Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

86. Tranh Luận Lượt Về Của Lương Vĩnh Kim Tại Phiên Tòa Ngày 26.5.2021.

Vài lời phi lộ cho tranh luận lượt về của tôi.
Có 5 luật sư tham gia tranh luận ở phiên tòa này. Nguyên đơn – Saigonbook có hai luật sư là Luật sư Phùng Thanh SơnLuật sư Đoàn Khắc Độ. Bị đơn – Sao Nam có hai luật sư là Luật sư Đỗ Đức Vân Hồng và Luật sư Trần Đức Hải. Người có quyền, nghĩa vụ liên quan-KMV có một Luật sư là Luật sư tiến sĩ Châu Huy Quang. Sao Nam ủy quyền cho hai đại diện và KMV cũng ủy quyền cho hai đại diện nhưng các đại diện của họ đều không tham gia tranh luận. Tôi là đại diện theo pháp luật của Saigonbook và là người duy nhất tham gia tranh luận với tư cách là người đại diện cho đương sự. Tôi cũng là người duy nhất tranh luận hai lượt, cả lượt đi lẫn lượt về.
Sau phát biểu tranh luận của Luật sư Châu Huy Quang, phát biểu thứ 5 trong số 5 luật sư, thì tôi đứng lên phát biểu. Tôi không muốn kéo dài cuộc tranh luận vô bổ làm mất thời gian của tòa nên chỉ đề cập đến vài vấn đề nổi cộm:
Thưa hội đồng xét xử là, tôi cũng đề nghị với các luật sư của tôi là thôi, không tham gia tranh luận thêm. Chỉ có một mình tôi, tôi sẽ nói ngắn gọn mấy vấn đề thế này. Để tránh trường hợp nói dài quá, hội đồng xét xử ngồi lâu.
– Hợp đồng 038 này là chỗ anh Đỗ Đức Vân Hồng, tôi đề nghị là anh nghiên cứu lại vì một lý do mà tôi ví dụ thế này: Ở dưới sơ thẩm, người ta đã tuyên hợp đồng 03 này vô hiệu, mà nó vô hiệu toàn phần thì trong đó có một điều khoản thay thế cho cái hợp đồng 038 này. Nó lấy cái hợp đồng này nó thay. Nó vô hiệu toàn phần thì có nghĩa là nó không còn gì để thay hợp đồng 038. Vì vậy, nếu mà tuyên hợp đồng 03 vô hiệu thì phải xét đến hợp đồng 038. Nên thành ra, không bao giờ có cái chuyện là tách hợp đồng 038 này ra mà xét được. Đó là việc thứ nhất.
– Việc thứ hai là, anh Đỗ Đức Vân Hồng – Luật sư, không phân biệt được lắp ráp với sản xuất. Tức là gì, cái máy mà hiện nay trên tờ khai nhập khẩu này là nó sản xuất ở Trung Quốc. Có một chi tiết là IC602 là nhập của Mỹ thôi, không có cái nào của Nhật cả. Và phải phân biệt cho được giữa sản xuất với lắp ráp. Sản xuất ở Trung Quốc chứ không phải lắp ráp ở Trung Quốc. Bởi vì sao? Sản xuất, để được coi là xuất xứ của một nước là phải thỏa qui định về tỉ lệ hóa nội địa. Ví dụ như hàng hóa có tỉ lệ giá FOX đưa xuống cảng là bao nhiêu thì mới chấp nhận là xuất xứ của một nước. Nên phải phân biệt cho được nó, chứ nếu không, là cãi rất mất thời giờ.
– Cái thứ ba là cái vấn đề thẩm định giá của công ty Thẩm định giá Sài Gòn là suốt phiên tòa phúc thẩm hôm nay đã không đề cập đến nữa mà anh Đỗ Đức Vân Hồng, luật sư này, cứ đem ra nói rất là dài dòng, không cần thiết.
– Bây giờ, đến một việc nữa là về cái xuất xứ mà cả các luật sư này nói rằng tôi là người cung cấp xuất xứ cho ACB chứ không phải là Sao Nam. Bây giờ nè, trên toàn bộ hồ sơ, từ cái biên bản hòa giải dưới sơ thẩm cho đến đơn khởi kiện của tôi mà từ cấp sơ thẩm cho đến hôm nay, thì rõ ràng là luật sư và các đương sự là bị đơn và người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, đều nói rằng là, bán cái máy này là bán cho ACB. Nói rằng bán cái máy này cho ACBL và cung cấp các thông tin cho ACBL. Vì anh phải cung cấp thông tin cho người mua chứ. Vì rõ ràng là ở trong cái biên bản phiên tòa sơ thẩm, họ cũng nói rất rõ là họ làm việc với ACBL để họ bán máy cho ACBL, tôi chỉ là người thuê sử dụng. Bây giờ đến đây, họ lại bảo tôi là người cung cấp, họ hoàn toàn không cung cấp. Thế mà anh trình bày là anh bán máy cho ACBL? Cái thứ hai nữa là như thế này, cái vấn đề ở chỗ là, ai cung cấp thông tin không quan trọng, mà quan trọng là cái ký zô. Anh ký zô. Cái chữ ký đó mới xác định trách nhiệm của người ta. Ví dụ, Sao Nam cung cấp thông tin là xuất xứ Nhật Bản mà tôi không cung cấp nhưng mà bây giờ tôi ký rồi, thì ba bên ký xuất xứ Nhật Bản. Thì đây vấn đề là ở chỗ ký zô hợp đồng. Mà không những ký zô hợp đồng mà còn ký vào biên bản bàn giao ba bên là máy có xuất xứ Nhật Bản. Không những ký vào biên bản bàn giao mà bên cạnh đó, là cái chữ viết thêm bằng nét viết tay trong biên bản bàn giao đó, các chi tiết đó, là người của Sao Nam viết, là anh Phạm Thanh Vũ. Nên thành ra, hiện nay đi tranh luận cái chỗ xuất xứ “ai là người cung cấp thông tin” để làm gì? Cái quan trọng là anh ký vào và thứ hai nữa, từ trước đến giờ, anh nói anh bán cho ACB. Nên tranh luận cái vấn đề ở chỗ xuất xứ đó là không cần thiết.
Còn những vấn đề khác của Luật sư Châu Huy Quang đã nói là ngoài vụ án này, nói rồi sẽ kiến nghị cơ quan nhà nước, kiến nghị cơ quan này cơ quan kia làm cái gì đó thì hội đồng đã bác rồi, tôi không đề cập nữa nhưng mà “nói zậy là nói bậy!”. Anh phải có đơn khởi kiện là ai xúc phạm, vu khống hay làm cái gì anh sai thì anh trực tiếp có đơn khởi kiện, anh hướng dẫn cho các đương sự – người của anh khởi kiện, chứ anh không có đến đây, hội đồng xét xử không làm thay cho anh cái đó.
Bây giờ vấn đề như thế này, vấn đề hóa đơn 391, không, hóa đơn 393 thì hôm nay trước hội đồng xét xử và mọi người, tôi nói như thế này nè: Tôi gốc là Thanh tra thuế. Tôi nhìn zô cái hóa đơn 393, tôi thấy nó là liên hai. Liên hai là liên giao cho khách hàng, anh bán anh xuất cho Sao Nam rồi thì còn đâu anh phô tô anh đem anh nộp cho tòa? Các anh giở ra mà xem, các anh làm việc mà các anh không biết gì về thuế, về hóa đơn. Liên 2 là liên giao cho khách hàng mà anh lại đem anh nộp.
Tôi nói đến đây thì đại diện KMV lên tiếng. Lập tức, tôi nạt:
– Khoan đã. Tôi nói xong rồi mới tới cô. Tôi nói tiếp:
Thứ hai nữa là mua bán mà không có hợp đồng. Giống như hồi nảy chủ tọa phiên tòa hỏi là “mua bán có hợp đồng không?”. Một cái máy mấy tỉ đồng, anh bán cho tôi với hợp đồng với nhiều ràng buộc về rất nhiều thủ tục mà anh bảo anh bán cho Sao Nam không có hợp đồng? Rồi chối tư cách ủy quyền, chối rất mâu thuẫn. Nên cái vấn đề đó là không phải tranh luận. Còn thêm vào một cái việc nữa, là cái hồ sơ và hóa đơn này nộp ngày 14/4/2016 là cái ngày đã xét xử vụ án rồi, người ta đi vào nghị án rồi mà nộp thì không có thông tin, không có ai kiểm tra cái đó. Có nghĩa là, cái ngày 14 tháng 4 là ngày xét xử sơ thẩm, buổi sáng xong rồi, không có nộp, là ông nộp cái thời gian nghị án thì làm sao mà cái chứng từ đó nó hợp pháp? Mà bây giờ ra trước tòa, cả luật sư bên KMVSao Nam là những người luật sư mới, cứ đưa cái chứng từ đó ra để mà nói rằng mua đứt bán đoạn. Coi lại cái hóa đơn đó, kèm theo bảng kê ý kiến đó là nộp sau ngày 14/4 là cái ngày đã xử sơ thẩm, tức là phiên tòa đang đi vào nghị án thì ông nộp cái đó vào hồi nào? Đấy là một hóa đơn bất hợp pháp, hóa đơn đối phó. Và ở đây là mục đích của tôi là chỉ bác cái việc mua đứt bán đoạn thôi. Vì tôi, năm sáu năm nay, là tôi cáo buộc Konica, và không phải một cái máy, hai cái máy mà cũng không phải vấn đề cá nhân tôi, mà dân tộc tôi bị lừa. Không phải cá nhân tôi mà rất nhiều người Việt Nam bị lừa!
Tôi nói đến đây thì Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn lên tiếng nhắc nhở:
– Nhắc phía nguyên đơn, mình đi kiện gì mình bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, còn (… nghe không rõ) thì đó là quyền lợi của người khác, hả.
– Dạ, cám ơn hội đồng xét xử. – Và tôi nói tiếp:
– Bây giờ xuất xứ. Còn bây giờ một cái vấn đề lớn nhất hôm nay, xin thưa hội đồng xét xử, thưa đại diện viện kiểm sát là Sao NamKMV biết cái máy của tôi là không hoạt động được vì họ là đã có ý họ thu hồi. Họ đã thừa nhận lỗi của họ rồi và họ đi thu hồi. Đến lúc, tôi giải ngân ACB, tôi trả tiền. Trả tiền thì tôi chỉ chờ họ thu hồi thôi, thì họ đến họ mua lại. Họ mua lại thì tôi làm sao tôi bán vì tôi không có chức năng gì bán máy mà thực sự thì tôi cũng không có thỏa thuận bán máy thì tôi biểu họ thu hồi. Và trong băng ghi âm cũng ghi rõ là họ là, (Vừa nói đến đây tôi quay xuống hàng ghế dưới hỏi “ông Chung Sao Nam đâu rồi?”) ổng đổ thừa cho KMV là cái máy đầu tiên là của ổng, còn cái máy này là ổng đổ thừa cho KMV. Và trong cái biên bản phiên tòa từ cấp sơ thẩm thì KMV cũng đã thừa nhận là họ thu hồi máy mà. Và tất cả các chứng từ trong hồ sơ vụ án, anh Đào Việt Linh, rồi anh Trần Vũ, rồi những chứng từ của Ichino ký, gửi cho Phát Hành Sách Sài Gòn, Ichino ký gửi trực tiếp, kể cả những tờ giấy này, họ gửi họ làm ăn với tôi. Bây giờ ra đến tòa, tới cái cấp phúc thẩm này, chối sạch. Và những người này như anh Châu Huy Quang, anh Đỗ Đức Vân Hồng, mấy người này, họ đâu có tham gia đàm phán với tôi đâu, đâu có làm ăn đâu, nên bây giờ làm rất mất thời gian. Và hiện nay tôi nói với mọi người nè, cái máy đó là không hoạt động được, buộc tôi phải dừng doanh nghiệp. Nó không hoạt động được mà tôi trả cũng không được. Tôi có công văn đó, tôi trả không được, tôi tức, tôi đi dừng doanh nghiệp. Còn nói cái máy thứ hai. Bây giờ tôi dừng doanh nghiệp, không lẽ tôi thất bại cả hai máy. Tôi và KMV đã thừa nhận. KMV đã điều cái máy của STS xuống cho Saigonbook in dưới đó mà. Tức là các bên đã thừa nhận để giải quyết cái hậu quả của hợp đồng vô hiệu này, đã đồng ý rồi và đã giải quyết rồi. Chỉ có luật sư là xúi zô là phải mua chứ còn trước đó là 3 bên đã thừa nhận với nhau là lỗi của họ, thôi để họ lấy máy về. Và chính họ là điều cái máy của In 474 từ dưới Nơ Trang Long xuống ở chỗ 474 để cho chúng tôi in, để thế cho Saigonbook, cho Saigonbook giải quyết công ăn việc làm. Thì cái máy đó, là thỏa thuận với anh Linh, với KMV là điều xuống đó rồi. Từ đó, tôi bán cái máy kia đi, tôi cũng xin ý kiến của, của … tôi nộp cho tòa ngày 23 đó, là tôi đã xin ý kiến của STS là để tôi bán cái máy đó. Còn cái máy này là tôi lùi ra, tôi dừng doanh nghiệp lại để tôi giải quyết tranh chấp. Vì không giải quyết vụ này rốt ráo là không những là gì, không những là vừa mất tiền mà mình còn mang gói qua Nhật Bản. Một ngày nào đó, chính phủ Nhật Bản, Công ty Konica Nhật Bản, họ kiện Việt Nam, họ kiện tôi, họ kiện báo chí Việt Nam và tòa án Việt Nam đã xử lý vấn đề ảnh hưởng đến thương hiệu của họ nên tôi phải trách nhiệm không chỉ cho cá nhân tôi mà tôi trách nhiệm cho cả quốc gia nữa. Nên cái chuyện mà một tập đoàn lớn như Konica mà đi vào Việt Nam ủy quyền cho người ta bán cái máy mà không ghi xuất xứ. Sáu cái máy báo giá tôi để trong hồ sơ vụ án đó là, 6 cái phiếu báo giá đều không có xuất xứ hàng hóa. Và mỗi cái phiếu báo giá tại một thời điểm như vậy, nó lệch giá ghê hồn. Sáu cái như vậy. Tôi cũng đâu phải là người không biết pháp luật. Làm sao mà đi vu khống hay là xúc phạm hay là nhục mạ người khác. Làm như vậy á, nó ra cái gì. Trước hết là mình không tôn trọng mình. Thứ hai là luật pháp người ta trừng trị tôi. Năm sáu năm nay, tại sao Konica không đi kiện? Xin hết.
| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Lương Vĩnh Kim

Lương Vĩnh Kim

Bình luận

avatar