Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

22. Sự vô hiệu của khế ước

SỰ VÔ HIỆU CỦA KHẾ ƯỚC

Khế ước sẽ vô hiệu nếu không hội đủ các điều kiện về hình thức và nội dung do luật pháp ấn định. Một khế ước vô hiệu không thể phát sinh hiệu lực gì cả. Nói như thế có vẻ giản dị, song vấn đề này cũng rất phức tạp. Một khế ước mặc dù vô hiệu nhưng cũng đã hiện hữu. Nhiều khi khế ước đó đã được thi hành rồi hoặc đã được khởi sự thi hành. Vậy xét xem ai là người có quyền đánh đổ khế ước ấy và trong thời hạn nào. Ngoài ra còn cần phải xác định xem khế ước ấy có thể cứu vãn được không, và sự tiêu hủy khế ước có xóa bỏ được mọi hiệu lực do khế ước đã phát sinh không.

I. PHÂN TÍCH SỰ VÔ HIỆU. Trong đoạn này chúng ta sẽ bàn tói nguyên nhân làm cho khế ước vộ hiệu, và sau đó, chúng ta sẽ phân loại các sự vô hiệu của khế ước.
1. Nguyên nhân của sự vô hiệu: Khế ước vô hiệu nếu vi phạm luật pháp. Trong các bộ dân luật, nhà lập pháp không liệt kê các trường hợp vô hiệu, mà chỉ ấn định các điều kiện mà khế ước phải tuân theo để có thể phát sinh hiệu lực. Vậy nếu thiếu một trong các điều kiện đó thì khế ước sẽ vô hiệu. Tuy nhiên, cũng có khi một đạo luật nói rõ là một quy tắc nào đó phải được tuân theo “nếu không thì sẽ vô hiệu”, hoặc “mọi điều khoản trái ngược đều vô hiệu”. Song trường hợp này rất hãn hữu. Các nguyên nhân của sự vô hiệu có thể phân chia làm hai loại: Các nguyên nhân vô hiệu liên quan đến các yếu tố tạo lập khế ước và các nguyên nhân vô hiệu vì lợi ích công cộng.
a. Các nguyên nhân vô hiệu liên quan đến các yếu tố thành lập khế ước _ Khế ước vô hiệu:
– Khi một trong các người kết ước không đủ năng lực luạt định hoặc hành động trái với một điều cấm đoán của luật pháp. (Chỗ này phải xét lại là bên có nghĩa vụ mới cần thỏa điều này);
– Nếu không có sự ưng thuận hoặc sự ưng thuận bị hà tì;
– Khi vi phạm các điều kiện về hình thức mà luật pháp buộc phải tuân theo trong một vài trường hợp đặc biệt;
– Khi nghĩa vụ không có đối tượng hoặc có đối tượng bất hợp pháp hay bại luân;
– Khi nghĩa vụ không có nguyên nhân hay có nguyên nhân bất hợp pháp hay bại luân.
b. Các nguyên nhân vô hiệu vì lợi ích công cộng_Khế ước vô hiệu:
– Nếu vi phạm luật thuế; Trên đây chúng ta đã biết rằng, sự giả trang mà mục đích là giấu giá để ẩn lậu thuê sẽ làm cho ẩn khế vô hiệu;
– Nếu không được phép của cơ quan hành chính: Trong một vài trường hợp, luật pháp buộc rằng sự chuyển nhượng quyền đối vật phải có giấy phép của chính quyền. Vi dụ: Tại Việt Nam, các ngoãi kiều muốn tạo mãi bất động sản, phải được phép của Tổng thống.
– Nếu có sự gian lận: Có thể là một sự gian lận quyền lợi của trái chủ về một nghĩa vụ tác động hay bất tác động, như trong trường hợp một người đệ tam ký kết một khế ước với con nợ để đồng lõa vi phạm một nghĩa vụ tác động hay bất tác động. Án lệ vững chắc định rằng, trong trường hợp ấy khế ước sẽ bị vô hiệu nếu người đệ tam đã biết có một khế ước trước (PA. Pháp 8-11-1904 D 1906 -I- 489). Sự gian lận có thể là một sự lẫn trốn pháp luật: Một căn phố cho thuê dùng để ở bị chi phối bởi dụ số 4 ngày 2-4-1953, và người thuê được quyền lưu cư. Chủ nhà, muốn tước đoạt quyền lưu cư cảu người thuê, bằng quy định trong khế ước thuê mướn là căn phố có tác dụng thương mại. Điều khoản này là một sự trốn tránh pháp luật nên vô hiệu va2Toa2 án có toàn quyền xác định lại tác dụng thực sự của căn phố (TT. Saigon 21-1-1972 Pl 1973-3-22).
2. Phân loại các sự vô hiệu: Người ta thường phân biệt các sự vô hiệu làm hai loại. Vộ hiệu tuyệt đối và vô hiệu tương đối. Theo lý thuyết cổ điển thì hai loại vô hiệu này khác nhau ở những điểm sau đây:
– Sự vô hiệu tuyệt đối có thể do mọi người quan thiết nại ra, nó không thể được xác nhận và không thể bị thời tiêu;
– Sự vô hiệu tương đối vì chỉ nhằm mục đích bảo vệ các người kết ước cho nên chỉ người nào được luật pháp bảo vệ mới có quyền nại ra. Ngoài ra sự vô hiệu này có thể được bao yểm bằng sự xác nhận và chịu một thời hiệu tiêu diệt ngắn hơn.
Sự phân biệt cổ điển trên đây khiến chúng ta có cảm nghĩ rằng có hai sự vô hiệu biệt lập nhau và khác hẳn nhau. Thực ra trong mọi trường hợp, sự vô hiệu lúc nào cũng giống nhau. Khi người ta nói rằng một khế ước bị vô hiệu tuyệt đối hay tương đối, điều đó không có nghĩa là khế ước ấy bất hợp pháp nhiều hay ít. Điều đó chỉ có nghĩa là xác định các quyền lợi tương tranh tùy theo bản chất của quy tắc pháp lý mà sự vi phạm đã khiến cho khế ước vô hiệu: Khi thì quyền lợi của một nhóm người, khi thì quyền lợi của một người thôi. Do đó, người ta nhận thức được ngay là ý niệm chính đã khiến lý thuyết cổ điển phân biệt hai loại vô hiệu như nói trên: Sở dĩ có hai loại vô hiệu vì luật pháp phải bảo vệ hai loại quyền lợi trong việc thành lập khế ước: Quyền lợi của cộng đồng pháp lý và quyền lợi của tư nhân. Thí dụ: Khi đối tượng của khế ước là một vật mà luật cấm thì quyền lợi công cộng buộc rằng khế ước phải bị tiêu hủy. Trái lại khi khế ước bị tiêu hủy vì lầm lẫn thì đó chỉ là để bảo vệ quyền lợi của tư nhân thôi. Chính ý niệm đó biện minh tại sao có hai chế độ khác nhau giữa sự vô hiệu tuyệt đối và vô hiệu tương đối. Chỉ trong trường hợp mà quyền lợi riêng tư của một người kết ước bị xâm phạm thì người đó mới có thể bao yểm được sự vô hiệu bằng cách xác nhận, và khi đó thì thời hiệu cũng ngắn hơn nhiều.
a. Sự vô hiệu tuyệt đối: Xét một cách tổng quát, sự vô hiệu tuyệt đối xảy ra khi khế ước vi phạm một quy tắc pháp lý có mục đích bảo vệ quyền lợi chung. Trường hợp này xảy ra khi khế ước có tính cách bất hợp pháp hay bại luân vì đối tượng hay nguyên nhân của nó, như khế ước bán một quả thận, khế ước thuê nhà để chứa mãi dâm. Cũng vô hiệu tuyệt đối khi khế ước không tuân theo một vài điều kiện về hình thức mà luật pháp cho là cần thiết để bảo vệ an ninh trong công việc buôn bán, như sự mua bán một bất động sản phải được làm dưới hình thức công chứng thư hay chứng thư thị thực, hay khi không có phép của cơ quan hành chính, như trường hợp người ngoại quốc mua một bất động sản mà không có phép của Tổng Thống; hoặc khi khế ước do một người vô năng lực hưởng thụ ký kết nếu sự vô năng lực này nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi công (Ví dụ: Thừa phát lại và các nhiệm lại không được mua tài sản mà họ nhận đứng bán; các công chức và các nhà chức trách không được mua tài sản của các xã hay của các công sở giao cho họ trông nom v.v….). Ngoài ra án lệ của Tòa phá án Việt Nam còn cho rằng các điều khoản của dụ số 4 ngày 2-4-1953 ấn định tương quan giữa người cho thuê và người thuê nhà để ở hoặc để dùng về thủ công nghệ hay nghề nghiệp, thuộc về trật tự công cộng. Do đó các khế ước trái với các điều khoản của dụ ấy đều vô hiệu; sự vô hiệu ở đây là sự vô hiệu tuyệt đối (PA. VN 25-10-1961 PL 1962-1-16). song đây chỉ là những thí dụ thôi. Muốn biết xem một sự vô hiệu có tính cách tuyệt đối không, người ta cần xét xem vì lý do nào nhà làm luật đã ấn định quy tắc bị vi phạm.
b. Sự vô hiệu tương đối: Khế ước bị vô hiệu tương đối khi vi phạm một quy tắc pháp lý mà mục đích là bảo vệ quyền lợi của tư nhân. Đó là trường hợp sự ưng thuận bị hà tì hay có sự vô năng cách của một người kết ước. Song đây cũng chỉ là trường hợp ví dụ thôi; cũng như trường hợp vô hiệu tuyệt đối, tính cách tương đối của sự vô hiệu tùy thuộc vào mục đích của quy tắc pháp lý bị vi phạm.

II. TỐ QUYỀN TIÊU HỦY
Mặc dù sự vô hiệu đã được luật pháp minh thị quy định, và khế ước đã hiển nhiên vi phạm một quy tắc pháp lý, song muốn xin tiêu hủy một khế ước vì vô hiệu, người ta cần phải nhờ đến sự can thiệp của tòa án. Khế ước đã tạo ra một tình trạng thực tại mà một trong hai đương sự không thể tự ý đơn phương hủy bỏ đi được chiếu theo nguyên tắc không ai có quyền tự xử. Lẽ dĩ nhiên họ có thể thỏa thuận với nhau để hủy bỏ một khế ước mà họ nhận thấy là vô hiệu. Nhưng trong trường hợp này, sự ưng thuận của cả hai người cộng ước là một điều kiện cần thiết. Trên thực tế, thường chỉ một bên đương sự là có lợi để xin tiêu hủy khế ước mà thôi. Sự vô hiệu của khế ước có thể được tòa án tuyên bố theo đơn xin của một người kết ước hoặc khi một bên đương sự nêu ra khước biện vô hiệu để không thi hành khế ước.
1. Những người có thể nại ra sự vô hiệu: Sự phân biệt giữa sự vô hiệu tuyệt đối và vô hiệu tương đối rất quan trọng khi cần ấn định xem những ai có quyền nêu ra sự vô hiệu: Sự vô hiệu tuyệt đối có thể do mọi người có quyền lợi quan thiết nêu ra ; trái lại sự vô hiệu tương đối chỉ có thể do người nào được luật pháp bảo vệ nêu ra mà thôi (PA. VN. 30-9-1964 PL. 1965-1-32) . Trong vụ này do phúc quyết ngày 30-8-1962, Tòa Thượng Thẩm Huế đã bác đơn xin trục xuất của người mua một bất động sản, Tòa án viện lẽ rằng, sự đoạn mại vô hiệu vì người bán vô năng cách. Tòa Phá án đã tiêu phá phúc quyết của Tòa Thượng thẩm Huế vì theo điều 708 DLT, sự vô hiệu tương đối của khế ước chỉ có thể do các đương nhân trong khế ước viện dẫn, và khi nguyên nhân vô hiệu là sự vô năng cách thì chỉ riêng người vô năng cách được viện dẫn. Sự khác biệt đó là do nơi bản chất của quyền lợi bị xâm phạm: Sự vô hiệu có tính cách tuyệt đối khi khi quyền lợi cá nhân của đương sự phụ thuộc vào một quyền lợi có tính cách cao hơn mà khế ước đã vi phạm. Sự vô hiệu có tính cách tương đối khi khế ước chỉ xâm phạm vào một quyền lợi riêng tư của một cá nhân; vậy chỉ riêng đương sự mới có quyền nại rằng khế ước vô hiệu. Sau đây chúng ta cần phải xét xem những ai được coi là có quyền lợi quan thiết để có thể nại ra sự vô hiệu tuyệt đối.
a. Các người kết ước: Trước hết mỗi bên kết ước đều có quyền nêu ra một sự vô hiệu tuyệt đối. Mỗi bên đương sự đều có thể xin tiêu hủy nghĩa vụ của mình với lý do là khế ước không được kết lập một cách hợp phá. Như vậy, một cách gián tiếp, các người kết ước đã giúp luật pháp chế tài các sự vi phạm (PA.VN 30-6-1965 PL 1966-1-33).
b. Các người đệ tam: Danh từ người đệ tam ở đây cũng phải hiểu theo sự phân biệt mà chúng ta có dịp trình bày khi bàn tới vấn đề hiệu lực tương đối của khế ước. Trước hết, chúng ta phải gạt ra ngoài các người ngoại cuộc không liên can gì đến khế ước. Khế ước không thể đối kháng với họ, thì họ cũng không có quyền lợi gì để xin tiêu hủy khế ước. Vậy các người này không có quyền nại ra sự vô hiệu, chiếu theo nguyên tắc trong dân sự tố tụng: “Nếu không có quyền lợi thì không có tố quyền”. Đối với người thừa kế, như chúng ta đã biết, khế ước có hiệu lực đối với họ. Do đó, phải công nhận cho các người này quyền viện dẫn sự vô hiệu của khế ước. Về điểm này, thiết tưởng không có gì khó khăn. Ngoài hai hạng người đệ tam nói trên, người ta có thể chấp nhận một cách tổng quát rằng, người đệ tam có thể viện dẫn ra sự vô hiệu mỗi khi có quyền lợi không? Vấn đề quan trọng ở đây là phải xét xem người đệ tam có thật sự có lợi ích hay không? Vì nếu chấp nhận cho mọi người đệ tam đều có quyền xin tiêu hủy khế ước thì sẽ gây nên một tình trạng hỗn loạn trong các giao dịch. Các người thụ quyền đặc định và cả chủ nợ vô đặc quyền đều có thể có một quyền lợi rõ ràng để xin tiêu hủy một khế ước do người phó quyền hoặc con nợ của họ ký kết. Đó có thể là một phương cách để bảo vệ quyền lợi của họ. Vậy trong trường hợp này, phải chấp nhận cho họ được quyền nại ra sự vô hiệu.
c. Công tố viện: Công tố viện đại diện cho quyền lợi công cộng, vậy phải thừa nhận cho cơ quan này quyền bảo vệ các lợi ích chung mà khế ước đã vi phạm. Nhưng trong điều kiện nào và phạm vi nào công tố viện có quyền nêu ra sự vô hiệu? Ở cương vị phụ tố trong một vụ kiện dân sự, công tố viện có thể xin tiêu hủy khế ước vì một lý do vô hiệu liên quan đến trật tự công cộng, nếu các người kết ước không nêu ra. Án lệ còn định rằng, mỗi khi mà nền trật tự công cộng bị xâm phạm thì công tố viện có quyền đứng chính tố để trực tiếp xin tiêu hủy các hành vi bất hợp pháp (PA. Pháp 15-12-1924 DP 1926-1-159).
2. Thời hiệu của tố quyền tiêu hủy: Lý thuyết cổ điển cho rằng tố quyền tiêu hủy trong trường hợp vô hiệu tuyệt đối không thể bị thời tiêu được. Lý thuyết này viện lẽ rằng, thời gian không khiến cho một khế ước vi phạm luật lệ trở thành hữu hiệu. Nhưng án lệ của Pháp đã không theo quan niệm này và định rằng tố quyền xin tiêu hủy vì vô hiệu tuyệt đối chịu thời hiệu trường kỳ thông thường là 30 năm (2262 DLP). Trong dân luật Việt Nam, điều 1474 DLVN quy định rằng: “Hết thảy mọi tố quyền, dù là tố quyền đối nhân hay đối vật, đều bị thời tiêu sau 30 năm“. Như vậy, thời hiệu của tố quyền xin tiêu hủy khế ước vì lý do vô hiệu tuyệt đối là 30 năm. Trong pháp chế cũ, thời hiệu này là 20 năm đối với dân luật Bắc (Điều 857) và 10 năm đối với dân luật Trung (Điều 935). Đối với tố quyền tiêu hủy khế ước vì vô hiệu tương đối, điều 878 DLVN định rằng: “Tố quyền bãi tiêu khế ước của những người vô năng cách hay của những người mà sự ưng thuận bị hà tì, có thể hành xử trong thời hạn 5 năm, trừ những trường hợp luật định khác. Cần lưu ý rằng thời hiệu đoản kỳ này chỉ áp dụng cho khế ước, và như vậy không áp dụng cho các chứng thư đơn phương như chúc thư hay chứng thư thừa nhận hoặc khước từ di sản. Vấn đề thời hiệu, chúng ta lần lượt xét 3 điểm: Căn bản, khởi điểm và hiệu lực của thời hiệu:
a. Căn bản của thời hiệu: Thời hiệu trường kỳ thông thường biện minh bằng những lý do liên quan đến lợi ích chung. Sau một thời gian lâu dài, nếu chủ nợ không khởi tố, họ có lỗi vì đã chễnh mãng trong việc bảo vệ quyền lợi của họ. Mặt khác khế ước dù cô hiệu cũng đã tạo ra một tình trạng thực tại, vậy để bảo vệ sự ổn cố trong xã hội, sau một thời gian, người ta cần phải biến cải tình trạng đó thành một tình trạng hợp pháp, tức là phải công nhận khế ước. Ngoài ra, về phương diện dẫn chứng, con nợ sẽ khó viện được chứng cớ nếu chủ nợ để thời gian quá lâu rồi mới khởi tố. Đối với thời hiệu đoản kỳ, học lý đã tranh luận nhiều về căn bản của thời hiệu ấy. Một số tác giả căn cứ vào nguyên tắc ý chí tự do, đã cho thời hiệu đoản kỳ là kết quả của một sự phỏng đoán rằng đã có một sự xác nhận mặc nhiên. Trong một thời gian khá dài, người chủ nợ không khởi tố, như vậy có thể nói rằng, họ đã khước từ tố quyền xin tiêu hủy. Các luật gia khác căn cứ vào lợi ích của xã hội, chủ trương rằng, đối với các khế ước vô hiệu tương đối, nếu phải chờ đợi quá lâu về số phận của các khế ước ấy, thì sẽ thiệt hại không những cho người kết ước, mà còn cho cả nền kinh tế xã  hội nữa. Vì vậy tình trạng bất ổn này phải sớm được chấm dứt. Sự tranh luận về căn bản của thời hiệu, không phải chỉ có tính cách lý thuyết mà rất quan trọng về mặt thực tế, vì tùy theo quan niệm đã chấp nhận, khởi điểm của thời hiệu sẽ được ấn định theo một cách khác nhau.
b. Khởi điểm của thời hiệu: Đối với lý thuyết có tính cách xã hội, vì thời hiệu liên hệ đến quyền lợi chung nên khởi điểm bắt đầu ngay từ ngày kết lập khế ước, như thế để sớm chấm dứt tình trạng bất ổn. Đối với lý thuyết căn cứ vào sự xác nhận mặc nhiên, thời hiệu chỉ bắt đầu từ ngày đương sự có đủ năng lực để xác nhận chứng thư vô hiệu. Theo điều 878 DLVN thì nhà làm luật đã chấp nhận lý thuyết thứ hai căn cứ vào sự xác nhận mặc nhiên. Điều luật này định rằng trong trường hợp bạo hành, thời hiệu khởi điểm từ ngày sự bạo hành đó chấm dứt; trong trường hợp lầm lẫn hay gian trá, thì khởi điểm là ngày các hà tì này bị khám phá. Trong trường hợp vị thành niên, khởi điểm là ngày các đứa trẻ này đã đến tuổi trưởng thành. Trong trường hợp các người bị cấm quyền, khởi điểm là ngày cấm quyền được bãi bỏ.
c. Hiệu lực của thời hiệu: Một khi thời gian luật định đã trôi qua, tố quyền xin tiêu hủy sẽ bị tiêu diệt, bất luận là sự vô hiệu có tính cách tuyệt đối hay tương đối. Song án lệ của Pháp cho rằng, khước biện vô hiệu có tính cách vĩnh viễn và còn tồn tại, mặc dù tố quyền tiêu hủy khế ước đã bị tiêu diệt. Vấn đề đặt ra như sau: Một người vị thành niên ký kết một khế ước, sau đó ít lâu, người này trở nên thành niên. Sau 5 năm không có chuyện gì xảy ra, đối phương đòi thi hành khế ước. Người kết ước vô năng lực trước đây, không thể hành xử tố quyền tiêu hủy, nhưng vẫn có thể khước biện vô hiệu để không thi hành khế ước (TT Toulouse 9-7-1859 D 1859-2-201). Để giải thích tình trạng đặc biệt này,một vài luật gia đã căn cứ vào văn từ của điều 1304 DLP (878 DLVN) để chủ trương rằng, điều khoản này khi trù liệu thời hiệu chỉ quy định về các tố quyền mà không đề cập tới các khước biện. Sự thực giải pháp này chỉ nhằm một l1y do thực tiễn: Nếu không có giải pháp đó, người trái chủ chỉ cần đợi thời gian trôi qua mà không cần khới tố thì bị đơn sẽ bị tước mất sự bảo vệ của luật pháp. Thiết tưởng rằng giải pháp này cũng nên được chấp nhận trong dân luật Việt Nam.

III. SỰ XÁC NHẬN KHẾ ƯỚC VÔ HIỆU. Sự xác nhận là một hành vi pháp lý nhằm hữu hiệu hóa một khế ước vô hiệu và khiến khế ước này trở thành bất khả bài xích. Sự xác nhận được thực hiện hoặc bằng cách thay thế một yếu tố bất hợp pháp, hoặc bằng cách khước từ quyền xin tiêu hủy khế ước.
1. Những sự vô hiệu có thể được xác nhận: Sự xác nhận khế ước chỉ có thể quan niệm được khi nguyên nhân của sự vô hiệu có thể do ý chí của một bên đương sự xóa bỏ đi. Người kết ước đàng lẽ có thể xin tiêu hủy lại bày tỏ ý chí muốn giữ lại khế ước và khước từ tố quyền tiêu hủy. Trái lại không thể xác nhận được khi khế ước thiếu hẳn một yếu tố căn bản như đối tượng và nguyên nhân hoặc nếu khế ước có tính cách bất hợp pháp hay bại luân do đối tượng hay nguyên nhân của nó (PA Pháp 4-8-1952 JCP 1953, 7852). Cũng không thể xác nhận được nếu khế ước thiếu một điều kiện luật định mà điều kiện này lại nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của người đệ tam, các đương sự không thể do một hành vi của ý chí mà xâm phạm vào quyền lợi của người đệ tam được. Do đó, các hiệp ước bị vô hiệu tuyệt đối thì không thể xác nhận được (Điều 884 DLVN). …(thiếu từ trang 135-138)./.
2. Hình thức của sự xác nhận: …
3. Hiệu lực của sự xác nhận:

IV. HẬU QUẢ CỦA SỰ VÔ HIỆU …
1. Toàn thể  khế ước bị tiêu hủy: …
2. Sự tiêu hủy khế ước có hiệu lực hồi tố:…
3. Sự vô hiệu không thể do người phạm lỗi nại ra: …

| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Nam Lua

Nam Lua

Bình luận

avatar