Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

9. Sự mãn kết nghĩa vụ

SỰ MÃN KẾT NGHĨA VỤ 

Bộ dân luật Việt Nam dành một chương riêng biệt để nói về sự mãn kết nghĩa vụ (Quyển 4, thiên 3). Điều 809 DLVN liệt  kê các nguyên nhân mãn kêt nghĩa vụ, nhưng sự liệt kê này vừa không hợp lý, vừa sai lầm. Trước hết điều luật này nói đến thi hành nghĩa vụ, tức là sự chi phó mà chúng ta đã xét trong thiên thứ nhất. Dĩ nhiên nghĩa vụ thi hành rồi thì không còn tồn tại nữa, nhưng thi hành nghĩa vụ không phải là trường hợp mãn kết nghĩa vụ – tức là nghĩa vụ chấm dứt mặc dù chưa được thi hành. Điều luật này nói tới tố quyền bãi tiêu hoặc tiêu hủy nghĩa vụ vì vô hiệu: nhưng trong cả hai trường hợp này không có sự mãn kết nghĩa vụ, mà tất cả liên hệ pháp lý bị tiêu hủy một cách hồi tố, nghĩa vụ coi như không bao giờ có cả. Sau cùng, bộ luật dân sự nói đến sự thế cải, nhưng thực ra sự thế cải chỉ chấm dứt một liên hệ pháp lý này để thay thế bằng một liên hệ pháp lý khác. Một cách hợp lý hơn, các nguyên nhân mãn kết nghĩa vụ có thể được xe16tp như sau:
1. Ý chí của các đương sự: ý chí này ấn định hạn kỳ của nghãi vụ hoặc thỏa thuận miễn trái, hoặc chấp nhận chi phó một cung khoản khác thay thế cho cung khoản cũ.
2. Một trong những yếu tố cần thiết cho sự hiện hữu của nghãi vụ bị mất đi, yếu tố này có thể liên quan đến các người kết ước hoặc các đối tượng của nghĩa vụ.
3. Sự bù trừ giữa hai nghĩa vụ ngược chiều nhau;
4. Thời hiệu tiêu diệt.

 

| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Nam Lua

Nam Lua

Bình luận

avatar