Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

3. Luật hành chánh tổng quát

LUẬT HÀNH CHÁNH TỔNG QUÁT
(Luật nghĩa vụ hành chánh của công quyền)

18. Theo nghĩa của danh từ và theo chương trình, phần này gồm các khái niệm tổng quát căn bản chung cho tất cả các môn hành chánh có tính cách pháp lý như luật hành chánh và luật tố tụng hành chánh, hay có tính cách kỹ thuật như môn các vấn đề hành chánh, hoặc có tính khoa học như hành chánh công quyền học. Ngoài ra phần này cũng phải chuẩn bị cho môn tổ chức hành chánh thuộc phần thứ hai của chương trình năm thứ II. Tổ chức hành chánh có một tế phân được coi như có tính cách chính trị thuộc sự hạng hiến tính thường được quy định trong Hiến pháp, thí dụ nguyên tắc địa phương tự trị, sự thiết lập các tập thể địa phương cùng sự độc lập của một vài cơ quan quan trọng, có truyền thống tự trị v.v… Noi gương các quốc gia dân chủ, HIến pháp ngày 1-4-1967 của VNCH đã long trọng công nhận một số tập thể và cơ quan trong tổ chức hành chánh trung ương và địa phương có quyền tự trị về ngân sách hay có một nền tài chính riêng. Các điều 70 đến 75 của Hiến pháp sau khi tuyên bố nguyên tắc địa phương phân quyền còn quy định thêm các thể thức đầu phiếu phân biệt minh thị cơ quan chấp hành với cơ quan quyết nghị, sự bổ nhiệm các phụ tá hành chánh và an ninh cùng trường hợp các cơ quan này có thể bị Tổng thống giải nhiệm. Sự quản trị ngành tư pháp được công nhận với một ngân sách tự trị cho Tối Cao Pháp Viện (điều 83 HP). Nền giáo dục đại học cũng được công nhận sự tự trị một cách minh thị theo điều 103 HP, tuy thuộc về loại tự trị truyền thống và có hiến tính theo bản chất như phân quyền địa phương.Sau hết, nhưng không kém phần quan trọng là sự công nhận một quyền giám sát rất mạnh gần như một đệ tứ quyền, với một ngân sách tự trị và quyền lập quy để tổ chức nội bộ và quản trị ngành giám sát (điều 88-91 HP).
Tất cả các định chế hành chánh này hiển nhiên có tính cách chính trị về gốc tích và hình thái. Tuy nhiên, phương diện trội yếu vẫn là hành chánh, vì rốt cuộc cứu cánh của các định chế chính trị đó vẫn chỉ là đảm nhiệm các nghĩa vụ hành chánh. Vì lý do thực tiễn đó mà đã có từ mấy niên khóa nay chúng ta đồng hóa về kỷ thuật tổ chức và về sự chế tài, loại tự trị chính trị của các tập thể địa phương với tự trị kỷ thuật của các công sở, cốt để thống nhất hóa tấc ả các trọng tâm hành chánh trên nền tảng chung của nghĩa vụ hành chánh. Nói cách khác, quyền thứ nhất phải gồm hết tất cả các khái niệm về hành chánh bất luận thuộc phương diện nào, khoa học hay pháp lý, chính trị hay kỹ thuật. Như vậy sẽ có nhiều khái niệm phức tạp và tạp lục nhiều khi không liên hệ trực tiếp với nhau, cần phải sắp xếp cho có thứ tự và mạch lạc trên căn bản các đặc tính hay yếu tố chung, hoặc theo tiến trình nguyên tắc, hệ thuyết và hậu quả hay tương quan nhân quả, và nhất là hệ thống hóa triệt để sự sắp xếp theo phương pháp khoa học. Thiết nghĩ có nhiều tiện lợi, khoa học trong sự tổng hợp các khái niệm trình bày theo các yếu tố căn bản của luật hành chánh đã được thâu gồm trong định nghĩa phức tạp của chúng ta.
Với các nhận xét dè dặt đã nói trong phần nhập môn, quyền thứ nhất gồm 5 chương:
Chương I: Tính cách khoa học của Luật hành chánh;
Chương II: Tính cách pháp lý của Luật hành chánh;
Chương III: Tính cách biệt lập của Luật hành chánh;
Chương IV: Các kỹ thuật pháp lý hành chánh:
Chương V: Các nền tảng nghĩa vụ hành chánh./.

| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Nam Lua

Nam Lua

Bình luận

avatar