Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

9. Duyên cớ khế ước

DUYÊN CỚ KHẾ ƯỚC
(La cause de contrat: Nguyên nhân của hợp đồng)

ĐOẠN I: ĐỊNH NGHĨA

Tòa án nhiều khi thủ tiêu khế ước không duyên cớ hay có duyên cớ bất hợp pháp. Duyên cớ là mục đích trực tiếp mà một bên đương sự theo đuổi khi đảm nhận nghĩa vụ. Theo các luật gia cổ điển họ khuyên chúng ta không nên lầm lẫn duyên cớ với lý do (motif). Duyên cớ (La cause) về mặt lịch sử có trong luật La mã, nhưng giữ một vai trò phụ thuộc vì khế ước trong luật La Mã bó buộc phải làm theo những hình thức định sẵn. Các tu sĩ lại đề cao vai trò của duyên cớ khi đặt nguyên tắc, sự đồng thuận phát sinh ra nghĩa vụ miễn là ý muốn của con người không nghịc lại với chân lý. Như thế họ dành cho quan tòa xem mục đích của khế ước. Để tránh các hậu quả do nguyên tắc của giáo hội đề ra, các luật gia thể kỷ 16 đưa ra các khác biệt giữa nguyên cớ và lý do:
– Lý do riêng biệt thuộc về tâm lý và có quyền được biết đến.
– Duyên cớ là mục đích trực tiếp.
Ví dụ: Một người bán nhà, để có tiền là duyên cớ của nghĩa vụ bán nhà. Ta hỏi tại sao người  đó muốn có tiền? Dùng tiền để làm gì, để coi chơi hay để mua vật mà y thích? Đó là lý do có trước  khi lập ước. Theo các luật gia cổ điển: Các duyên cớ thì giống nhau còn lý do thì khác nhau tùy mỗi người.

I. Duyên cớ trong khế ước hữu thường và vô thường

A._ Duyên cớ trong khế ước hữu thường: Trong loại này có song phương và độc phương khế ước:
1) Khế ước song phương: Trong khế ước này, duyên cớ của nghĩa vụ mỗi bên đương sự là nghĩa vụ của đối ước kia. Ví dụ: Trong khế ước mua bán, nghĩa vụ người bán là trao quyền sở hữu chủ, còn nghĩa vụ người mua là trao tiền. Nhưng tại sao người bán lại tự ràng buộc phải trao tài vật cho người mua? Sở dĩ như vậy là để lấy tiền. Và tại sao người mua lại tự ràng buộc phải trả tiền? _ Là cốt để làm sở hữu chủ tài vật. Như vậy tức là duyên cớ của nghĩa vụ người bán là nghĩa vụ của người mua. Ngược lại duyên cớ của nghĩa vụ của người mua là nghĩa vụ của người bán. Thoạt trông qua lập luận trên đây về duyên cớ có vẻ vô ích. Nhưng xét kỹ thì thuyết này rất hữu ích, vì trong loại khế ước song phương, nghĩa vụ đương sự có liên quan mật thiết với nhau như sau:
a) Nếu một bên lập ước không thi hành nghãi vụ của mình thì nghĩa vụ của đối ước không còn nền tảng nữa.
b) Nếu nghĩa vụ vô hiệu (bất hợp pháp chẳng hạn) thì tất cả khế ước cũng đều vô hiệu;
c) Nếu một bên lập ước không thi hành nghĩa vụ của mình thì bên đối ước có thể đưa kháng biện không đồng bất thi hành hoặc xin hủy bỏ khế ước (exception non adimpleti contractus);
d) Nếu có trường hợp bất khả kháng, một bên không làm tròn nghĩa vụ thì bên đối ước tự nhiên hết ràng buộc.

  • Tòa án đã thi hành những điều nói trên trong một khế ước bán hay cho mướn một nhà kín, nghĩa vụ người bán bị coi là bất hợp pháp, nghĩa vụ người mua do đó cũng không có giá trị. (…).
  • Bị coi là vô hiệu, một khế ước trong đó một bên đương sự trả cho bên đối ước một món tiền để cho người này không tham gia đấu thầu bán vật liệu xây dựng cho chính phủ. (…) (Hay)
  • Bị coi như là vô hiệu một khế ước giữa một công ty kỹ nghệ với một công chức cao cấp ngoại quốc, để xui chính phủ của công chức này dành mọi dễ dàng cho công ty hoạt động hay mua hàng hóa của công ty này. (…).

2) Khế ước độc phương: Duyên cớ thay đổi tùy theo khế ước. Ví dụ: Trong một khế ước vay tiền, nghĩa vụ của người vay là phải trả lại số tiền đã mượn. Duyên cớ của nghĩa vụ ấy là sự nhận tiền. Trong khế ước hứa bán, nghĩa vụ là giao tài vật, duyên cớ là ý muốn bán được món vật. Trong một khế ước, duyên cớ là yếu tố quyết định của khế ước ấy, cần phải phân biệt với lý do thầm kín.
Về những lý do hữu thường: có sự chuyển hướng của án lệ, mặc dù thuyết của Tòa án xưa về duyên cớ là không muốn phân tích duyên cớ với lý do thẩm kín. Tòa án xem nguyên do thầm k1in cũng như duyên cớ là yếu tố của quan hệ khế ước. Đó là trường hợp mà nguyên do kết lập khế ước đã được đôi bên lập ước biết và làm cho đôi bên vì nó mà ký kết. Hoặc là trường hợp mà nguyên do thẩm kín được xem là hợp pháp. Ví dụ: Đương sự nói với đối ước mua miếng đất để cất nhà và cần ít nhất là bao nhiêu thước vuông, hoặc mua hàng để đặc biệt bán cho phiên chợ nào đó. Nếu diện tích của miếng đất không đủ, hoặc đối ước giao hàng đã trễ, thì đương sự có thể xin hủy bỏ khế ước mặc dầu đây là lý do thầm kín chứ không phải duyên cớ. Các Tòa án đôi khi không phân biệt duyên cớ với lý do thầm kín. Ngoài ra, nếu lý do thầm kín bất hợp pháp, nghịch lại với luân lý thì khế ước không có giá trị. Ví dụ: Khế ước vay tiền để tiếp tục đánh bạc. Tòa án bác đơn đòi tiền của chủ nợ đã cho con bạc vay để tiếp tục cuộc đánh bạc (…). Tòa án cũng bác đơn đòi tiền cho một người đàn bà vay để trốn khỏi nhà chồng. (…).

B_ Duyên cớ trong khế ước vô thường (La cause dans les contrats à titre gratuit: Nguyên nhân trong hợp đồng vô thưởng):
Chúng ta xét khế ước tặng dữ hay là khế ước di tặng, các tác giả cổ điển khuyên chúng ta nên xét ý định của người tặng của, có khi tặng một cách vô tư, không có ước mong lợi lộc; có khi người tặng của lại theo đuổi một mục đích nào đó.
1) Trong trường hợp đầu, người tặng của có chủ ý tặng dữ (Animo donandi) và ý muốn tặng cảu cho của là duyên cớ của nghĩa vụ của y.
2) Những ý muốn tặng của không phải luôn luôn là duyên cớ của tặng dữ. Người ta có thể tặng của vì tình bè bạn hay tặng của vì tình thương yêu, tặng của vì lòng bác ái, v.v… Ý muốn tặng của ở đây chỉ là phương tiện để đi đến mục đích khác. Ví dụ: Tặng của cho một người nào đó, để người thụ tặng này dùng của cải đó làm một công việc thiện; duyên cớ của nghĩa vụ của người tặng của ở đây là công việc thiện hay là việc lập ra mọt cơ quan bác ái. Một ví dụ khác là khế ước thiết định hồi môn là muốn cho người con trai hay người con gái lập gia đình. Một ví dụ khác là khế ước tặng dữ hỗ tương, nghĩa là người này tặng dữ cho người kia và ngược lại. Duyên cớ của một bên là nghĩa vụ của người đối ước kia. Đó là duyên cớ trong những khế ước vô thường, thuyết này của những tác giả cổ điển.

Và sau đây là quan điểm của án lệ:
1) Tặng dữ giữa nhân tình: Tòa án cho rằng khế ước này có giá trị nếu duyên cớ chánh đáng và đáng khen, ví dụ người đàn ông sống với một người đàn bà trong một thời gian, có ý muốn bảo đảm tương lai của người đàn bà này, hoặc giả người tặng của đó có ý đền bù cho người đàn bà sống chung với mình bởi vì người này đã mất một thời gian để hy sinh cho y, đã cống hiến cho y những năm trẻ trung (…). Trái lại, nếu cho của để xúi giục trở thành tình nhân với mình hoặc hai người sống ngoại hôn, người đàn bà muốn chấm dứt mà người đàn ông cứ cho của để kéo dài tình trạng đó. Đó là khế ước tặng dữ bất hợp pháp (…).
2) Tặng dữ cho con ngoại hôn hoặc loạn luân: Tòa án cũng có dịp xét những khế ước tặng của cho những đứa con ngoại tình, hay những đứa con loạn luân. Vì muốn tránh cái nạn loạn luân hay ngoại tình, nên nhà làm luật mới xem như không có giá trí những việc tặng của cho những đứa con ngoại tình hay loạn luân, dầu đó là dưới hình thức sinh thời tặng dữ hay là di tặng. Nhưng án lệ sẽ xem như có giá trị nếu người tặng của cho đứa con ngoại tình hay đứa con loạn luân, nghĩ rằng tặng cảu là để thi hành một nghĩa vụ tự nhiên, bởi dù sao đã sanh ra đứa con loạn luân hay ngoại tình thì cũng có nghĩa vụ tư nhiên phải nuôi nấng nó (…). Đại để tòa án cho phép tặng nếu sự tặng dữ có tính cách nuôi dưỡng, nếu người tặng của trong thâm tâm muốn thi hành một nghĩa vụ tự nhiên.
Có những nghĩa vụ luật định, và những nghĩa vụ thông thường, ví dụ như vay thì phải có nghĩa vụ phải trả. Ở bên cạnh những nghĩa vụ luật định còn có nghĩa vụ tự nhiên, danh từ đó dịch (Obligation naturelle) là nghĩa vụ không có tính cách bắt buộc, nhưng nếu một người thấy rằng mình có nghĩa vụ tự nhiên đó mà thi hành nghĩa vụ của mình, thì không thể xin hoàn lại được. Tòa án cũng có dịp xét xử vô hiệu những khế ước tặng dữ giữa những cặp vợ chồng chánh thức mà mục đích là để cho người phối ngẫu của mình ưng thuận sống riêng. (…)

II_ Sự dẫn chứng của một duyên cớ bất hợp pháp:

Làm sao dẫn chứng một duyên cớ bất hợp pháp?
Lúc ban sơ thì các tòa án bắt buộc phải đem lại bằng chứng nội tại, nghĩa là bằng chứng đó phải có trong khế ước tặng dữ, ví dụ như người tặng ccủa nói một cách rõ rệt trong giao kèo của y rằng: y cho người này một số tiền nào đó hay một số nữ trang nào đó, để cho người này trong ba ngày nữa, hay trong năm ngày nữa trở thành tình nhân của y chẳng hạn.Bằng chứng nội tại là bằng chứng tìm thấy trong khế ước. (…). Nhưng về sau, tòa phá án Pháp quốc lại bỏ quan niệm này và đã xử rằng bất luận đối với khế ước nào cũng có thể dẫn chứng bằng mọi cách, kể cả sự phỏng đoán. Có thể dẫn chứng là duyên cớ bất hợp pháp, duyên cớ nghịch lại với thuần phong mỹ tục.

ĐOẠN II: HẬU QUẢ CỦA NGHĨA VỤ KHÔNG CÓ DUYÊN CỚ HAY CÓ MỘT DUYÊN CỚ BẤT HỢP PHÁP HOẶC TRÁI VỚI LUÂN LÝ 

I_ Nghĩa vụ không có duyên cớ (absence de cause): Điều 665 DLB, 703 DLT, 683 DLVN 1972 và 1131 DL áp dụng tại Nam phần có nói rằng: “Phàm nghĩa vụ không duyên cớ, hay có nguyên nhân giả dối, hoặc bất hợp pháp đều vô hiệu”. Đó là một sự kiện vô hiệu tuyệt đối, bất luận ai ai cũng có thể nại ra. Sự vô hiệu tuyệt đối ở đây khiến cho khế ước không có giá trị một cách hồi tố, nghĩa là đương sự bị xem như không bao giờ có khế ước; vì vậy mà nếu khế ước chưa được thi hành thì không có một người nào có quyền đòi hỏi người cộng ước mình phải giữ lời hứa. Nhưng sự áp dụng nguyên tắc này không mấy cứng rắn, trước hết nên nói đến những khế ước không có duyên vớ, ví dụ như khế ước mua bán; một người bán một món đồ đã bị hư hỏng hoặc đã bị tiêu hủy rồi hay bán với  một giá  không đứng đắn: Hoặc giả một người kết lập một khế ước bảo hiểm, để phòng ngừa một tai nạn không bao giờ có được, lẽ cố nhiên khế ước vô duyên cớ trên đây bị vô hiệu. Một người hứa trả một món tiền mà thật ra y không thiếu và trong thâm tâm người này cũng không có ý muốn tặng của, cũng vô hiệu. Có khi một hợp đồng mà nghĩa vụ chỉ vô duyên cớ một phần thôi, ví dụ đồ vật người ta định bán bị tiêu hủy một phần. Trong trường hợp này khế ước không phải đương nhiên vô hiệu, nếu phần đối tượng còn lại theo ý muốn của người kết ước đủ thì khế ước sẽ bị tiêu hủy. Lẽ dĩ nhiên giá cả được tòa duyệt lại. (…)

II._ Duyên cớ giả dối: (Fausse cause): Có khi khế ước có một duyên cớ giả dối, đương sự gán cho hợp đồng của mình một duyên cớ khác hơn là duyên cớ thật sự. Ví dụ lập một khế ước bán, nhưng sự thật người mua không trả tiền; Ở đây nguyên tắc là khế ước vần có giá trị với điều kiện duyên cớ thật sự không bất hợp pháp không nghịch lại với thuần phong mỹ tục (…).

III_ Những duyên cớ bất hợp pháp hay nghịch lại với luân lý, với thuần phong mỹ tục (cause illicite): Chúng ta đã có dịp nói về thuần phong mỹ tục, và trật tự công cộng khi nói đến đối tượng của các khế ước. Ở đây chúng tôi chỉ giải thích một vấn đề hơi khó khăn như sau: C1o khi tiêu hủy một hợp đồng với hiệu lực hồi tố, còn lưu lại những gì đã được thi hành rồi và cần phải có một sự thanh toán giữa những người cộng ước mới đúng lý công bằng, ví dụ như khế ước công ty bị vô hiệu mà công ty này đã hành động trong một thời gian (…). Thường thường thì các Tòa án dựa theo câu phương châm La tinh để không cho phép đương sự đòi lại những gì bất hợp pháp mà mình đã thi hành rồi và đối ước được hưởng, câu đó là: Nemo auditur propriam turpidinem allegans: Không ai có thể nại ra trước tòa án sự bại luân của chính mình“. Tòa án Việt Nam hiện nay một đôi khi cũng nại ra câu ngạn ngữ này để cấm đoán hoàn lại cho một người đi kiện những gì mà y đã thi hành cho đối ước được hưởng. (…). Đẹi để đương sự không thể nại những gì bất hợp pháp hoặc trái thuần phong mỹ tục mà chính mình đã phạm phải để đòi lại một cái gì. Nhưng cũng lắm khi Tòa án lại không áp dụng câu phương châm này thành thử chỉ có cách là xem từng bản án chớ không thể nào qui định một cách nhứt định được. Thí dụ: Trường hợp khế ước liên hệ đến những lầu xanh chẳng hạn, bán nhà để cho một người lập tại đó một lầu xanh hay cho thuê nhà với mục đích để lập lầu xanh. Nếu người đối ước không thi hành những gì y đã hứa thì đương sự không thể bắt buộc, không thể nại ra trước tòa, đòi hỏi bên đối ước phải giữ lời hứa, hoặc nếu mình đã thi hành rồi rồi thì mình không thể xin tòa giải tiêu khế ước và đồng thời bắt buộc đối ước phải hoàn lại những gì mà mình đã làm cho y hưởng.

ĐOẠN III: KHẾ ƯỚC KHÔNG NÓI ĐẾN DUYÊN CỚ
(cas où la cause n’est pas exprimée: trường hợp nguyên nhân không được thể hiện).

Những nghĩa vụ mà đương sự không đề cập đến duyên cớ theo điều 685 DLVN 1972, điều 704 DLT, 1132 DLP, thì mặc dù không đề cập đến duyên cớ, hợp đồng vẫn có giá trị, hợp đồng có nghĩa là cái văn kiện để làm bằng. Nếu một người nào ký kết một văn kiện nhìn nhận có thiếu người khác một số tiền nào đó mà không nói vào dịp nào thiếu số tiền ấy, thì văn kiện đó có giá trị; thí dụ: Viết trên một danh thiếp nói rằng ngày mấy tháng mấy, tôi có thiếu ông gì cầm danh thiếp này một số tiền là mấy, mà không nói rõ, đó là giá tiền mua xe hơi trả chưa hết hoặc giả là tiền cho mượn để trả nợ. Trong thực tế những giấy nợ như vậy rất hiếm hoi; thường thường người ta vẫn ghi đó là thừa dịp mua bán hay là cho mượng hoặc là người ký giấy nợ nhìn nận một nghĩa vụ tự nhiên. Thông thường có những văn kiện như vậy, vì người trái chủ không muốn có những rắc rối, tranh tụng về sau, hoặc giả y muốn cố dấu lấy một nghĩa vụ không hợp pháp. Về phương diện dẫn chứng có hiệu lực như thế nào? Trường hợp này người ta tự hỏi, người trái chủ phải dẫn chứng có một món nợ thật sự mới đòi được hay là người thiếu nợ muốn khỏi trả, phải dẫn chứng rằng thật sự không có nợ. Để giải quyết, chúng ta xem trong luật La Mã, khế ước cho mượn tiền để chi tiêu, (mutuum: khoản vay) trong luật La Mã, người trái chủ dẫn chứngrằng y đã đưa tiền cho người vay tiền, y phải dẫn chứng như sau: Nếu là một khẩu ước (stipulatio) th2i khi hai đương sự đã nói lời bắt buộc thì nghĩa vụ xuất phát, mặc dầu có đưa tiền hay không đưa tiền cũng thế, chỉ dẫn chứng rằng đôi bên có những lời nói đó. Nếu khế ước vay tiền là một văn kiện, văn kiện đó là bằng cớ, trong luật La Mã. Nhưng có sự lạm dụng, những người cho vay tiền thường thường là những người giàu có, và những người đi vay là những người nghèo khổ, yếu thế, nên đôi khi cho mượn ít bắt buộc phải làm giấy nhiều, cho nên ông Antoni Caracakka đặt  ra một kháng biện gọi là Exceptio Non Numêratae Pécunia, kháng biện tiền không có được đếm, không có được đưa ra. Người thiếu nợ chỉ nói rằng, người chủ nợ không có đưa tiền cho mình, nại ra kháng biện “Exceptio Non Numêratae Pécunia” thì người trái chủ phải dẫn chứng rằng thật sự có đưa tiền; Ví dụ: Dẫn chứng bằng nhân chứng, kể tên những người láng giềng đã thấy vào ngày đó, tháng đó, giờ đó, tôi đã giao cho ông đó, trước mặt những người này, số tiền đó. Ở Pháp quốc có một luật gia cho rằng chủ nợ có phận sự dẫn chứng, y cầm cái văn tự không nói rõ duyên cớ thì y phải dẫn chứng đó là dịp gì đã có văn tự này. (…). Trái lại, có một số luật gia khác và một số bản án cho rằng người chủ nợ đã có một văn kiện cầm tay nếu người thiếu nợ phủ nhận thì y phải nói thừa dịp nà, tại sao y phủ nhận thì y có phận sự phải dẫn chứng để bác bỏ văn tự đó _ Đây là nguyên tắc của đa số bản án.(…).
Chúng ta phải nhìn nhận rằng quan điểm sau đây của Tòa án là hợp lý hơn và cho rằng điều 1132 DLP đã miễn cho chủ nợ dẫn chứng và trao gánh nặng cho con nợ. Người ta sẽ không hiểu ích lợi của một văn tự không nói đến duyên cớ, nếu văn tự này không có giá trị chi về phương diện dẫn chứng, và trên thực tế người ta nhận thấy rằng, thường thường nếu trái chủ đòi hỏi một văn tự không nói rõ duyên cớ chính là vì y muốn tránh những rắc rối về sau, những rắc rối liên quan đến nguồn gốc của món nợ, y muốn tránh phải dẫn chứng trước tòa án khi có sự tranh tụngngười thiếu nợ cũng đã nhận trước như vậy./.

 

| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Nam Lua

Nam Lua

Bình luận

avatar