Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

12. Hiệu lực cưỡng bách của khế ước

HIỆU LỰC CƯỠNG BÁCH CỦA KHẾ ƯỚC

A_ HIỆU LỰC KHẾ ƯỚC GIỮA CÁC ĐƯƠNG SỰ

Theo các tác giả cổ điển thuốc phái bào chữa cho tự do cá nhân thì nền tảng của điều khoản 1134 DLP là ý muốn của con người; chỉ có ý muốn của mình mới ràng buộc mình được. Cho nên các tác giả cổ điển kết luận rằng, người kết ước không thể tự ý hủy bỏ nghĩa vụ của mình. Một đạo luật chỉ có thể bị chấm dứt do một đạo luật mới mẻ hơn, thì đương sự lập ước cũng bị ràng buộc cho tới khi nào có một hợp đồng khác hủy bỏ khế ước trước. Hợp đồng chỉ có thể bị hủy bỏ khi nào có sự đồng thuận của những người đã kết lập nó, hoặc khi nào người cam kết tự dành cho mình quyền tiêu hủy nghĩa vụ của mình hoặc giả khi nào có quyền đó nhờ tính chất của khế ước. Ví dụ các đương sự có thể giao kết rằng một người được quyền thất hứa trong một thời gian nào nhất định: Một người bán hoặc một người mua đồ vật có thể có quyền thất hứa này miễn có đóng một số tiền cọc. Người cho mướn vật trong một thời hạn nào đó, ví dụ trong thời hạn 10 năm có thể giao kết rằng sau 3 năm hay 6 năm, y có quyền chấm dứt khế ước của y, người thuê cũng có thể dành cho mình quyền này. Ngoài ra trong những khế ước vô thời hạn, ví dụ khế ước cho thuê nhân công, luật lệ dành cho đôi bên quyền chấm dứt khế ước của mình bất cứ lúc nào.

B_ HIỆU LỰC KHẾ ƯỚC ĐỐI VỚI THẨM PHÁN (Force du contrat à l’égard du juge: Hiệu lực của hợp đồng đối với thẩm phán)

Chẳng những hợp đồng ràng buộc những người kết lập, nó cũng ràng buộc các vị thẩm phán. Các vị này phải cho thi hành khế ước cũng như ra lịnh thi hành áp dụng một số đạo luật. Tòa án không thể viện dẫn lý do thất lợi cho một bên hay là bất công để thay đổi nội dung khế ước đó. Tòa án bắt buộc phải nhìn nhận những ước khoản rất gắt gao trong hợp đồng bảo hiểm, chẳng hạn trước khi có đạo luật ngày 13-7-1930 chi phối chế độ bảo hiểm được tuyên bố áp dụng tại Việt Nam. (…) Trước đạo luật 5-2-1932, các tòa án nhìn nhận rằng tòa không có quyền sút giảm những số tiền phạt vạ mà chủ nhân phạt các công nhân trong xí nghiệp và cho những công nhân này khi ưng thuận vào làm việc là mặc nhiên công nhận những điều khoản của xí nghiệp. (…). Đại để lúc trước trong các xưởng thường có dán những yết thị cho công nhân biết rằng, ví dụ như khi nhân công đi trễ 10 phút thì sẽ bị bớt lương là bao nhiêu, về sớm thì bị phạt bao nhiêu, rửa tay quên đóng vòi nước sẽ bị phạt bao nhiêu và cuối tháng cộng tiền số tiền mà công nhận bị phạt, chủ sẽ trừ lương mặc dù những sự phạt vạ như vậy rất bất công đối với những người thợ. Nhưng các tòa án cũng xử rằng nhân công phải bị phạt, tòa án coi rằng người làm công trước khi nhận việc đã biết và mặc nhiên nhận những điều kiện được dán ở trong các xí nghiệp. Dĩ nhiên luật lao động hiện không nhìn nhận những điều này.
Lắm lúc hậu quả của một hợp đồng còn mạnh hơn là hậu quả của một đạo luật, những ước khoản vẫn tiếp tục ràng buộc đương sự mặc dù có một đạo luật mới thay đổi một cách tổng quát hậu quả của những khế ước đó. Cũng căn cứ trên điều 1134, các tác giả nói rằng tòa án bị bắt buộc giải thích khế ước theo những tiêu chuẩn nhất định nếu có một sự tranh chấp giữa những người kết ước. Về ý nghĩa hợp đồng, thì Tòa án phải giải thích khế ước như giải thích luật lệ.
* Về nhiệm vụ của thẩm phán đối với điểm này có hai xu hướng khác nhau:
1) Theo một số luật gia thì ý chí con người là quan trọng và tòa án phải tùy thuộc ý chí đó. Tòa án chỉ có bổn phận phải tìm xem thật sự ra những người kết ước muốn cái gì. Theo một số luật gia khác, thuộc phái bênh vực tư tưởng xã hội, thì sự tìm hiểu ý muốn chủ nhân kết ước là một việc khó khăn và sở dĩ có điều kiện cáo, có tranh chấp là vì ý muốn chung của đương sự không rõ rệt về khoản tương tranh, cho nên tòa án, theo các luật gia sau này, phải tách hẳn ước khoản đó với ý muốn đương sự và giải thích theo một đường lối có lợi đứng về phương diện xã hội. Nhưng các luật gia nh1om nầy cho tòa án một vai tuồng rất quan trọng đi ngoài quyền hạn của một thẩm phán và không kể đến ý muốn của cá nhân là nguồn gốc của khế ước. Những điều 691 tới 697 DLB, 732-738 DLT, 1156-1164 DLP, đặt ra nhưng nguyên tắc để dung hòa hai xu hướng vừa kể trên, những điều khoản này của ba bộ Dân luật cũng nhìn nhận rằng thẩm phán phải tìm hiểu ý muốn thật sự của những người cộng ước trước nhất. Điều 732 DLT, 691 DLB và 708 DLVN 1972 nói rằng trong các hợp đồng, người ta phải tìm hiểu ý muốn chung của các đương sự chứ không phải câu nệ theo nghĩa đen trong chữ. Điều 1156 DLP cũng qui định như trên (…). Điều 1161 DLP phải coi nội dung của tất cả hợp đồng để giải thích những ước khoản mờ ám (713 DLVN 1972…). Điều 1163 DLP nói rằng mặc dù lời lẽ của hợp đồng có tổng quát đến đâu, nó chỉ gồm những sự việc của các người cộng ước đồng thỏa thuận.
2) Những nếu tòa án không có cach nào để tìm biết ý muốn chung của những người kết ước thì phải theo những nguyên tắc sau đây để giải thích hợp đồng.
a) Nguyên tắc theo tục lệ: Trước hết, Thẩm phán phải giải thích hợp đồng theo thiện ý và tục lệ, chiếu điều 1134 đoạn 2 được lập lại tại điều 713 DLT, 687 DLVN 1972 và Điều 673 DLB, nghĩa là các hợp đồng phải được thi hành với thiện ý; ý của nhà làm luật muốn nói rằng, những đương sự phải hành động đúng theo lời cam kết là nếu có nghi ngờ, thắc mắc thì phải giải thích theo thiện ý, nghĩa là phải xem trong trường hợp đó, một người lương thiện ngay tình sẽ xử sự như thế nào. Nếu có thể hiểu một hợp đồng với hai nghĩa thì giải thích theo nghĩa có thể mang lại một số kết quả , hơn là theo cái nghĩa không mang lại kết quả nào (692 DLB, 733 DLT). Thiện ý nói tại điều 1134 đoạn 2 và các điều khoản khác của 3 bộ DL tại Việt Nam gồm hai yếu tố, một yếu tố xã hội và một yếu tố luân lý. Yếu tố xã hội là phải giải thích hợp đồng theo tục lệ bản xứ (…).
b) Nguyên tắc công bình: N1oi tục lệ cũng phải hiểu đó là một tục lệ được cộng đồng biết. Như vậy nếu có thể xem như họ nhìn nha65ntu5c lệ lúc kết ước; nhưng nếu không có tục lệ rõ rệt thì phải giải thích theo thiện ý có nghĩa thứ nhì là lẽ công bằng. Về điể này, điều 713 DLT đoạn chót và 687 DLVN 1972 đã đề cập. Ngoài ra điều 1162 DLP, có nói nếu có sự nghi ngờ thì phải giải thích hợp đồng sao cho có lợi cho người thiếu nợ, mặc dù nói rằng tòa án phải giải thích hợp đồng như là giải thích một đạo luật: ý này được lập lại trong các điều 758 DLT, 697 DLB và 714 DLVN 1972.

C) NHỮNG ĐIỂM DỊ ĐỒNG GIỮA KHẾ ƯỚC VÀ ĐẠO LUẬT (Différences entre le contrat et le loi: Sự khác biệt giữa hợp đồng và pháp luật):

Giữa nguồn gốc của nghĩa vụ khế ước và luật lệ cũng có nhiều điểm khác biệt, một do công pháp, một do ý muốn của tư nhân.
1) Trước hết hợp đồng phải lệ thuộc pháp luật, phải được kết lập đúng theo những điều kiện luật lệ ấn định, bởi vậy điều 1134 nói rõ hợp đồng kết lập hợp pháp, khế ước không được đi ngược lại với những đạo luật, ít nữa là không ngược lại với những đạo luật thuộc trật tự công cộng.
2) Thẩm phán không thể tự ý nêu ra một khế ước mà đương sự không đề cập đến vì theo nguyên tắc, vai tuồng của thẩm phán là vai tuồng thụ động. Trái lại thẩm phán có quyền và có phận sự nại ra những đạo luật khi xét xử một vụ kiện, ít nữa là những đạo luật có tính cưỡng hành thuộc trật tự công cộng. Về phần các đối ước, họ viện dẫn sự có thành lập một khế ước giữa các đương sự chưa đủ. Họ phải chứng minh có lập ước và nội dung của khế ước là gì?
3) Vai tuồng của Tòa phá án: (Tòa phá án chỉ xét khi vi luật, hay khi luật pháp áp dụng không đúng. Tòa không được xét về nội dung vụ kiện).
– Về luật pháp: (hay)
Đương sự có thể thượng tố một phúc quyết của Tòa Thượng Thẩm lên Tòa phá án, căn cứ trên lý do tòa án không tôn trọng luật pháp, hoặc giả tòa án giải thích luật pháp sai lầm. Trái lại, sự giải thích những hợp đồng là độc quyền của Tòa sơ và Thượng thẩm, hai cấp tòa án nầy xét xử về nội dung và Tòa phá án không có quyền kiểm soát sự giải thích các khế ước do Tòa sơ thẩm và Tòa thượng thẩm. Về điểm này vào hồi đầu thế kỷ 19, Tòa phá án cho rằng khế ước là một vấn đề luật pháp (une question de droit) và tự cho có quyền kiểm soát sự giải thích khế ước vì nó cũng là luật lệ, nhưng về sau, do bản án của tòa phá án họp lại (bản án long trọng), Tòa phá án Pháp Quốc ngày 2-2-1808, thì án lệ thay đổi hẳn từ ngày đó và cho rằng việc giải thích các điều khoản của khế ước là một vấn đề về sự kiện (une question de fait: một câu hỏi thực tế), nên Tòa phá án không thể xét. Quan điểm của Tòa phá án rất vững. Một mặt vì muốn giải thích một khế ước cần phải xem xét nội dung, xem xét ngay đến những trường hợp ngoại lai những sự việc đã xảy ra, để tìm hiểu rõ ý muốn của những người kết lập, đó là nhiệm vụ của tòa sơ thẩm và thượng thẩm, xử kiện về nội dung. Mặt khác, nhiệm vụ của tòa phá án là phải giữ gìn một đường lối duy nhất cho án lệ, bởi vậy tòa phá án chỉ có thể giải thích những đạo luật có tính cách tổng quát chứ không thể kiểm soát sự giải thích các đạo luật riêng tư giữa những đương sự và đạo luật này là do hợp đồng giữa họ với nhau tạo ra. (Cass. 8-7-1936 DH. 1936 – 554).
Tuy nhiên, nếu sau khi đã định nghĩa một hợp đồng mà tòa án lại áp dụng luật lệ một cách sai lầm, ví dụ sau khi định danh một khế ước mua bán mà không áp dụng những quy tắc luật pháp về sự mua bán thì Tòa phá án có quyền, duyệt lại sự định danh của những nghĩa vụ do tòa sơ thẩm và thượng thẩm đã giải thích. (…).
Nói giải thích thì phải có những điểm không rõ rệt, những điểm khó hiểu trong hợp đồng. Do đó một khi kết quả những ước khoản được rõ ràng minh bạch, thì thẩm phán có phận sự phải tôn trọng và tòa không thể viện dẫn lý do giải thích một hợp đồng để làm sai lạc tính chất của hợp đồng. Trong trường hợp này, án lệ đó sẽ bị phá vì trái với điều 1134 DLP và các điều khoản tương đương của các bộ luât Viêt Nam định rằng: “Khế ước thành lập hợp pháp, có giá trị như luật pháp đối với hai bên cộng ước“. (…)./.

 

| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Nam Lua

Nam Lua

Bình luận

avatar