SỰ THI HÀNH NGHĨA VỤ ĐÃ HỨA
ĐOẠN I: NHỮNG NGUYÊN TẮC CHO TẤT CẢ CÁC LOẠI KHẾ ƯỚC
Theo nguyên tắc về việc thi hành nghĩa vụ thì người đảm nhận, (người thiếu nợ) phải thi hành như đã hứa, nếu không là sẽ phạm phải một lỗi và phải gánh chịu những hậu quả lỗi của mình,là vấn đề trách nhiệm khế ước, trừ khi dẫn chứng được rằng sở dĩ thất hứa là có một duyên cớ ngoại lai không thể trách cứ y được. Chúng tôi sẽ trình bày trách nhiệm khế ước với những điểm sau đây:
1) Phạm vi nghĩa vụ;
2) Những nguyên nhân miễn trừ thi hành;
3) Bằng cớ của sự thi hành hay bất thi hành;
4) Những ước khoản vô trách nhiệm;
5) Hậu quả của sự bất thi hành và phạm vi của trách nhiệm khế ước.
I. PHẠM VI CỦA NGHĨA VỤ:
Thông thường nội dung của nghĩa vụ được người kết ước ấn định một cách rõ rệt nhưng đương sự kết ước không cần đề cập đến nội dung của nghĩa vụ một cách tỉ mỉ, hợp đồng có thể được luật lệ hay tục lệ bổ khuyết. Điều 1135 DLP nói rằng hợp đồng có tính cách bắt buộc chẳng những do các ước khoản mà còn do sự công bình luật pháp và tục lệ lei6n quna đến nghĩa vụ đó. Lập lại tại 716 DLT, 675 DLB, 688 DLVN 1972.
Vai tuồng của tục lệ rất quan trọng. Trong một vài loại khế ước phổ thông, khế ước mua bán, khế ước thuê mướn và tục lệ ở đây có giá trị như một sự thỏa thuận mặc nhiên. Luật pháp cũng bổ túc các khuyết điểm của hợp đồng. Ví dụ: Người bán một món đồ có nghĩa vụ phải bảo đảm những ẩn tì cảu đồ vật và bảo đảm sự truy đoạt, chiếu theo điều 1625 và kế tiếp DLP và điều 1047DLT, 921 DLB và 1021 DLVN 1972. Nếu như đương sự không định ngược lại và không nói rõ đến những bảo đảm này thì điều 1625 DLP và kế tiếp vẫn được áp dụng. Muốn hiểu rõ nội dung của nghĩa vụ thì lần lượt xem tùy theo đó là nghĩa vụ cho, nghĩa vụ thi hành hay nghĩa vụ bất thi hành.
A) Nghĩa vụ cho (Obligations de donnner, Dre):
Đối với nghĩa vụ cho, nghĩa vụ này, gồm ba yếu tố: Giao vật, giữ gìn, bảo đảm.
Yếu tố 1: Là thuyên chuyển quyền sở hữu (transfert de propriété: chuyển quyền sở hữu) hoặc tạo lập một quyền đối vật (constitution d’un droit réel) trên một món đồ nào đó.
Như đã biết theo điều 1583 DLP, 878 DLB, 985 DLVN 1972 đối với các vật chắc chắn và xác định. Khi có sự thỏa thuận về đồ vật và về giá cả trong khế ước mua bán thì quyền sở hữu được xem như thuyên chuyển cho người mua. Nếu như sau nầy đồ vật đó có bị hư hao, mất mát thì người mua phải gánh chịu, bởi y đã trở thành sở hữu chủ ngay sau khi có sự thỏa thuận. Còn đối với người đệ tam như đã nói ở sắc lệnh điền thổ 1925, bắt buộc phải ghi chú sự thay đổi đó tại sở quản thủ điền thổ mới được coi đã có sự chuyển quyền sở hữu đối với người đệ tam.
Yếu tố 2: Là phải giao đổ vật cho trái chủ (livraison de la chose: giao hàng): Điểm này được đề cập đến tại điều 1604 DLP và kế tiếp nói về khế ước mua bán được lập lại tại điều 1026 DLT, 904 DLB, 1006 DLVN 1972.
Yếu tố 3: Là giữ gìn đồ vật từ ngày có sự thuyên chuyển quyền sở hữu cho đến khi giao lại cho người thủ đắc nói tại điều 1137 DLP: Trước khi nói đến nghĩa vụ phải gìn giữ thì ghi rằng chỉ phải gìn giữ những đổ vật xác định, những đồ vật chắc chắn mà thôi, còn đối với những đồ vật tiêu phí ví dụ như gạo thóc, rượu thì người thiếu nợ lúc nào cũng có thể giao một số tương đương về phẩm cũng như về lượng cho trái chủ. Điều 1137 nói rằng bo36npha65n phải giữ gìn đồ vật dầu là hợp đồng có lợi ích cho cả đôi bên, bát buộc người có phận sự giữ gìn phải sử sự cẩn thận như một người chủ gia đình lương hảo. Điều 1137 được lặp lại tại điều 718 DLT, 677 DLB và 1002 DLVN 1972. Về điểm này thì các luật gia cổ điển phân tích lỗi của người thiếu nợ, người có phận sự giữ đồ vật theo thứ tụ như sau: Trước hết là lỗi nặng, đồng hóa với sự lường gạt; Lỗi nhẹ; Và lỗi thật nhẹ.
a) Lỗi nặng tương đương với sự lường gạt (Culpa lata oequiparatur dolo): Theo thuyết nầy thì bất cứ người thiếu nợ nào chịu trách nhiệm về sự giữ gìn đồ vật mà vật bị mất hay bị hư hỏng vì sự lường gạt cảu họ hoặc vì lỗi nặng của họ, thì luật pháp cho là một lỗi nặng tương đương với sự lừa gạt cho nên họ phải bồi thường.
b) Lỗi nhẹ (culpa le is): Về lỗi nhẹ, các luật gia cho rằng nếu khế ước có lợi cho đôi bên thì người thiếu nợ phải chịu trách nhiệm khi mất đồ vật. Và ở đây lấy tư cách người bình thường, một người cẩn thận trung bình để so sánh (appréciation in abstracto: xem xét về phương diện khách quan). Nếu khế ước chỉ có lợi cho trái chủ ví dụ khế ước ký thác thì người giữ gìn đồ vật chịu trách nhiệm khi đồ vật mất hay hư hỏng vì lỗi nhẹ, nhưng lấy tư cách cá nhân của người thiếu nợ để mà so sánh hay nói một cách khác, người ta tìm hiểu trong trường hợp đó, người thiếu nợ sẽ xử sự các nào đối với những đồ vật riêng tư của y do y làm chủ sở hữu. (Appréciation in concreto: xem xét về phương diện chủ quan).
c) Lỗi rất nhẹ (culpa levissima): Còn về lỗi rất nhẹ thì người thiếu nợ chỉ chịu trách nhiệm nếu hợp đồng chỉ có lợi cho y, ví dụ như mượn đồ vật để dùng.
Thuyết lỗi của người có phận sự gìn giữ theo thứ tự lỗi nhẹ, lỗi rất nhẹ trên đây đã được các tòa án Pháp áp dụng trong vòng mấy thế kỷ trước khi có bộ Dân luật 1804 được ban hành, vì người ta tưởng lầm rằng nguồn gốc sự phân biệt nầy là do Luật La Mã, nhưng sau nầy người ta nhận thấy thật ra chỉ là một lý thuyết do những luật gia Pháp quốc dựng lên chứ không phải có trong luật La Mã. Vì vậy, thuyết này đã bị Luật gia Le Brun chỉ trích và Bộ Dân luật Pháp nói rằng bất cứ trong trường hợp nào, người ta cũng phải so sánh thái độ người có phận sự phải giữ gìn đồ vật với thái độ của một người chủ gia đình lương hảo để xem coi y lỗi hay không có lỗi, (xem xét đứng về phương diện khách quan). Tuy nhiên, quan niệm chủ gia đình lương hảo thay đổi theo thời gian và không gian. Như thế so với thuyết phân chia cấp bậc lỗi nặng và nhẹ như đã nói ở trên, bộ dân luật chỉ kể trường hợp lỗi nhẹ trong khế ước có lỗi cả đôi bên (Culpa levis) và áp dụng sự xét đoán một cách khách quan (appreciation in abstracto).
B) Nghĩa vụ làm hay không làm (les obligations de faire ou de ne pas faire)
Về nội dung nghĩa vụ làm và không làm thì chúng tôi có nói sơ qua khi trình bày vấn đề đối tượng của khế ước. Điều 1142 cho tới 1145 DLP, nói đến cách thi hành nghĩa vụ mà không nói đến nội dung của hai loại nghĩa vụ nầy, vì vậy mà các tòa án và án lệ bổ khuyết về những điểm sau đây:
1) Có những nghĩa vụ không thể đo lường về phẩm: Đối những nghĩa vụ này có hai điều: Hoặc là người thiếu nợ thi hành hoặc y không thi hành: Nếu như đảm nhận một nghĩa vụ không làm, người không tôn trọng đã phạm phải một lỗi khế ước; hoăc giả người đã hứa với người khác, phải có măt tại địa điểm nào đó vào một ngày nào đó, nếu không có mặt vào ngày đó thì đó là phạm lỗi khế ước và có trách nhiệm khế ước và không bị một lý do vô hiệu nào.
2) Nhưng nhiều trường hợp khác, người ta có thể đo lường nghĩa vụ: Ví dụ một nhà thầu khoán cam kết xây một bức tường, một căn nhà hay một người thợ sơn cam kết sơn một căn phòng. Nói như vậy tứ là đã hứa xây một bức tường chắc, hay sơn một căn phòng với diều kiện kỹ thuật nào đó. Thường trong khế ước có đề cập đến những chi tiết này, nhưng nếu không đề cập đến thì tòa án theo nguyên tắc sau đây: Đối với nghĩa vụ làm, người đảm nhận nghĩa vụ phải thi hành đúng như người chủ gia đình lương hảo, và họ sẽ bị trách nhiệm nếu làm lỗi theo lối suy nghiệm khách quan (culpa levis in abstracto).(…). Lẽ dĩ nhiên, trong mỗi vụ kiện, người ta phải chú ý đến nghề nghiệp của người mắc nợ để suy nghiệm tư cách của người chủ gia đình đứng đắn.
Trở lại vấn đề trách nhiệm của lương y và bác sĩ. Như đã nói vị lương y và bác sĩ không có trách nhiệm làm cho con bịnh hết bịnh. Tuy nhiên theo điều 1382 DLP người ta có thể kiện lương y về trách nhiệm dân sự (mổ bênh quên dao), nếu đã cẩu thả trong nghề nghiệp, nghĩa là đứng trên căn bản lỗi (lafaute) (quá thất). Nhưng về sau, phòng Dân sự Tòa phá án Pháp trong nhiều trường hợp lại phán quyết rằng, trách nhiệm của bác sĩ là trách nhiệm của khế ước (…). Tòa án xử trách nhiệm bác sĩ là một trách nhiệm khế ước, nhiệm vụ của bác sĩ hay lương y tuy không phải là làm cho người bịnh hết bịnh nhưng mà phải săn sóc bệnh nhân rất tận tâm cần mẫn với tư cách chủ gia đình tốt theo những phương pháp của khoa học. Giữa con bệnh và bác sĩ có một khế ước như thế và buộc bác sĩ đền bồi trách nhiệm trên căn bản khế ước. (…). Luật gia nổi danh Demogue thừa dịp này lập ra thuyết phân chia nghĩa vụ ra làm “Nghĩa vụ phương tiện” và “Nghĩa vụ kết quả“. Vì chỉ trong nghĩa vụ phương tiện, chủ nợ phải dẫn chứng lỗi của con nợ mới được đền bồi.
3) Nghĩa vụ án ninh phụ thuộc: Các tòa án còn có dịp xử rằng trong những nghĩa vụ làm, ngoài nghĩa vụ chánh ra (làm một việc gì đó( có khi còn phải có những nghĩa vụ phụ đới của nghĩa vụ chánh. Thí dụ:
a) Trong một khế ước vân tải, chủ xe chở hàng hóa hay hành khách, cam kết với khách hàng rằng sẽ chở đến nơi đến chốn món hàng còn nguyên vẹn và hành khách bình an vô sự, người chủ xe có phận sự phải trông nom an ninh trong lúc chuyên chở. (…).
b) Người chủ nhà cũng có nghĩa vụ phụ thuộc là bảo đảm an ninh cho người thuê nhà. Thí dụ: Nếu mái nhà sụp đổ, chủ nhà phải chịu trách nhiệm (…).
c) Chủ quán trọ có nhiệm vụ giữ gìn an ninh cho khách hàng (…)
d) Người tổ chức những cuộc du hí, thí dụ như giải trí trường, hội chợ, bắn bai, cũng có nghĩa vụ bảo đảm an ninh cho những người tham dự cuộc du hí công cộng (…). Giáo sư thể dục , ngoài phận sự dạy dỗ còn phải giữ gìn an ninh cho học trò (…)
Những án lệ đã mạnh mẽ xác nhận nghĩa vụ phụ thuộc về an ninh trong các khế ước chuyên chở hơn là trong các khế ước khác.
II. NHỮNG TRƯỜNG HỢP MIỄN TRÁCH NHIỆM
Theo điều 1147 DLP, người thiếu nợ sẽ bị tòa án dạy bồi thường thiệt hại vì không thi hành nghĩa vụ hoặc thi hành trễ nải, nếu y không dẫn chứng được một nguyên do bất thi hành nghĩa vụ ấy là ngoài ý muốn của y và y không có ác ý (…).
A. Những nguyên cớ ngoài ý muốn của đương sự
1._ Lỗi của trái chủ: Các tòa án buộc lỗi của chủ nợ phải là nguyên do quyết định và độc nhất của sự bất thi hành nghĩa vụ, và nếu người thiếu nợ có một phần lỗi nào trong đó thì y vẫn có trách nhiệm (…). Trở lại ví dụ khế ước chuyên chở: người hành khách bị thiệt hại, bị thương trong lúc chuyên chở, nhưng người chủ xe dẫn chứng được rằng sở dĩ người hành khách không được an toàn là vì y đã mở cửa xe trong lúc chiếc xe đang chạy. Hoặc giả một người gửi hàng hóa, hàng hóa đến nơi bị hư hỏng, bị mất một phần nhưng người lãnh trách nhiệm chuyên chở hàng hóa dẫn chứng được rằng sở dĩ xảy ra việc mất mát hư hao là vì người gửi hàng không gói kỹ số hàng hóa y gửi. Trong hai ví dụ trên, chủ xe vẫn bị trách nhiệm vì không phải lỗi độc nhất của người gửi hàng hay của người bộ hành.
2_ Lỗi của đệ tam nhân: Nguyên do thứ nhì ngoài ý muốn của người thiếu nợ và miễn trừ trách nhiệm cho y trong trường hợp sự bất thi hành là lỗi của người đệ tam. Trở lại ví dụ lúc ban đầu: Người hành khách đi đến nơi bị thương là bởi vì dọc đường y đã bị một người hành khách khác gây thương tích cho y chẳng hạn (…). Về điểm này Tòa phá án Pháp còn bắt buộc thêm một điều kiện nữa rằng người chủ xe không thể ngờ trước, không thể đoán trước và không thể ngăn cản lỗi của người đệ tam (…).
3_ Trường hợp bất khả kháng và cảnh ngộ ngẫu nhiên: Điều 1148 DLP, 726 DLT và 701 DLVN 1972 nói rằng, người thiếu nợ khỏi phải bồi thường thiệt hại nếu vì cảnh ngộ ngẫu nhiên hay vì trường hợp bất khả kháng mà y không thi hành nghĩa vụ đảm nhận. Theo đại đa số luật gia và theo Án lệ thì cảnh ngộ ngẫu nhiên (cas fortuit: sự kiện ngẫu nhiên) và trường hợp bất khả kháng (cas de force majeure: bất khả kháng) là hai danh từ đồng nghĩa, dùng để chỉ những nguyên do ngoài ý muốn và ngoài hành vi của người thiếu nợ. Vả lại các Bộ dân luật không phân biệt như thế nào là cảnh ngộ ngẫu nhiên và như thế nào là trường hợp bât khả kháng và dùng hai danh từ này lẫn lộn để chỉ một việc. Ngoài ra hậu quả của cảnh ngộ ngẫu nhiên và trường hợp bất khả kháng không khác nhau, hậu quả của nó là miễn trừ cho người thiếu nợ khỏi phải thi hành nghĩa vụ. Nhưng có một số luật gia khác cho rằng, trường hợp bất khả kháng do một sứ cma5nh ngoại lai, còn cảnh ngộ ngẫu nhiên là do một trở ngại nội tại liên hệ đến sự hoạt động của người thiếu nợ. Ví dụ một tai nạn lao động do động cơ gây ra trong xí nghiệp là một cảnh ngộ ngẫu nhiên. Một số luật gia khác cho rằng cảnh ngộ ngẫu nhiên khiến cho người thiếu nợ không thể giữ lời hứa của mình, nhưng một cách tương đối mà thôi, còn trường hợp bât khả kháng khiến cho con nợ không thể giữ lời hứa một cách tuyệt đối, nghĩa là không làm sao kháng cự lại được, ví dụ như bão tố, sấm sét động đất. Có lẽ quan niệm sau cùng này hợp lý hơn nhưng dù sao cũng phải nhìn nhận rằng sự phân biệt cảnh ngộ ngẫu nhiên và trường hợp bất khả kháng không có lợi ích gì về mặt thực tế bởi hậu quả không khác nhau là miễn trừ con nợ khỏi phải thi hành nghĩa vụ.
B. Những điều kiện của trường hợp bất khả kháng hay cảnh ngộ ngẫu nhiên:
1. Trước hết điều kiện đầu tiên theo án lệ, sự bất thi hành phải do một nguyên nhân ngoại lai ở ngoài đưa đến _ không có liên quan chi đến người thiếu nợ và không thể trách cứ y. Nếu y phạm phải một lỗi dù là lỗi vô tình đi nữa thì cũng không thể xem sự việc như một trường hợp bất khả kháng được. (…). Ví dụ: Một người có nghĩa vụ phải giao một món đồ, nhưng món đồ này bị hư hỏng, bị mất đi vì một trường hợp bất khả kháng thì y được miễn. Nhưng nếu vì y đã chậm trễ và đã được đố thúc, y có thể giao món đồ nhưng lại không giao ngay để cho phải bị hư hỏng thì y sẽ có trách nhiệm bởi đã phạm phải một lỗi.
2. Phải là sự việc xảy ra mà không thể tránh được_ Ví dụ: Không tài nào mà đoán biết trước rằng việc đó sẽ đến. Về điểm bắt buộc sự kiện xảy ra không thể đoán trước được, các Tòa án đã xử rằng, người thiếu nợ không đoán trước được không đủ, đó phải là sự kiện mà vì tính chất của nó bình thường, một con người bình thường không thể đoán được. (…). Thí dụ: Người đóng bảo hiểm cam kết sẽ đóng bảo phí vào những ngày nhất định, Ví dụ 5 ngày đầu tháng chẳng hạn. Nếu như không đóng trong những ngày đó thì sẽ mất quyền bồi thường nếu xảy ra tai nạn. Thí dụ vào ngày chót y phải đóng tiền thì một bịnh bất ngờ làm y phải chết. Y vẫn bị mất quyền được bồi thường, bởi vì bịnh hoạn dầu là bất ngờ đi nữa cũng không thể được coi như cảnh ngộ ngẫu nhiên, một trường hợp bât khả kháng (…). Nhưng đôi khi một sự việc có thể biết trước được, lại được coi như một trường hợp bât khả kháng vì mặc dù biết trước nhưng người ta không thể kháng cự lại, chống cự lại nổi. Ví dụ một trận bão, người ta có thể đoán trước được thời tiết nhưng không thể nào ngăn được trận bão (…).
3. Sự kiện đã đến không thể kháng cự, và làm cho không thể thi hành được nghĩa vụ. Muốn biết có kháng cự lại được hay không thì án lệ lấy một người chủ gia đình lương hảo để so sánh và ở đây, các tòa án, tùy mỗi vụ mà xét đoán coi có thể kháng cự hay không kháng cự lại được (…). Nhưng các tòa án rất gắt gao, một sự kiện không thể kháng cự lại được như chỉ có tính cách tạm thời không miễn trừ nghĩa vụ một cách vĩnh viễn, ví dụ như lệnh trưng dụng của quân đội (…), và Tòa xử rằng nếu thi hành mà tốn kém rất nhiều có thể mất hết sạch tài sản đi nữa, thì sự tốn kém đó không thể coi như một trường hợp bất khả kháng. Ví dụ: Vì chiến tranh hoặc vì nhân công đình công, người chủ nhân không giao hàng được như đã cam kết hoặc giao hàng một cách rất khó khăn, sự kiện này không thể được coi như một trường hợp bất khả kháng (…).
C. Hậu quả của trường hợp bất khả kháng hoặc cảnh ngộ ngẫu nhiên.
Khi có một trường hợp bất khả kháng hay cảnh ngộ ngẫu nhiên, thì người thiếu nợ được miễn trừ thi hành nghĩa vụ và khỏi phải bồi thường thiệt hại trừ khi khế ước đã nhận trước sẽ chịu trách nhiệm, mặc dầu có trường hợp bât khả kháng (đ. 1772 DLP), hoặc là khi đáo hạn, y bất động và được trái chủ đốc thúc theo hình thức luật định và mặc dầu được đốc thúc, y cũng vẫn không thi hành khế ước (…).
D. Thuyết bất khả dự liệu (Théorie de l’imprévision: Lý thuyết về tính không thể đoán trước)
a) Nền tảng thuyết bất khả dự liệu:
Thường thường khi nói đến trường hợp bất khả kháng thì người ta nói luôn thuyết bất khả dự liệu, thuyết này có ở thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Hậu quả của trận thế giới chiến tranh thứ nhất, thuyết bất khả dự liệu nới rộng phạm vi cũng như quan niệm trường hợp bất khả kháng. Thường thường bất khả dự liệu có thể xảy ra đối với khế ước liên tục, vì những trường hợp ngoại lai, người ta không thể đoán trước được, cho nên sự thi hành nghĩa vụ trở nên quá đắt đỏ, quá tốn kém cho người thiếu nợ, mặc dù không ở hẳn trong trường hợp bất khả kháng hay cảnh ngộ ngẫu nhiên theo như thái độ của án lệ. Ví dụ: Vì chiến tranh mà giá sinh hoạt vọt lên cao khiến cho một bên công ước bị vỡ nợ nếu y giữ đúng lời hứa. Tòa án có thể nào thay đổi nội dung khế ước để cho khế ước phù hợp với tình trạng ki nh tế mới hay không?
Theo các luật gia phái xã hội thì đây là một việc rất đáng làm vì sự thi hành khế ước sẽ hại đến nền kinh tế Quốc gia, sẽ gây ra những việc phá sản, khánh tận, tù tội và sẽ gieo sự bất bình trong lòng người dân. Và trong lịch sử La Mã, người ta cũng thấy luôn luôn có sự xung đột giữa những người giàu có và những người thiếu nợ và những người thiếu nợ của những người giàu sang này, cho nên Dân luật quá gắt gao cần phải được Tòa án làm cho dễ dãi trước nhu cầu của xã hội. Ngày nay trạng thái vẫn xảy ra; bởi vậy theo các luật gia phải xã hội thì phải cần cho những vị Thẩm phán đủ quyền hạn sửa đổi những hợp đồng, làm như vậy để giảm bớt sự khốn khổ của người thiếu nợ, để cải hóa cuộc diện kinh tế. Người ta cho rằng, quyền này không nghịch lại với ý muốn của những người cộng ước, vì những người này, khi kết ước, được xem như đã mặc nhiên ưng thuận ước khoản nguyên trạng (Rebus sie Stantibus) bất biến, nghĩa là không có sự thay đổi lớn lao trong tình trạng kinh tế. Nếu có thể dự liệu được các thay đổi nầy thì các điều cam kết của họ có thể đổi khác.
Có tác giả còn nói thêm rằng, nếu bắt buộc người thiếu nợ thi hành đúng như đã cam kết thì có phải thiếu thiện ý không? và Bộ Dân luật có nói phải giải thích các hợp đồng theo thiện ý và những người cộng ước phải thi hành như một người chủ gia đình lương hảo (bonus paterfamilias). Nay bó buộc họ phải thi hành để bị tốn hao gấp ba, bố nla62n số nợ thì có phải là thiếu thiện ý không? Vả lại điều 1150 DLP và điều 703 DLVN 1972 chỉ nói rằng, nếu người thiếu nợ không thi hành sẽ bị tòa án bắt buộc đền thiệt hại cho trái chủ và đền thiệt hại về những điểm có thể dự đoán được. Vậy các tác giả xã hội đề nghị để cho Tòa sửa đổi các điều khoản của hợp đồng vì sự kiện bất khả dự liệu.
b) Tuy nhiên, các Tòa án Dân sự không thừa nhận các quan điểm trên đây. Nếu những trường hợp bất khả kháng và cảnh ngộ ngẫu nhiên có hội đủ thì người thiếu nợ không bị trách nhiệm. Ngoài điều kiện này ra, nếu con nợ không làm tròn nghĩa vụ, mặc dù có tốn kém lớn lao bao nhiêu cũng không kể và không bao giờ Tòa án có quyền thay đổi một khế ước. Do đó thuyết bất khả dự liệu không được án lệ chấp nhận (…). Án lệ này rât bị chỉ trích, nhất là các luật gia thuộc phái xã hội, nhưng người ta trả lời rằng: Nếu tòa án có quyền để sửa đổi khế ước thì sẽ không người nào còn muốn kết ước nữa, bởi vì bất cứ lúc nào những hợp đồng kết lập cũng có thể bị người cộng ước đưa ra trước tòa để xin sửa đổi. Như vậy sẽ có một ảnh hưởng rất tai hại cho sự giao dịch, các tác giả sau nầy còn nói thêm rằng, đó là ý muốn của người làm luật năm 1804 muốn rằng hợp đồng có hiệu lực vững chắc. Tuy nhiên, thuyêt bất khả dự liệu được chấp nhận trong luât hành chánh. Cơ quan chánh phủ kết lập rất nhiều hợp đồng với các công ty đặc nhượng cho phép những công ty này sản xuất và bán lại cho những người thiêu thụ chẳng hạn, như hơi điện, và nước, với một giá nhất định, ấn định trong một khế ước hành chánh giữa chính phủ và công ty đặc nhượng. Khi có chiến tranh, giá nhiên liệu vọt lên quá cao cho nên các công ty đặc nhượng này chỉ có thể, nếu muốn tiếp tục kinh doanh thì phải tăng giá hơi điện chẳng hạn. Nếu tiếp tục cung cấp cho người thiêu thụ hơi điện, hơi nấu nướng hay là nước với giá cũ là bị phá sản. Vì vậy bản án Tham chính viện Pháp 30-3-1016 DP 13-3-25 đã cho phép Công ty đặc nhượng thay đổi giá nước, hay thay đổi khế ước thuê bao (contrat d’abonnement: hợp đồng thuê bao) giữa Công ty và người tiêu thụ.
Người ta cho rằng, thật sự ra không có một đối chọi giữa án lệ Dân sự và án lệ Hành chánh. Sở dĩ Tham chính viện Pháp có một thái độ như vậy là vì cần phải cho những công ty đặc nhượng này tiếp tục hoạt động để cung cấp hơi điện, nước và những vật tối cần cho dân chúng. Người trái chủ ở đây là chính phủ, lúc ký kết hợp đồng, chính phủ không có ý trục lợi như một công ty thương mại, mà chỉ muốn thi hành một công vụ. Người ta cho rằng phận sự cung cấp điện nước là phận sự của chính phủ. Chính phủ phải cung cấp liên tục tiện ích cho dân chúng. Nên nếu phải theo như lời lẽ của khế ước thì những người tiêu thụ sẽ phải chịu thiếu thốn, Công ty đặc nhượng sẽ phải chịu phá sản không thể cung cấp được.
c) Các trường hợp có thể chấp nhận thuyết bất khả dự liệu trong dân sự.
Để chấm dứt điểm này cũng nên nói thêm rằng, các tòa án dân sự xử rằng Tòa không có quyền sửa đổi khế ước, nhưng có thể sửa đổi những thể thức thi hành của khế ước đó, ví dụ ban cho người thiếu nợ một ân huệ để trả nợ hoặc giả Tòa án có thể thay đổi thể thức cấp dưỡng giữa hai đối ước (…). Một điểm nữa là có nhiều đạo luật cho thay đổi khế ước dựa theo thuyết bất khả dự liệu trên đây. Ví dụ đạo luật ngày 21-1-1918 gọi là loi Faillot nhìn nhận sự hủy bỏ (chứ không phải xem xét lại) những khế ước lập trước chiến tranh 1914, nếu một trong những người lập ước phải thiệt thòi quá sự dự đoán của đương sự. Sau đó có nhiều đạo luật ban hành về quyền lưu cư của người mướn nhà, luật lệ về sự giới hạn quyền tăng tiền cho mướn của người chủ nhà như sụ số 4 và số 17 năm 1953 về chế độ nhà cửa để ở và để làm thương mại ở Việt Nam. Để kết luận đoạn nầy, phải n1oi rằng trong một chế độ tự do tranh thương thì thuyết bất khả dự liệu không thể chấp nhận được cốt để bảo tồn sự an ninh giao thương. Nhưng trong một chế độ kinh tế chỉ huy mà chánh phủ xen lấn bằng cách kiểm soát sự giao ước tư nhân, nghĩ phải chấp nhật thuyết trên.
III_ SỰ DẪN CHỨNG VỀ NGHĨA VỤ
Nếu đã biết rõ nội dung của sự cam kết và nói rằng người thiếu nợ không có trách nhiệm khi bất thi hành, vì trường hợp bất khả kháng thì chưa đủ. Chúng ta cần phải tìm xem khi xảy ra một vụ tranh tụng ai có bổn phận dẫn chứng, người trái chủ hay người thiếu nợ.
A. Nguyên tắc chung
1. Các luật gia cho rằng có sự dị biệt lớn lao giữa trách nhiêm khế ước, nghĩa là trách nhiệm khi không giữ được lời hứa, và trách nhiệm dân sự nói tại điều 1382 DLP, khi nào vì một llo62i của mình gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường. Điểm dị đồgn đó nhu7s au:
a) Về trách nhiệm dân sự: _ Người bị thiệt hại phải dẫn chứng lỗi của người chủ động nghĩa là lỗi của người gây ra sự thiệt hại và phải dẫn chứng sự liên hệ nhân quả giữa cái lỗi đó và sự thiệt hại của y.
b) Trái lại về trách nhiệm khế ước: Người ta ức đoán rằng người thiếu nợ có lỗi mỗi khi không thi hành nghĩa vụ đúng như đã cam kết, trừ khi nào y dẫn chứng được có một trường hợp miễn trừ cho sự thi hành đó thì không đáng kể (trường hợp ngoại lai).
Điểm dị biệt nầy cũng có một phần đúng và các tòa án thường lập lại rằng, người thiếu nợ không thi hành thì bị coi ngay là phạm phải một lỗi khế ước và có trách nhiệm bồi thường (…). Vì vậy đương sự rất có lợi để đặt vấn đề trách nhiệm trong phạm vi khế ước hơn là trong phạm vi trách nhiệm dân sự. Nhưng thực tế điểm này không giản dị như vậy.
2. Sự phỏng đoán về lỗi: Chúng ta sẽ có dịp họ về vi phạm và bán vi phạm, trong đó luật pháp có đặt ra nhiều sự ức đoán đó đến hành vi thiệt hại của vật vô tri và buộc chủ vật vô tri phải đền bồi không cần phải dẫn chứng lỗi của chủ vật đó. Trái lại chủ khế ước lắm khi cũng phải dẫn chứng lỗi của người thiếu nợ của y thì mới được đền bồi. Nhiều trường hợp rất khó giải quyết và lắm lúc bộ Dân luật không những chẳng giúp ích chúng ta mà lại còn chứa đựng nhiều điểm mâu thuẫn và chính muốn giải quyết những điểm khó khăn đó, các luật gia mới đặt ra sự phân biệt theo luật gia Demoque:
a) Nghĩa vụ kết quả, trong đó có sự ức đáon lỗi của người thiếu nợ và chủ nợ được miễn dẫn chứng lỗi của người nầy.
b) Và nghĩa vụ phương tiện, bắt buộc trái chủ phải dẫn chứng lỗi của người con nợ.
3) Nguyên tắc về sư dẫn chứng, được ghi tại điều 1616 DLT, 1373 DLB, 1315 DLP. Trái chủ đòi hỏi thi hành phải đưa bằng cớ của nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ nầy. Trái lại người thiếu nợ phải dẫn chứng y đã thi hành rồi hoặc đã có một trường hợp miễn trừ cho y nghĩa vụ đó. Chúng ta sẽ lần ượt áp dụng nguyên tắc ghi tại điều 1315 DLP này với những nghĩa vụ làm, nghĩa vụ thi hành, nghĩa vụ bất thi hành, nghĩa vụ cho.
B. Áp dụng nguyên tắc trên cho các loại nghĩa vụ:
a) Nghĩa vụ bất thi hành: Trước hết đối với nghĩa vụ bất thi hành, sau khi trái chủ đã dẫn chứng có một nghịa vụ bất thi hành, người ta không thể bắt buộc người thiếu nợ phải đem ra bằng cớ rằng y đã làm tròn nghĩa vụ, mà chính trái chủ phải dẫn chứng con nợ đã bội ước và đã làm một việc của y không có quyền làm, nếu muốn đòi thiệt hại. Và nếu muốn khỏi bị bồi thường, người thiếu nợ phải đưa ra ba82gn cớ, sở dĩ y đã làm một việc mà y không có quyền thi hành là vì đã có một nguyên do ngoài ý muốn của y (…).
b) Đối với nghĩa vụ cho: Nhứt là về yếu tố phải giao đồ vật đối tượng thì người thiếu nợ phải dẫn chứng đã giao rồi hay có một trường hợp bất khả kháng mà không giao được. Khi đối tượng là một vật xác định bị mất hoặc bị hư hỏng, người thiếu nợ có phận sự phải gìn giữ đồ vật này, chiếu theo điều 717 DLT và điều 1002 DLVN 1972 như đã biết, nện mất, thì tự nhiên y phải chịu trách nhiệm vì không làm tròn nghĩa vụ giữ gìn đồ vật, trừ khi dẫn chứng rằng đã thi hành đúng như lời cam kết. Y có thể dẫn chứng bằng hai cách:
1) Hoặc giả đưa ra bằng cớ rằng đồ vật bị mất vì một trường hợp bất khả kháng (…)
2) Hoặc giả dẫn chứng y đã gìn giữ săn sóc đồ vật như một người chủ gia đình đứng đắn và không phạm phải một lỗi gì (700 DLVN 1972). Nhưng đôi khi thể thức dẫn chứng nầy không đủ vì luật pháp bắt buộc đưa ra bằng cớ đã có một trường hợp bất khả kháng (…). Trái lại nếu là một sự ký thác, người nhận gửi đồ vật chỉ có phận sự dẫn chứng rằng y đã trông nom đồ vật đó như y đã trông nom đồ vật của chính mình.
c) Đối với nghĩa vụ thi hành: Nếu là một nghĩa vụ làm, nhưng không định rằng thi hành nhiều hay thi hành ít, thì rất dễ. Người thiếu nợ không làm là có lỗi trừ khi dẫn chứng có một trường hợp bất khả kháng hay một cảnh ngộ ngẫu nhiên (điều 701 DLVN 1972). Nhưng một đôi khi nghĩa vụ thi hành có thể đo lường được, nghĩa là người ta có thể nói rằng: Thi hành đúng, thi hành sai, hay thi hành dở. Theo nguyên tắc thì khi người thiếu nợ đã giữ lời hứa, nghĩa là làm nghĩa vụ, và nếu người trái chủ cho rằng việc thi hành ngày cẩu thả, thiếu sót không như một người chủ gia đình lương hảo, ví dụ người ủy quyền phải dẫn chứng rằng người thọ ủy không làm tròn phận sự, người bịnh phải dẫn chứng bác sĩ không không săn sóc đúng như những quy tắc về y học. (…). Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, Tòa án còn buộc người thiếu nợ đảm nhận đồng thời một nghĩa vụ phụ thuộc bên cạnh nghĩa vụ chánh. Như trong khế ước chuyển chở chằng hạn, nếu hành khách đến nơi nhưng bị thương tích, sự kiện này chứng tỏ nghĩa vụ an ninh không được thi hành, chủ xe chỉ khỏi phải trách nhei65m nếu có dẫn chứng có trường hợp bất khả kháng hoặc là lỗi duy nhất của người hành khách (…). Nhưng cũng về nghĩa vụ an ninh đối với các loại khế ước khác như khế ước cho thuê nhà, Tòa án xử rằng nghĩa vụ an ninh này không phải làm thế nào cho người khách sau khi đã trả lại nơi cư ngụ được an toàn mà là phải giữ gìn sự an ninh hco cho khách hàng trong lúc y ở đó và chủ nhà có thể đưa ra bằng cớ rằng y không có phạm một lỗi gì, y đã hành động đúng theo những quy tắc của nghề nghiệp và cẩn thận nhu một chủ nhà lương hảo. Ở đây y khởi dẫn chứng trường hợp bất khả kháng. (…).
d) Mặt khác ngoại trừ trường hợp có nghĩa vụ phụ thuộc an ninh, trái chủ có thể dẫn chứng lổi của người thiếu nợ bằng mọi cách. Ở đây con nợ không bị phỏng đoán có lỗi nhưng có thể căn cứ vào các sự kiện (présomption de fait: giả định thực tế), hay vào hành vi của con nợ để chứng minh trách nhiệm của y ví dụ như người bệnh không cần phải đưa ra bằng cớ trực tiếp rằng Bác sĩ không theo đúng nguyên tắc nghề nghiệp. Y có thể căn cứ trên những sự kiện đã xảy ra liên quan đến bệnh tình của y như sau khi được vị Bác sĩ săn sóc, đã chữa bằng điện chẳng hạn, người bệnh lại mắc thêm chứng bệnh nào khác, cũng liên hệ với bệnh đang chữa. Thí dụ: con bịnh được bác sĩ rọi kiến chữ bệnh phổi, nhưng bác sĩ làm thế nào để cho điện gây lở lói con bệnh (…)
IV_ NHỮNG ƯỚC KHOẢN VÔ TRÁCH NHIỆM
Người thiếu nợ có thể cam kết rằng y không trách nhiệm nếu vì một lỗi của y mà y không giữ đúng lời cam kết hay không?
A) Khoan miễn trách nhiệm và việc bảo hiểm trách nhiệm:
Các tác giả khuyên chúng ta không nên lầm lẫn ước khoản vô trách nhiệm khi mình có lỗi với việc bảo hiểm trách nhiệm. Ví dụ: Vị chưởng khế đóng bảo hiểm tại một công ty và công ty này cam kết bồi thường những thiệt hại do chưởng khế gây ra cho khách hàng. Sự bảo hiểm lỗi ở đây rất hợp pháp, trừ lỗi cố ý gây ra thì không thể bảo hiểm được. Về ước khoản vô trách nhiệm, các người cộng ước cam kết với nhau, chứ không phải cam kết với người đệ tam nhân như trong trường hợp bảo hiểm.
1) Về lỗi nặng:
Để trả lời câu hỏi trên đây, có thể chắc chắn người thiếu nợ không được quyền cam kết mình sẽ vô trách nhiệm nếu sự bất thi hành do ác ý hay là do sự lừa đảo của y, bởi, nếu quyết định ngược lại hợp đồng, tức sẽ nhìn nhận y có quyền không giữ lời hứa trong hợp đồng. Và hợp đồng trong đó, người thiếu nợ dành cho mình cái quyền không thi hành nghĩa vụ đảm nhận là vô hiệu chiếu theo điều 1174 DLP. (hay) (…).
2) Khoan miễn trách nhiệm về lỗi nhẹ:
Còn về lỗi nhẹ, nếu ước khoản nầy có giá trị nó sẽ có ảnh hưởng rất lớn trong sự kết ước, nhờ nó mà một người kết ước có thể sụt giảm giá cả mà y có thể đòi hỏi người đối ước của y phải trả. Ví dụ: Một công ty chuyên chở sẽ la61`y giá tiền chuyên chở rất hạ nếu người khách hàng miễn trừ trách nhiệm cho công ty trong trường hợp lỗi nhẹ, ước khoản này hợp pháp đối với những khế ước chuyên chở hàng hải, chở hàng và chở hành khách bằng được biển. (…). Nhưng đạoluật 17-3-1905 (đạo luật này được ghi thêm tại điều 103 đoạn 2, của Bộ luật thương mại) cấm đoán ước khoản vô trách nhiệm này về sự chuyển chở trên bộ. Về vận tải hàng không, luật 31-5-1924, kể như vô hiệu những ước khoản miễn trừ công ty hàng không khỏi phải chịu trách nhiệm về lỗi của công ty này và về lỗi của những người thọ ủy của công ty. Những ước khoản miễn trách nhiệm lại có giá trị đối với những rủi ro mất mát về hàng hóa và đối với lỗi nhẹ của phi hành đoàn (…). Nhưng ngoài những trường hợp đặc biệt vừa trình bày trên, phần lớn các luật gia cho rằng muốn biết ước khoản vô trách nhiệm về lỗi nhẹ có giá trị hay không thì nên so sánh trách nhiệm khế ước với trách nhiệm dân sự.
a) Trong phạm vi trách nhiệm dân sự: Điều 1382 DLP nói rằng, người nào vì lỗi mà gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường. Nếu qui định ngược lại, không khác nào xúi giục con người làm hại lẫn nhau và luôn luôn có sự trả thù tư nhân, bởi vậy trách nhiệm dân sự thuộc trật tự công cộng. Tư nhân không thể cam kết trước với nhau rằng, họ miễn trừ trách nhiệm cho nhau nếu đã phạm lỗi nhẹ. Ví dụ: Như chủ nhà không thể ký kết với những người láng giềng một khế ước không đòi thiệt hại nếu như người này làm náo động cả xóm hoặc nếu y đặt tại nhà của y một kỹ nghệ không hợp vệ sinh, hoặc nếu nhà của y bị cháy làm cháy lây các nhà kế cận,. Vậy trong phạm vi trách nhiệm dân sự phạm, không thể chấp nhận ước khoản miễn trách nhiệm được vì có liên hệ đến trật tự công cộng:
b) Trong phạm vi khế ước chỉ có quan hệ giữa tư nhân, thì một người hứa bán với một người khác một đồ vật gì, tại sao người bán không có quyền cam kết rằng, nếu vì lỗi nhẹ của y mà đồ vật bị mất trước khi giao thì y sẽ khỏi phải chịu trách nhiệm? Nếu cộng ước của y thuận nhận cái ước khoản này thì chắc chắn là y cũng đã cho người cộng ước của y một lợi ích gì tương xứng. Vì vậy cho nên ước khoản vô trách nhiệm ở đây phải có giá trị bởi không nghịch lại với trật tự công cộng, và bởi chỉ liên hệ các quyền lợi tư nhân mà thôi (…).
– Một khi đã nhận ước khoản này thì hậu quả của nó sẽ ra sao? Ước khoản này miễn trách nhiệm về sự bất thi hành nghĩa vụ, nghĩa là miễn trừ trách nhiệm khế ước, nhưng trách nhiệm dân sự vẫn còn, bởi vậy hậu quả của ước khoản này chỉ làm đảo lộn sự dẫn chứng mà thôi; Người thiếu nợ theo nguyên tắc phải đưa ra bằng cớ y không thi hành nghĩa vụ là vì có sự kiện ngoại lai không thể trách cứ y được; nếu có ước khoản vô trách nhiệm, y khỏi phải đưa ra bằng cớ trên đây. Nhưng trái chủ luôn luôn có quyền viện dẫn điều 1382 DLP để đòi bồi thường nếu dẫn chứng được sự bất thi hành là một lỗi của người htie61u nợ (…).
– Về ước khoản giới hạn trách nhiệm của người thiếu nợ thì người ta đồng thanh cho nó có giá trị ngoại trừ ước khoản nầy được đặt ra để che đậy một ước khoản vô trách nhiệm (..) . Còn về lỗi nặng, các tác giả đồng ý rằng ước khoản vô trách nhiệm không có giá trị bởi lỗi nặng tương đương với sự lường gạt (…). Án lệ đã thủ tiêu ước khoản vô trách nhiệm vì lỗi nặng. Ví dụ: (…). Nhưng Tòa án nhiền nhận giá trị của ước khoản giới hạn trách nhiệm vì lỗi nặng (…).
V. HẬU QUẢ CỦA CÁC ƯỚC KHOẢN BẤT THI HÀNH NGHĨA VỤ
A) Nền tảng: Tóm lại, như đã nói trên, án lệ căn cứ trên điều 1382 DLP về trách nhiệm dân sự và cho rằng những khoan miễn trách nhiệm là nghịch lại trật tự công cộng, nhưng đứng về phương diện khế ước, những ước khoản này có giá trị. (…). Một số tác giả chỉ trích rằng, đứng về phương diện khế ước cũng như đứng về phương diện dân sự, những ước khoản miễn trách nhiệm ấy đem lại hậu quả tai hại xui con nợ cẩu thả, phạm lỗi dễ dàng, vì y biết rằng sẽ không bị trừng phạt. Những tác giả khác bênh vực rằng, những khoan miễn trách nhiệm ấy giu1pc ho việc thương mại được bành trướng vì chủ nợ bù lại sẽ trả giá rẻ hơn. Ngoài ra luật đã cho phép bảo hiểm trách nhiệm ở các công ty bảo hiểm, tại sao không nói rằng sự bảo hiểm nầy cũng xúi giục con nợ cẩu thả và phạm lỗi dễ dàng.
B) Hậu quả của những khoan miễn trách nhiệm khi bất thi hành nghĩa vụ về phương diện dẫn chứng:
Những khoản nầy chỉ miễn trách nhei65m khế ước, nhưng trác nhiệm dân sự vẫn còn. Hậu quả của những khoản nầy chỉ là thay đổi gánh nặng về dẫn chứng. Theo nguyên tắc thông thường thì con nợ phải trưng bằng cớ rằng sở dĩ không thi hành nghĩa vụ là do một việc bên ngoài không thể trách y. Nhưng nếu đã có khoản miễn trách nhiệm thì khỏi phải trưng bằng chứng vừa nói. Tuy vậy, người chủ nợ vẫn có thể căn cứ nơi điều 1382 để đòi thiệt hại, nếu dẫn chứng được rằng sự bất thi hành nghĩa vụ là do lỗi của con nợ. Vì khoản miễn trách nhiệm không có giá trị để chống lại sự áp dụng điều 1382 có tính cách trật tự công cộng. Về khoản giới hạn trách nhiệm (chứ không phải khoản miễn trách nhiệm), thì án lệ cho là có giá trị, trừ trường hợp khoản nầy được đặt ra để che đậy một khoản miễn trách nhiệm. Về cac trọng lỗi, án lệ cho rằng khoản miễn trách nhiệm vô giá trị vì trọng lỗi tương đương với lừa đảo hay ác ý. Các Tòa án có dịp hủy bỏ những ước khoản miễn trách nhiệm vì trọng lỗi (…). Ở đây, cũng như về lỗi nhẹ, Tòa án nhìn nhận các khoản quy định gio17iha5n trách nhiệm về lỗi nặng căn cứ vào ý niệm luật đã cho bao hiểm các vi phạm. (…)
ĐOẠN II_ NHỮNG QUY TẮC RIÊNG BIỆT CHO VIỆC THI HÀNH SONG PHƯƠNG KHẾ ƯỚC
Muốn hiểu rõ các hiệu quả riêng biệt của các song phương khế ước, nên nhắc rằng trong các khế ước này, nghĩa vụ của một bên đương sự là duyên cớ nghĩa vụ của đối ước kia. Nếu vì lẽ gì một bên được sự không thi hành nghĩa vụ, như vì y có lỗi, hay vì trường hợp bất khả kháng, thì nghĩa vụ có đối ước kia thành vô duyên cớ. Mục đích của đương sự tìm trong lúc lập ước nầy không thể đạt được, hay ít ra mục đích nầy bât thành. Ý niệm duyên cớ đặt ra những vấn đề sau:
1) Nghĩa vụ của các đương sự phải được thi hành cùng một lúc, trừ ra khi nào khế ước đã định trái lại, hoặc vì tính chất của khế ước mà không thể đồng thi hành một lượt.
2) Nếu vì trường hợp bất khả kháng mà bên đương sự không thể thi hành nghĩa vụ ấy, thì đối ước không còn bị ràng buộc.
3) Nếu bên đương sự không thuận hoặc chểnh mảng không thi hành nghĩa vụ, thì đối ước được quyền xin thủ tiêu khế ước đã ký.
I. ĐỒNG THI HÀNH CÁC NGHĨA VỤ
Các người cộng ước có thể ấn định trước trong hợp đồng ngày giờ mà mỗi người phải làm một việc gì. Trong khế ước mua bán, người bán có khi hứa sẽ giao đồ vật ngay sau khi kết ước và cho người mua một thời hạn nào đó để trả tiền; trong khế ước cho thuê bất động sản, sở hữu chủ có thể giao bất dộng sản, giao nhà đất cho người mướn sử dụng ngay và đôi bên ấn định kỳ hạn phải trả tiền mướn, ví dụ như sau mỗi tháng hay mỗi tam cá nguyệt nhưng nếu hợp đồng không nói gì thì đôi bên bắt buộc phải đồng thời thi hành. Qui tắc này phù hợp với bản tính của khế ước song phương vì mỗi đương sự hy sinh một việc gì để trông chờ một người cộng ước thi hành lại một việc gì và, ví dụ nếu giao đồ vật mà không nhận được tiền thì sẽ nghịc lại với mong đợi của y. Sự cam kết của một người là nền tảng của nghĩa vụ của người kia. Nếu người bán không cho người mua một thời hạn để trả tiền, thì phải trả vào lúc giao đồ vật; Nếu như người mua bắt buộc phải giao đồ vật cho y mà không trả tiền thì người bán có thể viện dẫn kháng biện đồng bất thi hành. Thuyết kháng biện đồng bất thi hành thật ra không có trong Luật La Mã. Nó chỉ là sáng chế của các luật gia gọi là glossateurs (nhà chú giải thuật ngữ) hay các nhà tác chú (danh từ của Giáo sư Vũ Văn Mẫu). Bộ dân luật Pháp và các Bộ dan luật Viet Nam trea1i vơi Bộ Dân luật Đức, không nói rõ đến điều vừa trình bày rằng trong các khế ước đa phương, một người không có quyền đòi hỏi người cộng ước phải thi hành nghĩa vụ nếu chính y, y không giữa lời hứa. Nhưng Bộ ba dân luật tuy không nói rõ, đã có áp dụng nguyên tắc này trong các trường hợp lẻ tẻ, ví dụ như điều 1612 và 1652 DLP và điều 1050 DLVN 1972 nói rằng, nếu lúc kết ước chưa trả tiền thì người mua phải trả tiền lúc giao đồ vật. Các điều này được nói tại chương dành cho khế ước mua bán và nếu không cho một thời hạn thì người bán có quyền từ chối không giao vật đối tượng, nếu người mua không trả tiền. Điề 1613 DLP còn thêm rằng, mặc dù đã có cho một thời hạn trả tiền, người bán cũng có thể không giao vật nếu lúc kết ước cho đến ngày giao vật, người mua bị tuyên bố phá sản hoặc bị vỡ nợ; tình trạng này khiến cho người bán có quyền tin tưởng chắc chắn sẽ không đì được giá tiền (điều 1653). Sau cùng điều 1653 cho phép người mua bị quấy rối hoặc sắp bị quấy rối vì một tố quyền sách hoàn, hay tố quyền để đương trên vật mua, đình chỉ việc trả tiền, cho đến khi nào người bán chấm dứt sự quấy rối đó. Tố quyền sách hoàn là quyền của người đệ tam xin lấy lại vật trong trường hợp người bán nmo56t va65tkho6ng thuộc quyền sở hữu của chính y. Tố quyền để đương là quyền truy tùy bất động sản trên tay người mua để xin đem bán đấu giá trừ nợ, vì món nợ đã được con nợ đem bất động sản ra để bảo đảm.
Án lệ đã tổng quát hóa những qui tắc nói tại khế ước mua bán vừa kể và áp dụng những qui tắc này đối với tất cả các khế ước song phương, đa phương. Tòa phá án Pháp nói rằng trong các khế ước đa phương, song phương, nghĩa vụ của một đương sự là duyên cớ của nghĩa vụ của người cộng ước, thành thử nếu vì một lẽ gì một người không thi hành thì nghĩa vụ của người cộng ước sẽ vô duyên cớ và không thể yêu sách người ta thi hành nữa được. (…). Trong tất cả những bản án vừa được kể, không có một bản án nào nhắc đến nguyên tắc kháng biện đồng bất thi hành vừa nói để giải thích sự không thi hành nghĩa vụ nếu bên kia bất động. Phần nhiều các tòa án căn cứ trên thuyết lưu trì (droit de rétention: quyền lưu giữ) nói tại điều 1612 và 1613 DLP để giải thích như bản án (…). Nhưng chúng ta sẽ học sau này, quyền lưu trì và sẽ thấy rằng quyền này chỉ là một trong những hình thức của kháng biện đồng bất thi hành. Tuy vậy, các bản án của Tòa phá án Pháp quốc gần đây mới đề cập đến kháng biện đồng bất thi hành vừa nói như bản án Cass, Sociale Phòng xã hội 12.1.1945 GP. 45.1.88.
II_ SỰ BẤT THI HÀNH VÌ CÓ TRƯỜNG HỢP BẤT KHẢ KHÁNG
A_ Theo thuyết hiểm tai, trong các song phương khế ước, nếu đương sự vì một trường hợp ngoài ý muốn của y mà không thể giữa được lời hứa thì người đối ước cũng vì thế mà khỏi phoải thi hành nghĩa vụ đảm nhận. Đó là nguyên tắc tổng quát, nhưng nguyên tắc nầy có biệt lệ đối với những khế ước trong đó có sự thuyên chuyển quyền sở hữu của một vật xác định (Corps certain). Lấy ví dụ cụ thể thường xảy ra là khế ước mua bán. Điều 692 DLVN 1972 và 719 DLT nói rằng khế ước nầy thuyên chuyển quyền sở hữu ngay cho người mua kể từ khi hai bên hỏa thuận về vật bán và về giá mua và người mua phải chịu những sự rủi ro về sau nầy. nghĩa là nếu vì một trường hợp bất khả kháng mà đồ vật đứi tượng bị mất đi, hoặc bị hư hỏng, thì người bán khỏi phải giao đồ vật mà người mua vẫn phải trả tiền. Người bán không có nghĩa vụ phải giao đồ vật khác tương đương về phẩm hay về lượng với đồ vật bị mất hay hư hỏng, bởi vì không phạm phải một lỗi nào và cũng không có bị người mua đốc thúc giao vật. Cách giải quyết vấn đề hiểm tai này xem qua có vẻ không hợp lẽ công bằng và là một ngoại lệ của nguyên tắc, các nghĩa vụ trong một song phương khế ước liên hệ mật thiết với nhau.
Về phương diện lịch sử, Luật La Mã cũng đã giải quyết theo chiều hướng của thuyết trên, vì khế ước mua bán theo người La Mã phân tích ra làm hai nghĩa vụ không liên hệ gì với nhau. Khế ước mua bán được gọi bằng danh từ (Emptio Venditio: mua bán), cũng như danh từ trong tiếng Việt, gồm hai nghĩa vụ riêng biệt, mua và bán, không tùy thuộc vào nhau. Nếu một trong hai nghĩa vụ nầy vì lẽ gì mà bị tiêu diệt đi thì nghĩa vụ người kia vẫn còn lại. Nếu đồ vật đối tượng bị mất thì người chủ nợ hay người mua phải chịu (reperit creditori). Ngày nay nền tảng của caqch giải quyết trong luật Việt Nam và Luật La mã khác nhau. Theo luật lệ Việt Nam hiện hành, chúng ta căn cứ trên lý thuyết duyên cớ, còn luật La Mã dựa vào sự bất liên hệ giữa những nghĩa vụ đảm nhận; sự bất liên hệ này là hậu quả của hình thức chủ nghĩa trong luật La Mã; nhưng kết quả của Luật Việt Nam và luật La Mã giống nhau. Theo người La Mã, sở dĩ giải quyết như vậy là để cho hợp với lẽ công bình. Thật vậy, một khi đã kết ước, người mua trở thành sở hữu chủ tức khắc đối với những vật xác định. Trong khi chờ đợi phải giao vật, nếu có tăng giá trị thì sở hữu chủ nầy được hưởng, trái lại nếu đồ vật bị giảm sút giá trị hoặc mất hẳn đi nữa thì y cũng phải chịu. (hay). Có người trả lời rằng y vọng đề vật tăng giá quá mỏng manh và không cân xứng với sự rủi ro mất vật được. Bởi vậy có nhiều tác giả đã giải thích nền tảng điều 1138 DLP và điều 692 DLVN 1972 theo một cách khác. Họ cho rằng hậu quả chính yếu của khế ước là sự thuyên chuyển quyền sở hữu chủ ngay nên nếu đồ vật bị mất đi thì sở hữu chủ phải chịu. Người mua đã là sở hữu chủ trong lúc mất vật nên ta không thể nói rằng người bán không thi hành nghĩa vụ của y được. Người mua trái lại phải giữ lời hứa bằng cách trả tiền. Chúng ta thử áp dụng hai cách giải thích trên vào thí dụ sau đây để xem hậu quả hai cách giải thích đó ra sao:
Ví dụ: Có trường hợp đặc biệt mà sự đồng thuận không thuyên chuyển quyền sở hữu chủ, chẳng hạn như đôi bên ước định sẽ chuyển quyền này vào ngày giao đồ vật. Nếu đồ vật bị mất trước khi giao và nếu theo thuyết “resperit domino” của điều 1138 DLP, nghĩa là khế ước mua bán có hiệu lực chuyển ngay quyền sở hữu thì người mua đã chưa là sở hữu chủ nên y sẽ khỏi phải trả tiền. Trái lại nếu nói rằng người mua phải gánh chịu những rủi ro bởi y có thể hưởng những giá trị gia tăng, nếu có gia tăng giá trị thì phải định rằng mặc dầu chưa trở thành sở hữu chủ y vẫn phải chịu những rủi ro nếu vật bị mất (theo sự giải thích của người La Mã, resperit creditori).
Một áp dụng của thuyết resperit domino được thấy tại điều 100 bộ thương luật. Điều 100 Bộ thương luật có nói rằng, khi giữ hàng theo lối “aux risques et périls de celui auquel elle appartient: trước sự rủi ro và nguy hiểm của người sở hữu nó) thì người mua gánh chịu rủi ro. Nếu như hàng hóa chỉ thuộc quyền sở hữu của người mua vào ngày nhận hàng thì những rủi ro mất mát sẽ về người bán chịu và nguyên tắc resperit domino của điều 1138 DLP và của 692 DLVN không áp dụng được. Còn như trường hợp bán những chung loại vật, ví dụ như bán một số lượng lúa, một số lượng gạo, một số dầu, chưa được tách biệt ra, nên cho đến khi đã tách biệt ra thì người bán phải nhận chịu những rủi ro mất mát. Đây là bán những đồ vật đồng loại chưa xác định được.(…).
_ Sự ước định ngược lại:
Nguyên tắc resperit domino mất vật sở hữu chủ phải chịu không thuộc trật tự công cộng và những đương sự có quyền ước định ngược lại trong hợp đồng của họ và có quyền cam kết với nhau rằng từ lúc kết ước cho đến lúc giao hàng, người bán phải gánh chịu những hiểm tai. Đó là thuyết hiểm tai trong những song phương khế ước. Chúng ta tự hỏi có nên áp dụng điều 692 DLVN 1972 điều 719 DLT vừa trình bày, điều 1138 DLP và điều 687 DLB riêng biệt đối với nghĩa vụ cho, hay là có thể áp dụng các điều khoản này đối với tất cả các song phương khế ước khác, ví dụ đối với khế ước cho mướn chẳng hạn. Trả lời là không, không thể áp dụng được, đối với những khế ước trong đó không có sự thuyên chuyển tức khắc quyền sở hữu. Điều 1138 chỉ là một biệt lệ của nguyên tắc song phương khế ước. Nghĩa vụ của một người là duyên cớ của nghĩa vụ của người cộng ước. Nếu một nghĩa vụ không thể thi hành được thì nghĩa vụ của đối ước kia sẽ trở nên vô duyên cớ. Nguyên tắc duyên cớ đã được các Bộ dân luật áp dụng trong các điều sau đây: Điều 999 DLB, 1104 DLVN 1972, 1722 DLP có nói rằng, trong lúc thi hành nghĩa vụ cho mướn đồ vật, nếu vật này bị tiêu hủy vì một trường hợp bất khả kháng, thì đương nhiên khế ước sẽ bị bãi đi. Người chủ cho mướn khỏi phải giao một vật khác cho người thuê sử dụng và người này cũng khỏi phải tiếp tục trả tiền thuê. Điều 1790 DLP có dạy rằng, trong khế ước giao nguyên liệu cho một thợ chế hóa để ăn tiền công, nếu mất đồ vật trước khi hoàn lại cho chủ mướn vì trường hợp bất khả kháng thì người thợ sẽ không có quyền đòi hỏi tiền công. Bởi vậy cho nên điều 1138 chỉ là một ngoại lệ riêng biệt cho những khế ước thuyên chuyển quyền sở hữu tức khắc (vật xác định), còn thông thường đối với những song phương khế ước, nguyên tắc người thiếu nợ phải gánh chịu những hiểm tai phải được áp dụng, nghĩa là, nếu vì một trường hợp bất khả kháng mà nghĩa vụ của y không thể thi hành được thì nghĩa vụ của người cộng ước vì thế mà không còn nữa. Người ta nói rằng người thiếu nợ phải gánh chịu sự hiểm tai vì chính y rốt cuộc phải chịu sự thiệt thòi. Thật vậy, mặc dù y được miễn thi hành nghãi vụ của y, nhưng y không thể buộc đối ước kia thi hành cung khoản mà theo y sẽ có lợi lộc cho y nhiều (…). Gần đầy bản án (…) có bài phê bình của ông Khoa trưởng Planiol, đã áp dụng nguyên tắc trên trong việc thủ tiêu các giòng tu (les congrégations: các hội thánh). Ngoài ra có nhiều bản án giải thích quyết định của Tòa một cách khác. Các án nầy căn cứ trên điều 1184 DLP cho phép xin giải tiêu khế ước: nếu vì một trường hợp bất khả kháng mà đồ vật bị mất. Thay vì áp dụng thuyết duyên cớ để cho đối ước kia khỏi phải thi hành nghĩa vụ của họ.
B. Tố quyền thủ tiêu khế ước:
Nếu giải thích căn cứ theo điều 1184 như trên đây, thì người trái chủ phải ra trước tòa án để xin giải tiêu và chỉ có bản án mới cho phép khỏi phải thi hành nghĩa vụ. Còn chúng ta ở vào trường hợp bất khả kháng, cảnh ngộ ngẫu nhiên không thể trách cứ người thiếu nợ được, cho nên hình như lập luận của các bản án căn cứ trên quyền xin giải tiêu trước Tòa không được vững vì tố quyền này chỉ áp dụng khi nào con nợ không thi hành nghĩa vụ của họ Dân luật có giải quyết một cách rõ rệt khi đồ vật bị mất đi, toàn thể đồ vật bị mất hay bị tiêu hủy một phần mà thôi. Điều 999 DLĐ nói về khế ước cho thuê qui định nếu đồ vật cho mướn bị mất hết, khế ước đương nhiên bị giải tiêu không cần xin phép tòa, nhưng nếu đồ vật chỉ bị mất một phần th2i trái chủ có quyền xin sụt giảm giá cho thuê hoặc xin giải tiêu khế ước. Trong trường hợp đó phải ra trước tòa án. (…).
C. Vấn đề hiểm tai đối với nghĩa vụ cho có điều kiện:
Điều 1182 đoạn 2, 3 DLP nói rằng, nếu đó là một nghĩa vụ cho với điều kiện đình chỉ và nếu như đồ vật nầy bị mất đi trước điều kiện thành tựu thì sự rủi ro mất mát sẽ về người thiếu nợ gánh chịu. Con nợ ở đây là người bán. Người mua khỏi phải trả tiền. /.
Bình luận