ĐỐI TƯỢNG CỦA KHẾ ƯỚC
ĐOẠN I: ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI
Các điều 668-672 DLB, 709-712 DLT, 677-682 DLVN 1972, 1126-1130 DLP đều không phân biệt đối tượng của khế ước và đối tượng nghĩa vụ. Thật ra mỗi khế ước phát sinh ra nghiều nghĩa vụ và mỗi nghĩa vụ có một đối tượng. Đối tượng của nghĩa vụ không phải chỉ là vật hữu hình. Đối tượng ấy có thể chỉ là vật vô hình. Ví dụ bằng sáng chế. Đó là giấy chu71gn nhận tự mình làm ra và đã đem ký thác ở phòng lục sự hay một tác quyền của một người có tài viết tiểu thuyết của mình mà thôi. Tác quyền là vật vô hình có thể nhượng bán. đối tượng là việc mà người thụ trái hứa cam kết làm theo. Ví dụ trong khế ước mua bán, ta thấy có sự thay đổi quyền sở hữu và sự thuyên chuyển đồ vật. Nghĩa vụ có thể có bất cứ đối tượng nào. Những bộ Dân luật căn cứ trên đối tượng để phân chia nghĩa vụ ra làm ba loại:
1) Nghĩa vụ cho (dare): Bán hay tặng một vật gì, có nghĩa là sang tên vật bán hay tặng dữ ấy cho người mua, hoặc cho kẻ tặng hưởng tặng vật.
2) Nghĩa vụ làm (obli ation de faire): Thí dụ: Cho thuê nhà là trao nhà mình cho người thuê sử dụng một cách hữu ích và êm ái. Trong khế ước cho người thuê công: Công nhận cam kết làm việc dưới sự điều khiển của chủ, người thầu khoán cam kết cất nhà, xây cầu …
3) Nghĩa vụ không làm (obligation de ne pas faire): Cam kết không cất nhà trên đất của mình để khỏi che lấp nhà người khác bên cạnh.
Sau này có sự phân biệt trong những nghĩa vụ phải làm. Luật gia Demogue định rằng:
a) Có một số nghĩa vụ mà đối tượng là kết quả nhất định. Một nhà thầu cam kết xây cất một bức tường là nghĩa vụ kết quả.
b) Và trong trường hợp khác, đối tượng là các phương tiện đem ra sử dụng. Có những thụ trái không có cam kết một kết quả nào nhứt định, người thụ trái chỉ có nghĩa vụ làm, hay đưa cho chủ dùng một số biện pháp mà không bao giờ bảo đảm kết quả tốt đẹp nào cả: Một thầy thuốc không có nghĩa vụ làm cho người bệnh hết bịnh, chỉ có nghĩa vụ đem một số biện pháp ra dùng hay là cho con bệnh dùng theo để chữa bịnh, nếu bệnh nhận chết thì không thể nào kiện thầy thuốc được, nếu không có bằng cớ là thầy thuốc đã vì bất cẩn hay sơ sót mà làm chết con bệnh (Nghĩa vụ phương tiện).
Những sự phân biệt trên có ích về phương diện dẫn chứng trách nhiệm khế ước. Dù bị chỉ trích, các tác giả đã áp dụng được sự phân biệt về nghĩa vụ kết quả và nghĩa vụ phương tiện. Luật gia Demogue bị một số tác giả khác chỉ trích vì những án lệ đã áp dụng theo quan niệm của ông;
– Đối tượng chẳng những là một vật hiện tại mà có thể là vật sẽ có, điều 1130 – DLP áp dụng tại Nam phần và được lập lại tại điều 672 DLB, 681 DLVN 1972 và điều 712 DLT. Về thực tế, việc này thường xảy ra trong thương mãi: Các thương gia thường bán những hàng hóa mà họ cam kết sẽ sản xuất ra. Vậy chủ đích có thể là một vật hữu hình hoặc là một quyền lợi về sau. Thí dụ: Về quyền sở hữu một bất động sản công hữu, chia từng phần, có thể bán trước phần thuộc về mình, sau khi có cuộc bán đấu giá bất động sản đó. (…). Cũng có thể ký một khế ước đề áp để bảo đảm cho một món nợ chưa phát sinh. Thí dụ: Một đề ước để đương bất động sản cho một ngân hàng để vay tiền sau. (…).
ĐOẠN II: TÍNH CÁCH CỦA ĐỐI TƯỢNG
Theo nguyên tắc thì một nghĩa vụ có thể có bất cứ một đối tượng nào, nhưng dù sao đối tượng đó cũng phải có những ca1 tính như thế nào mới khiến cho khế ước có giá trị.
A_ CÁ TÍNH 1: Đối tượng phải có ích cho trái chủ. Sự ích lợi này không cần phải một ngân khoản hay tài vật mà một lợi ích tinh thần cũng đủ cho đối tượng có giá trị. Thí dụ trong khế ước tặng dữ, người thụ tặng phải có nghĩa vụ giúp đỡ đệ tam nhân như nuôi đứa con rơi của m2inh chẳng hạn. Trong khế ước này, người tặng không có một lợi ích vật chất nào, nhưng một lợi ích tinh thần to tát.
B_ CÁ TÍNH 2: Đối tượng phải xác định nếu có thể xác định được (1129 DLP; 680 DLVN 1972): Đương sự lập ước phải nói rõ đối tượng là việc gì hay vật gì. Ví dụ trong khế ước mua bán, đối tượng có thể là một vật đã xác định rồi như bán chiếc xe M… cũng có thể đó là một vật tiêu phí, chưa phân tách trong một số vật giống nhau mà có thể phân tách được. Ví dụ như bán một số lượng lúa trong vựa lúa chẳng hạn, hay là một số lượng gạo trong một vựa gạo với số lượng là bao nhiêu kg, theo danh từ người ta thườn dùng trên thị trường là có thể xác định được. Khế ước không có giá trị nếu đương sự hứa bán một vật gì hay một số ượng hàng hóa không nói thuộc loại gì, không thể xác định được.
C_ CÁ TÍNH 3: Đối tượng có thể thực hiện được: Nếu hứa bán một vật mà không thể thực hiện được thì khế ước đó không có giá trị. Giáo sư Capitant cho ta một ví dụ là hứa bán một miếng đất trên mặt trăng. Tòa án Pháp quốc có xử một vụ kiện như sau: “Ở Pháp trước khi có chế độ tòng quân cưỡng bách, nghĩa là thann niên đến một số tuổi nào đó phải đi lính. Người ta thường ký với nhau những hợp đồg theo cách sau: Người bị chọn đi lính là kẻ nếu rút thăm trúng con số nào đó. Vì vậy nên một số con nhà khá giả muốn khỏi đi lính, thường tìm người thay thế mình bằng cách ký với người này một hợp đồng trước khi rút thăm. Hợp đồng định rằng sẽ trả cho người kia một số tiền nào đó, và người này sẽ đi lính thay nếu rút thăm trúng. Nếu không trúng thăm thì người kia vẫn được hưởng số tiền đã định trong hợp đồng. Trước đạo luật ngày 23-7-1872, khế ước này vẫn có giá trị, nhưng sau đó đạo luật đặt ra chế độ tòng quân cưỡng bách thì những khế ước đó bỗng nhiên không có giá trị nữa, bởi đối tượng không thể thực hei65n được: Mọi thanh niên tới một tuổi nào đó thì phải đi quân dịch và không thể nhờ một người khác thay thế mình được nữa.
Khi nào đối tượng xem như không thể thực hiện được, theo Tòa án là khi sức người không làm được.
D_ CÁ TÍNH 4: Vật chủ đích phải hợp pháp.
Có những vật không thể làm đối tượng cho một nghĩa vụ bởi trái với trật tự công cộng, nghịch lại với thuần phong mỹ tục.
1) Quan niệm trật tự chung hay thuần phong mỹ tục là một quan niệm là một quan niệm rất co giãn, khó mà định nghĩa một cách rõ rệt. Người ta coi như là nghịch lại với trật tự công cộng khi nào đối tượng phạm phải qui tắc bảo vệ quyền lợi quốc gia.
2) Nghịch lại với nguyên tắc tổ chức xã hội tổ chức chính quyền, về điều này tòa án có dịp áp dụng điểm này đối với những khế ước mà đối tượng bị đặt ngoài việc mậu dịch, ví dụ khế ước mà đối tượng là một công sản hay của hồi môn bất khả dĩ nhượng hoặc giả đối với những khế ước mà đối tượng là các cây thuốc độc hay là những thú vật đang bị bịnh truyền nhiễm.
Ngoài ra những khế ước chạm đến tự do cá nhân, tự do cần lao, tự do buôn bán, tự do thương mại, cũng không có giá trị, vì đối tượng nghịch lại với trật tự chung. Thí dụ: Khế ước cho thuê công thì người thuê công chỉ được quyền kết ước trong thời hạn nào đó. Thí dụ khế ước 5 năm hay 10 năm chứ không thể lập khế ước ở đợ trọn đời. Tòa án còn hủy bỏ những hợp đồng chạm đến công vụ hoặc chức tước hiện tại.Ví dụ hiện tại các vị thừa phát lại, chưởng khế không thể bán lại các chức vụ của họ, bởi vì được ông Bộ trưởng bổ nhiệm bằng một nghị định. Còn theo chế độ cũ trước kia, trước thời độc lập, thì những chức vụ thừa lại ví dụ như Trưởng tòa hay chức vụ Chưởng khế có thể được nhượng lại với một số tiền nào đó, bởi vì những chức vụ đó, chia làm hai phần: Một phần về tiền bạc một phần về tinh thần. Phần tinh thần là chứ thừa lại phải được chính quyền bổ nhiệm, phần tiền bạc: khách hàng văn phòng của ông Thừa phát lại có một giá trị về tiền bạc. Nhưng dù sao, dưới chế độ cũ, mặc dù có thể bán chức thừa lại nhưng cũng bị hạn chế và cũng bị kiểm soát một phần nào, vì chính quyền không muốn những vị thừa lại đó thừa dịp bán chức của mình một cách đắt đỏ mà phải lấy tiền của thân chủ quá số luật định. Ngoài ra người mua cũng phải hội đủ một số điều kiện khả năng trong chức vụ thừa phát lại.
Ngoài ra, những hợp đồng nghịch với luân lý như là khế ước giữa hai người tình nhân với nhau; ví dụ hai người nam nữ làm một khế ước, nếu người này ăn ở với người kia thì mỗi tháng sẽ được lãnh bao nhiêu tiền, hay sẽ được những lợi ích gì (hiện vật nào đó chẳng hạn) hoặc giả khế ước ăn huê hồng trong việc làm môi giới để người ta cưới hỏi nhau (…). Lần lần án lệ nới rộng phạm vi áp dụng quan niệm trật tự công cộng và thuần phong mỹ tục, tòa án tiêu hủy những khế ước nghịch lại với tổ chức các công sở. (…).
Tòa án cũng tiêu hủy các khế ước mà mục đích trốn tránh sự giảm giá của đồng tiền của mình. Ví dụ trong thời gian mà đồng bạc sụt giá đáng sợ thì họ sẽ cam kết với nhau là trả tiền không căn cứ trên số tiền mà bằng hiện vật. Đó là khoản clause d’or. đồi với những khế ước môi giới cho việc cưới hỏi, lúc đầu tòa dễ dãi không tiêu hủy một cách máy móc để khuyến khích sự kết hôn. Án lệ phân biệt nếu trả công xứng đáng thì chuyện đó có giá trị, còn nếu đặt điều kiện là của hồi môn một triệu, người môi giới được 1/10 số tiền ấy thì ta thấy có sự trục lợi rõ rệt, tòa phản đối vì trái với trật tự công cộng. (…).
Các vị khai thừa kế khế ước: (Pactes sur succession future) là những khế ước vể một di sản của một người còn sống, bị coi là vô hiệu. Điều 712 DLT, 1130, 1600 VÀ 1389 DLP cấm hẳn những vị khai thừa kế khế ước. Điều 682 DLVN 1972 định rằng: “Không ai được khước từ một di sản chưa khai phá cũng không được cam kết điều gì về di sản ấy, dần là với sự ưng thuận của người để lại di sản”. Về mặt lịch sử thì Luật La Mã đã cấm bán quyền thừa kế trong một di sản của một người còn sống, người này sẽ để lại sau khi chết đin; Sự cấm đoán này rất rõ rệt dưới thời Hoàng đế Justinien. Theo người dân La Mã, khế ước loại này là một sự đầu cơ về sanh mạng của người khác. Nhưng trong luật La Mã, nếu người qua đời đã thừa nhận khế ước đó trong lúc còn sống thì nó sẽ có giá trị. Bộ dân luật Pháp lặp lại sự cấm đoán này một cách rất gắt gao hơn luật La Mã: Dù người qua đời có thừa nhận khế ước đó đi nữa khi còn sanh tiền thì nó vẫn không có giá trị. Sự cấm đoán ấy được tác dụng:
– Đối với khế ước liên quan đến di sản của người khác: Sở dĩ bị cấm đoán vì luật lệ muốn bảo vệ quyền lợi của người thừa kế; Người này trong lúc túng bấn có thể bán rẻ, bán một cách nhẹ dạ quyền thừa kế của mình, và đây người ta cũng nói rằng các người đương sự trong khế ước đầu cơ trên sinh mạng cảu người khác, thí dụ: Người bán (người thừa kế) thường thường đêm ngày cầu khẩn cho người đó chết đi để sớm được chia gia tài của cải.
– Đối với khế ước liên quan đến di sản của người bán (chính mình) (Pactes sur sa propre succession): Khế ước về tài sản thừa kế của chính mình): Ví dụ: Tôi bán quyền thừa kế của tôi trên di sản của tôi, sẽ để lại cho người mua sau khi tôi qua đời. Sở dĩ bị cấm đoán vì chạm đến tự do hành động của người bán, vì luật lệ muốn cho đương sự tự do qui định tương lai của y nếu như y đã bán quyền thừa kế trong di sản của y sẽ để lại rồi, thì y không có quyền làm tờ di chúc để di sản đó lại cho một người nào khác. Luật pháp muốn cho y tự do xếp đặt thừa kế của y. Theo nguyên tắc thì quyền qui định về di sản được thừa hành trong một tờ di chúc và tờ di chúc đó theo nguyên tắc, có thể bị hủy bỏ lúc nào cũng được. Một tờ di chúc mới có thể hủy bỏ một tờ di chúc cũ, tòa án tiêu hủy hợp đồng giữa các thừa kế của một người, trong hợp đồng đó các người thừa kế cam kết sẽ xem như vô giá trị tất cả các di chúc mà hậu quả là làm cho có một sự chênh lệch giữa những kỷ phần của họ trong di sản. Ví dụ: Chúng tôi có 5 anh em, có một ông cha rất giàu có, vì thương nhau nên chúng tôi lập một hợp đồng nói rằng: sau này dầu bố mình già, lãng trí, khờ khệch đi nữa mà để lại một tờ di chúc khiến cho người anh nhiều hơn người em, hay người em sẽ hưởng nhiều hơn người anh thì chúng tôi coi cái hợp đồng đó như vô giá trị, chúng tôi sẽ phân chia đồng đều. Tòa xử rằng hợp đồng đó vô giá trị bởi vì đó là một vị khai thừa kế khế ước. (…)
Tòa án cũng tiêu hủy hợp đồng giữa những người chung vốn mua một tài sản nào đó và qui định với nhau rằng, người nào còn sống nghĩa là người nào chết sau sẽ trở thành sở hữu chủ. (…) Tòa án còn có dịp xử trong một khế ước hồi môn: Một người cha phòng xa trường hợp con gái của y có thể qua đời trước mà không có để lại đứa con nào. Trong trường hợp này, những của cải hồi môn theo luật sẽ trở lại người thiết định hồi môn hưởng. Người cha trong khế ước thiết định hồi môn để cho người rể tương lai của y hưởng quyền ứng dụng thu lợi, nếu xảy ra trường hợp này. Khế ước bị coi như không có giá trị. (…)
Đại để trong luật lệ của Pháp, khi một người tặng dữ của cải cho một người thụ hưởng, người thừa kế bà con trực hệ của mình, ví dụ như con mình hay cháu nội mình, nếu như người thụ hưởng của cải được tặng dữ chết đi mà không có để lại thừa kế trực hệ thì của cải sẽ trở về với người tặng của. Thí dụ: Tôi muốn gả con gái tôi, tôi tặng của, tôi lập của hồi môn, nhưng rủi ba ngày sau khi cưới chồng, nó lại chết đi thì của hồi môn đó quay về lại tôi. Người rể tương lai của tôi trong trường hợp đó sẽ không có gì hết, thì y sẽ không chịu cưới con gái tôi, bởi vì tôi muốn gả con gái tôi cho một vị cửa nhân luật khoa, cho nên torng khế ước thiết định hồi môn, tôi mới thêm một ước khoản rằng, nếu trong trường hợp con gái của tôi qua đời trước tôi, không có để lại thừa kế trực hệ thì tôi cho người rể tương lai cảu tôi được hưởng huê lợi của cải hồi môn đó, cho tới khi y chết. Như vậy, mục đích của tôi là muốn khuyến khích người rể tương lai cưới con gái tôi. Hợp đồng như thế là không có giá trị bởi bị coi như là một vị khai thừa khế ước. Thí dụ khác: Một ước khoản trong hôn khế ước nói rằng một trong hai vợ chồng sắp cưới là chủ một cửa hàng, cam kết rằng cửa hàng này sẽ thuộc quyền sở hữu của người phối ngẫu tương lai, nếu chẳng may y phải chết trước. Ước khoản này cũng bị coi là một vị khai thừa kế khế ước. (…)
Điều 712 DLT đoạn chót có nói rằng, người ta không thể từ chối hưởng phần tài sản mà chưa thành di sản hay là ước định gì về di sản ấy được trừ khi đã có nghiệp chủ của di sản ấy thuận tình. Trong quyền dân luật Trung phần có điều dị đồng với dân luật Pháp quốc. Dân luật Pháp quốc cấm những khế ước vị khai thừa kế khế ước mặc dù có sự ưng thuận của sở hữu chủ di sản (điều 1130 và 1600). Điều 712 DLT chỉ lặp lại những luật về vị khai thừa kế khế ước của luật La Mã. Thành thử trước đây, trong luật Việt Nam có sự dị đồng với Dân luật Pháp quốc. Hay điều 682 DLVN 1972 chép lại ý nghĩa của điều 1130 DLP và không chấp nhận vị khai thừa kế khế ước, mặc dầu người để lại di sản ưng thuận. Hay! ./.
Bình luận