lương Vĩnh Kim

Lương Vĩnh Kim

Bình luận

avatar