Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

7. Thể thức lập hội và công bố hội (1254-1261)

THỂ THỨC LẬP HỘI VÀ CÔNG BỐ HỘI 

1254. _ Luật thương mại tuy là một môn pháp thực tế, không nệ thức, nhưng về việc lập hội thì vẫn còn giữ nhiều hình thức. Để cho việc trình bày khỏi bị lẫn lộn và sự tra cứu được dễ dàng, ta sẽ phân biệt điển chế hiện hành ở Nam phần với điển chế hiện hành ở Trung phần, và mỗi vấn đề, ta sẽ quy dẫn những điều khoản liên hệ  của dự thảo.
1. Điển chế Nam phần:
1255._ A) Lập hội: Ở Nam phần, theo điều 39 TMP, lập hội thương mại phải làm giấy tờ, mặc dù vốn hội là bao nhiêu. Chỉ có hội dự phần là được để cho các đương sự tùy tiện muốn làm giấy tờ hay không cũng được. Thông thường, người ta làm giấy tờ để có bằng chứng về công việc đã làm. Trong việc lập hội, giấy tờ là yếu tố quan trọng và tối cần thiết về hai phương diện: Phương diện bằng chứng, bắt buộc phải có giấy tờ vì luật pháp không chấp nhận một phương pháp dẫn chứng nào khác; về phương diện thể lệ, nếu không làm giấy tờ, hội sẽ vô hiệu. Trên nguyên tắc, sự vô hiệu này là tuyệt đối, có thể đem đối kháng với người đệ tam. Tuy nhiên, án lệ tỏ ra thực tế, không quá khắc khe: trước hết, nếu thiếu giấy tờ, án lệ coi là có sự hứa hẹn lập hội, và do sự hứa hẹn ấy, mỗi đương sự có nhiệm vụ phải xúc tiến việc lập hội sao cho hợp lệ _ sau  nữa, theo án lệ, hội được coi là hợp lệ, nếu hội chỉ là một hội dân sự, chứ không phải là hội thương mại _ sau chót, án lệ áp dụng thuyết hội thực tế, (1231 và kế tiếp) cho những hội thành lập bất hợp thức.
1256._ Khế ước lập hội có thể làm bằng công chứng thư hay tư chứng thư. Điều 145 Dự thảo cũng quy định như vậy. Nếu làm tư chứng thư thì có bao nhiêu hội viên phải làm từng ấy bản. Trong khế ước phải biên đủ tên hội viên, danh thương của hội, ghi rõ hình thức của hội là công ty vô danh, hợp danh hay TNHH v.v.., phải ghi phần hùn của mỗi hội viên, số vốn của hội, mục tiêu, thời hạn của hội, cách thức chia lỗ lãi, các thức quản trị, điều khoản giải tán, và cải biên hội. Điều 149 DLVN 1972 cũng quy định tương tự. Khế ước phải được trước bạ trước khi công bố.
1257._ B) Công bố hội: Sự công bố có mục đích làm cho người đệ tam được biết là hội đã được thành lập. Như ta đã biết, chỉ hội dự phần không cần phải thể hiện bằng khế ước; vì vậy cũng chỉ hội dự phần không cần phải công bố. Ngoài ra, các hội khác, nếu không công bố, sẽ vô hiệu. Nhưng sự vô hiệu này chỉ người đệ tam viện dẫn được, còn chính các hội viên thì không viện dẫn được để đối kháng với người đệ tam. Thí dụ: Một hội không công bố hợp lệ khởi tố kiện một khách hàng; người này sẽ có thể kháng biện là hội vô hiệu, và với kháng biện này, tố quyền của hội không được chấp nhận về mặt hình thức, vì hội không có sự hiện hữu hợp pháp. Trái lại, nếu một người đệ tam kiện hội, hội sẽ không thể tránh được vụ kiện bằng cách nại ra rằng hội không được công bố hợp lệ, không có sự hiện hữu hợp pháp, để khỏi bị xét xử và nhân đó, trốn tránh trách nhiệm.
1258._ Sự công bố phải làm theo thể thức nào? Có hai thể thức được luật dự liệu, cả hai đều có tính cách bắt buộc, cả hai đều phải được thực hiện song toàn, được công bố mới được coi là đầy đủ, hợp lệ.
1259._ Thể thức thứ nhất: Ký nạp tại phòng lục sự. Trong thời hạn một tháng sau khi hội thành lập, khế ước lập hội phải được ký nạp hai bản tại phòng lục sự tòa sơ thẩm nơi hội sở. Khế ước là hội quy của hội, cho nên về sau, có sự gì thay đổi, phải lập biên bản chứng nhận, và biên bản này cũng sẽ phải ký nạp như khế ước nguyên thủy. Nên nhận xét rằng, trước kia, theo chế độ đạo luật căn bản ngày 24-7-1867 (điều 55), khế ước phải ký nạp cả tại phòng lục sự và tòa án hòa giải, nhưng thể thức này đã bị hủy bỏ do sắc luật ngày 30-10-1935, áp dụng ở Việt Nam do sắc lệnh ngày 20-7-1939. Sự ký nạp nhằm công bố việc lập hội cho mọi người đều được biết, vì thế bất cứ người nào cũng có thể được thông tri bằng cách xin được cấp một bản sao khế ước ký nạp.
1260._ Thể thức thứ nhì: Đăng báo. Sự ký nạp tại phòng lục sự có ích dụng lưu trữ tài liệu, đồng thời dự trữ sẵn một tài liệu để lục sự có thể cấp bản sao mỗi khi được yêu cầu. Việc đăng báo nhầm báo tin trực tiếp cho công chúng được biết việc lập hội. Trên nguyên tắc, khế ước được trích đăng vào một trong những tờ báo được chỉ định đăng tải những bố cáo pháp định. Trích đăng nghĩa là chỉ trích ra một phần khế ước để đăng báo, chứ không phải đăng toàn bộ khế ước. Bản trích lục khế ước để đăng báo gồm có  những khoản về tên hội, trụ sở, mục tiêu, số vốn, hình thức của hội và tên họ của các hội viên. Tuy nhiên, án lệ Pháp, chiếu theo tinh thần điều luật về sự công bố, bắt buộc phải đăng báo tất cả những điều khoản mà người đệ tam cần biết. Do đó, để tránh những khó khăn xảy ra sau này, các hội buôn thường là đăng báo toàn bộ khế ước lập hội. Các sự sửa đổi khế ước lập hội cũng phải được đăng báo như chính khế ước. Khế ước phải đăng báo không những ở nơi hội đặt trụ sở mà còn phải đăng báo ở mỗi nơi hội đặt chi nhánh. Luật không dự liệu trường hợp nơi đặt chi nhánh không có báo xuất bản; thiết tưởng trong trường hợp này, khế ước phải đem đăng báo ở nơi nào có báo xuất bản gần nhất nơi đặt chi nhánh. Việc đăng báo để công bố khế ước lập hội được dự thảo quy định tại điều 151; và việc ký nạp được quy định tại điều 150. Điều 155 cũng nói thêm rằng ở những nơi nào hội có đặt chi nhánh, khế ước lập hội cũng phải được ký nạp và đăng báo.
1261._ Vào sổ thương mại: (..)
2. Điển chế trung phần: (…)

| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Nam Lua

Nam Lua

Bình luận

avatar