Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

13. Hội hợp tư đơn thường (1386-1402)

HỘI HỢP TƯ ĐƠN THƯỜNG
(công ty cấp vốn đơn giản)

1386._ Theo các tác giả Pháp, loại hội thương mại này xuất phát từ đời Trung cổ và thịnh hành nhất ở các tỉnh miền Ý đại lợi do sự thúc đẩy của những nhu cầu thương mại hàng hải tại các nơi này. Ở Pháp, từ thế  kỷ 17, đã có Dụ 1673 quy định hợi hợp tư đơn thường, buộc các đương sự lập hội phải làm khế ước viết và phải ký thác một bản khế ước tại phòng lục sự, mục đích là để cho người đệ tam khỏi bị lầm lẫn về tư cách của người cấp vốn, tưởng rằng họ cũng là hội viên thường. Sự lầm lẫn có thể tai hại cho người đệ tam, vì người cấp vốn chỉ phải chịu trách nhiệm đến mức số vốn đã xuất ra mà thôi. Dụ 1673 dường như không được áp dụng nghiêm chỉnh vì những người cấp vốn phần nhiều là những nhà quý tộc và cả những người tu hành bỏ tiền ra kiếm lời, nhưng ai nấy đều giấu diếm, không người nào muốn cho kẻ khác biết.
1387._ Tình trạng này hiện nay cũng có thể nhận thấy ở Việt Nam. Có nhiều trường hợp, những người có địa vị xã hội đóng vai cấp vốn cho người khác buôn bán mà không xuất đầu lộ diện vì địa vị của họ không cho phép, hoặc vì công việc được họ đầu tư cấp vốn không mấy hợp pháp. Nhưng đó là khía cạnh đạo lý cảu vấn đề không quan thiết với chúng ta cho lắm. Điểm đáng chú ý hơn là trong thực tế, ở Việt Nam, người cấp vốn chỉ đóng vai cho vay lấy lời mà thôi; thay vì lấy lời theo một phân suất nhất định thì họ lại lấy lời trên một số bách phân tính trên tổng số tiền lãi mà người vay kiếm được, tức là họ được lợi hơn mà không chịu thua thiệt gì, vì cố nhiên, nếu lỗ vốn thì chỉ người vay phải chịu, trong khi vẫn phải trả tiền lời theo phân suất nào đó. Làm ăn kiểu này không phải là lập h ội vì người cấp vốn chắc ăn trong mọi trường hợp, không bao giờ chịu thiệt hết. Từ xưa tới nay, ở Việt Nam, người có tiền bỏ vốn ra cho thương gia sử dụng buôn bán có lẽ hầu hết đều chỉ là người cho vay tiền theo cách thức nói trện. Quán lệ thương mại ở Việt Nam dường như không biết đến hội hợp tư đơn thường. Tuy vậy, Luật TMTP đã có quy định về thương hội này từ điều 56 đến 61, và LTM 1972 từ điều 194 đến 201.
1388._ Định nghĩa: Theo điều 56 TMTP, 194 LTM 1972 thì: “Hội hợp tư đơn thường là hội thành lập để hoạt động về thương mãi giữa một hay nhiều hội viên được gọi là hội viên thụ tư liên đới chịu trách nhiệm vô hạn định về mọi khoản nợ của hội và một hay nhiều hội viên xuất tư chỉ chịu trách nhiệm tới phần hùn của mình”. Hội hợp tư đơn thường là một hội đối nhân, và, theo điều 58 TMTP trên nguyên tắc, cũng phải chịu những thể lệ được dự liệu cho hội hợp danh. Vậy ta chỉ cần nêu lên những cá tính đặc biệt của hội hợp tư đơn thường.

I. CÁC HỘI VIÊN THỤ TƯ 
1389._ Theo sự định nghĩa trên, hội viên thụ tư có một người hay nhiều người. Các hội viên thụ tư đều có tư cách thương gia, cũng như hội viên hội hợp danh đương nhiên là thương gia cả. Nếu chỉ có một hội viên thụ tư thì người này sẽ quản lý hội. Nếu có nhiều hội viên thụ tư, tất cả sẽ được coi như là hội viên một hội hợp danh. Ở Pháp, trong khế ước lập hội, thường ghi rằng các được sự lập một hội hợp danh, sau đó, khế ước đề cập đến sự cấp vốn. Đó chỉ là văn mẫu được dùng vì thói quen mà ta không nên bắt chước. Thực ra, hội được thành lập không phải là hội hợp danh, và cũng không phải hai hội được thành lập. Chỉ có một pháp nhân ra đời do khế ước lập hội, đó là hội hợp tư đơn thường. Khi khế ước lập hội nói rằng các đương sự lập một hội hợp danh, rồi, tiếp theo nói đến sự cấp vốn, lời lẽ của khế ước chỉ có nghĩa là tương quan giữa các đương sự là tương quan giữa các hội viên hợp danh.
1390._ Hội danh._ Hội danh (1336, 1337) của hội hợp tư đơn thường gồm có tên các hội viên thụ tư với những chữ “và công ty” đứng sau, cũng như trường hợp co6gn ty hợp danh. Hội viên xuất tư không được ghi tên vào hội danh.
1391._ Quản lý: Những thể lệ quản lý công ty hợp tư đơn thường cũng giống như công ty hợp danh. Những điều giải thích về công ty hợp danh cho trường hợp công ty có một quản lý hay nhiều quản lý đều ứng dụng được cho công ty hợp tư đơn thường (điều 200 LTM 1972). Hội viên thụ tư có quyền quản lý. Đối với người đệ tam, hội viên quản lý phải chịu trách nhiệm bản thân, vô hạn định về công nợ của hội; nếu hội bị khánh tận thì hội viên cũng bị khánh tận. Theo điều 438 TMP, khi một hội hợp danh lâm vào tình trạng khánh tận và phải khai trình ngưng trả nợ, thì bản khai trình phải ghi luôn tên họ và chỗ ở của các hội viên. Điều  này áp dụng cho các hội viên hợp tư đơn thường vì tình trạng pháp lý của họ y hệt với tình trạng pháp lý của công ty hợp danh. Luật thương mại Trung phần không có điều khoản nào tương tự với điều 438 khoản 2 TMP, nhưng theo nguyên tắc, khi tòa tuyên bố khánh tận một hội hợp danh hay một hội hợp tư đơn thường, tòa cũng phải tuyên bố khánh tận luôn các hội viên, vì lẽ do bản chất của hội, các hội viên đều phải trách nhiệm liên đới vô biên về công nợ của hội.
1392._ Hội viên thụ tư tuy có quyền quản lý, nhưng không có quyền tự ý làm những hành vi vô cớ đến quyền lợi của người cấp vốn, thí dụ miễn nợ cho một người thiếu nợ. Những hành vi này phải được người cấp vốn ưng thuận, quản lý mới được làm. Dĩ nhiên, nếu người cấp vốn, bị đặt trước việc đã rồi, chấp  nhận hành vi bất hợp lệ của quản lý thì vấn đề trách nhiệm của quản lý sẽ không còn đặt ra. Hội viên thụ tư đương nhiên là quản lý (Điều 39 TMTP) và có tư cách là quản lý quy tuyển, và chỉ có thể bị bãi chức vì lý do chính đáng. Nếu quản lý bị bãi chức là hội viên thụ tư duy nhất thì sự bãi chức sẽ làm cho hội tan rã.
1393._ Hội quy cũng có thể chỉ định một người đệ tam không phải là hội viên làm quản lý. Trong trường hợp này, theo hệ thống Pháp, quản lý hội hợp tư, cũng như quản lý hội hợp danh (xem số 1354 ở trên), phải được chỉ định do toàn thể hội viên, trừ phi hội quy có quy định khác; sự bãi chức cũng phải theo thể thức của sự chỉ định, nhưng cũng có tác giả cho rằng muốn bãi chức quản lý ngoại tuyển, trong mọi trường hợp, chỉ cần đa số hội viên là đủ. Trên nguyên tắc, quản lý ngoại tuyển có thể bị bãi chức bất cứ lúc nào, tùy ý các hội viên, nhưng nguyên tắc này phải được với nguyên tắc dân luật chi phối sự ủy quyền mà án lệ đã làm sáng tỏ. Sự ủy quyền ở đây, có lợi cho cả hai bên: Quản lý làm việc cho hội, như vậy là hội có lợi; nhưng quản lý cũng có lợi vì được thù lao, do đó, tuy các hội viên có quyền, vì lẽ riêng, giao việc quản lý cho người khác, nhưng người quản lý không thể bị thiệt thòi vô cớ; nếu không có lý do chính đáng mà các hội viên bãi chức của quản lý thì phải bồi thường cho người này. Điều 48 luật TMTP, theo đó, quản lý ngoại tuyển có thể bị bãi chức vụ nếu có lý do chính đáng, phải được hiểu như vừa giải thích trên. Ta nên nhớ rằng, theo điều 48 quản lý ngoại tuyển được hỉ định và bãi chức theo đa số tuyệt đối hội viên. Đối với hội, quản lý phải chịu trách nhiệm trên căn bản khế ước và sự quản trị, ngoài ra còn phải chịu trách nhiệm về những lỗi lầm trong việc quản trị (xem 1367 ở trên).

II. CÁC HỘI VIÊN XUẤT TƯ 
1. Hội viên xuất tư là gì ?
1394. Hội viên xuất tư là người đã bỏ vốn ra cho hội hoạt động. Danh tính của hội viên xuất tư dĩ nhiên là được ghi trong khế ước lập hội. Nhưng khi khế ước được trích đăng để công bố việc lập hội, sẽ không trích đăng danh tính của người cấp vốn, chỉ trích đăng tổng số ngân khoản được cấp (điều 58 TMTP, 198 LTM 1972). Điều 57 đoạn 8 luật ngày 24-7-1867, không nói đến người xuất tư, chỉ buộc rằng phải đăng rõ số vốn do những người xuất tư đã bỏ vào hội. Dù sao, người đệ tam cũng có thể biết rõ người xuất tư bằng cách tham khảo hội quy ký thác tại phòng lục sự. Nếu thấy người xuất tư là một nhà tư bản lớn, thí dụ một ngân hàng, người đệ tam sẽ đo lường được sự tín nhiệm có thể đặt vào người thụ tư.
1395._ Ta cần nhận xét rằng, người xuất tư tuy gia nhập một hội thương mại, nhưng không vì thế mà có tư cách thương gia. Hành vi của người ấy – bỏ vốn vào một công ty để buôn bán – là một hành vi thương mại, nhưng chính người ấy không có tư cách thương gia. Tình trạng này ta đã nhận định rõ khi nghiên cứu về những hành vi thương mại và tư cách thương gia (143 và kế tiếp). Tuy nhiên, người xuất tư có thể có một nghề thương mại riêng. Thí dụ một chủ ngân hàng đứng cấp vốn cho một hội hợp tư. Trong trường hợp này, nếu người xuất tư bị khánh tận sẽ không ảnh hưởng gì đến hội, trừ phi người ấy chưa cung cấp đủ số vốn như đã hứa, khiến cho hội không còn được cấp vốn, phải coi là đã bị tiêu thất cả bản vốn, hay một phần bản vốn, và vì thế, phải giải tán.
1396._ Tính cách phần hội của người xuất tư: Sự di nhượng, trái với hội hợp tư cổ phần, sau này ta sẽ nói đến, trong hội hợp tư đơn thường, phần hội của người xuất tư là phần lợi, có tính cách cá nhân, chứ không phải là cổ phần. Tuy nhiên, cá nhân tính của người xuất tư không quan trọng bằng cá nhân tính của người thụ tư, vì người xuất tư, một khi đã góp vốn là không còn trách nhiệm gì nữa. Người xuất tư không được tự do mãi nhượng phần hội của mình, nhưng có thể mãi nhượng với sự ưng thuận của đa số người thụ tư. Hội quy thường bao giờ cũng có dự liệu sự mãi nhượng này.
1397._ Di truyền: Trên nguyên tắc, nếu hội viên xuất tư mệnh một, hội phải giải tán. Các thừa kế của người mệnh một không đương nhiên hưởng hội phần để trở thành hội viên xuất tư thay thế người mệnh một. Sự bắt buộc giải tán hội, trong trường hợp này, thực ra không có lý do. Thực tế thì khế ước lập hội bao giờ cũng tiên liệu cho hội tiếp tục với các thừa kế của người xuất tư nếu người này mệnh một. Các thừa kế trở thành hội viên xuất tư mà không phải làm một hành vi thương mại nào vì số vốn cung cấp đã do người mệnh một bỏ vào hội rồi, các thừa kế, ngày nay, chỉ hưởng thụ di sản ấy thôi.
1398._ Năng lực cần có của người xuất tư: Trên kia đã nói, việc bỏ vốn vào công ty xuất tư là hành vi thương mại (1395). Theo ý kiến một số tác giả, tính cách thương mại này ảnh hưởng đến năng lực pháp lý của người bỏ vốn. Các tác giả này cho rằng, dẫu làm một hành vi thương mại lẻ loi cũng phải có năng lực pháp lý như người làm thương mại, do đó vị thành niên, người bị cấm quyền, chưa được thoát quyền thì chưa được phép làm thương mại, sẽ không thể đóng vai một hội viên xuất tư. Tuy nhiên, án lệ đã không theo quan điểm này và chấp nhận cho người giám hộ có thể thay mặt vị thành niên góp vốn vào một hội hợp tư.
1399._ Bản chất của tài sản xuất tư: Tài sản do hội viên xuất tư góp vào hội thường là tiền mặt. Sự góp tiền mặt là cách góp vốn tiện lợi nhất cho hội hoạt động. Nhưng hội viên xuất tư cũng có thể góp vốn bằng hiện vật, chỉ không thể góp phần bằng công lao, vì như thế sẽ là làm việc cho hội thay vì cấp vốn. Phần hùn của hội viên xuất tư phải được trị giá trong khế ước lập hội. Nếu chỉ có phần hùn ấy thôi, thí dụ, các hội viên thụ tư chỉ góp công, không góp của, thì hội sẽ chỉ có phần hùn của người xuất tư làm bản vốn. Phần phùn được là đã góp khi nào giao cho người thụ tư. Có thể góp ngay toàn bộ phần hùn, hoặc góp dần theo kỳ hạn ấn định trong khế ước.
2. Trách nhiệm của hội viên xuất tư:
1400a._ Trách nhiệm: Dù góp bằng tiền bạc hay bằng hiện vật, dù góp cả một lúc hay góp dần thì h65i viên xuất tư cũng chỉ chịu trách nhiệm tới mức phần hùn mà mình đã cam kết sẽ góp cho hội. Đó là đặc điểm chính, nguyên tắc chính của hội hợp tư đơn thường. Một khi đã góp đủ phần hùn là người xuất tư hết trách nhiệm: các chủ nợ của hội không không có quyền truy tố đích thân người xuất tư bất cứ vì lẽ gì; người xuất tư cũng không bị trách nhiệm gì đối với người đệ tam nếu quản lý làm tiêu tán mất phần hùn mà mình đã góp. Tuy nhiên, các chủ nợ hội có quyền truy tố người xuất tư (hiểu theo nghĩa truy tầm trách nhiệm bằng cách khởi tố người xuất tư) nếu người này khiếm khuyết nghãi vụ, không góp phần hùn như đã cam kết.
1400b._ Tố quyền của chủ nợ: Để đòi người xuất tư góp phần hùn, các chủ nợ của hội, trước hết có một tố quyền tà diện, nhân danh người thụ tư, kiện người xuất tư, buộc người này thi hành sự cam kết. Khế ước lập hội được ký kết giữa người xuất tư và người thụ tư: theo nguyên tắc hiệu lực tương đối của khế ước, các chủ nợ của hội, là người đệ tam, không có tư cách gì để đòi người xuất tư thi hành khế ước, chỉ người thụ tư có quyền ấy. Tuy nhiên, nếu người thụ tư bất động, các chủ nợ hội có thể nhân danh người này, truy tố người xuất tư, để buộc người này phải thi hành sự cam kết. Đó là tố quyền tà diện đã được xác định tại điều 740 DLT, 1166 DLP. Tố quyền được gọi là tà diện vì được hành xử một cách gián tiếp do các chủ nợ, xuyên qua người thụ tư, là chủ nợ chính: (Người thụ tư được cấp vốn nhưng ở đây có tư cách là chủ nợ, vì người này có quyền chiếu theo khế ước buộc người xuất tư phải giao cho mình số vốn đã hứa). Xem điều 716 DLVN 1972.
1400c._Ngoài tố quyền tà diện, các chủ nợ còn có một tố quyền trực tiếp, được án lệ công nhận để đòi người xuất tư thi hành sự cam kết cấp vốn. Các chủ nợ hành xử tố quyền này nhân danh chính mình, chứ không nhân danh người thụ tư, và với chỉ là tư cách chủ nợ của hội. Tố quyền này được án lệ căn cứ vào lý do hội là một pháp nhân có một sản nghiệp trong đó, phần hùn của hội viên xuất tư là một thành tố. Sản nghiệp này là bảo đảm chung của các chủ nợ, vì vậy, các chủ nợ có quyền đòi hỏi những người nào chấp giữ tài sản của hội phải giao nộp cho hội tài sản ấy. Các chủ nợ hội được lợi những gì nếu hành xử tố quyền trực tiếp thay vì tố quyền tà diện? Trước hết, người xuất tư bị kiện không thể viện dẫn đối kháng được với chủ nợ những khước biện mà mà mình có thể viện dẫn để đối kháng với người thụ tư. Ta có thể đơn cử thí dụ như người xuất tư bị người thụ tư đánh lừa, nhận cấp vốn cho một hội xuất nhập cảng trong khi hàng hòa thuộc loại không được nhập cảng; nếu người xuất tư bị kiện do chính người thụ tư hay do một chủ nợ hành động nhân danh người thụ tư, thì sẽ nêu ra được sự vô hiệu của khế ước lập hội: Nhưng đối với chủ nợ hành xử tố quyền trực tiếp nhân danh chính họ, người xuất tư sẽ không nại được sự vô hiệu này.(Hay!). Sau nữa, nếu đã có sự bù trừ công nợ giữa người xuất tư và người thụ tư, làm cho người xuất tư không có nghĩa vụ cấp vốn nữa, thì sự bù trừ, theo một số tác giả, sẽ không đối kháng được với chủ nợ hành xử tố quyền trực tiếp. Tuy nhiên, có một số tác giả cho rằng, sự bù trừ được đối kháng với chủ nợ, vì sự bù trừ đương nhiên phát động theo luật định giữa hai người vừa là chủ nợ lại vừa là con nợ, người này của người kia; vì vậy sự bù trừ không đối kháng được với chủ nợ nếu có nguyên nhân nào ngăn cản sư bù trừ, làm cho chưa phát động được khi chủ nợ hành xử tố quyền, thí dụ trường hợp trái quyền của người thụ tư chưa đáo hạn khi chủ nợ hội khởi kiện người xuất tư.
1400d. Thời tiêu tố quyền: Như ta đã biết, theo điều 40 TMTP, 64 TMP, mọi tố quyền của người đệ tam nhằm kiện các hội viên, khi những người này không phải là thanh toán viên, bị thời tiêu sau 5 năm kể từ ngày hội hết hạn hay bị giải tán, miễn là hội đã được công bố, hay văn kiện giải tán đã được công bố (1325 và tiếp theo). ậy tố quyền nói trên của các chủ nợ nhằm kiện người xuất tư để buộc người này nộp vào hội số vốn đã hứa hẹn, có phải chịu thời tiêu đặc biệt ngắn hạn không? Theo lẽ thì thời tiêu này không áp dụng được, vì mục đích của thời tiêu này là làm giảm nhẹ bớt trách nhiệm liên đới, vô biên của hội viên trong hội đối nhân về những hành động mà họ có thể không hay biết của quản lý hay của hội viên khác. Với người xuất tư, trách nhiệm ấy không có vì người xuất tư chỉ có một nghĩa vụ là nộp đủ số tiền đã hứa cấp cho hội. Tuy nhiên, một án lệ đã cũ (Req. 24.1.1894. D.94.1.519) áp dụng thời tiêu 5 năm cho tố quyền của chủ nợ, dù tố quyền được hành sử là tố quyền tà diện hay tố quyền trực tiếp.

III. SỰ BẤT CAN THIỆP CỦA NGƯỜI XUẤT VỐN
1400e._ Việc quản trị côn việc của hội thuộc thẩm quyền của hội viên thụ tư. Điều 59 TMTP định rằng các hội viên thụ tư là quản lý và quản trị hội cũng như hội hợp danh. Điều 60 nói thêm rằng hội viên xuất tư không được có tên trong danh hội, và theo điều 61 (điều 27 TMP), hội viên xuất tư không được làm một hành vi quản lý nào; nếu vi phạm thì sẽ bị coi như hội viên hội hợp danh, nghĩa là sẽ phải chịu trách nhiệm bản thân, vô giới hạn với người đệ tam đã ký kết với mình. Điều 200 LTM 1972 cũng quy định như vậy. Sở dĩ luật cấm người xuất tư can thiệp vào công việc quản lý là để người đệ tam, giao dịch với hội, khỏi ngộ nhận về tư cách của người xuất tư, lầm tưởng rằng người này cũng là hội viên thường, có trách nhiệm cá nhân, như một hội viên thường về công việc của hội. Sự ngộ nhận rất có thể xảy ra vì danh tính của người xuất tư không được ghi vào hội danh, cũng không được ghi vào trích lục đăng báo, như vậy người đệ tam không có cách gì phân biệt được hội hợp tư với hội hợp danh: Không lẽ buộc người đệ tam, trước khi giao dịch với hội, phải đến phòng lục sự tham khảo bản sao hội quy ký thác tại đó. Mặt khác, hội viên thụ tư  phải được quyền quản lý vì phải chịu trách nhiệm về công việc của hội trên cả tài sản của mình, trong khi, thực tế, người ấy lại chịu ảnh hưởng của người xuất tư, có tư thế mạnh hơn. Như vậy, nếu lại còn để cho người xuất tư can thiệp vào công việc quản lý, có thể là hội sẽ bị thao úng, làm cho người thụ tư chỉ còn là một bù nhì, không có quyền hành gì mà lại phải chịu trách nhiệm.
1400f._ Giới hạn của sự bất can thiệp: Lý do vừa trình bày trên cho sự bất can thiệp có thể giúp ta ấn định giới hạn của sự bất can thiệp ấy. Sự bất can thiệp nhằm tránh cho người đệ tam khỏi bị lầm về tư cách của người xuất tư, vậy thì những hành vi quản lý bị cấm sẽ là những hành vi nào, nhân đó, người xuất tư sẽ phải giao dịch, tiếp xúc với người đệ tam. Trái lại, những hành vi quản lý thuộc nội bộ, người xuất tư được phép làm, vì với những hành vi này, người xuất tư  không lộ diện, ví dụ người xuất tư có thể tham dự các cuộc hội bàn với các hội viên thụ tư, nhất là theo điều 59 TMTP, người xuất tư được phép khuyến dụ người quản lý, kiểm soát công việc của người quản lý. Không có thể lệ nào được định rõ cho sự kiểm soát này; đó là một vấn đề được để cho các người quan thiết tự xử với nhau theo quyền lợi chung: Điều 59 TMTP nói một cách tổng quát rằng người xuất tư sẽ kiểm soát trong phạm vi hti1ch hợp với quyền hạn của quản lý; Điều 201 LTM 1972, có phần rõ hơn, coi người xuất tư cũng như một hội viên thụ tư không là quản lý về phương diện kiểm soát, và định rằng sự kiểm soát phải không làm trở ngại việc thi hành nhiệm vụ quản lý.
1400g._ Bên cạnh sự bất can thiệp, một vấn đề khác được đặt ra là người xuất tư có thể làm việc cho hội, lấy thù lao không? Án lệ chấp nhận cho người xuất tư có thể làm giám đốc chuyên môn của hội; tuy nhiên, ta phải nhận xét rằng những chức vụ cao cấp này, trong thực tế, có thể bao gồm nhiều công việc giáp ranh với công việc của quản lý và gây ngộ nhận về tư cách của người xuất tư. Người xuất tư cũng có thể ủy thác đặc biệt để thực hiện riêng một tác vụ nào đó, nói nôm na là có thể được ủy quyền làm cho hội một áp “phe nào” đó. Ngoài ra, người xuất tư có thể ký với hội mọi thứ khế ước như mua bán, vay mượn, miễn là không vì những khế ước này mà người xuất tư được quyền quản lý. Sau hết, khi hội giải tán, người xuât tư có thể được chỉ định làm thanh toán viên, vì khi đó, sự cấm can thiệp không còn lý do tồn tại, không còn sợ có sự ngộ nhận về tư cách của người xuất tư nữa.
1400h._ Chế tài về sự can thiệp: Trên kia ta đã nói rằng, nếu người xuất tư xen lấn vào công việc quản lý, sẽ bị coi như hội viên một hội hợp danh và phải chịu trách nhiệm như thế về công việc đã làm. Ta nên nhận xét rằng, nói như vậy có nghĩa là, mặc dù người xuất tư vô thẩm quyền, vô tư cách, hành vi không vì thế mà vô hiệu; mặt khác, người xuất tư chỉ phải chịu trách nhiệm với người đệ tam đã ký kết với mình mà thôi. Thành thử, chính người thụ tư không không có được tố cầu nào, không có được sự che chở nào chống lại sự lộng hành của người cấp vốn. Để xác nhận trách nhiệm của người cấp vốn một cách rộng rãi hữu hiệu hơn, tòa án phải dùng đến kỹ thuật tìm kiếm một cái lỗi của người xuất tư trong công việc đã làm, rồi nhân cái lỗi ấy buộc người xuất tư phải chịu trách nhiệm đối với  người thụ tư. Ta cũng nhận xet rằng, trong trường hợp bị coi là có trách nhiệm như hội viên một hội hợp danh vì đã can thiệp vào công việc quản lý, người xuất tư cũng không vì thế mà trở thành người có tư cách thương gia. Tuy nhiên, nếu người xuất tư đã hoàn toàn ôm trọn việc quản lý, thay thế người thụ tư, làm cho người này chỉ là bù nhìn, thì Tòa án có thể xác nhận người xuât tư là thương gia, để nhân đấy, tuyên bố người này khánh tận (Paris 10.1.1958. D. 1958. 394).

IV. SỰ PHÂN CHIA LỖ LÃI
1400i._ Sự phân chia lỗ lãi được tự do ấn định trong khế ước lập hội, chỉ trừ điều khoản, thường được gọi là “điều khoản sư tử” – dành toàn số tiền lãi cho một hội viên, hay miễn hẳn cho một hội viên khỏi phải chịu lỗ – là bị cấm. Nếu hội quy không ấn định, thì lỗ lãi sẽ được phân chia theo tỷ lệ phần hùn của mỗi người. Hội viên thụ tư, vì là quản lý, được hưởng một số bách phân về công lao của mình đã giúp hội; số bách phân này là 25%, tùy theo hội quy ấn định, hội viên thụ tư, với chức vụ quản lý, có thể được hưởng thù lao nhất định hàng tháng, thay vì một số bách phân tiền lãi. Nếu hội viên thụ tư, giữ chức vụ quản lý, có góp phần hùn bằng tiền bạc thì, ngoài số thù lao, còn được chia lãi theo tỷ lệ phần hùn cũng như các hội viên khác.
1400k._ Lãi giả định: Bảng tổng kê hàng năm do hội viên thụ tư thiết lập; do đó, có thể là bằng tổng kê được kết toàn sai lầm vô tình hay hữu ý, làm cho người xuất tư được chia một số tiền lãi, mà thực ra hội hoạt động không có lãi. Vậy người xuất tư có được thủ đắc số tiền lãi giả định này không, hay phải hoàn lại? Theo án lệ, người xuất tư phải hoàn lại số tiền lãi giả định, cũng như trong công ty hợp danh, vì lẽ người xuất tư tuy không được biết đến việc quản lý nhưng được luật cho phép và có phương tiện theo dõi kiểm soát công việc quản lý, vậy có thể biết rõ tình trạng của hội. Mặt khác, người xuất tư, lãnh tiền lãi giả định, cũng chẳng khác gì rút bớt số vốn về, trong khi tiền vốn phải được người ấy để nguyên số để làm bảo đảm cho các chủ nợ của hội (1387, 1388). Tố quyền của chủ nợ để đòi quy hoàn tiền lãi giả định, theo án lệ, chỉ bị thời tiêu theo thường pháp.
1401._ Điều khoản sinh lời cho tiền vốn: Vấn đề này được đặt ra cho người cấp vốn trong trường hợp người này muốn được lãnh tiền lời về số vốn đã cấp, không phải đợi đến ngày hội hoạt động có lãi. Hội viên thụ tư, nếu có góp phần hùn bằng tiền bạc, cũng có thể được hưởng lời như vậy. Vấn đề này đã được giải quyết cho công ty hợp tư đơn thường theo cùng với một giải pháp với công ty hợp danh, như được cắt nghãi ở số 1382.
1402._ Phân phối tiền lỗ: Tiền lỗ được phân phối theo những thể lệ giống như thể lệ phân phối tiền lãi. Chỉ có hai điều phải lưu ý: Nếu bản vốn hội đã bị lỗ hết, người cấp vốn sẽ không phải xuất tiền thêm, vì người cấy chỉ tham gia hội với số vốn đã được xác định và chỉ chịu trách nhiệm đến mức độ số vốn đã cam kết. Sau nữa, nếu người xuất tư nếu bị người đệ tam kiện, và do việc kiện ấy đã nộp đủ số vốn cho hội, sẽ có quyền đòi các đồng hội viên thanh toán cho mình số vốn còn dư. Nói cách khác, việc góp vốn là do một bản án bắt buộc, nhưng nếu chưa bị lỗ hết, thì người cấp vốn có quyền đòi được hoàn lại. Ngoài ra, mọi điều khoản bảo đảm cho người xuất tư được hoàn lại nguyên vẹn số vốn đã cấp đều vô hiệu, vì như vậy là miễn cho người cấp vốn khỏi phải chịu thua lỗ. Tuy nhiên, điều khoản dự liệu cho người xuất tư được hưởng một cấp khoản nhất định bất kể số lãi là bao nhiêu được án lệ coi là hữu hiệu; nhưng thiết tưởng, nếu sau khi lập bảng tổng kê, cấp khoản dự liệu lại tận nhập cả số lãi thực thực được, thì điều khoản trên phải coi là vô hiệu. Đây là vấn đề thực tế, điều khoản chỉ hữu hiệu nếu sau khi trừ đi cấp khoản trù liệu cho người xuất tư, vẫn còn lại một số tiền đáng kể để chia cho các hội viên khác. Sau hết, án lệ chấp nhận rằng hội có thể vào bảo hiểm cho người xuất tư về số vốn do người này đã cấp; nếu hội bị lỗ, hãng bảo hiểm sẽ đền bù lại cho người xuất tư./.

| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Nam Lua

Nam Lua

Bình luận

avatar