MỤC ĐÍCH CỦA GIAO KẾT HỢP ĐỒNG
Hầu hết các hành động của con người đều có mục đích. Đối với giao dịch dân sự thì “??̣? đ?́?? ??̉? ???? ??̣?? ??̂? ??̛̣ ??̀ ??̛̣? ?́?? ??̀ ???̉ ???̂̉ ???? ???̂́? đ?̣? đ?̛?̛̣? ??? ??́? ??̣̂? ???? ??̣?? đ?́” (Điều 118 BLDS 2015). Và hợp đồng là một trong hai loại dân sự, được định nghĩa tại Điều 116 BLDS 2015: “???? ??̣?? ??̂? ??̛̣ ??̀ ??̛̣? đ?̂̀?? ???̣̆? ??̀?? ?? ???́? ??́ đ?̛? ???̛?̛?? ??̀? ???́? ????, ???? đ?̂̉? ???̣̆? ???̂́? ??̛́? ????̂̀?, ????̃? ??̣ ??̂? ??̛̣”. Hợp đồng bao giờ cũng có mục đích và mục đích là cơ sở pháp lý của hợp đồng. Hợp đồng sẽ không có hiệu lực nếu như mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội (Khoản 1.c Điều 117 BLDS 2015).
Mục đích của các bên tham gia vào hợp đồng được pháp luật bảo vệ nghiêm ngặt, với những qui định riêng. Những vi phạm nào mà làm cho bên kia không đạt được mục đích của hợp đồng thì được coi là “?? ???̣? ?????̂? ???̣??”, là điều kiện để hủy hợp đồng và đòi bồi thường thiệt hại, được qui định tại Điều 423 BLDS 2015. Luật thương mại 2005 không sử dụng thuật ngữ “?? ???̣? ?????̂? ???̣??”, mà sử dụng thuật ngữ “?? ???̣? ??̛ ??̉?”. Khoản 13 Điều 3 Luật Thương mại 2005 qui định: “?? ?ℎ?̣? ??̛ ??̉? ??̀ ??̛̣ ?? ?ℎ?̣? ℎ?̛̣? đ?̂̀?? ??̉? ??̣̂? ??̂? ??̂? ?ℎ??̣̂? ℎ?̣? ?ℎ? ??̂? ??? đ?̂́? ??̛́? ??̀? ?ℎ? ??̂? ??? ?ℎ?̂?? đ?̣? đ?̛?̛̣? ??̣? đ?́?ℎ ??̉? ???̣̂? ???? ??̂́? ℎ?̛̣? đ?̂̀??”. Và khoản 4b Điều 312 Luật Thương mại qui định “chế tài hủy bỏ hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp “Một “?? ???̣? ??̛ ??̉?” nghĩa vụ hợp đồng”.
Mục đích của mỗi bên khi tham gia giao kết hợp đồng là khác nhau. Cùng là thịt bò, nhưng mục đích của bà nội trợ đặt mua thịt bò là để lo bữa ăn cho gia đình. Nếu bên bán giao trễ hẹn thì có thể không ảnh hưởng đến bữa ăn trưa của gia đình – mục đích giao kết hợp đồng vẫn đạt được. Nhưng với một tiệm phở thì việc vi phạm thời gian giao hàng, giao trễ vài giờ trong buổi sáng, là “vi phạm nghiêm trọng”, vì không đạt được mục đích giao kết hợp đồng của người kinh doanh quán phở. Một công ty xuất khẩu trái cây sấy khô vào thị trường Mỹ, đã sơ ý đóng gói với trong lượng 160 gram, cao hơn trọng lượng 150 gram theo hợp đồng. Người giám đốc cứ đinh ninh rằng, giao hàng có trọng lượng dư so với hợp đồng, nhưng không tính thêm tiền thì sẽ không ảnh hưởng gì vì người tiêu dùng sẽ có lợi. Nhưng khi hàng qua đến Mỹ thì bị trả lại với lý do là “dư trọng lượng”, không nhập vào được hệ thống siêu thị của nhà phân phối. Người ta thống nhất tiêu chuẩn trọng lượng, bao bì, giá cả hàng nhập khẩu khi bày bán trong hệ thống. Trọng lượng dư có thể là đạt được mục đích của người tiêu dùng, nhưng không đạt được mục đích của người kinh doanh. Đối với người kinh doanh là phải có lợi nhuận. Bán bia ôm cho khách “uống và ôm”, thì giá cao cũng không ảnh hưởng tới mục đích “uống và ôm”. Những nếu bán loại bia đó cho một đại lý bia, để họ bán lại cho người tiêu dùng, mà bán giá cao hơn các đại lý khác, thì mục đích kinh doanh sẽ không đạt được. Mục đích của người kinh doanh khác với mục đích của người tiêu dùng. Mục đích của người kinh doan là lợi nhuận, đã được qui định tại Luật thương mại 2005 và một khi tranh chấp thì tòa kinh tế hoặc trọng tài thương mại thụ lý theo thủ tục và thời hạn khác với các vụ kiện của người tiêu dùng.
Konica Minolta đã bán cho tôi hai máy in, thổi giá cao gấp nhiều lần bán cho các đối tác kinh doanh khác, nên tôi không đạt được mục đích giao kết hợp đồng làm Printing Shop, nên tôi phải trả lại máy, sau khi chứng minh họ gian dối. Những gì tôi đã làm là hoàn toàn chính đáng, đúng đạo lý, có căn cứ pháp luật. Vì là những đối tác thương mại nên tôi chỉ có thể hành xử theo luật thương mại là tuyên bố hủy hợp đồng theo Điều 312 Luật thương mại 2005. Hơn nữa, pháp luật cũng không qui định cho người bị lừa được quyền tuyên bố hợp đồng vô hiệu, nên khi không hủy được hợp đồng theo Luật thương mại thì tôi phải kiện Konica Minolta ra tòa để yêu cầu tuyên hợp đồng vô hiệu do lừa dối theo Điều 132 BLDS 2005. Cho đến lúc này, tôi cho rằng, tất cả những gì mà tôi đã làm đối với vụ kiện này là đúng đạo lý, thiện chí, trung thực, có căn cứ và hợp pháp, tức là đã đúng 100%.
Bài viết này góp phần trả lời cho câu hỏi của Siêu Luật sư tiến sĩ Châu Huy Quang tại phiên tòa ngày 26-5-2021: “?????? ??????? ??́ ????̂̀? ??́? ??́? ?? ?ℎ? ??̂̃? ???̛?̛̀? ??̣̂? ???́ ?ℎ?́? ?ℎ?? ?ℎ?̂???”. (Còn tiếp)
Bình luận