Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

79. Phiên Tòa Ngày 26.05.2021 (đoạn 1,2,3,4,5,6,7).

7 giờ 45 phút, tôi và hai luật sư của tôi, Luật sư Phùng Thanh SơnLuật sư Đoàn Khắc Độ, bước vào mở cửa phòng A.6, bật đèn và quạt để ngồi đợi khai mạc phiên tòa. Đúng 8 giờ, cô thư ký Hồ Thị Kim Oanh đến ngồi vào bàn thư ký đợi để đợi các đương sự. Đại diện của Konica Minolta và Sao Nam đến muộn. Đặc biệt Luật sư Châu Huy Quang, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Konica Minolta, đến rất muộn. Cô thư ký Hồ Thị Kim Oanh có vẻ sốt ruột, đi ra đi vào hỏi han, đợi đại diện của KMV và các luật sư của họ. Cuối cùng, phiên tòa cũng bắt đầu lúc 8 giờ 38 phút, trễ hơn 38 phút so với giờ nhắc nhở của thẩm phán Ngô Thanh Nhàn, nhưng có đủ thành phần đã được triệu tập hợp lệ. Tòa án thực hiện việc phòng chống dịch rất nghiêm ngặt. Chỉ có hai người không có giấy triệu tập vẫn được hội đồng xét xử chấp nhận cho tham dự phiên tòa là ông Trần Kim Chung – Giám đốc Công ty Sao Nam và ông Tetsuya Tokuda – Tổng giám đốc Công ty Konica Minolta Việt Nam (KMV). Người phiên dịch của Tetsuya Tokuda cũng bị mời ra ngoài. Các bạn của tôi, cũng không có ai vào được trong phòng xử.
Mở đầu, Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn hỏi về các tài liệu, chứng cứ mà các đương sự đã bổ sung ở giai đoạn phúc thẩm lần này. Tôi đã trình bày là tôi đã nộp bổ sung cho tòa 19 tài liệu theo một bảng liệt kê cùng với lời trình bày về các tài liệu này vào ngày 23/3/2021. Các tài liệu này đã được tôi sao gửi cho đại diện của Konica Minolta và đại diện Sao Nam theo đúng qui định tại điều 96.5 Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự 2015 và đã được họ thừa nhận tại phiên tòa ngày 22/4/2021. Đến lượt, đại diện Sao Nam cũng trình bày rằng họ có nộp một số tài liệu, chứng cứ bổ sung cho tòa. Lập tức, Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn hỏi tôi:
– Mời phía nguyên đơn. Phía nguyên đơn cho biết là phía nguyên đơn đã được phía bị đơn cung cấp các tài liệu, chứng cứ mà bị đơn trình bày chưa?
– Dạ chưa ạ. Chưa biết các tài liệu đó.
– Vậy thì theo qui định của Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự, các đương sự có quyền và nghĩa vụ nộp các tài liệu, chứng cứ cho hội đồng xét xử, cho tòa án. Tuy nhiên, các quyền và nghĩa vụ đó phải được thực hiện theo đúng qui định của Bộ Luật Tố Tụng. Hội đồng xét xử sẽ xem xét, đánh giá các tài liệu, chứng cứ này theo qui định của Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự.
Nói đến đây, Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn chuyển sang hỏi đại diện Konica Minolta:
– Mời phía đại diện của Konica. Đại diện Konica trình bày cho biết là phía Konica đã nộp tài liệu chứng cứ thì đó là tài liệu chứng cứ gì?
– Konica đã nộp tài liệu chứng cứ vào ngày 4/5 cho hội đồng xét xử. Tuy nhiên, có một số hợp đồng chúng tôi đính kèm theo đây thì có liên quan đến vấn đề bảo mật và bí mật của KMV, không liên quan đến vụ án này nhưng mà bởi vì liên quan đến hợp đồng giữa KMV với khách hàng khác, cho nên chúng tôi yêu cầu bảo mật thông tin.
– Phía KMV căn cứ vào qui định của pháp luật? Bí mật kinh doanh phải không? Cho rằng đây là bí mật kinh doanh phải không? Vậy thì căn cứ vào qui định nào để các tài liệu này được xem là bí mật kinh doanh?
– Chúng tôi căn cứ vào cam kết của KMV với khách hàng của mình về bảo mật thông tin – Đại diện KMV trả lời nhanh.
– Việc đó là việc cam kết của các đương sự với nhau, của KMV với khách hàng. Nhưng mà đối với qui định của pháp luật thì pháp luật qui định trường hợp nào là bí mật kinh doanh, trường hợp nào thì sử dụng công khai. Bây giờ Konica cho rằng đây là yêu cầu không công bố vì đây là bí mật kinh doanh thì phải cho hội đồng xét xử biết là qui định này ở đâu, pháp luật qui định ở đâu để cho rằng đây là bí mật kinh doanh. Chứ đâu phải cái gì cũng bí mật kinh doanh, cái gì cũng đưa vô là bí mật kinh doanh? Qui định nào của pháp luật, qui định rằng những hợp đồng này là bí mật kinh doanh?
– Vì chúng tôi có những cam kết với khách hàng.
– Cam kết, cam kết. Cam kết đó không phải qui định của pháp luật !
Đến đây thì đại diện KMV ú ớ, im lặng một lúc khá lâu thì Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn hỏi tiếp:
– Tức là phía KMV cũng chưa nắm được các qui định của pháp luật về các tài liệu mà KMV cho rằng đó là tài liệu bí mật kinh doanh, đúng không?
Đến đây thì đại diện KMV im lặng, đứng như trời trồng. Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn định chuyển sang hỏi tôi. Khi ông vừa cất tiếng “mời phía” thì lập tức đại diện KMV cầm một xấp tài liệu, nhớm bước về phía hội đồng xét xử, vừa nói:
– Hôm nay thì chúng tôi cũng nộp thêm, ờ, một số.
– Đứng đó, đứng đó. Nộp thêm cái gì? – Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn nói to hơn thường lệ.
– Chúng tôi muốn nộp thêm để giải trình cho KMV.
– Nộp cái gì thì cứ đứng đó trình bày.
– Bản trình bày ý kiến.
– À, bản trình bày ý kiến. Chỉ là bản trình bày ý kiến hay là còn tài liệu gì kèm theo bản trình bày ý kiến?
– Có tài liệu chứng cứ kèm theo.
– Tài liệu chứng cứ gì?
– Tài liệu chứng cứ là các hóa đơn nhập khẩu 2 cái máy. Thứ hai là hóa đơn giá trị gia tăng liên quan đến cái máy thứ hai và hợp đồng nhà phân phối giữa KMV với nhà phân phối khác.
– Những chứng cứ mà phía KMV đã nộp cho tòa và hôm này cần phải xác định xem là nộp những chứng cứ gì?
– Kèm theo bản trình bày ý kiến thì KMV nộp thêm cho tòa bản sao giấy chứng nhận đầu tư của KMV đã được cấp ngày 7/5/2012 và chứng nhận thay đổi ngày 6/6/2014. Thứ hai là các hợp đồng mua bán máy in của KMV thể hiện là KMV có chức năng mua bán máy in. Thứ ba là chính sách bảo hành mua bán máy in công nghiệp áp dụng từ tháng 4/2014. Thứ tư là hóa đơn giá trị gia tăng số 393 ngày 30/11/2014, KMV bán cho Sao Nam.
– Các tài liệu chứng cứ vừa rồi mà KMV trình bày thì KMV đã nộp cho tòa theo thủ tục nào?
KMV nộp trực tiếp cho thư ký.
– Có lập danh mục không?
– Dạ có. Trong bản giải trình có. Đánh số tài liệu số 1, số 2, số 3, số 4, số 5.
– Những tài liệu này, KMV đã có gửi cho các đương sự khác trong vụ án chưa?
– Dạ, bởi vì KMV bảo mật các hợp đồng với các khách hàng khác của KMV và bảo mật thông tin và cũng không liên quan gì đến vụ án này, cho nên KMV chưa gửi.
– Tôi cũng nhắc lại một lần nữa, các đương sự có quyền bổ sung tài liệu chứng cứ. Tuy nhiên, các tài liệu chứng cứ này phải được nộp theo trình tự thủ tục tố tụng đã được qui định. Tức là, các tài liệu chứng cứ này phải được sao gửi cho các đương sự khác trong vụ án thì hội đồng xét xử mới chấp nhận đây là chứng cứ. Hội đồng xét xử sẽ xem các tài liệu, chứng cứ này để có thể chấp nhận hay không.
– Hôm nay tại tòa, KMV nộp bổ sung. Vừa nói, đại diện KMV vừa tiến về phía bàn thư ký để nộp các tài liệu.
Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn chuyển sang hỏi tôi:
– Mời phía đại diện nguyên đơn. Đại diện nguyên đơn cho biết là đại diện nguyên đơn đã nhận được các tài liệu, chứng cứ mà phía KMV vừa công bố chưa?
– Hoàn toàn không biết gì. Chưa nhận được – Tôi đứng lên trả lời nhanh và dứt khoát.
Đến đây, Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn chuyển sang mời đại diện Viện kiểm sát phát biểu. Ông nói: “Mời đại diện viện kiểm sát có ý kiến gì về phần giao nộp chứng cứ của các đương sự”. Đại diện viện kiểm sát là ông Trần Anh Tuấn đã phát biểu:
– Trong phiên tòa ngày hôm trước, ngày 22/4, hội đồng xét xử cũng như viện kiểm sát cũng đã có ý kiến là đề nghị cung cấp chứng cứ và các đương sự đã thực hiện. Nhưng mà trong suốt quá trình đó cho đến hôm nay mà tại phiên tòa cũng còn cung cấp chứng cứ. Do đó, các đương sự, mình về mình tính toán lại, còn chứng cứ gì đã nhắc rồi, phải nộp cho tòa. Tránh kéo dài thời gian gây thiệt hại cho quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Do đó, xác định cho đến hôm nay, còn đương sự nào nộp gì nữa không. Chứ bây giờ hội đồng xét xử và viện kiểm sát không thể kéo dài nữa. Các đương sự chú ý. Mà quyền nghĩa vụ của mình là gì. Nếu nó liên hệ đến chứng cứ thì các đương sự khác phải được tiếp cận. Mà đến hôm nay mà tài liệu nộp như thế thì nguyên đơn không được tiếp cận, bị đơn chưa được tiếp cận. Hội đồng xét xử đã nhắc đi nhắc lại rồi, viện kiểm sát cũng đã có ý kiến tạo điều kiện cho các đương sự cung cấp chứng cứ và tranh luận thoải mái, không giới hạn. Thế thì các đương sự phải thực hiện chứ bây giờ vụ án kéo dài thế này sao được. Tới thời điểm này, bây giờ các đương sự, có ý kiến gì về chứng cứ nữa không? Còn ai cung cấp gì nữa không? KMV còn gì nữa không KMV? Mời KMV”.
Đến đây thì đại diện KMV đứng lên nói:
– Sau đây mời luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho KMV phát biểu.
Lập tức, Luật sư Châu Huy Quang, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của KMV, đứng lên phát biểu.
Phiên tòa đã diễn ra liên tục từ 8 giờ 38 phút đến 13 giờ 30 mà không nghỉ giải lao. Những gì diễn ra cho thấy sự tận tâm, tuân thủ pháp luật và rất vất vả của hội đồng xét xử và đại diện viện kiểm sát đối với vụ án này. Chỉ riêng việc làm rõ thủ tục giao nộp các tài liệu, chứng cứ cũng đã mất rất nhiều thời gian của tòa. Tôi cũng không ngờ rằng, cho đến hôm nay mà các luật sư danh tiếng của Konica Minolta và Sao Nam cũng không rành về thủ tục giao nộp tài liệu, chứng cứ được qui định tại điều 96.5 BLTTDS 2015. Ngồi nghe thẩm phán Ngô Thanh Nhàn và đại diện viện kiểm sát truy hỏi, cật vấn họ về thủ tục giao nộp tài liệu, chứng cứ mà tôi thấy “Hỡi ôi ! Súng giặc đất rền, Lòng dân trời tỏ”./. (Hết đoạn 1- Kỳ 79).
Lập tức, Luật sư Châu Huy Quang, thay cho đại diện của Konica đứng lên trả lời câu hỏi của đại diện viện kiểm sát:
– Kính thưa hội đồng, kính thưa đại diện viện kiểm sát. Chúng tôi, chúng tôi, ờ, xin giải thích, ờ, một tí về mà vấn đề mà chứng cứ của người có quyền lợi liên quan là. Thực ra là, trong cái tại phiên tòa hôm trước thì hội đồng xét xử yêu cầu chúng tôi làm rõ một chi tiết nữa là liên quan cái máy C1100 thứ hai nhập khẩu cùng thời điểm với cái máy hiện nay đang tranh chấp giữa nguyên đơn với bị đơn. Thì chúng tôi tin rằng, cái việc yêu cầu cung cấp chứng cứ liên quan đến các những giao dịch giữa bên chỗ KMV với một đối tác khác, không liên quan đến vụ án này và không phải là cái chứng cứ phục vụ cho vụ án này. Tuy nhiên, là việc hội đồng xét xử yêu cầu là phải làm rõ cái thời điểm là có nhập bao nhiêu máy, bán cho ai, bán như thế nào. Cái đó hoàn toàn liên quan đến một cái giao dịch khác mà chúng tôi có nhu cầu phải bảo mật đối với cái đối tác đó. Và vì vậy, khi mà chúng tôi cung cấp những chứng cứ liên quan đến cái máy nhập khẩu thứ hai này thì chúng tôi cũng đề xuất rằng là, trong cái vụ án này, có một cái đặc điểm như thế này. Tức là, tất tật, những thông tin gì mà KMV không liên quan đến vụ án, nhưng mà phía nguyên đơn, họ nắm được thì họ tung lên mạng xã hội, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của KMV. Đó là lý do chúng tôi, khi chúng tôi cung cấp những cái chứng cứ này, thì chúng tôi cũng cân nhắc cái thời điểm là làm sao, cung cấp mà phía bên nguyên đơn không lạm dụng chuyện đó, tung lên để mà tiếp tục bôi xấu người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án này.
Luật sư Châu Huy Quang nói đến đây thì Kiểm sát viên Trần Anh Tuấn xen vào, cắt lời:
– Xin lỗi luật sư như thế này nè. Bây giờ ý kiến của luật sư thì viện kiểm sát hiểu rồi.
– Dạ! – Luật sư Châu Huy Quang dạ xen ngang, và sau đó tiếp tục (dạ) nhắp theo sau mỗi câu dặn dò của Kiểm sát viên:
– Tức là, bây giờ đề nghị KMV như thế này. Toàn bộ chứng cứ mà KMV cung cấp cho tòa, tòa sẽ có nghĩa vụ phô tô cung cấp cho viện. Thì trong đó tất cả các chứng cứ mà KMV cung cấp, cái nào KMV xác định là nó liên quan đến bí mật hoạt động kinh doanh (dạ!), KMV lập danh sách riêng (dạ) và KMV nêu rõ luôn đó là căn cứ theo qui định của điều luật nào (dạ), đúng hôn (dạ), để các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ xem xét, nếu nó đúng là bí mật kinh doanh của KMV thì các đương sự khác không được tiếp cận (dạ), để làm tài liệu tham khảo của hội đồng xét xử và đại diện Viện kiểm sát. Còn những tài liệu nào liên quan đến máy C1100 mà bổ sung cho tòa và viện kiểm sát thì các đương sự khác được phép tiếp cận, vì có liên quan đến vụ án. Đúng hông?
– Đúng. Dạ! Chính xác. Dạ! Cám ơn đại diện Viện kiểm sát. Chính xác là như vậy. Khi chúng tôi nộp thì chúng tôi cũng trích lục điều 109.2 của bộ luật.
– Thôi được rồi – Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn cắt lời Luật sư Châu Huy Quang.
– Nói tới đó tôi hiểu rồi. Ngồi xuống! Đại diện viện kiểm sát nói chen vào và đề nghị Luật sư Châu Huy Quang ngồi xuống.
– Dạ! cám ơn hội đồng – Luật sư Châu Huy Quang vừa dạ vừa ngồi xuống.
Đến đây thì đại diện viện kiểm sát chuyển qua hỏi tôi:
– Mời phía nguyên đơn. Về chứng cứ thì nguyên đơn đến thời điểm này thì nguyên đơn còn nộp thêm gì không?
– Dạ không. Tất cả những gì mà nguyên đơn đã nộp là nộp đúng tố tụng. Nộp cho hội đồng xét xử, gửi cho các đương sự và theo yêu cầu của đại diện viện kiểm sát, thì tôi cũng đã chuyển cho cô thư ký để cô thư ký chuyển lại cho đại diện viện kiểm sát.
– Rồi, tôi đã nhận được các tài liệu đó. Thì như thế là chứng cứ mà KMV mới nộp thì hồi nảy có nghe ý kiến của nguyên đơn là chưa được tiếp cận những chứng cứ đó phải không?
– Vâng ! Chưa được tiếp cận. Tôi không biết cái gì về chứng cứ đó.
– Thế thì, theo ý kiến của nguyên đơn là có cần, có nhu cầu tiếp cận những chứng cứ đó hay không?
– Không. Không có nhu cầu. Bởi vì vụ án đã xét xử sơ thẩm thì tất cả các tài liệu chứng cứ là phải được giao nộp từ cấp sơ thẩm để các tài liệu, chứng cứ đó được xem xét ở hai cấp. Chỉ trong một số trường hợp đặc biệt, luật tố tụng mới qui định cho cung cấp ở cấp phúc thẩm. Và cung cấp ở giai đoạn phúc thẩm thì phải cung cấp trước khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử.
– Cái này nguyên đơn chú ý nghe. Cái này hỏi ý kiến nguyên đơn là xem nguyên đơn có cần thiết tiếp cận không.
– Không. Tôi trả lời xen vào.
– Còn cái việc mà KMV nộp cho hội đồng xét xử và viện kiểm sát thì viện kiểm sát và hội đồng xét xử sẽ xem xét, tài liệu chứng cứ này nộp ở giai đoạn phúc thẩm, nó có phù hợp với qui định của pháp luật hay không. Nó có giá trị pháp lý hay không, cái đó cơ quan tiến hành tố tụng sẽ xem xét, nguyên đơn cứ yên tâm. Bây giờ chỉ hỏi ở góc độ có cần tiếp cận tài liệu chứng cứ này hay không?
– Thưa đại diện viện kiểm sát là không cần. Và bây giờ có tiếp cận cũng không giải quyết được vấn đề gì. Không thể nghiên cứu được mà cũng không cần thiết.
– Rồi. Cám ơn.
Đến đây thì kiểm sát viên Trần Anh Tuấn chuyển sang hỏi đại diện Sao Nam:
– Phía bị đơn. Đến thời điểm hiện tại thì ngoài các chứng cứ đã được nộp cho tòa thì có còn chứng cứ nào, ông có bổ sung nữa không?
– Thưa hội đồng xét xử ! Không. Chúng tôi đã cung cấp đầy đủ các chứng cứ theo yêu cầu của tòa.
– Các tài liệu của KMV mới cung cấp này thì bị đơn có cần tiếp cận không?
– Dạ, thưa hội đồng xét xử, chúng tôi cho rằng không cần vì các tại liệu của KMV liên đến bí mật kinh doanh với các đối tác, không liên quan đến vụ án này nên chúng tôi không cần tiếp cận.
– Không cần tiếp cận. Mời bị đơn ngồi xuống đi.
Đến đây thì Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn hỏi bị đơn Sao Nam:
– Mời phía bị đơn. Tại phiên tòa trước thì bị đơn có xin về kiểm tra lại việc mà bị đơn có gửi email cho nguyên đơn để mà tư vấn cho nguyên đơn làm Printing Shop. Bị đơn có đề nghị là để về kiểm tra lại để trả lời cho hội đồng xét xử thì hôm nay bị đơn hãy trả lời cho hội đồng xét xử biết về việc này như thế nào?
– Dạ thưa hội đồng xét xử ! Tôi xin trình bày như sau. Thứ nhất là hội đồng xét xử yêu cầu làm rõ đến vấn đề liên quan đến cái việc chúng tôi có gửi bản soạn thảo hợp đồng mua bán máy in C1100 trước cho phía nguyên đơn hay không. Như chúng tôi đã trình bày, ngày 14 tháng 5, chúng tôi có nộp thư điện tử gửi đến cho phía nguyên đơn vào ngày 17 tháng 10 năm 2014, tức là trước ngày ký hợp đồng 038. Đây là dự thảo hợp đồng mua máy C1100 để phía nguyên đơn xem xét trước khi đặt bút ký hợp đồng.
– Chứng cứ là gì?
– Dạ thư điện tử. Người gửi là Lưu Ngọc Thúy Vân.
– Thúy Vân là người như thế nào?
– Dạ, thưa hội đồng xét xử là chúng tôi đã nộp bản sao thư điện tử này. Thư điện tử này được trích xuất từ máy chủ của phía Công ty Sao Nam. Chúng tôi bảo đảm đây là chính xác, thư không hề bị chỉnh sửa.
– Mời phía nguyên đơn.
Tôi lập tức đứng dậy. Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn hỏi tôi:
– Phía nguyên cho biết ý kiến về những gì bị đơn vừa trình bày?
– Tôi hoàn toàn không nhận được những cái thư đó. Tôi không biết. Cho đến giờ này tôi không biết lá thư nào mà của Sao Nam gửi tới nói về các thông tin như đại diện Sao Nam vừa trình bày.
Đến đây, Thẩm phán Ngô Thành Nhàn chuyển sang hỏi bị đơn:
– Mời phía bị đơn trình bày, trả lời tiếp về dịch vụ Click Charge. Phía bị đơn cho rằng không đồng ý với lời trình bày của nguyên đơn. Phía bị đơn cung cấp những tài liệu chứng cứ gì và chứng minh như thế nào?
– Thưa hội đồng xét xử! Như chúng tôi đã trình bày lần trước, Click Charge chỉ là một dịch vụ giá trị gia tăng liên quan đến việc tối ưu hóa việc sử dụng máy in, không phải là điều kiện bắt buộc để máy in có thể hoạt động. Thì, khi hội đồng xét xử yêu cầu thì tôi có thể chứng minh bằng hai cách. Cách thứ nhất là chúng tôi cung cấp cho hội đồng xét xử các hợp đồng mua bán thiết bị, mực in đặc thù dành cho máy in C1100 từ các đơn vị khác mà chúng tôi không hề bán máy in cho các đơn vị này. Cụ thể đây là Ban Khen Thưởng Trung Ương và Học Viện Quân Y. Những cái loại mực in và những loại toner này, hội đồng xét xử hoàn toàn có thể xem xét đối chiếu được. Vì đây là những vật tư dành cho C1100, đã được Konica thông báo cho chúng tôi thông qua các bảng chào giá trước đây mà tôi đã nộp cho hội đồng xét xử. Thì thông qua việc không mua máy in từ phía Sao Nam, vẫn mua các loại mực in này và sử dụng bình thường. Chứng minh cho việc là không cần Click Charge thì máy vẫn chạy được. Đó là chứng cứ thứ nhất. Chứng cứ thứ hai là, trước ngày ký kết hợp đồng mua bán máy in vào tháng 12 với ACB và Saigonbook thì ngày 14 tháng 12, chúng tôi đã gửi cho phía Saigonbook hai báo giá. Báo giá thứ nhất. Cái báo giá này chúng tôi đưa ra hai phương án lựa chọn cho Saigonbook. Phương án thứ nhất là Saigonbook phải mua được các vật tư liên quan là mực in, toner và các phụ tùng thay thế khác. Trong quá trình sử dụng máy in thì có thể thay thế trực tiếp vào luôn mà không cần phải có Click Charge. Phương án thứ hai là nếu trong trường hợp cần thiết thì Saigonbook có thể tối ưu hóa việc sử dụng bằng cách sử dụng Click Charge của Sao Nam cung cấp với báo giá là với máy C1100 là 700 đồng trang in và với máy C1070P là 800 đồng một trang in. Như vậy, có hai phương án lựa chọn và như hội đồng xét xử đã biết, các chứng cứ chúng tôi đã nộp trong quá trình sơ thẩm, phúc thẩm trước đây thì rõ ràng là phía Saigonbook đã mua mực in và các linh kiện tiêu hao khác từ phía Sao Nam và sau đó vẫn sử dụng bình thường, không hề phải có Click Charge mới chạy được máy.
– Những vấn đề vừa mới trình bày có tài liệu chứng cứ gì không?
– Dạ, thưa hội đồng xét xử ! Các trình bày của tôi theo tài liệu chứng cứ là, thứ nhất là hai hợp đồng với Ban Khen Thưởng Trung Ương và Học Viện Quân Y mà chúng tôi đã nộp cho tòa vào ngày 14/5. Ngoài ra thì tài liệu chứng minh thứ hai là ngày 17/5, gần đây nhất, liên quan đến 2 phiếu báo giá mà chúng tôi đã nộp cho hội đồng xét xử và đại diện Viện kiểm sát.
– Mời nguyên đơn. Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn chuyển sang hỏi tôi:
– Nguyên đơn có ý kiến như thế nào về các chứng cứ phía đang bị đơn vừa trình bày.
– Đề nghị bị đơn nhắc lại một lần nữa là ngày 14/12. Cho tôi hỏi lại một lần nữa là ngày 14/12, bị đơn gửi cho chúng tôi phiếu báo giá phải không? Ngày 14 tháng 12 đúng không?
– Dạ đúng – Đại diện Sao Nam trả lời nhanh.
– Thưa hội đồng xét xử ! Một điều hết sức vô lý là hợp đồng ký với tôi mua bán máy C1100 là ký vào ngày 20 tháng 10 mà ngày 14 tháng 12 mới gửi phiếu báo giá thì đâu còn ý nghĩa gì nữa. Tại vì tôi giao dịch ký hợp đồng 038 là ngày 20 tháng 10, còn phiếu báo giá máy in của hợp đồng 038 là ngày 14 tháng 10 mà đến ngày 14 tháng 12 họ mới gửi các thông tin báo giá Click Charge thì hợp đồng 038 đã được ký rồi. Báo giá này đâu còn ý nghĩa gì nữa. Sao gọi là báo giá trước khi ký hợp đồng?
– Hội đồng xét xử muốn hỏi là các phiếu báo giá Click Charge này có thật hay không còn cái việc tài liệu này có được chấp nhận là chứng cứ hay không là chuyện khác. Nguyên đơn hãy trình bày các phiếu báo giá này có thật hay không cái đã.
– Không. Tại vì tôi không nhận được báo giá này. Thưa hội đồng xét xử, tôi không biết gì. Vì những tài liệu chứng cứ này tôi có biết gì đâu.
– Tức là ông không thừa nhận các tài liệu do phía bị đơn trình bày phải không?
– Đúng rồi. Không có. Không thừa nhận.
Đến đây, Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn chuyển sang hỏi về Printing Shop. Ông hỏi bị đơn:
– Nguyên đơn có trình bày về mô hình Printing Shop xuất phát từ sự tư vấn của bị đơn và phía KMV. Nguyên đơn có đưa ra email của bị đơn gửi cho nguyên đơn đính kèm bảng thiết kế Printing Shop thì tại phiên tòa hôm trước, bị đơn xin trả lời sau. Hôm nay, bị đơn hãy trả lời cho hội đồng xét xử biết là cái email mà nguyên đơn cung cấp là có thực hay không?
– Dạ, thưa hội đồng xét xử ! Email do nguyên đơn cung cấp là có. Tuy nhiên, chúng tôi xin giải thích thêm như thế này. Mô hình Printing Shop này thực ra không phải là mô hình gì cả. Nó chỉ đơn giản là phía nguyên đơn yêu cầu chúng tôi hỗ trợ liên hệ với phía Konica để giải thích về cái logo bảng hiệu của Konica ở đó để làm tăng giá trị thương hiệu của phía nguyên đơn thì chúng tôi có liên hệ với Konica và Konica chỉ cung cấp một cái hình chụp chứ không phải bản vẽ thiết kế. Chỉ là cái hình chụp liên quan logo Konica ở đó. Nó là cái mẫu của Konica để phía nguyên đơn xem xét. Ngoài ra thì phía bị đơn và phía Konica không cung cấp bản vẽ mô hình, công dụng, tính năng Printing Shop như thế nào nên cái việc mà nguyên đơn cho rằng Sao Nam và Konica cố tình thông đồng để lừa nguyên đơn làm mô hình Printing Shop là không có cơ sở. Tại vì, nếu mà chỉ gửi cho một cái logo và cái hình đơn giản như vậy thì không thể nào chứng minh được đây là, coi như là chúng tôi tư vấn cho họ thiết kế cả cái mô hình xưởng in như thế nào.
– Thôi được rồi. Bị đơn đã thừa nhận cái email xuất phát từ bên bị đơn và do bị đơn gửi. Được rồi. Mời bị đơn ngồi.
Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn chuyển sang hỏi đại diện Konica Minolta: … (Hết đoạn 2 – kỳ 79)
Tôi tường thuật trung thực diễn biến phiên tòa để bạn đọc tiện theo dõi và giám sát việc xét xử của tòa án theo qui định tại điều 13.1 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 “Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải tôn trọng Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân.”./.
Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn chuyển sang hỏi đại diện KMV:
– Mời đại diện KMV. Đại diện KMV trả lời cho hội đồng xét xử về nội dung trước đây là phía nguyên đơn chứng minh bị lừa dối về giá bán, thông qua việc xuất trình tờ khai nhập khẩu của KMV. Tại thời điểm nhập khẩu có hai cái máy. Một máy bán cho nguyên đơn, một máy bán cho đơn vị khác với giá chênh lệch rất là nhiều. Tại phiên tòa lần trước thì đại diện KMV trả lời với hội đồng xét xử là cho về kiểm tra lại và sẽ có phản hồi. Tại phiên tòa hôm nay, KMV trả lời về vấn đề này như thế nào?
– Tại phiên tòa hôm nay, KMV có nộp thêm.
– Phản hồi về nội dung đó thì nộp cái gì?
– Thứ nhất là, ngày 27/11/2014, KMV có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam hai máy in C1100. Trong đó, một chiếc thì KMV bán cho Sao Nam và cái máy thứ hai thì KMV bán cho nhà phân phối khác, để dành cho hoạt động tiếp thị sản phẩm và quảng bá sản phẩm của KMV tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, KMV không có giao dịch mua bán đối với máy in C1100 này vào cùng thời điểm mà Sao Nam thực hiện giao dịch mua bán máy in với SaigonbookACBL, tức là vào thời điểm 2014.
– Để chứng minh cho lời trình bày này thì KMV cung cấp những tài liệu chứng cứ gì? Dù là bí mật kinh doanh thì cũng thông báo nó là cái gì nhé.
– Dạ, thứ nhất là hóa đơn nhập khẩu. Thứ hai là hợp đồng nhà phân phối giữa KMV với nhà phân phối khác. Thứ ba là hóa đơn giá trị gia tăng của KMV xuất cho nhà phân phối khác liên quan đến chiếc máy thứ hai.
– Hóa đơn giá trị gia tăng. Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn đọc chậm, nhấn từng chữ “hóa – đơn – giá – trị – gia – tăng”. Rồi ông hỏi tiếp:
– Để chứng minh cho điều gì?
– Để chứng minh cho giá bán của máy thứ hai.
– Giá bán thông qua hóa đơn hay thông qua hợp đồng? Làm sao biết cái hóa đơn này là thực hiện của việc mua bán nào? Mua bán người ta thông qua hợp đồng chứ sao chỉ có hóa đơn? Bán máy có hợp đồng không?
– Máy thứ hai bán cho nhà phân phối chứ không phải bán cho khách hàng lẻ. Nhà phân phối thì chỉ có hợp đồng nhà phân phối thôi. Cứ mỗi đợt giao hàng thì có hóa đơn riêng cho sản phẩm đó. Trên hóa đơn có ghi tên máy.
– Nhà phân phối nào?
– Nhà phân phối STS.
STS? Có phải là cái máy này sau đó STS bán lại cho nguyên đơn hả? Phải cái máy đó, đúng không?
– Chính xác.
Đến đây Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn chuyển sang hỏi tôi:
– Mời phía nguyên đơn. KMV cho rằng cái máy thứ hai trong tờ khai nhập khẩu mà nguyên đơn đề cập là cái máy bán cho STS và sau này chính nguyên đơn mua lại đó thì nguyên đơn ý kiến thế nào?
– Thưa hội đồng xét xử. Nguyên đơn mua hai chiếc máy C1100. Một chiếc máy mua từ Sao Nam có giá là 3,8 tỉ, giảm giá 20% còn 3,4 tỉ. Chiếc máy thứ hai mua của STS giá 1,289 tỉ. Mua của STS sau khi đã biết người ta lừa mình. Mua từ STS về để làm đối chứng. Nhưng mà sau đó thì hỏi lại STS, hỏi lại cái cậu Phan Quang Phú đó thì cậu nói rằng, “Cái máy mà nhập khẩu cùng một lần với máy mà Sao Nam bán cho anh thì em bán cho anh Hùng – In Hồ Gươm. Còn cái máy mà em bán cho anh đây là cái máy được nhập khẩu lần khác”. Theo nguyên đơn biết thì hiện nay tại thị trường Việt Nam có 3 cái máy C1100. Một cái bán cho anh Nguyễn Trí Hùng – in Hồ Gươm thì tôi đã trực tiếp đi Hà Nội, cùng với anh Hùng đứng bên cạnh cái máy C110 để chụp hình. Cái máy thứ hai là tôi dùng Công ty Sách Sài Gòn để mua máy của Sao Nam thì cái máy này hiện nay trùm mền còn ở chỗ tôi. Cái máy C1100 thứ ba là máy tôi mua từ STS. Sau khi dừng doanh nghiệp thì tôi xin phép STS cho tôi bán lại cho Cô Oanh, Công ty Oanh Trần ở Thành phố Hồ Chí Minh. Như vậy là, theo tôi biết thì hiện có 3 cái máy C1100. KMV giao máy cho STS thì tôi không biết STS đã chuyển giao cho tôi chiếc máy nào. Tôi chắc chắn là có 3 cái máy chứ không phải hai cái máy.
– Nhưng mà qua cung cấp chứng cứ thì nó có mâu thuẫn. Thứ nhất là phía nguyên đơn cho rằng chiếc máy thứ hai cùng nhập khẩu là bán cho một dơn vị khác ở Hà Nội. Còn KMV thì cho rằng chiếc máy thứ hai bán cho đơn vị khác ở đây. Như vậy là tài liệu chứng cứ này có mâu thuẫn. Nguyên đơn chỉ đưa ra tài liệu nhập khẩu hai máy nhưng không chứng minh được chiếc máy thứ hai bán đi đâu. Nay thì KMV đưa ra hóa đơn chứng minh là chiếc máy thứ hai bán cho STS rồi STS bán lại cho nguyên đơn. Thế thì nguyên đơn có đồng ý với phần trình bày của KMV hay không. Hay nguyên đơn có tài liệu, chứng cứ gì khác để chứng minh cho lời trình bày hay không. Hoặc có yêu cầu tòa án thu thập chứng cứ hay không?
– Thưa hội đồng xét xử. Nếu mà KMV nói rằng bán chiếc máy thứ hai đó cho STS rồi sau đó STS bán lại cho Công ty In 474 thì tôi đồng ý với lời trình bày đó. Tức là tôi mua của Konica hai cái máy từ Sao NamSTS, nghĩa là hai cái máy nhập khẩu đó đã được tôi mua hết. Hai cái đó giá lệch nhau thì tôi đồng ý.
Đến đây thì đại diện KMV lập tức đứng dậy, nói chen vào:
– Tôi xin đính chính lại. KMV chỉ xác định là KMV chỉ bán cho nhà phân phối thôi còn nhà phân phối STS bán lại cho khách hàng lẻ như thế nào thì chúng tôi không kiểm soát được. Chúng tôi chỉ xác định là chúng tôi bán cho nhà phân phối thôi.
– Thôi được rồi. Phía nguyên đơn đã thống nhất với trình bày của KMV. Hai bên thống nhất thế này là được rồi.
Đến đây Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn chuyển sang hỏi đại diện KMV về dịch vụ Click Charge:
– Phía KMV có đề nghị hội đồng xét xử là cho thời gian để cung cấp tài liệu chứng cứ chứng minh máy C1100 không có Click Charge thì máy vẫn hoạt động được thì tài liệu, chứng cứ để chứng minh đó là gì?
– Dạ. Ngày 4 tháng 5 thì chúng tôi có giải trình về Click Charge và cung cấp chứng cứ là các hợp đồng và hóa đơn giá trị gia tăng giữa KMV và một số khách hàng khác của KMV. Trong các hợp đồng và hóa đơn này thì các bên không buộc phải có thỏa thêm về sử dụng Click Charge khi mua bán máy in hoặc dịch vụ kỹ thuật của KMV hoặc chỉ mua mực in từ KMV. Đó là tài liệu đính kèm số 5 trong bản trình bày ý kiến mà chúng tôi đã nộp cho tòa vào ngày 4 tháng 5.
Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn chuyển sang hỏi tôi:
– Mời phía nguyên đơn. Phía nguyên đơn có ý kiến gì về vấn đề Click Charge do KMV vừa trình bày?
– Thưa hội đồng xét xử. Từ hôm trước tới nay, có một việc cần phải khẳng định rõ là như thế này: Phần Click Charge là cả thương mại và dịch vụ kỹ thuật chứ không phải chỉ là thương mại như các Luật sư của Sao Nam trình bày. Mực, vật tư, trống từ là phần thương mại, còn bảo trì, sửa chữa là dịch vụ kỹ thuật. Trong hợp đồng nhà phân phối cũng qui định rõ là, chỉ người nào được Konica đào tạo, được Konica huấn luyện thì mới được bảo trì, sửa chữa máy này. Đây là phiếu bảo hành của KMV. Tôi cầm phiếu bảo hành giơ cao cho mọi người thấy rồi dõng dạc đọc, nhấn rõ từng chữ phần 4-Điều kiện bảo hành: “- Máy được lắp đặt, bảo trì, sửa chữa bởi nhà cung cấp dịch vụ ủy quyền của KMV. – Sử dụng vật tư, linh kiện chính hãng do KMV hoặc do các đại lý ủy quyền của KMV cung cấp”. Như vậy, tất cả cái đó gọi là Click Charge. Thế thì không có Click Charge thì máy hoạt động được không? Xin thưa với hội đồng xét xử là không có Click Charge thì chắn chắn máy không hoạt động được. Tức là không có Sao Nam hoặc KMV tham gia vào giải quyết các vấn đề thì máy không hoạt động được. Nhưng vì sao máy hoạt động được? Là vì họ tham gia vào nhưng mà họ không ký hợp đồng. Không ký hợp đồng nhưng mà họ có tham gia. Tôi lấy ví dụ, từ khi họ lắp đặt máy cho đến khi máy bị ngừng là họ tham gia nhưng họ tính tiền thì không tính qua đồng hồ và họ không ký một cái hợp đồng. Vì vậy mình với họ làm. Làm cho đến một ngày, mình với họ mâu thuẫn thì họ không đến nữa thì mình không có hợp đồng để kiện họ. Tức là do nó không có hợp đồng. Nghĩa là, có hợp đồng thì may ra mới kiện họ. Là à, tại ông không đến làm dịch vụ kỹ thuật. Cái công ty này có tên trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là Công ty TNHH Thương mại – Tư Vấn – Kỹ thuật Sao Nam mà. Họ là Công ty làm dịch vụ kỹ thuật. Nếu không có dịch vụ kỹ thuật của họ thì làm sao máy hoạt động được?
– Bây giờ ở đây là phần đánh giá chứng cứ. Qua trình bày của KMV về Click Charge và họ đưa ra các tài liệu, chứng cứ này thì Saigonbook có ý kiến gì về các tài liệu chứng cứ này không?
– Thứ nhất là tôi không được tiếp cận các tài liệu, chứng cứ này. Thứ hai là, ngay từ đầu tôi đã nói với hội đồng xét xử là tất cả những trình bày với các tài liệu đó không có giá trị gì cả. Vì tới hôm nay, tôi vẫn không có biết gì về nó, tôi chưa nhìn thấy nó.
– Tức là ông không thừa nhận tài liệu chứng cứ do KMV trình bày phải không?
– Vâng! Ngay từ đầu tôi đã không thừa nhận.
– Như vậy phần kiểm tra đánh giá chứng cứ của các đương sự mới nộp tại phiên tòa đã xong. Bây giờ tới phần của Viện kiểm sát. Mời đại diện viện kiểm sát.
Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn vừa dứt lời chừng 30 giây thì đại diện Viện kiểm sát lên tiếng:
– Mời đại diện KMV.
– Dạ.
– Bà trình bày cho hội đồng xét xử một số nội dung như thế này …
(Hết đoạn 3, kỳ 79).
Diễn biến phiên tòa, càng về cuối càng kịch tính. Đây là vụ án hay về nhiều mặt. Tôi sẽ cố gắng tường trình chi tiết như đã hứa để các bạn có thể hình dung được phiên tòa đã diễn ra dưới sự giám sát của các bạn theo qui định tại điều 13.1 Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự 2015: “Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải tôn trọng Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân.”./.
Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn dứt lời chừng 30 giây thì Kiểm sát viên Trần Anh Tuấn lên tiếng:
– Mời đại diện KMV.
– Dạ.
– Bà trình bày cho hội đồng xét xử một số nội dung như thế này. Theo bà trình bày thì giữa KMV với Sao Nam thì máy C1100 này là mua đứt bán đoạn thì khi giao máy cho Saigonbook thì giao máy từ kho của KMV hay kho của Sao Nam?
– Từ kho của Sao Nam.
– Từ kho của Sao Nam? Thế thì KMV giao máy đến kho Sao Nam thì có chứng từ gì? Có phiếu xuất kho không? Phiếu xuất kho hay là phiếu vận chuyển hàng hóa hóa trên đường không? Có tài liệu đó không?
– Dạ, có đầy đủ ạ.
– Có hông? Nó nằm ở tài liệu số mấy?
– Số mấy để kiểm tra lại.
– Hàng hóa giao cho Sao Nam như thế thì nó có còn nguyên đai, nguyên kiện, nguyên thùng không?
– Dạ còn.
– Còn. Trong thùng thì còn đầy đủ phải không?
– Dạ còn đủ máy in và các linh kiện.
– Có một tài liệu chứng minh là giấy chứng nhận chất lượng thuộc quyền nhà sản xuất ngày 5 tháng 2 năm 2015 của Konica. Trong đó thì có chữ ký của Tổng giám đốc Tadasu Ichino, có các nội dung như thế này: “- Là thiết bị chính hãng mới 100% – Sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế của hãng Konica Minolta – Sản phẩm đạt tiêu chuẩn ISO 1401:2004 và ISO 9001:2000/JIS Q 9001:2000”. Như thế thì các sản phẩm này có giấy chứng nhận ISO của nó có hông?
– Về giấy chứng nhận chất lượng thì KMV đã tuân thủ đầy đủ. Có ạ.
– Giấy chứng nhận ISO này có phải không?
– Dạ có ạ.
– Có mà có bổ sung cho tòa không?
– Dạ để kiểm tra lại ạ. Để bổ sung sau.
– Các tài liệu này là chú ý nghe! Cứ mỗi lần nó ra một chút xíu là bổ sung, bổ sung cũng rất là vất vả. Thành ra nếu các tài liệu này mà chưa chuẩn bị kịp thì bổ sung sớm cho rõ, nếu mà sản phẩm này xác định có ISO.
– Dạ !
– Rồi. Bây giờ xác định nghe. Cái máy mà bị đơn bán cho nguyên đơn đó. Cái máy này sản xuất tại đâu?
– Máy này sản xuất tại Trung Quốc ạ.
– Sản xuất hay lắp ráp tại Trung Quốc?
Đại diện viện kiểm sát hỏi đến đây thì đại diện KMV ấp úng. Lập tức một đại diện khác của KMV, cô gái ngồi bên phải, đứng lên trả lời:
– Dạ tôi xin bổ sung cho Konica ạ…
– Bà trả lời lớn lên một tí ! – Đại diện viện kiểm sát hơi to tiếng.
– Dạ. Chứng nhận ISO đó là ISO của Trung Quốc. Konica Việt Nam thì chưa có làm ISO ở Việt Nam.
– Theo lời trình bày của KMV là máy này sản xuất tại Trung Quốc. Bây giờ hỏi lại là máy này sản xuất tại Trung Quốc hay lắp ráp tại Trung Quốc?
– Trong phiên tòa phúc thẩm thì Konica cũng đã từng cung cấp giấy xác nhận chuyện sản xuất này, tôi xin được trình bày lại ạ. Nói đến đây đại diện KMV cầm giấy đọc: “Các nhà máy của Konica Minolta tại Nhật Bản không sản xuất và lắp ráp máy in công nghiệp hiệu Konica Minolta Bizhub Press C1100. Một số thiết bị quan trọng của máy in C1100 được sản xuất tại Nhật Bản, Mỹ. Ví dụ như bộ điều khiển, bột từ và một số phụ kiện khác được sản xuất tại Trung Quốc.
– Bà vừa trình bày là theo giấy chứng nhận của Konica ngày 10/8/2016 đã được hợp pháp hóa lãnh sự phải hông?
– Dạ đúng ạ.
– Cái đó thì Viện kiểm sát có rồi. Bây giờ viện kiểm sát chỉ hỏi là máy C1100 này được sản xuất tại Trung Quốc hay lắp ráp tại Trung Quốc?
– Dạ. Dòng máy C1100 này được lắp ráp tại nhà máy của Konica Minolta đặt tại Trung Quốc theo tiêu chuẩn của tập đoàn Konica Minolta.
– Rồi. Như thế thì chứng từ liên quan đến chiếc máy này có xuất xứ Trung Quốc đúng không?
– Trên thân máy vẫn dán Made in China.
– Hàng hóa này nhập khẩu bằng đường biển, đường bộ hay đường hàng không?
– Dạ, đường biển.
– Rồi. Theo hợp đồng phân phối giữa mình với Sao Nam á thì nó có qui định về bảo hành. Thì phiên tòa ngày hôm trước, có nghe KMV trình bày như thế này nè, do Sao Nam bán cho Saigonbook không có thông báo cho KMV việc bảo hành nên KMV không biết. Đúng hông?
– Dạ xin viện kiểm sát hỏi lại lần nữa ạ.
– Về chế độ bảo hành máy mà khi Sao Nam bán cho Saigobook á thì Sao Nam không thông báo cho KMV, về cái việc bảo hành máy theo qui định của hợp đồng nhà phân phối, đúng chưa? Phiên tòa hôm trước mình đã trình bày rồi? Do đó mà máy không có chế độ bảo hành? Kiểm sát viên nhấn mạnh câu hỏi, có vẻ gay gắt.
– Nghĩa là, tất cả chế độ bảo hành
– Phải được đăng ký! Đại diện Viện kiểm sát nói chen vào rất gay gắt trong khi đại diên KMV vẫn đang trả lời tiếp tục:
– Khi mà Koncia bán cho nhà phân phối thì Konica sẽ bảo hành cho nhà phân phối còn nhà phân phối sẽ bảo hành cho khách hàng của họ chứ Konica không bảo hành trực tiếp cho khách hàng.
– Tức là, người nào bán, người đó bảo hành hả? Có đúng với luật không? Viện kiểm sát gay gắt.
– Dạ. Sao Nam sẽ bảo hành cho SaigonbookSao Nam sẽ đăng ký lại với KMV.
KMV khai khác bữa trước.
– Dạ không có khác.
– Bữa trước là hợp đồng có qui định là gì. Nếu Sao Nam bán cho Saigonbook thì Sao Nam phải thông báo cho KMV về việc Saigonbook có đăng ký bảo hành.?
– Nghĩa là, Konica chỉ tiếp nhận bảo hành từ nhà phân phối sau khi khách hàng đăng ký với nhà phân phối, rồi nhà phân phối đăng ký lại với Konica và Konica bảo hành cho nhà phân phối.
– Như thế là KMV đã biết cái máy này Sao Nam bán cho Saigonbook chưa?
– Dạ biết.
– Biết. Biết như thế thì chính sách bảo hành cho nó có không?
– Thì cái đó nhà phân phối phải đăng ký với Konica; Konica sẽ bảo hành cho nhà phân phối thôi. Nhà phân phối sẽ bảo hành cho người mua. Tại vì Konica bảo hành cho nhà phân phối thời hạn 3 năm nhưng nhà phân phối bảo hành cho khách hàng của họ bao nhiêu năm là do họ quyết định. Hai năm hoặc ba năm là tùy họ, tùy vào điều kiện kinh doanh của nhà phân phối. Nên là.
– Ở đây, ở đây nói thẳng với KMV thế này nè. Về chính sách bảo hành, chút xíu nữa tôi hỏi nguyên đơn, bị đơn. Nó có rất nhiều vấn đề. Konica là đơn vị độc quyền chính hãng. Đúng hông? Mà sản phẩm này là sản phẩm mới. Đúng lý ra, Konica bán hàng này mà biết được người mua hàng thì mình phải theo dõi bảo vệ khách hàng, chăm sóc khách hàng. Còn cái này cái gì, bán hàng hóa mà không biết có bảo hành hay không. Trong khi đó chính sách của nhà phân phối là có bảo hành. Kiểm sát viên nói gay gắt.
– Dạ đương nhiên ạ. Thưa đó là chính sách bảo hành giữa Konica với nhà phân phối ạ. Đã có cái qui định, giữa hai bên có thỏa thuận đó.
– Đúng là có qui định ở đây. Nhưng mà tôi nói ở đây là gì. Chính sách bán hàng của mình. Nếu mà xảy ra tình trạng với khách hàng, thì máy do mình lắp ráp, máy do mình sản xuất, do mình phân phối trên thị trường Việt Nam. Khi mình ra sản phẩm đó. Máy mới mình phải theo dõi sản phẩm đó có đạt yêu cầu hay không và xử lý như thế nào chứ?
– Đúng rồi. Chúng tôi vẫn theo dõi nhưng mà phải thông qua nhà phân phối vì mình đã bán cho nhà phân phối – Đại diện KMV gần như cãi tay đôi với kiểm sát viên.
– Nói thẳng ra là gì, là chính sách chăm sóc khách hàng á.
– Konica không thể làm thẳng với khách hàng của nhà phân phối được ạ. Nếu nhà phân phối ủy quyền thì Konica sẽ làm còn nhà phân phối không ủy quyền thì Konica không làm.
– Cái đó tôi hiểu rồi. Trong hợp đồng có rồi. Tôi chỉ hỏi những chỗ gút mắc trong quá trình bán hàng. Đúng hông? Nó như thế. Mời bà ngồi xuống đi.
– Dạ.
Đến đây, Kiểm sát viên Trần Anh Tuấn chuyển sang hỏi đại diện bị đơn Sao Nam:
– Mời phía bị đơn. Theo lời trình bày của KMV như thế thì hàng hóa giữa KMV với mình là mua đứt bán đoạn.?
– Dạ – Ông Quách Vũ Ân Khoa, một trong hai đại diện của Sao Nam trả lời bằng cách ‘dạ’ nhắp sau mỗi câu của Kiểm sát viên.
– Như thế thì máy C1100 này, KMV bán cho mình là chuyển hàng về kho của công ty mình?
– Dạ.
– Đúng không?
– Dạ.
Ông Quách Vũ Ân Khoa vừa ‘dạ’ nhắp xong thì bà Mai Thị Thùy Dương, một đại diện khác của Sao Nam lập tức đứng lên, trả lời chen vào. Bà Dương nói:
– Dạ. Tôi xin bổ sung là cái việc giao hàng á, theo như KMV có qui định là đối với đơn hàng trị giá trên 200 triệu thì KMV sẽ giao hàng trực tiếp cho khách hàng. Đối với đơn hàng mà Sao Nam bán cho Phát Hành Sách Sài Gòn thì cái đó Sao Nam đề nghị KMV giao hàng đến địa chỉ mà Saigonbook qui định. Cái đó là Konica giao trực tiếp.
– Vậy thì hồi nãy KMV trình bày như vậy có đúng không?
– Dạ, không đúng ạ.
– Bởi zậy, tôi nói làm gì có cái chuyện giao máy qua bên đây, bên đây giữ lại rồi chuyển qua bên kia?
– Dạ.
– Cái máy đó không thể nào ông mua ông giữ lại rồi ông chờ ông bán đâu. Ông phải tìm được mối. Đúng hông? Ông tìm được mối, có hợp đồng kinh tế thì ông mới đặt hàng chứ làm gì có chuyện ông mua đem về kho, chờ được giá rồi từ đó chuyển qua bên đây. Đúng hông?
– Dạ.
– Tôi nói bất hợp lý là ở chỗ đó nên thành ra tôi mới hỏi. Đúng hông?
– Tôi xin nói lại là ngày 20/10/2014, Công ty Phát Hành Sách Sài Gòn ký hợp đồng với Công ty Sao Nam theo hợp đồng số 038. Sau đó, ngày 29/10/2014, Công ty Sao Nam gửi đơn đặt hàng đến Konica để Konica dựa trên hợp đồng đó, Konica đặt hàng từ bên hãng về. Sau khi mà làm thủ tục hải quan gì đó thì Sao Nam thông báo cho Konica địa chỉ giao hàng. Konica vận chuyển hàng đến giao theo địa chỉ do Sao Nam thông báo thì Sao Nam đến bàn giao máy. Giao máy vẫn là Sao Nam giao chứ không phải Koncia.
Sao Nam chỉ làm thủ tục thôi đúng hôn?
– Dạ. Đúng rồi.
– Còn máy là chuyển giao trực tiếp từ KMV cho Saigonbook?
– Dạ không. Ý là giao khi mà giao địa điểm thì giao theo chỉ định của Saigonbook nhưng mà bàn giao vẫn là bàn giao cho Sao Nam chứ không phải bàn giao cho Saigonbook.
– Tức là, ý là chỉ về mặt thủ tục thôi, còn cái máy đó thì của KMV giao trực tiếp cho Saigonbook?
Đến đây thì ông Quách Vũ Ân Khoa chen vào trả lời thay cho bà Mai Thị Thùy Dương. Ông nói:
– Thưa đại diện viện kiểm sát ! Tôi xin trình bày thêm thế này. Ở đây chúng ta phải nhận rõ hai vấn đề: Thứ nhất là về mặt di chuyển vật lý, như vừa rồi đại diện Sao Nam đã trình bày là chuyển từ kho KMV đến địa chỉ do Sao Nam chỉ định. Khi đến địa chỉ do Sao Nam chỉ định thì Sao Nam trực tiếp có người ký nhận hàng hóa, kiểm tra chất lượng hàng hóa. Sau đó Sao Nam ký biên bản bàn giao cho Saigonbook. Biên bản bàn giao có chữ ký xác nhận của cả ACBLSaigonbook. Lúc đó, theo qui định của Luật thương mại thì rủi ro hàng hóa đã chuyển giao cho phía Sao Nam rồi, KMV không còn trách nhiệm gì ở đây.
– Rồi. Tôi rõ chỗ đó rồi. Bây giờ thế này: Khi bàn giao cho Saigonbook thì hàng còn nguyên kiện, nguyên đai. Đúng hông?
– Đúng.
– Thế thì trong thùng hàng hóa có luôn cái Catalogue hông?
– Catalogue không. Catalogue không đi kèm theo máy đâu ạ. Bà Mai Thị Thùy Dương trả lời thay cho ông Quách Vũ Ân Khoa.
– Catalogue không đi kèm theo máy hả?
– Catalogue là giao lúc thời điểm báo giá để Saigonbook tham khảo chọn mua máy ạ. Chứ Catalogue mà đến thời điểm giao máy mới giao Catalogue thì Saigonbook biết cái máy đó là gì để mà mua? Bà Dương nói như hỏi để bắt bẻ lại câu hỏi của đại diện viện kiểm sát.
– Rồi. Theo trình bày của mình là Catalogue đã giao rồi để khách hàng nghiên cứu để mua. Đúng hông? Rồi!. Cái thứ hai là bây giờ liên quan đến bảo hành. Theo phiên tòa ngày hôm trước, bị đơn có trình bày là giao phiếu bảo hành cho nguyên đơn mà nguyên đơn không nhận. Đúng hông?
– Dạ – Bà Mai Thị Thùy Dương trả lời.
– Hình thức giao là hình thức nào?
– Dạ, giao trực tiếp ạ. Cũng giống như là chứng từ nhập khẩu thì Sao Nam cũng nói là Sao Nam giao cũng không có ký nhận ạ.
– Có văn bản gì không?
– Dạ không ạ.
Phiếu bảo hành là do ai phát hành?
– Dạ, Sao Nam là người điền thông tin vào gửi cho, ơ, ơ
– Không. Mẫu, mẫu đó là của chính hãng phát hành hay ai phát hành?
– Dạ, Chính hãng phát hành.
– Chính hãng phát hành? Còn các thông tin là do Sao Nam điền vào vì Sao Nam là người bán trực tiếp cho Saigonbook, đúng hông?
– Dạ.
– Như thế thì hình thức mà mình giao cho nguyên đơn cái phiếu bảo hành á thì mình giao bằng hình thức nào?
– Dạ, em giao trực tiếp ạ.
– Có biên bản hông?
– Dạ không.
– Lý do sao người ta hổng nhận phiếu bảo hành?
– Thì lúc đó là, à sau khi nghiệm thu á, thường là cái qui định là, cái việc giao phiếu bảo hành là sau khi máy được lắp đặt, nghiệm thu, máy chạy hoàn toàn rồi thì công ty Sao Nam mới đăng ký bảo hành lên Konica. Konica phát lại phiếu bảo hành đó đóng dấu mộc treo của Koncia vào đó thì Sao Nam mới cung cấp phiếu bảo hành đó cho khách hàng.
– Như zậy thì phiếu bảo hành này đăng ký với KMV chưa?
– Dạ rồi.
– Đăng ký rồi, hồi nảy bên kia nói chưa?
– Hồi nảy tôi nói có mà! – Bà Mai Thị Thùy Dương đốp lại.
Đến đây ông Quách Vũ Ân Khoa, đại diện chính của Sao Nam tại tòa, nói chen vào:
– Thưa hội đồng xét xử, tôi phải làm rõ chỗ này tại vì phiên xét xử lần trước, chúng tôi hiểu là có thể viện kiểm sát chưa hiểu ý của KMV. Theo chúng tôi hiểu là phiếu bảo hành này là phía Sao Nam đã đăng ký với KMV rồi, KMV biết máy đó bán cho Saigonbook. Vấn đề ở đây là chúng tôi ghi tên thông báo với KMV rồi mới giao cho Saigonbook. Vấn đề chỉ vậy thôi.
– Thế Sao Nam giải thích lý do sao Saigonbook không nhận phiếu bảo hành?
– Dạ tại vì lúc đó ông Kim ổng, ơ, muốn trả lại máy chứ ổng không tiếp tục dùng cái máy đó nữa.
– Rồi. Bị đơn ngồi xuống. Mời nguyên đơn!
Đại diện Viện kiểm sát bắt đầu hỏi tôi:
– Lời trình bày của KMV và phía bị đơn thì phía nguyên đơn thấy có đúng không?
– Hoàn toàn sai và sai, dối, rất là thô thiển.
– Bây giờ nói ngắn gọn là sai chỗ nào?
– Sai là thế này. Thứ nhất là ngày 31/3 ký biên bản nghiệm thu để trả tiền vì lúc đó tôi chưa trả tiền thì tất nhiên giao phiếu bảo hành là tôi nhận, còn sau này tôi trả máy, tức là vào tháng 8 tôi mới trả. Còn nghiệm thu là 31/3 thì cái việc giao máy có phiếu bảo hành thì tôi mừng liền. Sau khi ký nghiệm thu thì tôi mới ký giấy nhận nợ với ngân hàng để chuyển tiền cho họ. Tức là, lúc đó tôi rất thiện chí, tôi lo làm ăn chứ tới tháng 8 kia, tôi mới trả máy cho họ mà!?
– Thôi bây giờ nói tóm lại là phía bị đơn có giao phiếu bảo hành hay không?
– Không ! Tôi thốt lên rất to. Trong biên bản phiên tòa sơ thẩm, họ cũng đã thừa nhận họ chưa giao phiếu bảo hành nè.
– Ông trả lời ngắn gọn thôi.
– Không! không. Không có giao phiếu bảo hành – Tôi nói to và dứt khoát.
– Thứ hai là đối với máy C1100 này có kèm theo Catalogue không?
– Không,
– Có không.?
– Không.
– Hồi nảy họ trình bày là trước khi ông đi mua là họ có giao Catalogue cho ông?
– Họ là bây giờ đó, họ nói dối từ đầu tới cuối. Đến lúc họ mua lại máy không được thì từ đó đến giờ họ đối phó. Họ thuê người nói dối và họ trực tiếp nói dối. Thì bây giờ, cái phiếu bảo hành để tôi nói luôn cho luôn. Khi mà tôi đi làm ăn với họ, trong lúc hòa thuận, tôi thiếu tiền là tôi đi vay tiền để trả cho họ. Tôi chiêu đãi họ để tôi kiếm cái kỹ thuật của người Nhật để tôi xây dựng Printing Shop. Tôi đâu có khùng mà tự nhiên, đi ký nghiệm thu mà không nhận cái phiếu bảo hành? Đâu có cái chuyện kỳ zậy!?
– Rồi. Rồi. Bây giờ các đương sự chú ý nhe. Trong các phiên tòa vừa rồi, với phiên tòa hôm nay thì có một cái điều mà tất cả các đương sự cũng như những người dự khán ở đây đều thấy bất hợp lý, đó là. Bán cái máy C1100 này thời điểm đó trên dưới 3 tỉ đồng. Bây giờ mua máy mà không kèm bảo hành. Bên bán thì nói giao phiếu bảo hành mà bên mua không nhận. Bên chính hãng thì nói rằng cái máy này chưa đăng ký bảo hành. Như thế có cái tài sản nào 3 tỉ bạc mà bây giờ mua máy mà không nhận bảo hành, không được bảo hành, thì điều đó có hợp lý không? Rõ ràng nó vô lý.
Kiểm sát viên đang nói từng ý, mỗi một câu như dừng một nhịp như đặt câu hỏi. Đến đây thì Bà Mai Thị Thùy Dương nhớm đít, đứng dậy nói chen ngang:
– Tôi xin được có ý kiến.
– Chưa bà. Chưa có ý kiến. để khi nào xong đã. Như thế thì trong vấn đề này nó có một cái đó, cần phải suy nghị tại sao như zậy. Cái máy chứ có phải là vật rẻ đâu? Bây giờ mua mà không có bảo hành. Đơn vị bảo hành thì nói chưa đăng ký thì không được bảo hành. Trong khi đó thì bên này giao nói bên kia không nhận. Có một điều gì đó rất bất hợp lý .. Mời nguyên đơn ngồi xuống. Bị đơn có ý kiến gì?
– Dạ, thì kính thưa hội đồng là, cái việc mà giao phiếu bảo hành hay không giao phiếu bảo hành thì cũng không ảnh hưởng gì về chính sách bảo hành và trách nhiệm bảo hành của Sao Nam đối với khách hàng. Cái điều này, Sao Nam đã khẳng định trong cái, cái, cái phiên xử trước và vào ngày 24/7/2015, Sao Nam cũng đã thực hiện trách nhiệm bảo hành đối với máy C1100 này. Đây là thời điểm mà ông Kim đã yêu cầu Sao Nam thu hồi lại nhưng mà sau đó Sao Nam thấy cái máy đó bị hư một cái lỗi đó là cái Fusing Belt thì Sao Nam vẫn thực hiện trách nhiệm bảo hành đó và rõ ràng là trên cái phiếu yêu cầu bảo hành Sao Nam đưa cho ông Kim xác nhận là Sao Nam đã thực hiện bào hành này. Thì không có nghĩa là không có phiếu bảo hành thì ông Kim không nhận được trách nhiệm bảo hành từ Sao Nam. Xin hội đồng phân định rõ ra vấn đề đó.
– Rồi. Qua trình bày của bà nghe. (dạ – Bà Mai Thị Thùy Dương dạ nhắp). Bà nói phiếu bảo hành với không phiếu bảo hành không quan trọng nhưng thực tế báo cho bà biết như thế này: Người đi mua phải có đầy đủ chứng từ, từ Catalogue cho đến phiếu bảo hành. Phiếu bảo hành để có cái gì người ta còn có chứng cứ để người ta đòi bảo hành hay người ta trả lại chứ. Chứ mua máy mà không có các tài liệu đó đi theo là người ta không dám mua. Mà đây đâu phải là chuyện nhỏ?
Đến đây, Kiểm sát viên Trần Anh Tuấn chuyển sang hỏi ông Quách Vũ Ân Khoa, một luật sư của Công ty Luật LCT, được Sao Nam ủy quyền với vị trí số một tại tòa. Ông Trần Anh Tuấn nói:
– Rồi. Mời phía bị đơn. Theo tài liệu mà bị đơn gửi cho hội đồng xét xử và viện kiểm sát, phía bị đơn xin đề nghị giám định phải không?
– Dạ đúng ạ.
– Giám định cái gì, lý do gì?
– Dạ thưa hội đồng xét xử! Ở đây chúng tôi nói tiếp một số nội dung. Nguyên đơn đang yêu cầu giải quyết tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Liên quan đến giải quyết hợp đồng vô hiệu thì phải xét đến hậu quả của giao dịch hợp đồng vô hiệu trong trường hợp hội đồng xét xử cho rằng khởi kiện của nguyên đơn là có căn cứ. Thì cái việc cần thiết phải làm ở đây là giám định cái máy. Thứ nhất là xem cái máy đó còn ở đâu. Thứ hai là tình trạng của máy đó đến đâu. Tại vì trong đơn khởi kiện của nguyên đơn, như hội đồng xét xử đã biết, nguyên đơn cũng thừa nhận là có sử dụng và tính khấu hao. Như vậy, trong trường hợp này, chúng tôi phải xem lại cái máy đó có đúng như lời nguyên đơn có nói hay không. Máy đó có còn để lại đúng địa chỉ như nguyên đơn cam kết hay không. Máy đó có còn hoạt động, có còn đầy đủ tính năng, có đầy đủ các thiết bị đi kèm để mà khi chúng tôi nhận về, chúng tôi có thể sử dụng được hay là chúng tôi có thể giải quyết được hậu quả của hợp đồng vô hiệu. Giả sử hợp đồng vô hiệu thì cái việc này là cần thiết. Ngoài ra, ngay trong quyết định kháng nghị giám đốc, tòa án nhân dân cấp cao Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã đề nghị là phải tiến hành giam định. Việc giám định này là cần thiết. Ngoài ra, đối với cái vấn đề thứ hai chúng tôi cần nêu ở đây là, cái máy in này, chúng tôi đã bán cho phía nguyên đơn từ năm 2014 tới giờ, khấu hao bây giờ còn bao nhiêu. Mà trong khi đó, như lời nguyên đơn nói ở các phiên tòa trước đây là nguyên đơn kéo ra để ở vỉa hè thì cái trách nhiệm của nguyên đơn ở đây là bảo quản của cái máy này như thế nào, tính khấu hao như thế nào. Cho nên chúng tôi yêu cầu giám định là xuất phát từ những vấn đề như vậy.
– Giám định cái gì? Giám định chất lượng hay giám định cái gì?
– Dạ thưa hội đồng xét xử. Thứ nhất là
– Hay giám định giá trị còn lại như thế nào?
– Thứ nhất là xem xét thẩm định tại chỗ là máy đó đang ở đâu. Thứ hai là giám định giá trị còn lại của máy in tính đến thời điểm này.
– Như thế thì đề nghị giám định thì theo ý kiến của mình thì chọn cơ quan nào giám định?
– Thưa hội đồng xét xử ! Tôi đã nêu trong đơn yêu cầu giám định.
– Công ty giám định nào? Đơn vị nào giám định?
– Dạ, Trung Tâm Giám Định 3 ạ.
– Trung Tâm Giám Định 3! Ngoài ra còn có yêu cầu nào khác không?
– Dạ, thưa hội đồng xét xử là, chúng tôi cũng đã yêu cầu hội đồng xét xử, đề nghị công ty Cho thuê tài chính cung cấp hồ sơ cho thuê tài chính của bên phía nguyên đơn để chúng tôi làm rõ những lời khai của nguyên đơn trong hồ sơ cho thuê tài chính.
– Cái đó ông đã có đơn gửi cho tòa chưa?
– Dạ thưa hội đồng xét xử ! Chúng tôi đã có đơn cho hội đồng xét xử từ phiên tòa đầu tiên cũng như gửi đại diện viện kiểm sát.
– Tất nhiên, ngoài ý kiến của bị đơn, còn nhiều ý kiến của các luật sư khác. Có rất nhiều ý kiến về chứng cứ. Thì sở dĩ hội đồng xét xử cũng như đại diện viện kiểm sát … (nghe không rõ 3 từ này) cũng có nhiều lý do. … (không rõ một câu). Cứ mỗi ý kiến như thế là phải đánh giá, có làm hay không cũng là một vấn đề phức tạp. Đúng hôn?
– Dạ.
– Mời bị đơn ngồi. Mời nguyên đơn.
Đại diện viện kiểm sát chuyển sang hỏi tôi:
– Trong phiên tòa ngày hôm trước, tức là ngày 22/4, có nghe nguyên đơn trình bày ý kiến, tức là tại phiên tòa này, ông rút yêu cầu về chất lượng. (vâng) Đúng hông? (vâng)
– Vâng! Tôi (vâng) nhắp theo sau mỗi câu nhấn như là câu hỏi của đại diện viện kiểm sát.
– Như thế thì việc rút yêu cầu của ông thì viện kiểm sát thấy như thế này nè: Theo đơn khởi kiện của mình, tại tòa án sơ thẩm tòa án Quận 3 á, (vâng), cho đến tòa án thành phố, cho đến quyết định giám đốc thẩm (vâng) tòa án cấp cao Thành phố Hồ Chí Minh (vâng), cũng có đã giải quyết yêu cầu về chất lượng (vâng). Như thế thì tại phiên tòa vừa rồi ông rút yêu cầu về chất lượng (vâng), tất nhiên cũng sẽ ảnh hưởng đến giải quyết vụ án (vâng). Tại vì xuyên suốt quá trình sơ thẩm, phúc thẩm rồi giám đốc thẩm, hủy án phúc thẩm (vâng). Nay xử phúc thẩm lại (vâng). Thì các nội dung mà ông cầu có liên kết với nhau về nhiều vấn đề (vâng). Thành ra cái yêu cầu này, nếu ông xác định rút thì viện kiểm sát cũng sẽ đề nghị hội đồng xét xử xem xét nhưng mà vì các nội dung này nó có liên quan, sẽ ảnh hưởng đến xem xet giải quyết vụ án. Nên hỏi lại ông là ông xác định rút yêu cầu này?
– Thưa hội đồng xét xử và đại diện viện kiềm sát là tôi rút yêu cầu đó vì tôi thấy rằng không cần thiết. Mặc dù vấn đề lừa chất lượng là người ta đã lừa tôi. Nhưng mà, nêu vấn đề này sẽ làm mất thời gian của hội đồng xét xử để xem xét thêm một hành vi nữa. Họ đã có 6 hành vi lừa dối rõ là đã đủ để hợp đồng vô hiệu rồi. Còn họ có thể có 10 hành vi lừa dối khác, thì 10 hành vi đó, tôi cũng không cần phải xem xét thêm nữa.
– Thế thì viện kiểm sát sẽ ghi nhận ý kiến này.
– Vâng! Tôi rút yêu cầu đó để hội đồng xét xử và cơ quan tiến hành tố tụng đỡ mất thời gian xem xét vấn đề này.
– Vấn đề thứ hai, tôi muốn hỏi nguyên đơn, bây giờ là bị đơn người ta có yêu cầu đề nghị một là xem xét tại chỗ, hai là giám định đối với cái máy C1100, riêng ý kiến của nguyên đơn thế nào?
– Thưa hội đồng xét xử ! Tôi là người rất cẩn thận. Ngay từ cấp sơ thẩm, tôi đã lập vi bằng ghi nhận hiện trạng chiếc máy C1100 này nộp cho tòa án cấp sơ thẩm. Trong biên bản hòa giải ở cấp sơ thẩm, KMVSao Nam đã thừa nhận cái vi bằng này và không có ý kiến phản đối. Trong vi bằng số 89/2016 ngày 11/01/2016, có ghi hiện trạng máy in của Sao Nam là máy in trong tình trạng dừng hoạt động, màn hình ở chế độ tắt. Đó. Thừa phát lại đã xác nhận số hiển thị dừng trên đồng hồ là 00225771. Ngày của nó là ngày 31/12/2014. Và phiếu công tác của Sao Nam, mà sau này, người của Sao Nam xuống lập phiếu công tác mà hôm vừa rồi cô Dương này nói ngoa là tôi in thêm 60 ngàn bản đó. Thì cái phiếu này tôi về tôi lục liên 2 ra thì liên 2 này trùng với chỉ số của của vi bằng và đồng hồ.
– Tôi hỏi ý kiến của ông về vấn đề giám định.
– Giám định cái gì nữa! – Tôi kêu lên – Vì có thừa phát lại lập vi bằng xác nhận cái máy này đã không hoạt động từ đó đến giờ rồi!
– Thông báo cho ông thế này: Thừa phát lại người ta lập vi bằng ghi nhận lại sự việc, một hành vi tại thời điểm xác định, còn về chất lượng của cái máy là của cơ quan chuyên môn về kỹ thuật, khác nhau. Như thế thì bây giờ hỏi ông về ý kiến của bị đơn, ông có đồng ý hay không?
– Không đồng ý. Thưa hội đồng xét xử ! Không đồng ý.
– Rồi. Cám ơn ông.
Đến đây, Kiểm sát viên Trần Tuấn Anh kết thúc phần hỏi của ông. Chủ tọa, Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn mời các luật sư và đương sự đặt câu hỏi bổ sung. Phía nguyên đơn thực hiện quyền hỏi trước. Luật sư Phùng Thanh Sơn, Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Saigonbook, hỏi tôi:
– Trong phiên tòa lần trước, ông nói Konica và Sao Nam lừa Click Charge hay giao vật không đồng bộ? Vô hiệu do lừa dối hay do giao vật không đồng bộ?
– Thưa hội đồng xét xử ! Konica và Sao Nam phối hợp lừa Click Charge, là lừa không ký hợp đồng dịch vụ Click Charge. Tức là bỏ phần dịch vụ Click Charge ra khỏi hợp đồng. Lẽ ra là phải đưa vào hợp đồng mua bán máy để ký cùng với phần đó nhưng mà họ lừa chúng tôi, họ không đưa phần đó vào để ký chung trong một hợp đồng mà họ để sau này để họ tùy tiện tăng giá. Ví dụ, hết tháng này họ lấy tiền xong thì tháng sau họ tính một mức giá khác. Vì họ lừa cho nên dẫn đến vật không đồng bộ. Không đồng bộ chỉ là một hệ quả thôi, chứ nguyên nhân là họ lừa mình. Vì vậy phải vô hiệu do lừa dối theo điều 132 BLDS2005.
– Trong phiên tòa lần trước, ông có trả lời hội đồng xét xử rằng khi ký hợp đồng, ông không quan tâm đến xuất xứ thì từ “không quan tâm’ này ông giải thích thế nào? Xuất xứ nào cũng được hay là đương nhiên phải là xuất xứ Nhật Bản nên ông không quan tâm?
– Thưa hội đồng xét xử là, trước đó họ đã nói máy xuất xứ Nhật và máy đại nhất Đông Nam Á rồi. Thì tôi mặc nhiên tôi đi mua máy Nhật. Trong ý chí của tôi từ đầu tới cuối, tôi mua máy Nhật thì tôi quan tâm đến xuất xứ làm gì nữa. Cũng giống như đứa con của mình, tại thời điểm nào đó, mình cũng đâu có thể quan tâm tới nó thường xuyên được đâu. Tất nhiên phải là xuất xứ Nhật Bản với giá tiền cao chót vót phải đi liền với nhau, nó mặc nhiên như thế. Tại thời điểm mình làm ăn suôn sẻ với nhau, mình ký hợp đồng, mình quan tâm tới nghĩa vụ của mình là trả tiền cho người ta, trả như thế nào để mà mình với người ta, còn làm ăn lâu dài thôi, chứ còn cái râu ria tiểu tiết đó mà để ý dô nữa thì làm sao tôi để ý cho hết.
– Có nghĩa là câu trả lời của ông “không quan tâm” đến xuất xứ có nghĩa là …?
– Có nghĩa là đã khẳng định xuất xứ Nhật Bản rồi thì không cần để ý đến nó nữa. Nói chính xác là tôi không để ý. Tôi không để ý cái chuyện đó trong hợp đồng.
– Trong phiên tòa lần trước, ông có nói với hội đồng xét xử rằng, là khi ký hợp đồng 038 là phù hợp với ý chí của ông. Ông hãy nói rõ ý chí của ông khi đó là gì?
– Phù hợp là vì tại thời điểm đó, tất cả các thông tin có trong hợp đồng cũng như ngoài hợp đồng, nói miệng hay ký vào văn bản hợp đồng thì ý chí của tôi là mua máy rẻ, hiện đại của Nhật Bản để làm Printing Shop. Tức là cái máy đó phải rẻ hơn tất cả những người nào trên cõi đời ở đất nước Việt Nam này là 20%. Vì tôi đi mua máy là mua của Konica, mà Konica là thống nhất giá bán trên toàn quốc, nên tôi mua giá rẻ hơn 20% nghĩa là tôi phải được rẻ hơn tất cả khách hàng khác để tôi làm Printing Shop. Chứ còn tôi đi so sánh với các máy của Sao Nam làm gì, vì Sao Nam có khi một đời họ, họ chưa chắc bán được cái máy. Nên họ nói với tôi cái máy đầu tiên, máy đầu tiên là vì ý chí của tôi là mua máy của Konica, là cái máy đầu tiên của Konica đưa vào thị trường Việt Nam, giá nó rẻ cho tôi 20%, có nghĩa là từ đó về sau, người nào mà mua sau tôi đều phải đắt hơn tôi 20%. Nên tôi mới đi mua một cái máy sau để làm bằng chứng là một khách hàng khác là Công ty In 474 mua có 1,289 tỉ. Từ đó, tôi mới rị họ. vì tôi không thể làm được. (Tôi nói rất to, giận dữ và quyết liệt).
– Rồi, cám ơn ông.
Đến đây thì Luật sư Phùng Thanh Sơn chuyển qua hỏi đại diện Công ty Sao Nam. Luật sư Phùng Thanh Sơn nói: “Kính thưa hội đồng xét xử, sau đây cho tôi hỏi đại diện của Sao Nam”. Ông Quách Vũ Ân Khoa đứng dậy theo lời “mời bị đơn” của Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn. Luật sư Phùng Thanh Sơn hỏi:
– Trong phiên tòa trước, đại diện Sao Nam viện dẫn hợp đồng 029, hợp đồng 032 giữa Sao Nam với Công ty Sáng Tạo Trẻ, không có phần dịch vụ Click Charge nhưng máy vẫn hoạt động được. Tức là, hợp đồng 029 và hợp đồng 032 là của Sao Nam bán máy in cho Công ty Sáng Tạo Trẻ, đúng không?
– Dạ. Ông Quách Vũ Ân Khoa – đại diện chính của Sao Nam trả lời.
– Hợp 029 với hợp đồng 032?
– Hai cái hợp đồng đó, bán cho Công ty In Sáng Tạo Trẻ, đúng rồi – Bà Mai Thị Thùy Dương nhanh nhảu trả lời chen vào.
– Tài liệu này do nguyên đơn cung cấp cho bị đơn, đề nghị bị đơn xác nhận lại có chính xác là cái đó không?
– Cái hợp đồng này không phải là Sao Nam cung cấp cho nguyên đơn – Bà Dương tiếp tục ngồi trả lời.
– Nguyên đơn cung cấp cho bị đơn?
– Cái đó là nguyên đơn cung cấp cho tòa – Bà Mai Thị Thùy Dương ngồi nói.
– Nguyên đơn cung cấp cho tòa, cung cấp cho bị đơn nữa. Thì sau đó Sao Nam viện dẫn tài liệu này để viện dẫn không có Click Charge thì máy vẫn hoạt động đúng hông?
– Chúng tôi đã nộp đầy đủ tài liệu chứng cứ liên quan đến vấn đề này cho tòa rồi – Ông Quách Vũ Ân Khoa trả lời.
– Có thừa nhận có các hợp đồng như thế này không?
– Đó là chứng cứ do nguyên đơn cung cấp, chúng tôi không thừa nhận gì hết cả.
– Nếu zậy thì tại sao ở phiên tòa trước, bị đơn lại viện dẫn 2 hợp đồng này để lập luận không có Click Charge thì máy vẫn hoạt động?
– Cái đó chúng tôi không cần phải lập luận. Khi nào hội đồng xét xử yêu cầu, chúng tôi đã cung cấp cho hội đồng xét xử rồi.
– Từ khi nguyên đơn cung cấp tài liệu này cho tòa và gửi cho bị đơn thì bị đơn có phản đối gì về tại liệu này không?
– Thưa hội đồng xét xử ! Cái đó chúng tôi thấy không liên quan đến vụ án. Khi hội đồng xét xử yêu cầu thì chúng tôi đã cung cấp cho hội đồng xét xử rồi.
– Thế thì có phản đối gì hay không?
– Chúng tôi nói ở đây luôn là chúng tôi thấy không liên quan đến nội dung vụ án. Còn khi hội đồng xét xử cần làm rõ có Click Charge hay không có Click Charge máy vẫn chạy được thì chúng tôi đã cung cấp cho hội đồng xét xử rồi.
– Trong hợp đồng 029 và 032 bán máy cho in Sáng Tạo Trẻ, do Sao Nam soạn thảo, có mục xuất xứ Trung Quốc thì tại sao đến hợp đồng 038 bán máy cho Saigonbook thì Sao Nam lại bỏ mục xuất xứ đó? Có phải cố tình bỏ, loại ra để lừa Saigonbook không?
– Chúng tôi đã nói rất nhiều trong các phiên xử trước. Tiêu chí về xuất xứ máy không bao giờ được Saigonbook đưa ra khi mà yêu cầu chúng tôi bán máy.
– Đề nghị bị đơn trả lời vào câu hỏi là tại sao lại loại ra.?
– Tôi đã trả lời rồi. Hỏi là quyền của ông, trả lời hay không là quyền của tôi. Ông Quách Vũ Ân Khoa đốp lại ngay.
– Tại sao có xuất xứ Trung Quốc mà đến hợp đồng 038 thì lại bỏ ra?
Luật sư Phùng Thanh Sơn hỏi đến đây thì ông Quách Vũ Ân Khoa đốp xen vào ồn như cái chợ. Lập tức, bà Mai Thị Thùy Dương đứng lên trả lời thay cho ông Quách Vũ Ân Khoa:
– Tôi xin trả lời luật sư là. Đúng là trên các hợp đồng của Sáng Tạo Trẻ là có xuất xứ Trung Quốc, nhưng, tại sao không có trên hợp đồng của Saigonbook là tại vì Công ty Sao Nam và Công ty Saigonbook không có thương lượng về xuất xứ. Còn Công ty Sáng Tạo Trẻ có thương lượng về vấn đề xuất xứ nên tôi mới hỏi Konica là cái máy đó xuất xứ là ở đâu thì tôi mới thể hiện trên hợp đồng. Đúng hông? Bà Dương nhấn mạnh gay gắt rồi nói thêm: “Có thương lượng thì mới thể hiện trên hợp đồng. Không. Pháp luật không qui định xuất xứ phải thể hiện trên hợp đồng, pháp luật không qui định xuất xứ trên hợp đồng”.
Trả lời của bà Mai Thị Thùy Dương gay gắt, xen lẫn với câu hỏi của Luật sư Phùng Thanh Sơn, ồn ào như ở chợ. Lập tức, Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn ôn tồn, ngắt lời các bên:
– Câu hỏi này, hội đồng xét xử đã ghi nhận và đã hiểu rõ câu trả lời của các bên. Đề nghị các bên chuyển sang câu hỏi khác.
Lập tức, tôi giơ tay xin bắt đầu câu hỏi bổ sung. Được sự đồng ý của Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn, tôi đứng dậy, trên tay cầm phiếu bảo hành do KMV phát hành. Tôi nói:
– Thưa hội đồng xét xử, cho tôi được hỏi KMV.
– Mời đại diện KMV – Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn vừa dứt lời thì đại diện chính của KMV tại tòa, cô gái ngồi bên phải đứng lên. Tôi bắt đầu đặt những câu hỏi để làm rõ quan hệ vi ủy quyền của KMV:
– Trong phiếu bảo hành do KMV ký đóng dấu nè (tôi vừa nói vừa giơ cao phiếu bảo hành và đọc), có nội dung như thế này: “Máy được lắp đặt, bảo trì, sửa chữa bởi nhà cung cấp dịch vụ ủy quyền của KMV. – Sử dụng vật tư, linh kiện chính hãng do KMV hoặc do các đại lý ủy quyền của KMV cung cấp”. Hôm nay trước tòa, tôi xin hỏi đại lý ủy quyền của KMV là ai?
– Đại diện Konica xin được trả lời: Đơn vị ủy quyền của Konica chính là nhà phân phối.
– Tức là Sao Nam?
Sao Nam – Đại diện KMV khẳng định và ấp úng nói thêm: “Và các đại diện của chính hãng, à, tại vì. Chính hãng, có nghĩa là hãng chỉ bảo hành cho những linh kiện chính hãng chứ còn không bảo hành cho những linh kiện mua từ những người khác”.
– Tức là, bây giờ xác định lại một lần nữa, “Sao Nam là một đại lý ủy quyền của KMV”. Tôi chỉ hỏi chừng đó thôi?
– Dạ, Sao Nam là nhà phân phối như hợp đồng nhà phân phối.
– Tôi đang hỏi là “đại lý ủy quyền” trong giấy bảo hành này là ai? Còn cái chuyện phân phối này là họ phân phối rồi. Tôi muốn hỏi đại lý ủy quyền ghi cụ thể trong Phiếu Bào Hành này là ai để mà tôi tiếp xúc, để nhận vật tư, rồi để cho họ thực hiện dịch vụ. Rồi mua những cái gì của họ thì tôi phải biết họ là ai. Tôi phải biết KMV ủy quyền cho ai để tôi giao dịch cho đúng chứ. Vì nếu tôi giao dịch sai với người được ủy quyền này nè, thì tôi sẽ không được bảo hành?
Tôi hỏi to tiếng, gằn giọng. Trước sự lớn giọng của tôi, một đại diện khác của KMV, người phụ nữ ngồi bên trái lập tức đứng lên nói:
– Xin ông, xin ông nói đừng có lớn giọng zậy.
– Không. Tôi đang hỏi chị, chị xác định dùm tôi để tôi còn có chỗ bảo hành?
– Ông hỏi xong chưa để tôi trả lời?
– Rồi.
– Nghĩa là Phiếu bảo hành đó là cái phom mẫu chung, phát hành ra không chỉ riêng cho nhà phân phối Sao Nam. Ngoài ra, Konica còn ký rất là nhiều hợp đồng với những nhà phân phối khác ở các tỉnh để bán vật tư chính hãng. Thì cái đó gọi là những đơn vị được Konica ủy quyền. Định ghi luôn như vậy chứ không chỉ là riêng Sao Nam.
– Tôi xin hỏi KMV, đối với cái máy của tôi, tôi muốn biết ai là người được ủy quyền để giải quyết cái máy của tôi? Cái máy cụ thể này nè?
Saigonbook mua ở đâu thì sẽ ủy quyền ở đó.
– À, tức là Sao Nam là đại lý ủy quyền?
– Nhà phân phối Sao Nam là người được ủy quyền.
– Vậy thì thôi, chứ có gì đâu mà đi chối cho mắc công nhiều năm nhiều tháng zậy. Tức là, Sao Nam là một đại lý được ủy quyền. Đã ghi rõ như thế này. Nếu tôi mà không có Sao Nam thì cái máy này không có cách chi hoạt động được. Mà ủy quyền thì tôi xin hỏi Sao Nam (vừa nói tôi vừa quay qua hỏi đại diện Sao Nam):
– là theo điều 584 khoản 2 Bộ luật dân sự 2005 “người thực hiện công việc ủy quyền phải báo cho người thứ ba biết nội dung ủy quyền, phạm vi ủy quyền, thời hạn ủy quyền”. Vậy thì Sao Nam có báo cho tôi biết cái chuyện này không? Có biết cái chuyện ủy quyền này không? – Tôi hỏi to tiếng.
Ông Quách Vũ Ân Khoa, đại diện Sao Nam đứng lên trả lời:
– Thưa hội đồng xét xử ! Tôi đã khẳng định nhiều lần từ trước đến nay. Sao Nam là nhà phân phối của Konica, còn ủy quyền ở đây chỉ ủy quyền về mặt kỹ thuật như phía đại diện Konica đã trình bày với hội đồng xét xử. Qui trình bảo hành thế nào, khách hàng tìm đến chúng tôi, khách hàng mua máy của tôi là nhà phân phối của Konica. Chúng tôi tiến hành bảo hành và thông báo lại cho Konica biết. Nhân sự của chúng tôi được Konica đào tạo, có hiểu biết tốt nhất và có thể cung cấp dịch vụ kỹ thuật tốt nhất cho khách hàng liên quan đến vấn đề này. Đó là giải trình của chúng tôi liên quan đến vấn đề này và chúng tôi không trả lời thêm bất cứ câu hỏi nào nữa, bởi vì tất cả các vấn đề này đã được chúng tôi làm rõ rồi.
Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn định chuyển quyền hỏi sang người khác nhưng tôi nói “Cho tôi hỏi thêm một câu nữa, thưa hội đồng xét xử. Câu này liên quan đến nội dung hôm trước Sao Nam nói rằng là, chúng tôi đã in thêm hơn 50 chục ngàn bản sau ngày khởi kiện. Xin Sao Nam xuất trình cái phiếu công tác này thừ có khớp với liên 2 do tôi đang giữ không?”. Tôi vừa nói vừa giơ liên 2 phiếu công tác về phía đại diện Sao Nam và nói:
– Để đối chiếu xem thử họ có nói dối với tòa không. Vì hôm trước họ nói liên 1 mà tôi không lục được liên 2 để đối chiếu.
Trong lúc Sao Nam vừa lục liên 1 ra thì tôi nói:
– Đúng không? Đúng 225 ngàn không?
– Đúng. đúng ! – Ông Quách Vũ Ân Khoa trả lời.
– Đúng thì cái này á, trong cái đơn khởi kiện của tôi, số liệu mà tôi tính khấu hao cũng 225 ngàn, tôi đâu có in thêm sau ngày khởi kiện gì đâu (vừa nói, tôi vừa đưa cái đơn khởi kiện ra). Mà ông lên tòa, ông nói tôi in thêm tới 50 nghìn nữa. Và cái vi bằng Thừa Phát Lại nó cũng thế mà.
Ngay lúc đó thì bà Mai Thị Thùy Dương nói nhỏ với ông Khoa rằng số liệu trong đơn khởi kiện chỉ có một trăm bảy mươi mấy ngàn. Lập tức, tôi nói to:
– Số đó là khác mà. Đơn khởi kiện có trong hồ sơ vụ án là khớp với phiếu công tác mà.!
Đến đây thì đại diện Sao Nam im lặng, có vẻ biêt xấu hổ. Tôi nói như la những đứa trẻ:
– Làm mà cứ đi nói dối suốt á. Làm khó khăn cho toàn hệ thống bảo vệ pháp luật. Nên tôi về lục cái phiếu công tác này ra, cùng với cái vi bằng và đơn khởi kiện đều là có số 225771.!
Lập tức, ông Quách Vũ Ân Khoa đứng lên nói:
– Thưa hội đồng xét xử! Chúng tôi cần làm rõ ở đây, thứ nhất là cái phiếu này ghi ngày 29/11/2016 thì ghi là 225 ngàn bản nhưng mà tại thời điểm khởi kiện, theo đơn khởi kiện là, … ú, ớ, 225 hả?
Ông Quách Vũ Ân Khoa ú ớ một lúc thì bà Mai Thị Thùy Dương đọc lên số là 225 ngàn trang. Tôi lập tức nói:
– Đó! 225 ngàn trang đó. Trong hồ sơ còn lưu mà. Hội đồng xét xử lục cái đơn khởi kiện của tôi ra là đúng như thế mà.
Vừa nói, tôi vừa lật trang 4 đơn khởi kiện dí sát mặt ông Khoa và bà Dương và nói “Đây nè, 225.771 nè, tính khấu hao là 19.190.535 đồng nè”. Ông Quách Vũ Ân Khoa, đại diện cho Sao Nam, đáp khẽ nhưng rất rõ: “ô kê, ô kê”.
Tôi đang định phát biểu thêm về sự gian dối của Sao Nam thì Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn xen vào, ôn tồn nói: “Cái này thì các bên sẽ đưa vào phần tranh luận nhe. Ở đây là chỉ hỏi thôi. Hỏi xong rồi thì thôi. Ông hỏi xong chưa?”:
– Hỏi xong rồi. Tôi trả lời lễ phép, nhẹ nhàng.
Tôi vừa cất đi một gánh nặng ấm ức từ phiên tòa ngày 22/4/2021. Sao Nam đã đưa phiếu công tác ngày 29/11/2016 để cáo buộc tôi in thêm 50 ngàn bản sau ngày khởi kiện. Họ dùng số liệu dối trá này để trình bày với hội đồng xét xử là không có họ, tôi vẫn tiếp tục in được 50 ngàn bản in. Nghĩa là, máy in vẫn hoạt động bình thường mà không cần có Click Charge của họ.
Tôi sẽ tiếp tục tường thuật chi tiết để bạn đọc theo dõi và để nhân dân giám sát công tác xét xử của tòa án. Theo tôi, sự kéo dài vụ án như thế này phải xuất phát từ những nguyên nhân nào đó. Nhưng dù sao thì sự thật cũng chỉ có một, chân lý chỉ có một. Càng kéo dài vụ án thì càng xuất hiện nhiều kịch tính và càng hấp dẫn./.
Tôi đang định phát biểu thêm về sự gian dối của Sao Nam thì Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn xen vào, ôn tồn nói: “Cái này thì các bên sẽ đưa vào phần tranh luận nhe. Ở đây là chỉ hỏi thôi. Hỏi xong rồi thì thôi. Ông hỏi xong chưa?”.
– Hỏi xong rồi. Tôi trả lời lễ phép, nhẹ nhàng.
– Mời phía luật sư.
Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn vừa nói, vừa nhìn về phía các luật sư ngồi ở dãy bàn đối diện với bàn của kiểm sát viên. Khi thấy tín hiệu giơ tay của Luật sư Đỗ Đức Vân Hồng thì Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn nói: “Mời Luật sư của Sao Nam”. Luật sư Đỗ Đức Vân Hồng đứng dậy, hỏi tôi:
– Tại phiên tòa hôm nay thì ông có trả lời là, các chứng cứ của Sao NamKMV nộp cho tòa và kiểm sát viên mà không có nộp cho ông thì ông không thừa nhận các giá trị chứng cứ đó. Thì tôi muốn ông trả lời rõ là, các chứng cứ này ông chưa được đọc nên ông chưa thể biết nó là chứng cứ gì, hay là luật gì, nên ông không thừa nhận giá trị của nó là có thật hay không, hay là do cái qui trình là trách nhiệm phải nộp chứng cứ cho ông nhưng không nộp nên ông không thừa nhận?
– Thứ nhất là tôi xin đính chính cho anh, cho Luật sư Đỗ Đức Vân Hồng là thế này: Tôi không yêu cầu họ ‘nộp’ cho tôi. Tôi chỉ yêu cầu họ ‘gửi’ cho tôi theo đúng qui định pháp luật. ‘Nộp’ là nộp cho tòa chứ không phải ‘nộp’ cho tôi! Đây là gửi cho các đương sự. Luật qui định họ phải gửi cho tôi. Vì họ không gửi cho tôi nên cho đến giờ phút này thì tôi vẫn không biết nó là cái gì. Về tố tụng là nó sai. Không phải là bây giờ, toàn bộ hệ thống bảo vệ pháp luật và tòa án là, cứ mỗi khi đi đến đâu là bắt đầu anh về anh ‘nhắp’ cái rồi anh gởi. Tôi cũng không có thời gian. Cụ thể giống như những cái chứng từ này không nộp đúng qui định thì tốt nhất là tôi bác về tố tụng. Còn thứ hai là, những cái đó mà đi vào tranh luận thì tôi cũng sẽ bác bỏ hết. Tôi thấy nó không có một cái ý nghĩa gì. Về việc họ lừa dối là đã đủ chứng cứ và Cấp giám đốc thẩm, dựa vào các tài liệu có trong hồ sơ, đã khẳng định lừa dối là hoàn toàn đúng. Mà hiện nay thì quyết định giám đốc thẩm đang có hiệu lực pháp luật. Nên vấn đề chứng minh thêm, đối với tôi là không cần thiết. Tuy nhiên, để tạo thuận lợi cho mọi người tranh tụng thì tôi vẫn thiện chí. Mà thiện chí đến ngày hôm nay là bao nhiêu năm rồi? Và cái máy của tôi hiện nay nằm đây – nằm ở đó mà tôi mất mấy tỉ, ba tỉ tư đồng, phá sản cả hai doanh nghiệp. Công nhân của tôi, cả trăm người, không có công ăn việc làm. Và hôm nay và đây là lần cuối cùng, tôi nói lại với Luật sư Đỗ Đức Vân Hồng là tôi không trả lời anh một câu nào nữa. Không hỏi nữa. (Tôi khẳng định dứt khoát như là một mệnh lệnh).
Luật sư Đỗ Đức Vân Hồng không hỏi nữa. Ông hiền từ ngồi xuống. Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn mời Luật sư Đoàn Khắc Độ đặt câu hỏi. Luật sư Đoàn Khắc Độ đặt câu hỏi cho đại diện KMV:
– Trên website của KMVSao Nam, có ghi là cái máy C1100, là máy in sử dụng công nghệ kỹ thuật số. Thế thì thực tế, cái máy in C1100 này có phải là máy in sử dụng công nghệ kỹ thuật số không?
– Nó không liên quan gì về vụ án này.
– Nó có liên quan nên tôi mới hỏi. Còn đương sự có quyền không trả lời.
Đến đây thì đại diện KMV lúng túng, quay xuống hỏi Luật sư Châu Huy Quang. Luật sư Châu Huy Quang lại quay xuống hỏi ông Tetsuya Tokuda – Tổng giám đốc của KMV, đang theo dõi phiên tòa. Hình như câu hỏi của Luật sư Châu Huy Quang chưa rõ nên Tetsuya Tokuda tiến đến chỗ đại diện KMV, bà thứ hai ngồi bên trái, ghé sát tai để nghe dịch lại câu hỏi. Sau một lúc dừng, trao đổi giữa Tetsuya Tokuda với hai đại diện, thì bà đại diện của KMV, ngồi bên phải, nói:
– Câu này là tôi không trả lời.
Luật sư Đoàn Khắc Độ tiếp tục hỏi:
– Khi KMV nhập khẩu chiếc máy in C1100 thì có giấy phép nhập khẩu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền không?
– Có. Đại diện KMV đáp nhanh.
– Giấy phép riêng cho máy này không?
– Chúng tôi có chức năng.
– Cái giấy phép này có nộp cho tòa không? Nộp chưa? và nộp vào ngày tháng năm nào?
– Chúng tôi đã nộp cho tòa, trong bản trình bày ý kiến của tháng 5, chúng tôi đã có đầy đủ chức năng kinh doanh, nhập khẩu máy móc.
– Không. Cái đó là giấy đăng ký kinh doanh, còn ở đây là giấy phép nhập khẩu riêng của máy in C1100 này hay không? Tức là có cái giấy phép riêng đó mới được nhập khẩu cái máy loại này nghe?
– Chắc anh chưa lùi lại thời điểm năm 2014. Đó là giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy phép kinh doanh. Tham khảo lại.
– Tôi hỏi là có giấy phép nhập khẩu hay không?
– Không, tôi không trả lời câu hỏi này.
– Cho tôi hỏi câu hỏi kế tiếp. Trong quá trình giải quyết vụ án thì ở phiên tòa hôm trước và cả phiên tòa hôm nay, đại diện KMV có trả lời là cái hóa đơn 393 xuất cho Sao Nam ngày 30/11/2014. Tuy nhiên, Tờ khai thông quan ở Hải Quan thì ghi là ngày 1/12/2014. Như vậy là ngày 30/11/2014, máy in C1100 đang còn nằm ở cảng thì căn cứ vào đâu mà KMV xuất hóa đơn bán cho Sao Nam?
– Trong tờ khai thông quan mà chúng tôi đã nộp cho tòa thì ngày là ngày 27/11/2014, nên luật sư hỏi trật lất. Câu hỏi của luật sư đã có nằm trong
Luật sư Đoàn Khắc Độ vừa cầm tờ khai thông quan đưa lên vừa nói: “Cái này có phải là tờ khai Hải Quan mà KMV nộp cho tòa không? Sao ngày đăng ký ghi rõ là ngày 1/12/2014. Thì có nghĩa là cái máy này lúc này đang còn nằm ở cảng thì trước đó, vào ngày 30/11/2014, KMV đã xuất hóa đơn bán cho Sao Nam. Căn cứ vào đâu mà KMV bán cho Sao Nam, xuất hóa đơn vào ngày 30/11?”.
– Vấn đề có liên quan đến câu hỏi của luật sư đã nằm trong chứng cứ đã nộp cho tòa án cho nên đề nghị luật sư xem lại.
– Cám ơn chị.
Luật sư Đoàn Khắc Độ vừa chấm dứt thì Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn nhìn quanh, không thấy ai hỏi nữa. Ông định kết thúc phần hỏi tại phiên tòa thì bỗng dưng có một người ngồi dưới, phía sau tôi đưa tay xin hỏi. Tôi ngoái đầu nhìn thì thấy đó là Luật sư Trần Hải Đức – Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Sao Nam. Ở phiên tòa ngày 20/4/2021, tôi đã từ chối, không trả lời bất cứ câu hỏi nào của luật sư Trần Hải Đức. Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn đã phải chấp nhận quyền không trả lời của tôi. Phiên tòa ngày 22/4/2021 thì tôi không thấy luật sư Trần Hải Đức xuất hiện. Kiểm tra các quyết định tạm ngừng phiên tòa ngày 22/4/2021 và quyết định tạm ngừng phiên tòa ngày 6/5/2021 thì tôi không thấy có tên Luật sư Trần Hải Đức nhưng có đủ tên các luật sư khác. Tôi cứ nghĩ rằng, vì lý do nào đó, Luật sư Trần Hải Đức đã từ chối tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Sao Nam, nên tôi cũng hơi bất ngờ về cú giơ tay xin phát biểu của ông. Hơn nữa, hôm nay do phòng dịch nên các luật sư ngồi giãn cách. Vì thiếu chỗ nên Luật sư Châu Huy Quang và Luật sư Trần Hải Đức đến sau, phải ngồi ở các bàn của những người tham dự phiên tòa.
Được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa cho phát biểu, Luật sư Trần Hải Đức nói:
– Kính thưa hội đồng xét xử ! Cho tôi được hỏi đại diện của Công ty Phát Hành Sách Sài Gòn.
– Thưa hội đồng xét xử ! Tôi không trả lời. Không trả lời.
– Tôi đề nghị hội đồng xét xử cho tôi đặt câu hỏi, còn trả lời hay không là chuyện của đương sự.
– Từ đầu, phía nguyên đơn đã nói là không trả lời bất cứ câu hỏi nào của ông. Để tránh mất thời gian thì thôi ông không hỏi nữa. Những vấn đề đó, ông cứ nêu ở phần tranh luận. Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn từ tốn trả lời Luật sư Trần Hải Đức.
– Thế thì tôi xin phép đề nghị hội đồng xét xử đặt câu hỏi cho nguyên đơn để nguyên đơn trả lời các câu hỏi của tôi. Câu hỏi của tôi như sau – Luật sư Trần Hải Đức định đọc các câu hỏi thì Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn từ tốn nói:
– Hội đồng xét xử không có nghĩa vụ hỏi thay cho các đương sự và các luật sư nhé. Hội đồng xét xử đã đặt các câu hỏi và đã rõ rồi.
– Như vậy thì tôi đề nghị hội đồng xét xử cho phép tôi được thực hiện quyền của tôi: Đặt các câu hỏi, còn trả lời hay không là quyền của đương sự.
– Rồi. Ông cứ hỏi đi – Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn đồng ý.
– Kính thưa hội đồng xét xử. Tôi muốn hỏi nguyên đơn, là việc của nguyên đơn, Công ty saigonbook rất nhiều lần trả lời với hội đồng xét xử, đến nay Công ty Phát Hành Sách, Công ty TNHH Phát Hành Sách Sài Gòn đã phá sản thì tôi đề nghị đại diện theo pháp luật của Công ty Phát Hành Sách Sài Gòn trả lời cho hội đồng xét xử biết, cho đến thời điểm này, đã có một cái quyết định thụ lý theo thủ tục phá sản của tòa án có thẩm quyền hay chưa. Hay là có giấy của sở kế hoạch đầu tư xác nhận rằng, là Công ty TNHH Phát Hành Sách Sài Gòn đã tiến hành làm thủ tục phá sản hoặc là giải thể theo qui định của pháp luật hay không?. Đó là câu hỏi của tôi, còn trả lời hay không là quyền của đương sự. Tôi đã đặt câu hỏi này và tôi sẽ đưa vào phần tranh luận để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Sao Nam. Xin cám ơn hội đồng xét xử.
– Nguyên đơn có trả lời không? Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn vừa hỏi tôi. Tôi liền đứng lên nói:
– Thưa hội đồng xét xử! Công ty của tôi là ‘dừng’, tức là, như tôi đã nói là “DỪNG DOANH NGHIỆP – ĐÒI CÔNG LÝ”. Chứ doanh nghiệp của tôi là không có làm thủ tục phá sản. Tôi phải chờ vụ kiện này cho xong, để tôi theo vụ kiện này. Với tư cách là người đang kiện này là tôi dừng để tôi đi kiện. Công nhân tôi nghỉ. Có nghĩa là toàn bộ hệ thống của tôi vẫn bình thường, tôi vẫn phải đóng thuế môn bài. Tôi dừng kinh doanh thôi.
Đến đây Luật sư Trần Hải Đức không hỏi gì thêm. Đến phần tranh luận, Luật sư Trần Hải Đức cũng không phát biểu gì thêm. Tôi thầm nghĩ rằng, luật sư này chỉ hỏi khà khịa, kiếm chuyện để kéo dài vụ án nhưng bị mình chặn họng nên phải đứng điện, tắt đài phát thanh.
Luật sư Trần Hải Đức vừa ngồi xuống thì Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn nói: “Các bên có ai đặt câu hỏi gì thêm nữa không?”. Quan sát và đợi một lúc, không thấy ai hỏi nữa, Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn nói tiếp: “Hội đồng xét xử chuyển sang phần tranh luận. Bắt đầu phần tranh luận thì mời phía đại diện nguyên đơn”. Tôi vừa cầm 3 tờ giấy A.4 đứng lên thì Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn nói: “Đại diện nguyên đơn có thể tự mình trình bày tranh luận hoặc thông qua Luật sư – ‘Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp’ của nguyên đơn trình bày thay”.
Từ trước, tôi đã thống nhất với các luật sư của tôi là nhường cho tôi quyền tranh luận trước. Vì thế, tôi đã mở đầu phát biểu tranh luận, dõng dạc với tâm thế của người tự tin, nắm chắc chân lý. Tôi nói:
(Hết đoạn 7, kỳ 79: Diễn biến phiên tòa ngày 26/5/2021)./.
(Trích từ “Cuộc Chiến Đòi 10 Triệu USD”, còn tiếp)
| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Lương Vĩnh Kim

Lương Vĩnh Kim

Bình luận

avatar