Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

9. Biện Hộ Của Hai Nhà Kinh Tế Học

Một vụ kiện gây nhiều tranh cãi nhất trong lịch sử tố tụng là trường hợp chính phủ Hoa Kỳ kiện tập đoàn Microsoft vào năm 1998. Đây quả thật là một vụ kiện đầy kịch tính. Đó là cuộc đấu tranh giữa một trong những người đàn ông giàu nhất thế giới – Bill Gates, và một trong những cơ quan hành pháp quyền lực nhất thế giới – Bộ Tư pháp Hoa Kỳ. Biện hộ cho chính phủ Hoa Kỳ là một giáo sư kinh tế học nổi tiếng của MIT – Giáo sư Franklin Fisher. Biện hộ cho MicroSoft cũng là giáo cũng là giáo sư kinh tế học nổi tiếng không.
Vấn đề trọng tâm trong vụ kiện Microsoft là hành vi bán kèm sản phẩm mà cụ thể là việc có nên cho phép Microsoft tích hợp hợp trình duyệt Internet vào trong hệ điều hành Windows của họ hay không. Chính phủ Hoa Kỳ cho rằng Microsoft đang gắn hai sản phẩm này với nhau nhằm mở rộng quyền lực thị trường của họ trên thị trường hệ điều hành máy tính sang một thị trường khác là thị trường các trình duyệt Internet. Chính phủ Hoa Kỳ cho rằng việc cho phép Microsoft tích hợp những sản phẩm này vào hệ điều hành của họ, sẽ cản trở các công ty phần mềm khác gia nhập thị trường này và bán những sản phẩm mới.
Microsoft đáp trả bằng cách chỉ ra rằng, việc đưa các đặc điểm mới vào sản phẩm cũ làm một bản chất của phát triển công nghệ. Xe hơi ngày nay cũng được gắn máy chơi nhạc CD và điều hòa nhiệt độ, những thứ mà trước đây được bán riêng lẻ. Máy chụp hình cũng được gắn đèn flash. Các hệ điều hành cũng tương tự như vậy. Theo thời gian, Microsoft đã thêm nhiều đặc điểm vào Vindows, những thứ mà trước kia là những sản phẩm độc lập. Điều này làm cho máy tính đáng tin cậy và dễ sử dụng hơn vì khách hàng biết chắc rằng những sản phẩm này hoạt động tương thích với nhau. Microsoft cho rằng sự tích hợp của công nghệ Internet là một bước tiến tự nhiên tiếp theo.
có một điểm bất đồng liên quan đến qui mô quyền lực thị trường của Microsoft. Khi biết hơn 80% máy tính cá nhân sử dụng hệ điều hành của Microsoft, chính phủ Hoa Kỳ cho rằng công ty này có một sức mạnh độc quyền rất lớn và họ đang cố gắng mở rộng nó. Microsoft trả lời rằng thị trường phần mềm không hề thay đổi và hệ điều hành của họ luôn chịu sự cạnh tranh từ các đối thủ khác như hệ điều hành Apple va Linux. Họ còn cho rằng mức giá thấp của hệ điều hành Windows, khoảng 50 đô la, chỉ bằng 3% giá của một chiếc máy tính thông thường, là bằng chứng cho thấy quyền lực thị trường của họ là vô cùng hạn chế.
Giống như nhiều vụ kiện chống độc quyền khác, vụ kiện Microsoft trở thành một bãi lầy pháp lý. Vào tháng 11 năm 1999, sau một quá trình tố tụng kéo dài, thẩm phán Penfield Jackson đã kết luận rằng Microsoft có một sức mạnh độc quyền quá lớn và họ đã lạm dụng khả năng đó một cách bất hợp pháp. Vào tháng 6 năm 2000, sau khi nghe các phương án khả dĩ, ông ta đã yêu cầu tách Microsoft ra hai công ty – Một công ty bán hệ điều hành, còn một công ty bán các phần mềm ứng dụng. Một năm sau đó, phiên tòa kháng cáo đã lật ngược quyết định chia tách của Jackson và chuyển vụ kiện này đến một thẩm phán khác. Vào tháng 9 năm 2001, bộ tư pháp thông báo rằng, họ không tìm cách chia tách công ty này nữa và muốn kết thúc vụ án nhanh chóng.
Vụ án cũng kết thúc vào tháng 11 năm 2002. Microsoft chấp nhận một số hạn chế trong hoạt động kinh doanh của họ, còn chính phủ thì chấp nhận trình duyệt Internet là một phần của hệ điều hành Windows. Nhưng kết luận này vẫn chưa kết thúc các rắc rối liên quan đến chống độc quyền của Microsoft. Trong những năm gần đây, công ty này vẫn phải vật lộn với nhiều điều kiện chống độc quyền tư nhân cũng như các vụ kiện từ liên minh châu Âu khi bị cáo buộc hàng loạt hành vi làm giảm đi tính cạnh tranh.
Vụ án cho thấy, nghề luật sư ở Mỹ bao giờ cũng được xây dựng trên nền của một nghề chuyên môn nhất định. Không có kiến thức kinh tế thì không thể làm luật sư biện hộ cho các vụ án chuyên sâu về kinh tế./.
| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Lương Vĩnh Kim

Lương Vĩnh Kim

Bình luận

avatar