Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

8. Hành vi pháp lý – Sự kiện pháp lý: Luật so sánh

HÀNH VI PHÁP LÝ – SỰ KIỆN PHÁP LÝ
Luật so sánh

Các nước có hệ thống pháp luật được xây dựng trên nền tảng luật La Mã diễn giải các căn cứ của họ xoay quanh các quan niệm đã trở nên kinh điển. Phần chung, có nguồn gốc từ luật La Mã và được nhiều hệ thống pháp luật hiện nay lấy lại, được tổ chức quanh khái niệm hợp đồng, tự nguyện cam kết như hợp đồng, nghĩa vụ ngoài hợp đồng phát sinh do cố ý và nghĩa vụ ngoài hợp đồng theo quy định của pháp luật. Cách phân biệt này thường bị phản đối, thậm chí đôi khi rất quyết liệt. Ngày nay, nó là chủ đề cho rất nhiều vấn đề liên quan đến việc hệ thống hóa pháp luật về nghĩa vụ. Ở Pháp, nó đã nhường chỗ cho cách phân loại cơ bản giữa khái niệm hành vi pháp lý và sự kiện pháp lý. Theo quan điểm này, hành vi pháp lý được định nghĩa như là “hành vi biểu hiện ý chí, đặc biệt được hoàn thành, trong những điều kiện khách quan, nhằm làm phát sinh các hệ quả pháp lý có bản chất và mức độ mong muốn“; Ngược lại, “sự kiện pháp lý là một sự kiện, xuất phát từ ý chí của chủ thể hoặc không, làm phát sinh các hệ quả pháp lý không phụ thuộc vào mong muốn của các bên liên quan“. Các bộ luật ở châu Âu ra đời sau Bộ luật dân sự Pháp, đặc biệt là ở Đức, Ý, Thụy Sỹ, Hà Lan, hoặc là có một cách phân loại kiểu khác, hoặc là từ chối mọi ý định phân loại đã được luật hóa. Tuy nhiên, vấn đề phân loại không phải chỉ có ở nước Pháp, cũng không chỉ của riêng các nước có truyền thống sử dụng luật thành văn civil law. Quả vậy, cho dù pháp luật Anh, cho đến thế kỷ XIX, đã biết đến một cách tiếp cận chủ yếu mang tính học thuật, phương pháp hiện thời cho phép tổ chức một cách hệ thống pháp luật nghĩa vụ.
Việc phân biệt hành vi pháp lý và sự kiện pháp lý trong luật so sánh cũng như dưới cái nhìn của pháp luật Cộng đồgn châu Âu và quốc tế đặt ra vấn đề về phân loại các căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ. Nếu như ở một vài nước có truyền thống luật thành văn, nguyên tắc của một sự hệ thống hóa chặt chẽ các căn cứ dường như thịnh hành (I), đến mức mà người ta có thể nói về một cách tiếp cận có tính lan truyền về các căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ, điều này khác với các nước theo hệ thống common law và đặc biệt là pháp luật Anh, nơi mà chủ yếu sử dụng cách tiếp cận pháp luật nghĩa vụ mà người ta có thể coi là “mang tính tổ chức” (II).

I. HỆ THỐNG HÓA CÁC CĂN CỨ LÀM PHÁT SINH NGHĨA VỤ DỰA TRÊN VIỆC PHÂN BIỆT GIỮA HÀNH VI PHÁP LÝ VÀ SỰ KIỆN PHÁP LÝ: MỘT HIỆN TƯỢNG ĂN SÂU VÀO PHÁP LUẬT CỦA CÁC NƯỚC THEO TRUYỀN THỐNG CIVIL LAW

Việc phân loại các căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ đã tồn tại trong pháp luật La Mã (A). Trong pháp luật Pháp, sự phân loại này chủ yếu dựa vào sự phân biệt giữa hành vi pháp lý và sự kiện pháp lý (B). Nó bám rễ sâu vào hệ thống pháp luật Pháp, và làm cho pháp luật Pháp trở nên khác biệt: quả thật, nếu như cách phân loại này xuất hiện trong một vài hệ thống luật thành văn, chủ yếu lấy cảm hứng từ pháp luật của Pháp (C), nó đã trở nên lỗi thời từ thế  kỷ XIX. Trước hết luật Áo đã loại bỏ một cách rõ ràng các quan niệm tự nguyện cam kết như hợp đồng, trách nhiệm ngoài hợp đồng (vô ý) và sự kiện pháp lý. Sau nữa, đặc biệt là hệ thống pháp luật của Đức và Ý đã tách rời lý thuyết hành vi pháp lý ra khỏi vấn đề các căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ bằng cách làm hành vi pháp lý trở thành một công cụ khái quát để thực hiện ý chí của chủ thể, hợp đồng, căn cứ của nghĩa vụ, chỉ là một biến thể trong số nhiều loại khác (D). Sau cùng, không cần viện đến sự hệ thống hóa qua trung gian là sự pháp điển hóa, một vài hệ thống luật như pháp luật Xcotlen thể hiện một lợi ích đặc biệt bởi vì các hệ thống luật này chịu ảnh hường của cả hệ thống luật La Mã và hệ thống luât common law (E).

A. Nguồn gốc La Mã của sự phân loại các căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ

Trong hệ thống luật La Mã, việc phân biệt hai loại hành vi pháp lý và sự kiện pháp lý không có giá trị. Người ta đề xuất cách tam phân (1) hoặc tứ phân (2).

1. Cách tam phân do GAIUS đề xuất
Từ thế kỷ II trước Công nguyên, người ta đã nhận thấy một trong những cách đầu tiên phân loại các nghĩa vụ dựa vào căn cứ làm phát sinh. Trong cuốn Les Institutes, GAIUS đã phân biệt giữa nghĩa vụ hình thành từ hợp đồng (ex contractu) và nghĩa vụ ngoài hợp đồng (ex delicto). Cách phân loại này được coi như là sự phân loại nghĩa vụ theo căn cứ phát sinh đầu tiên trong lịch sử (summa division obligationum: tổng số phân chia nghĩa vụ). Tuy nhiên, một sự hồ nghi bao quanh bản chất thực sự của thuyết sắp xếp các căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ theo GAIUS, đặc biệt là từ khi người ta phát hiện ra một tác phẩm khác, có tên là Res Cottidianae – sau đó được đánh giá là Aurei, Livre d’or (cuốn sách vàng). Trong tác phẩm này, GAIUS đã tiến hành một sự tam phân: theo ông, nghĩa vụ có thể phát sinh hoặc từ hợp đồng (ex contractu) hoặc từ một yếu tố ngoài hợp đồng (ex maleficio), hoặc từ một loại thứ ba được gọi là variae causarum figurae (“các loại nguyên nhân khác”). Dường như, cho dù không gọi thành tên nhưng trong loại thứ ba này, GAIUS muốn ám chỉ loại tự nguyện cam kết như hợp đồng (quasi ex contractu teneri vi dentur) và loại nghãi vụ phát sinh ngoài hợp đồng không do cố ý (quasi malefifio).
Một giả thiết như vậy dường như được xác minh qua việc nêu trách nhiệm hoàn trả tài sản được hưởng lợi không có căn cứ pháp luật, trong tác phẩm Les Institutes (3,91): “số tiền đã trả cho một khoản nợ không có căn cứ có thể được đòi lại từ người đã nhận nó, theo cùng một cách như trường hợp người đó cho vay”. Vấn đề được đặt ra với các nhà sử học cũng như với các nhà làm luật: GAIUS đang muốn nhằm vào thuyết lưỡng phân hay thuyết tam phân? Theo đa số các học giả, ngay khi văn bản Aurei được tu chỉnh lại một cách căn bản bởi các tác giả thời hậu cổ điển thì thật khó mà nói GAIUS là cha đẻ của học thuyết tam phân

2. Phương pháp tứ phân do JUSTINIEN đề xuất
JUSTINIEN đề xuất một cách phân nghĩa vụ làm 4 loại, bao gồm nghĩa vụ hợp đồng, tự nguyện cam kết như hợp đồng, nghĩa vụ ngoài hợp đồng do cố ý, và nghĩa vụ ngoài hợp đồng do vô ý. Trong các loại tự nguyên cam kết như hợp đồng bao gồm l’indebitum solutum, le negotium gestum, la tutela, lacommunio và le legatum per damnationem. Nói về nghĩa vụ ngoài hợp đồng do vô ý của chủ thể có các loại le iudex qui litem suam fecit (thiệt hại gây ra cho người khác bởi quyết định của tòa án), le deictum vel effusum, le positum vel suspensum (khi đồ vật để trên lan can hoặc mái nhà bị rơi và gây nguy hiểm cho giao thông) và cuối cùng là lefurrtum vel damnum in navi aut caupone aut stabulo.
Về phần nội dung của các thuật ngữ “hợp đồng” và “ngoài hợp đồng”, M. ZIMMERMAN tóm tắt như sau: “Một điều cơ bản và là sự phản ánh của hiện thực là cần có các nguyên tắc khác nhau để một mặt điều chỉnh ý chí chuyển giao của cải giữa các thành viên trong một cộng đồng, mặt khác điều chỉnh các xung đột có thể giữa các phạm vi riêng tư: một phần tổng thể các nguyên tắc gắn với việc thực hiện các kết quả mong đợi được điều chỉnh bằng hợp đồng, phần kia bằng các quy định của pháp luật chống lại những hành vi gây tổn hại cho người khác“. Theo cùng hướng đó, M. FRIED viết: “Pháp luật về sở hữu xác định ranh giới quyền sở hữu của mỗi chúng ta, trong khi pháp luật về nghĩa vụ ngoài hợp đồng tìm cách làm chúng ta không vi phạm những ranh giới đó, cũng như không vi phạm ranh giới tự nhiên của mỗi cá nhân. Luật hợp đồng phê chuẩn và bắt buộc mọi hoạt động liên doanh thương mại dựa trên những ranh giới này“. Cách phân loại kiểu này đã được lặp lại nhưng đồng thời cũng bị giới học giả chỉ trích mạnh mẽ, nhất là vào thế  kỷ XIX, khi nó được dùng làm cơ sở cho việc pháp điển hóa ở Pháp.

B. Sự công nhận dần dần cách phân biệt giữa hành vi pháp lý và sự kiện pháp lý trong nguyên tắc phân loại các nghĩa vụ dựa theo căn cứ pháp lý của Pháp

Nếu như ngày nay, việc sắp xếp các nghĩa vụ theo căn cứ phát sinh xoay quan việc phân biệt hành vi pháp lý và sự kiện pháp lý đã được giới nghiên cứu công nhận (2), thì khi lần đầu tiên người ta đưa ra cách phân loại này như được thể hiện trong Bộ luật Sân sự của Pháp, nó đã không được đón nhận, thậm chí còn bị chỉ trích mạnh mẽ bởi các học giả (1).

1. Cách tổ chức của bộ luật Dân sự Pháp: một sự lựa chọn bị chỉ trích mạnh mẽ

POTHIER, vào thế  kỷ XVIII, đã lấy lại phương pháp tứ phân các loại nghĩa vụ như JUSTINIEN đề xuất. Nhưng ngoài nghĩa vụ từ hợp đồng, tự nguyện cam kết như hợp đồng, từ hành vi gây thiệt hại ngoài hợp đồng, từ hành vi ngoài hợp đồng không mong muốn, ông còn thêm một loại căn cứ thứ năm, đó là các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Nói một cách khái quát thì loại thứ năm này được dùng như một loại dư bao gồm tât cả những gì mà bốn loại kia chưa bao trùm hết được. POTHIER có ảnh hưởng mấu chốt vì chính ông đã định hướng các sắp xếp được thể hiện trong bộ luật Dân sự Pháp. Học giả CARBONNIER nhấn mạnh sự đối xứng giữa một bên là hợp đồng và tự nguyện cam kết như hợp đồng, đều có một điểm chung là hợp pháp, và một bên là vi phạm ngoài hợp đồng hoặc vi phạm do vô ý, đều là những sự kiện không hợp pháp. Đồng thời, “hợp đồng và nghĩa vụ ngoài hợp đồng đều cùng có đặc tính là thể hiện chủ ý của chủ thể: hoặc là chủ ý gây thiệt hại, hoặc là chủ ý tạo nghĩa vụ; trong khi tự nguyện cam kết như hợp đồng và nghãi vụ ngoài hợp đồng do vô ý lại đều mang tính không chủ tâm. Đứng xen giữa các loại này, luật pháp xuất hiện như một bể chứa tất cả những nghĩa vụ không thể tìm thấy ở loại nào. […] Pháp luật kết nối ba loại căn cứ trong bộ luật dân sự, điều 1370, khoản 1, nhằm tạo ra một loại rộng hơn các nghĩa vụ được hình thành không có thỏa thuận trước, đối lập với các nghĩa vụ theo thỏa thuận“. Ấy thế, nhưng một cách tổ chức như vậy, bắt nguồn từ sự kế thừa pháp luật La Mã, lại bị chỉ trích rất nhiều. Vì thế, có nhiều đề xuất bổ sung đã được đưa ra xem xét. Áp lực của những lời chỉ trích này không nhằm vào cách tổ chức theo kiểu của JUSTINIEN, mà là vào cách tổ chức của bộ luật Dân sự, ngay từ bản thảo đầu tiên ra đời năm 1804, đã phân biệt rõ trong quyền III, có nhan đề là “Cac  phương thức xác lập quyền sở hữu”, nhiều tiêu đề khác nhau, trong số đó, Thiên III với tiêu đề “Hợp đồng và các nghĩa vụ theo hợp đồng, những quy định chung” và Thiên IV “Những nghĩa vụ hình thành không có thỏa thuận”. Học giả CARBONNIER viết: “Về bản chất, sự phân loại trong bộ luật dân sự (đó là các mục với hai tiêu đề phân chia các loại nghĩa vụ), và cho dù nhan đề thứ hai có thể đơn thuần mang tính phủ định, không còn xa với sự phân biệt giữa hành vi pháp lý và sự kiện pháp lý thời nay“.
Sự chỉ trích cách phân biệt do JUSTINIEN đề xuất và được các nhà soạn thảo bộ luật năm 1840 lấy lại một phần trùng hợp với giai đoạn mà ảnh hưởng của luật La Mã sa sút. Sự chỉ trích mạnh mẽ nhất là do những người theo chủ nghĩa JUSTINIEN như là PUDENDORF và GROTIUS đưa ra. Phương pháp của họ được hình thành dựa trên thuyết chức năng, nhắm sắp xếp nghĩa vụ tùy theo nội dung và hệ quả hơn là theo căn cứ phát sinh. Các tác giả khác đã quay lại cách phân chia có nguồn gốc từ tác phẩm Institutes của GAIUS, đối lập nghĩa vụ theo quy định của hợp đồng với nghĩa vụ ngoài hợp đồng. Một số người khác như là PLANIOL lại coi tự nguyện cam kết như hợp đồng như một khái niệm trống rỗng và chỉ tồn tại hai loại căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ thật sự, hợp đồng và quy định của pháp luật: “Trên thực tế, chỉ có hai nguồn làm phát sinh nghĩa vụ: đó là thỏa thuận giữa người có quyền và người có nghĩa vụ, ý chí đó càng mạnh hơn khi luật pháp áp đặt nghĩa vụ cho một người vì lợi ích của một người khác. Sự phân loại này được tối giản chỉ còn là sự phân biệt giữa nghĩa vụ hợp đồng và nghĩa vụ không có trong hợpđồng, nhưng thay vì gắn gắn loại thứ hai này một cái tên phủ định thuần túy, bằng cách gọi nó là “nghĩa vụ hình thành mà không có thỏa thuận trước”, như cách gọi trong Bộ luật Dân sự, thì cần gắn cho loại này một căn cứ đặc biệt duy nhất, mang tính khẳng định: Pháp luật“. Tuy nhiên, trên các ý kiến khác nhau này, chúng ta có thể nhận thấy một sự thống nhất về sự cần thiết phải tìm ra một loại rộng hơn bao trùm những hành động thể hiện ý chí của con người, có thể hoặc không làm phát sinh ra nghĩa vụ. Từ nỗ lực khái quát hóa này, đã sản sinh ra loại hành vi pháp lý. Đối lập với loại này là loại sự kiện pháp lý, mà việc chia loại này ra thành nhiều loại nhỏ đã là chủ đề của nhiều cuộc tranh cãi tương tự như các cuộc tranh cãi về tiêu đề của thiên IV quyển III Bộ dân luật Pháp.

2. Hiệu lực của cách tổ chức nghĩa vụ dựa trên sự phân biệt hành vi pháp lý và sự kiện pháp lý
Mặc dù có nhiều lời chỉ trích nhưng việc phân loại căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ vẫn được tổ chức xoay quanh cặp đối xứng hành vi pháp lý. Sự phân biệt này về sau đã được DEMOGUE chấp nhận, sau đó được cụ thể hóa bởi BONNECASSE, trong tập 2 phần bổ sung tác phẩm của BAUDRY LACANTINENRIE, trong tác phẩm đó ông đã phát triển hai phương pháp đối lập nhau để định nghĩa hành vi pháp lý vì sự kiện pháp lý: “Thật khó để sắp xếp một cách rõ nét các tác phẩm được đại dưới mối quan hệ lý thuyết của hành vi pháp lý và sự kiện pháp lý, càng khó hơn vì đa phần các tác phẩm này đều rất chung chung. Tuy vậy, chúng tôi cũng nhận thấy rằng trong khi một số người như CAPITANT, COLIN, PLANIOL, sử dụng phương pháp trừu tượng hóa và khái quát hóa, đã đạt đến những định nghĩa rất đơn giản, hoàn toàn thuộc về kỹ thuật pháp lý thuần chất, những người khác như DEMOGUE lại pha trộn khoa học và kỹ thuật, từ chối không biết đến sự phức tạp của đời sống xã hội dưới cái nắp đậy của sự trừu tượng hóa và sự  khái quát hóa, và vì thế đã đưa ra những định nghĩa rắc rối hơn nhóm thứ nhất. Tuy nhiên, như ông HAUSSER ghi nhận, “cho dù học thuyết được đặt trên phương diện nào thì một điều chắn chắn là la summa divisio hành vi pháp lý – sự  kiện pháp lý vẫn dần dần được thừa nhận trong các tác phẩm kinh điển nói về hệ thống luật thành văn“.
Về phía loại tự nguyện cam kết như hợp đồng, vị trí của nó trong cách phân loại truyền thống, đó là một thể loại đặc biệt được đặt trong nhóm “sự kiện pháp lý”, vì thế nó được phân biệt rõ ràng với “hành vi pháp lý”. Như MAZEAUD đã nhắc lại, một cách truyền thống, “cái phân biệt tự nguyện cam kết như hợp đồng với hành vi pháp lý nói chung và với hợp đồng nói riêng nằm ở vai trò của ý chí trong trong căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ. Nếu như trong hành vi pháp lý, ý chí là nhằm gây hệ quả pháp lý, thì trong tự nguyện cam kết như hợp đồng, ý chí hạn chế ở sự hoàn thành một việc mang lại lợi ích cho người khác, chứ không hề nhận thấy sự thể hiện ý chí tự nguyện cam kết thực hiện nghĩa vụ“. Vì thế, tiêu chí để phân loại tự nguyện cam kết như hợp đồng là một sự kiện pháp lý tự phát chủ yếu có lợi cho người khác.
Cách sắp xếp các căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ như vậy đã lại được có hiệu lực nhờ Sơ thảo dự án luật cảu Pháp. Trong thiên III mới với tiêu đề là ‘Nghĩa vụ“, chương mở đầu được dành cho “căn cứ phát sinh nghĩa vụ“. Ấy vậy mà chương này có điều từ 1101 đến 1102-2 chỉ rõ sự phân biệt hành vi pháp lý và sự kiện pháp lý, và để lại một chỗ dư cho luật pháp, nhất là phần liên quan đến “nghĩa vụ với những người bên cạnh và nghĩa vụ công cộng [giám hộ]”.
“Hành vi pháp lý” được định nghĩa ở điều 1101-1: “hành vi pháp lý là những hành vi biểu hiện ý chí của chủ thể quan hệ pháp luật nhằm làm phát sinh hệ quả pháp lý”. Như vậy, rõ ràng là trong hành vi pháp lý có bao hàm cả hợp đồng, hành vi pháp lý đơn phương và tập thể, mà chế định của nó, “với tư cách là căn cứ pháp lý”, giống với chế định hợp đồng.
“Sự kiện pháp lý” được định nghĩa ở điều 1101-2 như sau: “Sự  kiện pháp lý là những sự kiện hoặc hiện tượng làm phát sinh hệ quả pháp lý theo quy định của pháp luật”. Trong loại này, lại chia làm hai loại nhỏ: một là tự nguyện cam kết như hợp đồng, được định nghĩa một cách ngắn gọn ở khoản 2 như là “sự việc đem lại cho người khác một lợi ích mà người này không có quyền đối với lợi ích đó” và hai là “sự việc gây thiệt hại cho người khác mà không có cơ sở pháp lý“, loại thứ hai được đặt trong một mục riêng biệt độc lập có nhan đề là “trách nhiệm dân sự”. Sự phân biệt theo kiểu La Mã giữa trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng do lỗi cố ý và trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng do lỗi vô ý được bảo lưu nhưng một cách rất kín đáo: nó chỉ được nói đến ở điều 1117-3 của Sơ thảo dự luật Pháp.

Ngoài ra, bên cạnh sự phân biệt thành hai loại hành vi pháp lý và sự kiện pháp lý này, một sự tam phân thật sự đã được thể hiện trong phần nói về các căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ – đó là hành vi pháp lý, tự nguyện cam kết như hợp đồng, và “sự việc làm tổn hại đến người khác mà không có căn căn cứ pháp lý“. “Ba loại căn cứ chính làm phát sinh nghĩa vụ này” là đối tượng của chương mở đầu. Hơn nữa, nó yêu cầu một cách sắp xếp tam phân các tiêu đề mục có trong quyền III mới, mỗi tiêu đề mục sẽ giải quyết trên cùng mọt phương diện, trong ba tiêu đề mục khác nhau, các khái niệm hợp đồng, tự nguyên cam kết như hợp đồng và trách nhiệm dân sự. Một cách khái quát hơn nữa, từ bây giờ, cuộc cạnh tranh giữa việc xác định hành vi và sự kiện pháp lý là rất mãnh liệt, vì thế đã đến lúc, như bà CAILIE gợi ý, không được bỏ ra ngoài lề loại tự nguyện cam kết như hợp đồng với tư cách là một căn cứ pháp lý làm phát sinh nghĩa vụ và cần phải cho “con quỷ huyền thoại này” một vị trí độc lập bên cạnh hành vi pháp lý và trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng. Quả thật, nếu nó thuộc loại sự kiện pháp lý, nó làm phát sinh các nghĩa vụ theo dạng hợp đồng: “Sự thường xuyên xuất hiện các trường hợp cạnh tranh dẫn đến việc chúng ta nhận thấy cách phân loại căn cứ pháp lý theo kiểu truyền thống không đủ để điều chỉnh một cách thỏa đáng tất cả các tình huống. Đối với một vài tình huống, cách phân loại  lưỡng phân hoặc là sẽ dẫn đến ngõ cụt, hoặc là bắt buộc phải biến đổi các khái niệm. Chỉ có phương pháp đổimới các căn cứ pháp lý này là việc chấp nhận rằng nghĩa vụ hợp đồng cũng có thể phát sinh từ những căn cứ trong những hoàn cảnh vốn không được dự đoán trước trong hợp đồng. Ngày nay, sự phát triển của một loại như thế, một loại hỗn hợp không phải là không chấp nhận được. Nó thâm nhập vào quá trình làm suy yếu vai trò của ý chí trong việc hình thành nghĩa vụ có bản chất hợp đồng”.
Càng tốt hơn vì biên giới giữa hai loại căn cứ pháp lý này mờ nhạt hơn người ta vẫn tưởng, và rằng thực tế thì việc di chuyển từ loại này sang loại khác là kết quả của cả một quá trình phát triển, một “lộ trình”: “Giữa hành vi pháp lý lý tưởng, thuần chất, phát sinh từ ý chí của chủ thể và sự kiện pháp lý lý tưởng, còn tồn tại rất nhiều trường hợp phức tạp hơn, ít “thuần chất” hơn, và hai loại chính kia cứ trượt qua lại trên các tình huống này”. Không được rơi vào mối trở ngại là con người tự tao ra một loại căn cứ hợp đồng mới để chứng minh việc hình thành cơ sở pháp lý cho một nghĩa vụ hợp đồng, điều đó có thể làm mất hết lợi ích của việc phân loại các hành vi pháp lý. Chỉ cần đơn giản “chấp nhận tách các hệ quả pháp lý co căn cứ bằng cách thừa nhận là nghĩa vụ hợp đồng đôi khi có thể xuất phát từ những tình huống ngoài hợp đồng“. Đó chính là điều mà loại tự nguyện cam kết như hợp đồng cho phép chúng ta đạt được, như đã được dự báo trước tại điều 1371 Bộ luật Dân sự.
Mặc dù các định nghĩa, trong bộ luật dân sự cũng như trong Sơ thảo dự án luật Pháp còn chung chung, xuất phát từ ý tưởng thiết lập sự cân bằng giữa hai loại chính, các trường hợp tự nguyên cam kết như hợp đồng đã được dự kiến một cách hạn chế. Vì vậy, không có mối liên hệ đặc biệt nào giữa tự nguyện cam kết như hợp đồng đã tồn tại và phương pháp xác định tự nguyện cam và phương pháp xác định tự nguyện cam kết như hợp đồng mới đang được khuyên dùng bởi một số học giả, bởi Tòa Tối cao, thậm chí cả Tòa Công lý Cộng đồng châu Âu (C.J.C.E). Vấn đề là mở ra loại tự nguyện cam kết như hợp đồng bằng cách coi nó như một “kỹ thuật phục vụ cho quan tòa, cho phép tòa án gắn nghĩa vụ có bản chất hợp đồng với những tình huống ngoài hợp đồng, mà không phải định dạng một cách chủ quan những tình huống có hành vi pháp lý này. Thế nhưng, giả thiết là chúng ta có thể đạt đến một lý thuyết như vậy, thì vấn đề phải giải quyết là cần có các phương tiện để chấp nhận khái niệm “tự nguyện cam kết như hợp đồng” còn mởi mẻ này”. Vấn đề này càng trở nên cấp bách ở Pháp, đối với những tranh chấp liên quan đến bốc thăm trúng thưởng trong các hoạt động quảng cáo. Trò chơi này đã minh chứng ranh giới rất mong manh giữa hành vi và sự  kiện pháp lý. Như M. MAZEAUD đã nhấn mạnh “việc xác định căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ đôi khi chỉ dựa trên những sự xem xét chủ quan, và thậm chí có thể làm thay đổi hẳn bản chất vụ việc, biết rằng từ hành vi đến sự việc, căn cứ vào những xem xét hình thức thuần túy, xua61tpha1t từ cách đặt tiêu đề cho văn bản trong đó ý chí của người có nghĩa vụ được thể hiện”.
Thực ra khi xem lại thực tiễn xét xử từ năm 2002, người ta nhận thấy hai xu hướng: Hoặc là việc xác định sự kiện pháp lý được bảo lưu. Nếu xét trên quan điểm áp dụng, giải pháp này có một nhược điểm lớn: “Tôn trọng các quy định của pháp luật về việc khắc phục toàn bộ thiệt hại, tòa án, quả thật, thường xuyên và không tránh được phải đưa ra mức bồi thường thấp hơn giá trị thiệt hại ảo, với lý do căn cứ xác định thiệt hại yếu“. Hoặc ngược lại, Tòa Tối cao lại sử dụng phương pháp xác định hành vi pháp lý. Tòa án coi một hợp đồng đã được hình thành vì nó thể hiện sự cùng chung ý chí của doanh nghiệp và người tiêu dùng, coi như tồn tại một cam kết đơn phương vì có biểu hiện ý chí của người thông báo không thận trọng. Xét về mặt khắc phục thiệt hại, giải pháp này có vẻ tốt hơn nhưng nó lại gặp phải khó khăn lớn liên quan đến tính vững bền của cam cam kết của người thông báo, mà điều này lại rất khó chứng minh.
Tòa hỗn hợp của Tòa án tối cao, trong một bản án ngày 6/9/2002, bằng cách ưu tiên việc xác định “tự nguyên cam kết như hợp đồng”, đã tuyên bố “nhà tổ chức xổ số khi đã thông báo giải thưởng cho một người đích danh mà không chỉ rõ sự tồn tại của một điều bất ngờ thì buộc phải trao giải thưởng đó cho người đó, vì đó là một việc làm xuất phát từ ý chí của nhà tổ chức”. Bằng cách này, Tòa án đã loại bỏ những bất tiện của việc xác định hành vi hay sự kiện pháp lý đã nêu ở trên. Tuy nhiên, chúng ta có thể tự hỏi liệu việc loại bỏ khái niệm tự nguyện cam kết như hợp đồng có phải vì chính khái niệm này hay không: Quả thậ, tòa án “thực hiện một sự thay thế sâu xa trong tiêu chí tự nguyện cam kết như hợp đồng. Tự nguyện cam kết như hợp đồng, nếu như chúng ta hiểu đúng căn cứ của bản án, từ bây giờ được thực hiện qua một sự việc được hoàn thành với ý chí của chủ thể vì lợi ích của chính mình, và nó gây hy vọng có căn cứ pháp lý về việc giành giải thưởng trong suy nghĩ của người khác”. Như vậy, tiêu chí công bằng đã biến mất: một lời hứa hão sẽ bị trừng phạt; và “căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ ngoài hợp đồng không nằm trong sự việc nhất thời của người có quyền, trong vụ việc này là người tiêu dùng. Ở đây, ngược lại căn cứ phát sinh nghĩa vụ lại được tìm kiếm trong việc biểu hiện ý chí của người có nghĩa vụ, một sự việc không có tính vô tư“.

C. Việc thừa nhận cách phân loại căn cứ phát sinh nghĩa vụ của Pháp trong một số hệ thống pháp luật theo trường phái luật thành văn (civil law)

Trong hệ thống pháp luật Kê bếch (1) cũng như trong hệ thống pháp luật Bỉ (2), rõ ràng là các khái niệm theo kiểu La Mã và Pháp về sự hệ thống hóa các căn cứ phát sinh nghĩa vụ có ảnh hưởng không nhỏ.

1. Pháp luật Kê – bếch
Cách phân loại trong pháp luật Kê – bếch rất gần với pháp luật Pháp. Bộ luật dân sự Bas-Canada năm 1866 thậm chí đã lấy lại các đề xuất của POTHIER (a), mà cũng chính những đề xuất này đã được sử dụng làm nền tảng cho Bộ luật Dân sự Pháp. Tuy nhiên, bộ luật năm 1866 có một sự thay đổi làm ảnh hưởng đến cách phân loại các căn cứ phát sinh nghĩa vụ (b).
a) Sự phân loại trong  Bộ luật Dân sự Bas-Canada (1866)
Cách phân loại trong Bộ luật dân sự Bas-Canada phân biệt, một cách kinh điển, giữa nghĩa vụ hợp đồng, nghĩa vụ theo kiểu tự nguyện cam kết như hợp đồng, nghĩa vụ ngoài hợp đồng do cố ý, nghĩa vụ ngoài hợp đồng do vô ý và các nghĩa vụ phát sinh theo quy định của pháp luật. Trong mục tự nguyện cam kêt như hợp đồng, điều 1041, Bộ l uật 1866 đưa vào nghĩa vụ hoàn trả tài sản được hưởng lợi không có căn cứ pháp luật và trách nhiệm hoàn trả cho người thực hiện một công việc không có ủy quyền. Cũng như ở Pháp, trách nhiệm khi được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật là một sáng tạo rút ra từ án lệ. Điều 1053 nói về nghĩa vụ ngoài hợ p đồng do cố ý và nghĩa vụ ngoài hợp đồng do vô ý. Điều 1057 tập hợp một số nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, căn cứ vào những tình huống pháp lý đặc biệt (nghĩa vụ với những người xung quanh, nghĩa vụ của người giám hộ)”.
b) Cách phân loại của Bộ luật dân sự Kê bếch
Trong Bộ luật Dân sụ Kê bếch có quyển V, lấy nhan đề “Các nghĩa vụ”, bao gồm hai Thiên: Thiên I “Các nghĩa vụ” và Thiên II “Các loại hợp đồng có tên”. Nội dung thiên I được sắp xếp thành các chương, đặc biệt là chương mở đầu, với nhan đề “Những quy định chung“, kế tiếp là chương thứ hai “Hợp đồng”, chương thứ ba “Trách nhiệm dân sự” và chương thứ tư “Những căn cứ phát sinh nghĩa vụ khác”. Điều 1372 Bộ luật dân sự phân biệt hai căn cứ phát sinh nghĩa vụ: Đó là hợp đồng và căn cứ phát sinh “mọi hành vi hoặc sự  kiện làm phát sinh hệ quả pháp lý theo quy định của pháp luật”. Sự phân biệt hai loại, giữa một bên là nghĩa vụ hợp đồng và bên kia là các nghĩa vụ phát sinh từ một hành vi hoặc một sự kiện pháp lý theo quy định của pháp luật. Đồng thờ, Bộ luật cũng phân biệt trong số các nghĩa vụ quy định của pháp luật, có các nghã vụ phát sinh từ trách nhiệm dân sự (điều 1457 Bộ luật dân sự) và trách nhiệm phát sinh từ “các căn cứ pháp lý khác” (Điều 1482 và tiếp theo Bộ luật Dân sự), có thể hiểu là tự nguyện cam kết như hợp đồng. Cách phân loại này quả là rất gần với cách phân loại của PLANIOL, phân biệt giữa thỏa thuận và quy định của pháp luật. Tuy nhiên giới học giả Kê bếch cũng như giới học giả Pháp tự rời bỏ phương pháp mà Bộ luật dân sự sử dụng, và họ đề xuất cách sắp xếp xaoy quanh khái niệm ý chí của chủ thể và việc phân biệt hành vi pháp lý và sự kiện pháp lý.

2. Pháp luật Bỉ
sự tương đồng giữa pháp luật Bỉ với pháp luật Pháp còn rõ nét hơn so với pháp luật Kê – bếch: Những tài liệu tham khảo thuyết phục nhất trong nghiên cứu này được lấy từ Quyển III với nhan đề “Các phương thức xác lập quyền sở hữu”, Thiên III và Thiên IV của Quyển III lần lượt phân biệt “Hợp đồng và nghĩa vụ hợp đồng nói chung” và “Những cam kết hình thành không có thỏa thuận“. Ở loại thứ hai, điều 1370 Bộ luật dân sự Bỉ phân biệt những cam kết phát sinh từ các quy định của pháp luật và những cam kết phát sinh từ sự việc của cá nhân. Trong trường hợp sau này, điều 1370, khoản 4 lại tiếp tục phân loại thành tự nguyện cam kết như hợp đồng, nghĩa vụ ngoài hợp đồng do cố ý và nghĩa vụ ngoài hợp đồng do vô ý. Cách phân biêt theo kiểu JUSTINIEN, được cụ thể hóa bởi POTHIER này đã được tái sử dụng vì căn cứ phát sinh nghĩa vụ được sắp xếp xoay quanh hợp đồng, tự nguyện cam kết như hợp đồng, nghĩa vụ ngoài hợp đồng do cố ý, nghĩa vụ ngoài hợp đồng do vô ý (cho dù sự phân biệt này có phần chủ quan) và các quy định của pháp luật. Sự phân loại kiểu này đã gây ra nhiều lời chỉ trích giống nhau.

D. Sự phát triển của hành vi pháp lý từ thế kỷ XIX

Từ thế kỷ XIX, cách phân loại của Pháp ngày càng bị cô lập. Để phân loại các căn cứ phát sinh nghĩa vụ, phương pháp tứ phân đầu tiên bị loại bỏ trong pháp luật Áo, nhường chỗ cho một phương pháp phân loại phức tạp hơn như trong hệ thống pháp luật Đức, Ý, Thụy Sỹ (1). Hành vi pháp lý bị loại bỏ và tách ra khỏi vấn đề xác định căn cứ phát sinh nghĩa vụ, để trở thành một loại chính trong cấu trúc pháp lý điều chỉnh các hành vi cá nhân (2).

1. Sự loại bỏ khái niệm sự kiện pháp lý
Ngay từ năm 1811, Bộ luật Dân sự Áo, nói chung chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi Bộ luật dân sự Pháp, đã thiết lập, trong điều 859, một sự phân loại tam phân các căn cứ phát sinh nghĩa vụ như sau: quy định của pháp luật, hành vi pháp lý (“Rechtsgeschaft”) và tổn thất phải gánh chịu (tương ứng với nghĩa vụ ngoài hợp đồng). Việc lặp lại cách phân loại này của GAIUS như đã được đề cập đến torng phần trên là một sự từ chối rõ ràng các khái niệm hành vi pháp lý cũng như khái niệm tự nguyện cam kết như hợpđồng và nghĩa vụ ngoài hợp đồgn do vô ý. Le Codice civile (Bộ luật dân sự) Ý, cũng có cùng tư tưởng đó, trong điều 1173 đã đưa ra một sự phân loại căn cứ phát sinh nghĩa vụ tương tự bằng cách liệt kê hợp đồng, nghĩa vụ ngoài hợp đồng (fatto illecito) và “mọi hành vi, sự kiện làm phát sinh nghĩa vụ theo quy định của pháp luật”. Loại dư ra này, bằng một sự liệt kê rõ ràng, dẫn chiếu chế định trợ cấp nuôi dưỡng (Điều 433 và tiếp theo Bộ luật Dân sự), di tặng (điều 651), thực hiện công việc không có ủy quyền (điều 2028 và tiếp theo Bộ luật dân sự), hoàn trả tài sản được hưởng lợi không có căn cứ pháp luật (điều 2033 và tiếp theo Bộ luật Dân sự) và được hưởng lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật (điều 2041 và tiếp theo Bộ luật dân sự). Tuy nhiên, ở loại thứ ba được quy định theo kiểu mở này, danh sách rất mềm dẻo để có thể đưa vào đó bất kỳ hành vi hoặc sự kiện nào có thể làm phát sinh nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Nó tập hợp tất cả những gì giống như “sự kiện pháp lý”, căn cứ phát sinh nghãi vụ rất đa dạng, nhưng không hình thành một loại căn cứ pháp lý riêng vì thiếu chế định và chức năng chung.
Bộ luật về nghĩa vụ của Thụy Sỹ năm 1911 về cơ bản được thiết kế cũng xoay quanh phương pháp tam phân nhưng ở kiểu khác. Thiên thứ nhất của phần thứ nhất có tiêu đề “Sự hình thành nghĩa vụ” được chia thành ba chương: hợp đồng, các hành vi không có căn cứ pháp lý (nghĩa vụ ngoài hợp đồng do cố ý) và sự hưởng lợi không có căn cứ pháp luật. Thực hiện công việc không có ủy quyền nằm trong phần các hợp đồng (điều 419 và tiếp theo).
Vì lý do sau cùng này mà các tác giả của bộ luật dân sự Đức, vào năm 1900, đã tiến xa hơn bằng cách không dự kiện bất cứ một quy định chung nào nhằm phân loại các căn cứ phát sinh nghĩa vụ, và bằng cách kết nối, trong phần 8 quyền 2 (Quy định về nghĩa vụ), có nhan đề “einzelne Schuldverhaltnisse” (Các nghĩa vụ khác nhau), tất cả các căn cứ phát sinh nghĩa vụ đều xếp cùng một cấp: Trước tiên là các loại hợp đồng (tiêu đề 1 đến 25, từ điều 433 đến 811), sau đó là tài sản được hưởng lợi không có căn cứ pháp luật (bao gồm cả hoàn trả tài sản được hưởng lợi không có căn cứ pháp luật, tiêu đề 26, từ điều 812 đến điều 822) và các “unerlaubte Handlungen” (hành vi thiếu căn cứ pháp lý, bao gồm trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, tiêu đề 27, các điều từ 823 đến 853). Thực hiện công việc không có ủy quyền, vì những lý do khách quan mang tính kỹ thuật, được điều chỉnh sau phần ủy quyền (tiêu đề 13, các điều từ 677 đến 687), vì đối với một vài vấn đề, chế định dẫn chiếu đến quy định của pháp luật về ủy quyền. Bộ luật dân sự Hà Lan (Burgerlijk Wetboek, BW) đã sử dụng, một cách tương tự, phương pháp căn bản: Bộ luật từ chối mọi sự phân loại các căn cứ phát sinh nghĩa vụ bằng cách quy định đơn giản rằng “mọi nghĩa vụ chỉ có thể phát sinh trong những trường hợp do luật pháp quy định”.
Sự e dè của các nhà lập pháp thời nay trong các nước này cho phép giới nghiên cứu của các nước đó thiết kế ra những hình thức phân loại phức tạp hơn, hướng về chức năng và chế định chung của các căn cứ phát sinh nghĩa vụ nhiều hơn. Phương pháp này đã khiến các tác gỉ từ bỏ khái niệm sự kiện pháp lý vì nó không bao trùm quan niệm đồng nhất với một chế định duy nhất. vì vậy, học thuyết của Đức (a) cũng như học thuyết của Ý (b) là những nước trong số nhiều hệ thống pháp luật khác đã phát triển các cách phân loại độc đáo.
a) Sự đa dạng các cách phân loại của Đức 
Sự phân loại các căn cứ phát sinh nghĩa vụ không làm nhà lập pháp của Đức bận tâm và cũng không gợi được sự quan tâm của giới nghiên cứu. Học thuyết đương đại của Đức, trong phần lớn sách giáo khoa nói về pháp luật nghĩa vụ, chỉ phân biệt giữa “vertragliche Schuldverhältnisse” (nghĩa vụ hợp đồng) và “gesetzliche Schuldverhältnisse” (nghĩa vụ theo quy định của pháp luật). Các phân loại kiểu này kéo theo nhiều hệ quả pháp lý, vì một vài quy định trong phần quy định chung về nghĩa vụ chỉ áp dụng với nghĩa vụ hợp đồng (xem thiên 3 quyền 2 Bộ luật Dân sự Đức, có nhan đề “Nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng”). Đương nhiên, trong nội nhóm các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật có thể nhận thấy có nghĩa vụ ngoài hợp đồng do cố ý, được hưởng lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật (bao gồm cả hoàn trả tài sản được hưởng lợi không có căn cứ pháp luật), thực hiện công việc không có ủy quyền, cũng như các căn cứ khác như là niềm tin có cơ sở pháp lý/thuyết hành vi (“Rechtsscheins – ou Vertrauenshaftung“), trách nhiệm khách quan vì việc gây nguy hiểm có cơ sở pháp lý (“Gefahrdungshaftung“, ví dụ, trách nhiệm đối với sản phẩm sai hỏng hoặc trường hợp có tai nạn giao thông) hoặc sự hy sinh vì lợi ích của người thứ ba (“Aufopferungshaftung – trách nhiệm hy sinh”). Nhưng những căn cứ này không được xếp theo nhóm vì chúng có chức năng và chế định khác nhau. Loại tự nguyện cam kết như hợp đồng vì thế không được biết đến trong pháp luật Đức: Thực hiện công việc không có ủy quyền và được hưởng lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật, không được coi như tự nguyện cam kết như hợp đồng, cũng không được coi như một hành vi pháp lý. Thực hiện công việc không có ủy quyền chỉ có thể áp dụng một số quy định về chế định hợp đồng tùy từng tình huống. Ví dụ như trách nhiệm trong trường hợp quản lý công việc kém, cũng như áp dụng nguyên tắc của ủy quyền đối với việc hoàn trả các loại phí và chi tiêu của người quản lý. Hưởng lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật có thể dẫn đến những hành động mà chúng ta có thể xếp thành hai loại, “Leistungskondiktionen – điều kiện thực hiện” và “Nichtleistungskondiktionen – điều kiện không thực hiện”. Hai loại này tương ứng với những giả thiết rất khác nhau, điều đó ngăn cản đưa ra một chế định chung phù hợp.
Ngoài ra, trong học thuyết Đức, xác định đặc tính hợp đồng hay ngoài hợp đồng của một nghĩa vụ đặc biệt luôn được thực hiện trong một tình huống đặc biệt. Ví dụ, trong trường hợp để xác định khả năng áp dụng các quy phạm của Cộng đồng châu Âu về tư pháp quốc tế như các quy phạm tại Quy định số 44/2001 ngày 22/12/2000 (“Quy định Bruxelles I”) hay Công ước Rome ngày 11/6/1980 về luật áp dụng đối với nghĩa vụ hợp đồng. Một góc xem xét sự việc khác không chỉ về sự xác định một nghĩa vụ mà là mối quan hệ tổng thể giữa hai bên (“Schuldverhaltnis“, nghĩa vụ theo nghĩa rộng của từ), để có thể áp dụng chế định trách nhiệm bồi thường vi phạm hợp đồng, mà theo quy định của pháp luật Đức rõ ràng có lợi cho người có quyền hơn là khi áp dụng chế độ trách nhiệm ngoài hợp đồng. Trong bối cảnh đó, sự tồn tại của “Sonderverbindung” (quan hệ đặc biệt) giữa hai bên là đủ để áp dụng chế độ bồi thường theo hợp đồng. Khái niệm có nguồn gốc học thuyết thuần túy này được công nhận – không chỉ về mặt thuật ngữ học mà cả về mặt nội dung – bởi cơ quan lập pháp khi cải cách luật về nghĩa vụ của Đức năm 2002: Theo mục 311 mới, khoản 2 Bộ luật Dân sự Đức, “Schuldverhalnis mit Pflichten nach 241 Abs.2” (Quan hệ nghĩa vụ nêu rõ một người có nghĩa vụ tôn trọng tài sản và lợi ích của người kia – và vì thế làm phát sinh trách nhiệm hợp đồng) có thể phát sinh từ việc tham gia vào các cuộc thương lượng hoặc các hợp đồng kinh doanh khác. Ở đây có đề cập đến cơ sở pháp lý của “culpa in contranhendolỗi trong việc giao kết hợp đồng” của pháp luật Đức, thứ được coi như là tự nguyện cam kết như hợp đồng. Ngoài ra, các nghĩa vụ phát sinh theo các quy định của pháp luật theo cách hiểu của pháp luật Đức hình thành một “Sonderverbindung” khiến cho chế định trách nhiệm phát sinh từ hợp đồng có thể áp dụng được. Vì vậy, nếu như nghĩa vụ khắc phục thiệt hại được thực hiện không tốt mà nghĩa vụ ánh thuốc về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, thì đương nhiên chế định trách nhiệm bồi thường hợp đồng được áp dụng, mặc dù nội dung ban đầu của nghĩa vụ này có căn cứ từ các quy định của pháp luật. Như vậy, hiển nhiên là việc phân biệt giữa tính hợp đồng và ngoài hợp đồng được thực hiện một cách khác nhau tùy theo góc độ xem xét.
b) Các loại độc đáo của pháp luật Ý
Trong pháp luật Ý, người ta thấy những cụm từ gần giống với những cụm từ được sử dụng trong pháp luật của Pháp: “fatto giuridico” dường như là dịch lại của cụm từ “sự kiện pháp lý” và “atto giuridico” có lẽ là chỉ cụm từ “hành vi pháp lý”. Tuy nhiên, sự tương đồng về hình thức này (thuật ngữ giống nhau) làm chúng ta bị đánh lừa bởi vì các thuật ngữ của Ý có một ý nghĩa rất đặc biệt, hoàn toàn khác với ý nghĩa trong pháp luật Pháp: ngược lại với hệ thống pháp luật Pháp, hệ thống pháp luật Ý không chấp nhận sự phân loại chung chung dựa trên sự phân biệt hai loại là hành vi pháp lý và sự kiện pháp lý.
Cái gọi là “fatto giuridico” bao hàm mọi sự việc, hiện tượng độc lập với ý chí của con người làm phát sinh hệ hệ quả pháp lý theo quy định của pháp luật. Trong loại này, người ta có thể phân biệt các “sự kiện pháp lý” theo nghĩa hẹp và các “hành vi pháp lý”. Các ‘sự kiện pháp lý” là những sự kiện không phải do con người gây ra trong khi đó “hành vi pháp lý” nhằm để chỉ những sự kiện có sự tham gia của con người. Từ một thế kỷ, loại “fatto giuridico” có một từ tương đương trong pháp luật Pháp là cụm từ “sự kiện pháp lý theo nghĩa rộng của thuật ngữ”. Loại này bao hàm toàn bộ các sự kiện của đời sống xã hội kéo theo các hệ quả pháp lý, và làm phát sinh, dịch chuyển và chấm dứt quyền. Người ta có thể nhận thấy các tác phẩm dẫn nhập về pháp luật Pháp, thay vì định nghĩa sự kiện pháp lý theo nghĩa rộng như trong pháp luật Ý, thì lại đi thẳng đến việc giới thiệu các sự kiện pháp lý theo nghĩa hẹp, như là những căn cứ làm phát sinh biến đổi và chấm dứt các quan hệ pháp lý. “Fattispecie” là tập hợp các tình huống cần và đủ để một hệ quả pháp lý được thực hiện. Chúng ta có thể tìm thấy dầu vết của sự chấp nhận này ở DEMOGUE, khi nói về sự kei65n pháp lý theo nghĩa hẹp, đã dẫn chiếu đến “tổng thể các điều kiện cần thiết để làm phát sinh một hệ quả pháp lý”. Trong pháp luật Ý, người ta thiết lập một sự phân biệt bổ sung giữa “fattispecie astratta”, tổng hợp các điều kiện của vụ việc, được xem xét một cách trừu tượng, cần thiết cho việc làm phát sinh một hệ quả pháp lý theo một chuẩn và “fatispecie concreta”, tổng hợp các sự việc đã thực sự xảy ra và có thể gây nên hậu quả pháp lý.
Atto giuridico” là một loại nhỏ nằm trong sự kiện pháp lý theo nghĩa rộng. Các hành vi pháp lý là những hành vi có ý thức và thể hiện ý chí của con người. So với sự kiện, hành vi có điểm đặc biệt là nó luôn có chủ thể là con người. Người ta coi hành vi tồn tại khi có thể xác định được “khả năng kiểm soát và tự kiểm soát” của chủ thể. Lý thuyết về lỗi và lý thuyết về khả năng quy trách nhiệm dựa trên cơ sở này cũng như tổng hợp các học thuyết về trách nhiệm. Hành vi, vì thế, là một ứng xử của con người mà trong đó ý chí có vai trò quyết định hoặc có thể quyết định. Ở điểm này, chúng ta thấy pháp luật Ý khác với pháp luật Pháp. Ở Pháp, “hành vi pháp lý” được gắn cho một ý nghĩa giới hạn hơn, đó là một biểu hiện của ý chí của chủ thể nhằm làm phát sinh các hậu quả pháp lý. Kết quả là nó tương đương với loại “negozio giuridio” trong pháp luật Ý, dù không hoàn toàn giống nhau. “Hành vi pháp lý” mà không phải là “negozio giuridico” sẽ được xếp vào số các sự kiện pháp lý có ý thức theo pháp luật Pháp. Trong các loại hành vi, chúng ta có thể phân biệt giữa “atti leciti” và ‘atti illeciti”. Loại thứ nhất là các hành vi phù hợp với các quy định của hệ thống pháp luật, như là các giao dịch (hay hành vi thực thế, vật chất, ứng xử) hoặc là các tuyên bố, hành vi nhằm thể hiện cho người  khác biết được suy  nghĩ, ý kiến, mong muốn của mình. Trong số các hành vi pháp lý hợp lệ, có “negozio giuridoco“, “dichiarazioni di scienza” và “atti dovuti o satisfattivi“. Loại thứ nhất là những tuyên bố qua đó các cá nhân thể hiện mong muốn giải quyết theo một cách nào đó các lợi ích của họ trong chừng mực một sự tự do ý chí mà pháp luật công nhận. Loại thứ hai là một tuyên bố thể hiện sự biết đến một hành vi hoặc một tình huống. Các “atti dovuti o satisfattivi” là sự hoàn thành một nghĩa vụ. Ngược lại, các hành vi không phù hợp với quy định của pháp luật là những hành vi vi phạm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật và làm tổn hại đến quyền chủ quan của một người thứ ba.
Như vậy, chúng ta nhận thấy rất nhiều hệ thống pháp luật đương đại trên thế giới khác với cách phân loại trong pháp luật Pháp, vì các hệ thống này đã loại bỏ mọi dẫn chiếu đến sự kiện pháp lý. Ngược lại, hành vi pháp lý được tách khỏi hợp đồng để trở thành một yếu tố bản lề bao hàm mọi hành vi thể hiện ý chi của con người.

2. Sự tách biệt khái niệm hành vi pháp lý

Pháp luật Đức, dưới ảnh hưởng của các bộ pháp điển La Mã vào thế kỷ XIX, đã tách biệt một cách rõ ràng hành vi pháp lý ra khỏi hợp đồng: hành vi pháp lý là một loại rộng hơn bao gồm tất cả những hành vi biểu hiện ý chí, có thể làm phát sinh nghĩa vụ hoặc không (a). Cũng theo đó, hệ thống pháp luật Ý dựa vào khái niệm “negozio giuridico” phân biệt hoàn toàn với khái niệm hành vi pháp lý (b).
a) “Rechtsgeschaft” và các thuật ngữ lân cận trong pháp luật Đức
Bộ luật Dân sự Đức dành cho khái niệm “Rechtsgeschaft” (hành vi pháp lý) một vị trí rất quan trọng. Một hành vi pháp lý (“Rechtsgeschaft“) là một hay nhiều sự thể hiện ý chí, có thể được nhận thấy qua một hành vi thực tế (ví dụ như giao vật), làm phát sinh một hệ quả pháp lý bởi vì hệ quả này được các bên mong muốn. Vì thế hành vi pháp lý chỉ mọi hành vi cá nhân làm phát sinh các hệ quả pháp lý, mà các hệ quả này là dựa trên ý chí của chủ thể: đó không phải chỉ đơn thuần là một căn cứ phát sinh nghĩa vụ. Trong số các hành vi pháp lý, người ta phân biệt hành vi pháp lý đơn phương (như là di chúc, ủy quyền, chấm dứt hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng, thu hồi, hủy cam kết), hành vi pháp lý song phương (hợp đồng nghãi vụ và hợp đồng thực hiện, như là chuyển giao quyền sở hữu, hay chuyển nhượng một khoản nợ) và hành vi pháp lý đa phương (hợp đồng thành lập công ty, chuyển nhượng hợp đồng, chế định thế quyền). Chỉ một phần các hành vi pháp lý là căn cứ phát sinh nghĩa vụ, trong khi đó phần còn lại làm phát sinh các hệ quả pháp lý khác, như là hủy bỏ một hợp đồng (hủy hợp đồng, chấm dứt hợp đồng hay đơn phương hủy hợp đồng) hay chuyển giao một quyền (chuyển nhượng một khoản nợ hoặc chuyển quyền sở hữu).
Chính các công trình nghiên cứu các pháp điển La Mã thế kỷ XIX (của PUCHTA, SAVIGNY, WINDSCHEID và những người khác) đã làm phát triển loại này và đã tách nó ra khỏi khái niệm hợp đồng. Họ nhận thấy có vấn đề chung với hợp đồng, với một loại thỏa thuận khác và với một vài hành vi đơn phương. Khái niệm (“Rechtsgeschaft“) nhằm chỉ phần chung của tât cả các hiện tượng này; nó được coi như điểm xuất phát của nhiều quy định chung. Có khoảng 80 điều luật ( từ điều 104 đến 182) dành cho mục 3, phần khái quát của Bộ BGB, có nhan đề “Rechtsgeschaft“. Trong số những quy định này, có thể ví dụ nguyên tắc điều chỉnh sự mất năng lực hành vi dân sự, đại diện, hình thành và hiệu lực của các hành vi pháp lý đơn phương và đa phương, các trường hợp vi phạm nguyên tắc tự nguyện, diễn giải các tuyên bố về ý chí, hình thức và các điều kiện hiệu lực.
Khái niệm “Willebserklarung” (các tuyên bố về ý chí) rất gần với khái niệm (“Rechtsgeschaft“): “Rechtsgeschaft” ít nhất cũng hình thành từ một “Willebserklarung”, cái thứ hai là yếu tố chủ yếu của cái thứ nhất. Rất nhiều quy định của Bộ luật Dân sự điều chỉnh các “Willebserklarung” nhưng trên thực tế nhằm vào“Rechtsgeschaft” mà nó là một phần trong đó.  Bên cạnh (“Rechtsgeschaft“), học thuyết còn định dạng các hành vi thực tế (“Realakte“) và các hành vi được coi như hành vi pháp lý (“geschäftsähnliche Handlungen – hoạt động giống như kinh doanh“). Hành vi thực tế là những hành vi làm phát sinh hệ quả pháp lý mà không phải là các tuyên bố và hệ quả pháp lý phát sinh ngay cả khi nó không được mong muốn, bởi vì nó phát sinh trực tiếp do các quy định của pháp luật. Một cách truyền thống, người ta thường xếp vào nhóm các hành vi thực tế các hành vi có căn cứ pháp luật (ví dụ như sự chuyển giao thực tế một đồ vật hay rút lại một lời lăng mạ) và các hành vi bất hợp pháp. Hành vi bất hợp pháp, cho dù nó bắt nguồn từ một trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, hoặc, không có lỗi, nó chỉ là được hưởng lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật, cũng đều được tập hợp dưới một cái tên chung là “hành vi bất hợp pháp”. Phải nhận thấy rằng việc phân loại các hành vi không gợi sự quan tâm trong giới nghiên cứu Đức. Việc lựa chọn thuật ngữ không được giải thích, vì nó không gắn với hệ quả pháp lý nào. Vả lại, Bộ luật dân sự không chứa một điều khoản nào có dẫn chiếu đến khái niệm “Realakt”, hay tới một thuật ngữ chung cho tất cả các loại hành vi thực tế.
(“geschäftsähnliche Handlungen – hoạt động giống như kinh doanh“) (được coi như hành vi pháp lý) là những tuyên bố mà hệ quả pháp lý phát sinh không phải vì nó được mong muốn, mà vì pháp luật trực tiếp gắn cho tuyên bố đó những hệ quả pháp lý tương ứng (Ví dụ việc yêu cầu người có nghĩa vụ phải thực hiện cam kết, theo điều 286 khoản 1 BLDS quy định, kéo theo sự chậm trả nợ của người này mặc dù hậu quả này là không mong muốn). Thông thường đây là các tuyên bố về sự việc hoặc điều được biết (“Tatsachen” hoặc Wissenserklarung”). Một vài điều khoản trong phần khái quát của Bộ luật Dân sự nhằm điều chỉnh hành vi pháp lý có thể áp dụng cho một số hành vi được coi như là hành vi pháp lý. Việc áp dụng các điều khoản này được thực hiện theo thuyết mục đích, tùy thuộc vào tính hữu dụng của chúng. Như vậy, không có gì phải nghi ngờ rằng các nguyên tắc điều chỉnh việc đại diện cũng có thể áp dụng cho việc yêu cầu người khác thực hiện cam kết mặc dù đây là một geschäftsähnliche Handlungen” chứ không phải là (“Rechtsgeschaft“). Nhưng sự xác định hành vi không nhất thiết có tác động trở lại với sự xác định căn cứ phát sinh nghĩa vụ. Ví dụ, lời hứa trao giải thưởng trong một trò bốc thăm trúng thưởng trong quảng cáo được coi như một geschäftsähnliche Handlungen” (hành vi được coi như hành vi pháp lý). Mặc dù sự xác định này, Tòa Thượng thẩm Đức, sau nhiều ngần ngại, trong viêc áp dụng Quy định Bruxelles I, xem xét thấy hành động có chủ ý của người hứa trao thưởng, được cấu thành trên cơ sở pháp lý là điều 661a BLDS, không phải dựa trên ý chí cảu người hứa trao thưởng, và như vậy thuộc phạm trù hợp đồng theo nghãi của điều 5.1 của văn bản này. Sự khác nhau này là do tính tương đối trong cách phân loại tùy thuộc vào góc độ xem xét như đã nói đến ở phần trên.
b) “Negozio giuridico” trong pháp luật Ý
Trong hệ thống pháp luật Ý, hành vi pháp lý dần dần được tách ra khỏi hành vi biểu hiện ý chí. Thuật ngữ “negozio” đã được giới nghiên cứu sử dụng rộng rãi do ảnh hưởng mạnh mẽ của học thuyết Đức. Lúc đầu, rất nhiều tác giả muốn sử dụng thuật ngữ (“Rechtsgeschaft“) của Đức, được dịch bằng “negozio giuridico” trong tiếng Ý. Sau đó, một vài tác khác đề xuất một lý thuyết khái quát cua “negozio”: ví dụ như BETTI tìm thấy trong khái niệm này một công cụ về tính độc lập của ý chí của các bên, biểu hiện bằng một sự tuyên bố hoặc một cử chỉ đơn giản và cấu trúc của nó sẽ được thể hiện ra bằng một hành vi ngoại biên. Hiện này, “negozivo” tiếp tục là đề tài của nhiều cuộc tranh luận trong giới nghiên cứu: một vài người cho rằng khái niệm này sẽ phải mất đi vì nó không có ích, trong khi một số khác lại coi nó như một trong những biểu hiện chủ yếu của tự do cá nhân trong tư pháp. Theo một định nghĩa của học thuyết truyền thống, “negozio giuridico” được cấu thành bởi “biểu hiện ý chí mà qua đó người ta muốn thể hiện các hệ quả pháp lý mong muốn, và pháp luật gắn cho nó những hệ quả pháp lý phù hợp với kết quả mong muốn“. Định nghĩa này xuất phát từ việc phân tích khái vai trò của ý chí trong hệ thống pháp luật. Phạm trù củ “negozio giuridio” tương ứng với sự cần thiết trao cho cá nhân một sự độc lập, tự chủ để giải quyết các lợi ích của mình nhưng những quan hệ cá nhân này vẫn được pháp luật thừa nhận và gắn cho một hệ quả pháp lý bắt buộc. Pháp luật trao cho mỗi cá nhân quyền tạo ra các nguyên tắc pháp lý để điều chỉnh các mối quan hệ dân sự và để thay đổi tình trạng pháp lý ban đầu.
Trong một thời gian dài, “negozio giuridico” được giới hạn ở sự biểu hiện ý chí. Mọi hành vi khác với một biểu hiện ý chí sẽ được đưa vào loại các hành vi pháp lý khác. Vì thiếu sự biểu lộ rõ ràng của ý chí, người ta sẽ không thừa nhận sự tồn tại của “negozio“. Trong giai đoạn thế kỷ XX, người ta dần dần chấp nhận thực tế là ý chí không nhất thiết phải xuất phát từ một biểu hiện rõ ràng. Hậu quả là loại “negozio giuridico” đã được mở rộng đến mọi hành vi có biểu hiện của sự tự do ý chí của chủ thể cho dù biểu hiện đó là rõ ràng hay mặc định và được thể hiện ra ngoài, trong trường hợp này, sự tự do ý chí đó phải được thể hiện ra bằng cử chỉ rõ ràng, có sức thuyết phục. Có nhiều loại “negozio” khác nhau: “negozio – dichiarazione”, “negozio – manifestazione”, “negozio di volonta”, “negozio di attuazione”. Hợp đồng, di chúc, và kết hôn được coi như “negozio giuridico“.
Sự phân loại các “negozio giuridico” có thể được thực hiện theo nhiều tiêu chí khác nhau. Cách thứ nhất người ta phân biệt “negozio unilaterale” với “negozio bilatera o plurilaterale”. Cách thứ hai, so với chức năng mà “negozio giuridico” đảm nhiệm, người ta sẽ có “negozi mortis causa”, hành vi phát sinh hệ quả sau khi chế (ví dụ duy nhất là di chúc), và “negozi inter vivos”, các hành vi loại bỏ điều kiện này. Cách thứ ba là tách biệt các “negozio giuridico” về quyền nhân thân với các “negozio giuridico” về tài sản. Cách cuối cùng, người ta phân loại các “negozi ad effetti reali“, xác định sự dịch chuyển hoặc sự hình thành một quyền thực tế hoặc một quyền khác, và các “negozi ad effetti obliatori“, làm phát sinh một quan hệ bắt buộc.
Những yếu tố chủ yếu này của “negozio giuridico” là biểu hiện của ý chí và là căn cứ pháp lý. Ý chí có thể có thể được biểu hiện rõ ràng hoặc mặc định, và dưới nhiều hình thức khác nhau. Quá trình hình thành và hoàn thiện thay đổi tùy theo bản chất của “negozio”. Căn cứ của “negozio giuridico” chỉ cần thiết trong những trường hợp quyền tự do ý chí của các cá nhân có thể ảnh hưởng đến nội dung của “negozio”, và ảnh hưởng đến hệ quả pháp lý phát sinh, như trong trường hợp hợp đồng; ví dụ căn cứ không phải là quan trọng đối với hôn nhân hay nhận con nuôi, cha mẹ nuôi.
Khái niệm “negozio” theo mọi hình thức đều không được đưa vào Bộ luật dân sự Ý năm 1942. Vào thởi điểm đó, không một tiểu ban nào có đủ ảnh hưởng cần thiết để thay đổi cầu trúc của hình mẫu là pháp luật Pháp theo kiểu một cấu trúc khác dựa trên sự đan xen “phần chung- phần riêng”, chí có ở riêng Bộ luật dân sự Đức. Đó là lý do vì sao Bộ luật Dân sự Ý sử dụng thuật ngữ “hành vi”, theo truyền th1o6ng cũ của Pháp, để dẫn chiếu “negozio giuridico” nói riêng, trong các cụm từ như “atto di ultima volonta”, “atto tra vivi”, “atto di straordinaria amministrazione”. Người ta cũng thấy dẫn chiếu đến cụng từ “hành vi” trong các điều 2, 320, 428, 1324, 1334, 1350 và 2643 và nhiều điều khác. Nếu mỗi một trong số các điều khoan này có thể áp dụng cho “negozio giuridico” như một loại nhỏ của hành vi pháp lý, thì khó mà mở rộng phạm vi áp dụng cho một loại “atto giuridico” lớn hơn. Người ta cũng thấy dẫn chiếu đến khái niệm “negozio” trong điều 428 điều chỉnh năng lực và trong một vài luật chuyên ngành. Pháp luật không công nhận một cách rõ ràng và khái quát khái niệm “negozio giuridico” nhưng nhằm vào các biểu hiện khác nhau của nó trong từng tình hướng đặc biệt, như là qua “conttratto” (điều 1321-1469), “testamento” (điều 587-712), “matrimonio” (điều 84-142) và các loại “negozio giuridico” khác được dự kiến bởi những điều khoản đặc biệt. Có thể nhận diện một sự điều chỉnh, mặc dù chỉ là một phần, tại điều 1324, mở rộng chế định hợp đồng đến tất cả các “negozi giuridici inter vivos” có nội dung về tài sản: “negozio giuridico”, d9u757c các nhà soạn thảo Luật gọi là một loại chuẩn “atto”, chỉ là một loại “negozio giuridico” có nội dung tài sản.

E. Pháp luật Xcốt – len, thể hiện sự giao thoa giữa hệ thống civil law và hệ thống common law.

Pháp luật Xcốt – len chính là thể hiện của sự giao thoa giữa hệ thống luật civil law và hệ thống common law. Tác phẩm quan trọng nhất về căn cứ pháp lý là của tác giả STAIR, với nhan đề, “Institutions of the law of Scotland”, tạm dịch là “Các thể chế pháp luật của Xcốt – len”.
Sau khi phân biệt một bên là “real rights or dominion” (quyền tài sản), mà ông định nghĩa như “quyền sở hữu, sử dụng và định đoạt một tài sản” và bên kia là “personnal rights of obligation” (“quyền đối nhân hay quyền chủ nợ”), được hiểu như là “quyền yêu cầu người khác phải thực hiện cam kết của mình”, trong loại thứ hai này, STAIR tiếp tục phân biệt giữa “conventional obligation” – theo tác giả là hệ quả của biểu hiện ý chí của chủ thể và sự thỏa thuận giữa các bên – và “obediential obligations” – “put upon men … not by their own will” (tạm dịch là nghĩa vụ thực hiện phát sinh ngoài mong muốn của chủ thể)

Sơ đồ dưới đây cho phép hiểu rõ hơn cách phân chia của STAIR

(…)

Tuy nhiên, theo STAIR và ERSKINE, vì những mục tiêu hiện đại, cần có sự phân biệt căn bản giữa nghĩa vụ mà một người phải thực hiện với một người khác, hay nghĩa vụ từ cả hai phía, do lựa chọn hay do ý chí của chủ thể, và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, nằm ngoài ý chí chủ quan của các bên, trong những trường hợp đặc biệt. Nghĩa vụ loại trước bao gồm nghĩa vụ phát sinh từ ý chí đơn phương hay lời hứa và từ thỏa thuận song phương, hay là nghĩa vụ theo thỏa thuận, hay là hợp đồng”.
Như vậy, từ cách tổ chức nghĩa vụ này, như nó đã được kế thừa trong các công trình nghiên cứu của STAIR  và của ERSKINE, “conventional obligations” bao trùm cả hợp đồng, các hành vi pháp lý đơn phương, còn “obediential obligations” bao gồm nghĩa vụ ngoài hợp đồng (và hoặc nghĩa vụ ngoài hợp đồng do vô ý) và các dạng mà các nước civil law vẫn xếp vào loại tự nguyện cam kết như hợp đồng: như là thực hiện công việc không có ủy quyền, được hưởng lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật, hoàn trả tài sản được hưởng lợi không có căn cứ pháp luật.
Nếu như các cách sắp xếp do GAIUS và JUSTINIEN đề xuất được đặt ở vị trí trung ậm trong pháp luật Xcốt – len và được dùng làm nền tảng cho cac nghiên cứu của giới chuyên môn về phân loại, thì nền tảng cho các nghiên cứu của giới chuyên môn về phân loại, thì vẫn có nhiều người đã lên tiếng nói về sự thiếu nỗ lực trong việc hệ thống hóa trong pháp luật Xcốt – len hiện nay. Quả thật, “in the light of the political and cultral strength”, dường như là hệ thống pháp luật Xcốt – len thiên về mượn con đường đi đã được pháp luật Anh lựa chọn, và vì thế tách ra khỏi phương pháp hệ thống kế thừa từ pháp luật La Mã.

II. PHƯƠNG PHÁP PHÂN LOẠI NGHĨA VỤ TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ANH

Trong lịch sử, hệ thống common law không mấy mặn mà với phương pháp hệ thống (A). Tuy nhiên, việc phân loại nghĩa vụ thành ba loại vẫn được chấp nhận trong pháp luật hiện hành (B).

A. Thiếu phương pháp hệ thống, một truyền thống trong pháp luật Anh

Trong pháp luật Anh, khi tìm cách sắp xếp các loại nghĩa vụ, không nhất thiết chúng ta phải nghĩ đến việc tổ chức một cách hệ thống các nghĩa vụ. Thực ra, ý tưởng “hệ thống” là một điều xa l5 với pháp luật “common law”. Pháp luật La Mã và hệ thống common law đã từng có một điểm chung, tí nhất cũng là trong một giai đoạn nào đó, điểm chung đó là chấp nhận một phương pháp không hệ thống về luật, kết quả là “pháp luật” là một danh mục các vụ kiện, mỗi một vụ kiện đều dựa vào những tài liệu vững vàng.
Kỹ thuật này đã được sử dụng trong pháp luật La Mã cho đến thế kỷ III trước Công nguyên, và cho đến tận giữa thế kỷ XIX trong pháp luật Anh. Tuy nhiên, các câu trả lời của GAIUS hay JUSTINIEN trong pháp luật La Mã càng nổi tiếng bao nhiêu thì những gì mà pháp luật Anh mang lại lại lu mờ bấy nhiêu. Ngoại trừ nguyên tắc “Precedent”, được tạo ra để tối giản tính thiếu bền vững và thiếu liên kết trong pháp luật, nỗ lực để phân loại không mấy được biểu hiện, như phương pháp từng phần trong các tác phẩm về pháp luật của Anh ngày nay, đặc biệt là pháp luật về nghĩa vụ đã minh chứng: “Thật thú vị khi đọc trong chương mở đaầu của cuốn “The law of tort”, trong lần xuất bản đầu tiên, rằng Pollock đã nhận thức được sự cần thiết phải viết một Bộ luật điều chỉnh nghĩa vụ ở Anh. Cuốn sách đó có lời tựa đề tặng Willse J. và Pollock đã nói rằng Willes J. luôn luôn mong muốn viết một Bộ luật điều chỉnh nghĩa vụ ở Anh. Tiếp theo, Pollock chỉ rõ cuốn sách về pháp luật điều chỉnh nghĩa vụ bổ sung cho cuốn sách nói về luật hợp đồng. […] Không phải mãi đến thời của Goff và Jones người ta mới xúc tiến việc tách nghĩa vụ ra từ muôn vàn sự kiện hỗn tạp, điều này được tiến hành dựa vào hợp đồng và hành vi gây thiệt hại ngoài hợp đồng. Và giờ đây, trong nhiều cuốn sách khác nhau, chúng ta có một luật gần như hoàn chỉnh về nghĩa vụ ở Anh. Nếu như chúng ta nhận thấy một cách phân loại các nghĩa vụ nào đó ở Anh, thì đó là một cách phân loại ẩn. Năm 1995, the English Professions đã chỉ rõ bảy vấn đề bắt buộc phải được nghiên cứu. Người ta có thể thấy rõ ở đây một cấu trúc gợi lại những cách phân loại La Mã.

B. Cách phân loại hiện đại của Law of Obligations

Từ thời gian gần đây, Anh đã phân loại nghĩa vụ khá cổ điển theo ba loại tách biệt: “Contract” “tort”, và “Restitutions”.  M. BURROWS bảo vệ cách chia thành ba loại này vì ông cho rằng nó vô cùng đơn giản (“oversimplification”), nhưng đáng để chúng ta áp dụng. Theo M. BURROWS, khái niệm “contract’ vẫn rất cổ điển trong bối cảnh anglo-saxon. Nó phải được hiểu theo nghĩa “binding promises” và bao gồm “[…] tất cả những gì hình thành một cam kết và cách thức thực hiện cam kết đó; […] tất cả những bồi thường trong trường hợp vi phạm cam kết và người phải có trách nhiệm bồi thường”. Đồng thời khái niệm “tort” được định nghĩa một cách phủ định, như là một thứ liên quan đến “(common law) những việc lam sai, ngoài vi phạm hợp đồng”. Một vài tác giả anglo-saxon còn e dè với một loại như thế, bởi vì nó xếp vào cùng một loại tất cả những trường hợp trách nhiệm khác nhau, hoặc đó là một hành vi ứng xử (“trespass to the person”, “libel and nuisance”), hoặc là một trạng thái tinh thần (“tort of negligence”) hay những trường hợp trách nhiệm khách quan (“libel” và “trespass”) tồn tại bên cạnh những trường hợp trách nhiệm phát sinh khi có bằng chứng về thiệt hại phải gánh chịu (“nuisance” và “negligence”).
Cuối cùng xuất hiện loại “Restitutions – Sự bồi thường”, đó là loại mới nhất. Nó được hình thành dựa trên ý tưởng chống lại mọi hình thức hưởng lợi “vô căn cứ”. Một cách tổng quát thì loại “Retitutions” được hình thành từ cái mà ở Anh, người ta gọi là “quasi – contracts”. Vì thế nó bao gồm những hành động dưới đây: “action for money had and received to the plaintiff’s use, action for money paid to the defendant’s use and the quantum meruit for the reasonable value of work done“. Quả vậy, ý tưởng sâu xa của thế kỷ XVIII là như thế này: “Một người phải trả cho lợi nhuận đã được nhận, khi đó là nghĩa vụ của người đó phải trả, không quan trọng là nghĩa vụ đó có hoặc không được hình thành bởi một cam kết. Kết quả thật rõ ràng: Contract và quasi-contract đều có giá trị bắt buộc bởi hành động tuân thủ“. Các nhà luật học anglo-saxon thế kỷ XIX đề cao sự phân chia thành hai loại vụ việc phân biệt, có thể một cách chủ quan, giữa “promises implied by facts” (cam kết hình thành bởi hành vi) và “promises implied by law” (cam kết hình thành theo quy định của pháp luật). Cho dù có là gì đi nữa, thì dường như đã từ lâu, pháp luật Anh đã biết đến loại “quasi – contrats” mà ý tưởng ẩn sâu trong đó là khái niệm về “hưởng lợi không có căn cứ”.
Hơn nữa, trong pháp luật thời trung cổ cũng như giai đoạn thế kỷ XVIII, hình thức thực hiện công việc không có ủy quyền (theo nghĩa trong tiếng Pháp của khái niệm này) đã được biết đến: “Khi vợ của bên bị qua đời ở Anh, trong khi đó người này đang ở Jamaica. Bên nguyên, là bồ vợ, đã trả toàn bộ chi phí mai táng. Sau đó, bên nguyên (bố vợ) yêu cầu con rể hoàn trả lại khoản tiền trên. Bên bị (con rể) có trách nhiệm hoàn trả lại số tiền trên cho dù anh ta không đồng ý cũng không yêu cầu. Xét thấy tòa án đã xem xét vấn đề theo tình hình thực tế, và khẳng định căn cứ là bên bị đã được hưởng lợi từ khoản tiền mà lẽ ra anh ta phải trả”. M. BIRKS gần đây đã chỉ trích vị trí của “Retitutions” bên cạnh “Contract” và “Tort – hành vi sai trái” vì cách phân loại như vậy lại đặt ra “a response – based category (restitution) alongside event-based categories (contract and tort)” (một loại dựa trên phản hồi (bồi thường) cùng với các loại dựa trên sự kiện (hợp đồng và hành vi vi phạm pháp luật)”). (…).
Vì vậy, các cách phân loại đan xen đã được nhiều tác giả đề xuất: M.ATIYAH đã đề xuất tái cấu trúc lại các nghĩa vụ xung quanh việc phân biệt giữa “reliance – based” (dựa trên sự tin cậy“) và “benefit – based liabilities” (nghĩa vụ dựa trên lợi ích). Về phần mình, Lord COOKE gợi ý là các “duties of reasonable care” phải được thừa nhận như một “distinct chapter of the law whether they originate in contract, tort or otherwise” (tạm dịch là các công việc đã được thực hiện với một sự cẩn trọng hợp lý phải được coi như một chương riêng biệt trong luật cho dù nó phát sinh từ hợp đồng hay ngoài hợp đồng hay trường hợp khác). Mới đây, STAPLETON đã phát triển một cách phân loại có xu hướng xoay quan việc đánh giá bồi thường thiệt hại: “so that contract would alone be concerned with what she terms “entitled result” measure, whereas tort would alone be concerned with what she terms the “normal expectancies” measure“. Nếu như sự tồn tại từ lâu của các cơ chế này đã được xác nhận, thì khó khăn chủ yếu lại nằm trong đặc tính không cố định của khái niệm “unjust enrichmenta”.
Quả vậy, ý tưởng sâu xa này vượt lên trên cách phân chia đã có từ hàng trăm năm nay giữa common law và equity (luật chung và công bằng). Việc thừa nhận loại này, nói chung được thể hiện qua bản án Lipkin Gorman v. Karpnale ltd, gắn bó trực tiếp với nhiều yếu tố. Cuốn Restatement of Restitution được nhà xuất bản American Law Institute xuất bản năm 1937 đã thành công trong việc tập hợp common law và equity quanh khái niệm “unjust enrichment”, nhờ hai giáo sư SCOTT và SEAVEY. Sau đó, năm 1966, phát hành lần đầu tiên tác phẩm của GOFF và JOHES, có nhan đề “The law of Restitution”, cũng có ảnh hưởng lớn ở Anh như cuốc Restatement ở Mỹ năm 1937. Ngoài ra, năm 1985, BIRKS đã cho xuất bản An introduction to the law of restitution. Tác phẩm này, sau tác phẩm mang tính dự báo của GOFF và JONES, đã mang lại một giá trị thật sự cho một loại nghĩa vụ đang dần dần đòi đúng vị trí của mình trong Law of obligations của Anh. Cuối cùng, loại này cũng được chính thức thừa nhận năm 1991, khi “House of Lords’ công nhận cơ chế “unjust enrichment” trong phán quyết vụ án Lipkin Golman đã trích dẫn ở trên.
Ngày này, bên cạnh những tranh cãi tồn tại trong pháp luật Anh về loại “mới” là các “Restitutions”, sự phân biệt giữa nghĩa vụ hợp dồng và nghĩa vụ ngoài hợp đồng, la trung tâm trong “Law of obligations” của Anh, bị phản đối vì có sự cạnh tranh giữa hai loại, hay nói cách khác, loại này có thể nuốt mất loại kia. Vì thế, khi những người ủng hộ loại này rung chuông báo tử loại kia, những người bảo vệ loại đó lại ra sức liệt kê những ưu điềm của nó. Cũng giống như trong pháp luật Pháp, sự phân loại theo kiềm anglo-saxon cũng có những điểm hạn chế, cho dù các loại được xem xét trong hai truyền thống luật là khác nhau. Vậy vấn đề được đặt ra là có cần một hệ thống phân loại nghĩa vụ duy nhất để xây dựng khung tham chiếu chung hay không?

Kết luận: Vì sự phát triển của các luồng tư duy của các nước trong Cộng đồng châu Âu, khái niệm “juridical act” (hành vi pháp lý) có thể được làm tăng giá trị trong khuôn khổ một nghiên cứu khái quát về các quy định về nghĩa vụ, như một căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ. Nghiên cứu đó phản ánh khái niệm hành vi pháp lý mà học thuyết của Pháp đã nêu bật và được các hệ thống pháp luật khác như pháp luật Ý, Đức sử dụng như một loại rộng hơn. Sự đạt đến một loại như vậy chăc chắn có lợi ích đặc biệt trong những nước common law, là những nước, vốn không biết đến khái niệm như thế, dường như không đối đầu với ý tưởng một phương pháp phân loại nghĩa vụ, theo một trào lưu có thể hiện ảnh hưởng của lục địa lên hệ thống đảo, hay nói một cách đơn giản là của Cộng đồng châu Âu đối với nước Anh. Ngược lại, khái niệm sự kiện pháp lý, bao gồm trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng do cố ý, trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng do vô ý và tự nguyện cam kết như hợp đồng, có vẻ kém thích đáng trong khuôn khổ một nghiên cứu tổng quát về khung tham chiếu chung ở châu Âu.
Đương nhiên, trong khi “hợp đồng” (với tư cách là yếu tố chính trong loại hành vi pháp lý) đối lập một cách rõ ràng với “trach nhiệm dân sự ngoài hợp đồng” (“Tort”), thì loại tự nguyện cam kết như hợp đồng đặt ra nhiều khó khăn riêng. Ngày nay, nếu chúng ta có nhận thấy sự thừa nhận tổng quát khái niệm “unjustified – không có căn cứ” hay “unjust enrichment – sự làm giàu bất chính” hay khái niệm “Benevolent intervention in another’s affairsSự can thiệp nhân từ vào công việc của người khác“, vẫn còn sớm để xếp nó vào loại có tên “tự nguyện cam kết như hợp đồng”; thậm chí ở Pháp, vị trí tự nguyện cam kết như hợp đồng vẫn còn phụ và không chắc chắn. về phương diện đó, trước hết, để có hiệu quả cao hơn, có lẽ đơn giản hơn nếu chúng ta ưu tiên một phương pháp ít tổng quát hơn và xác định các cơ chế một cách độc lập trước khi tiến hành phân loại xoay quanh các thuật ngữ chung. Mặt khác, một vài tác giả tỏ ra rất e dè trong việc chấp nhận sự tồn tại của tự nguyện cam kết như hợp đồng như một loại đồng nhất và độc lập, trên cơ sở nghiên cứu so sánh các hệ thống luật khác nhau của các Quốc gia thành viên Cộng đồng châu Âu./. (Hết 10 giờ 43 phút ngày 12/02/2025)./.

| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Nam Lua

Nam Lua

Bình luận

avatar