LỜI NÓI ĐẦU
Chúng ta sống trong một nền văn hóa vốn cổ động cho những giá trị mang tính dân chủ của việc sống ngay thẳng với tất cả mọi người; cho tầm quan trọng của việc thích ứng với một nhóm; và cho việc hiểu biết cách thức cộng tác với những người khác. Chúng ta được dạy dỗ ngay từ bé rằng, những người có vẻ bề ngoài hiếu chiến và hay gây sự phải trả một cái giá về mặt xã hội: Không được quần chúng ưa thích và bị cô lập. Những giá trị của sự hòa hợp và cộng tác này được duy trì theo một cách thức rất tinh vi hoặc thô thiển, thông qua những quyền sách phản ánh về cách thức để thành công trong cuộc sống; thông qua những hành xử bề ngoài vui vẻ, hòa bình mà những người đã thành đạt hơn người trên thế giới thể hiện trước mặt quần chúng; thông qua những ý niệm về sự đúng đắn đang thấm đẫm trong không gian cộng đồng. Vấn đề đối với chúng ta là chúng ta được đào tạo và chuẩn bị để sống hòa bình, chứ không hề được chuẩn bị cho điều mà chúng ta đang đối mặt trong thế giới hiện thực _ chiến tranh. “Đời người trên cõi thế là một bãi chiến trường” (Job 7:1). Qui desiderat pacem, praeparet bllium (Hãy để cho anh ta, kẻ thích hòa bình, chuẩn bị cho chiến tranh) (Vegetius, thế kỷ thứ 4 Trước CN).
Cuộc chiến này tồn tại ở nhiều cấp độ khác nhau. Hiển nhiên nhất là chúng ta có đối thủ phía bên kia. Thế giới ngày càng trở nên đầy tính cạnh tranh và hiểm ác. Trong chính trị, trong kinh doanh, thậm chí trong nghệ thuật, chúng ta phải đối mặt với những đối thủ hầu như sẽ làm bất cứ điều gì để chiếm lợi thế. Tuy nhiên, rắc rối và phức tạp hơn nhiều, là những cuộc chiến mà trong đó, chúng ta phải chạm trán với những người được xem là ở về phía của chúng ta. Có những người, ở ngoài mặt là đồng đội _ Những kẻ hành xử rất thân thiện và dễ thương _ Nhưng đó lại là những kẻ ngầm phá hoại chúng ta ở hậu trường, sử dụng nhóm để cổ động cho những việc riêng của họ. Những kẻ khác, khó phát hiện hơn, thực hiện những trò gây hấn thụ động tinh vi, đề xuất sự giúp đỡ không bao giờ có, ngấm ngầm chơi xấu chúng ta. Ở ngoài mặt, mọi sự dường như khá bình ổn, nhưng ngay bên dưới nó, là mỗi người đàn ông hoặc đàn bà, chỉ vì bản thân họ. Động lực này tiêm nhiễm ngay cả trong những gia đình hay những mối quan hệ gần gủi. Văn hóa có thể chối bỏ thực tế này và cổ động cho một bức tranh hòa nhã hơn, nhưng chúng ta biết và cảm nhận được nó, trong những vết sẹo chinh chiến của mình. Không phải vì chúng ta và các đồng nghiệp của chúng ta là những sinh vật thiếu hiểu biết, những kẻ thất bại trong việc sống theo lý tưởng hòa bình và vị tha, mà vì chúng ta không thể sống như thế. Có những xung động hiếu chiến mà chúng ta không thể làm ngơ hay kiềm chế được. Thời trước, các cá nhân có thể mong chờ một nhóm – một nhà nước, một gia đình mở rộng hay một công ty lo liệu cho họ, nhưng điều này không còn đúng nữa, và trong thế giới vô tình này, chúng ta phải suy nghĩ trước tiên và trên hết cho chính bản thân và những lợi ích của chúng ta. Điều chúng ta cần không phải là theo đuổi những ý tưởng bất khả thi và phi nhân tính về hòa bình và sự hợp tác, mà hơn thế, là trí thức có tính thực hành về cách xử lý mối xung đột và những cuộc chiến hàng ngày mà chúng ta đang chạm trán. Và tri thức này không phải là về cách làm thế nào để mạnh mẽ hơn trong việc đạt được những gì mà chúng ta muốn và tự bảo vệ chúng ta, mà đúng hơn, làm thế nào để có lý trí và có chiến lược hơn khi xảy ra xung đột, định hướng cho các xung động gây hấn của chúng ta, thay vì chối bỏ hoặc kềm nén chúng. Nếu có một mục tiêu phải hướng tới, thì đó nên là một chiến lược gia, một con người giải quyết được những tình huống khó khăn và điều khiển được mọi người thông qua thủ đoạn khéo léo và thông minh. “Chiến lược cao hơn là một khoa học: Nó là sự vận dụng kiến thức vào thực tế đời sống, là sự phát triển khả năng tư duy để bổ sung cho ý tưởng dẫn dắt ban đầu dưới ánh sáng của những hoàn cảnh không ngừng thay đổi; nó là nghệ thuật hành động dưới áp lức của những điều kiện khó khăn nhất”– Helmith Von Moltke (1800-1891).
Nhiều nhà tâm lý học và xã hội học đã lý luận rằng, chính nhờ thông qua xung đột mà các vấn đề được giải quyết và những khác biệt thật sự được hòa giải. Có thể truy nguyên những thành công hay thất bại của chúng ta trong cuộc sống từ việc chúng ta xử lý tốt hoặc tồi những xung đột không thể tránh khỏi sẽ đối mặt với chúng trong xã hội. Những cách thức thông thường mà mọi người xử lý chúng _ cố tránh mọi xung đột, trở nên đầy cảm xúc và dễ kích động, trở nên giả nhân giả nghĩa và mánh khóe – tất cả rốt cuộc đều phản tác dụng, bởi vì chúng không đặt dưới sự kiểm soát của lương tâm và ý trí và thường khiến cho hoàn cảnh xấu đi. Các chiến lược gia hành động khác hẳn. Họ suy nghĩ xa hơn về những mục tiêu dài hạn, quyết định những cuộc chiến nào cần tránh và cuộc chiến nào là không thể tránh khỏi, biết cách làm thế nào để kiểm soát và định hướng những cảm xúc của họ. Khi buộc phải chiến đấu, họ chiến đấu theo một đường lối lắt léo, quanh co, với một thủ thuật tinh tế, khiến cho các mánh khóe của họ khó bị phát hiện. Bằng cách này họ có thể duy trì hòa bình bề ngoài cần thiết trong những thời kỳ chính trị. Ý tưởng về sự chiến đấu theo lý trí này đến với chúng ta từ chiến tranh có tổ chức, nơi mà nghệ thuật về chiến lược được phát minh và cải tiến. Thoạt tiên, chiến tranh không có tính chiến lược gì cả. Các trận chiến giữa các bộ lạc diễn ra theo một cung cách tàn bạo, một loại nghi thức bạo lực mà trong đó những cá nhân có thể biểu lộ đức tính anh hùng của họ. Nhưng khi bộ lạc mở rộng và phát triển thành các quốc gia, hoàn toàn rõ ràng rằng chiến tranh có quá nhiều tổn phí chìm ẩn, rằng việc tiến hành nó một cách mù quáng, thường dẫn đến sự suy kiệt và tự hủy diệt, ngay cả đối với kẻ chiến thắng. Bằng một cách nào đó, các cuộc chiến cần phải được tiến hành một cách lý trí hơn.
Từ “chiến lược” (strategy) xuất xứ từ từ cổ Hy Lạp trategos, có ý nghĩa chính xác là “người chỉ huy một đạo quân“. Chiến lược theo ý nghĩa này là nghệ thuật của việc chỉ huy, của việc điều động toàn bộ nỗ lực chiến tranh, của việc quyết định những đội hình những đội hình phải triển khai, địa hình phải chiến đấu, những thủ thuật cần áp dụng để chiếm lợi thế. Và khi tri thức này phát triển, những vị chỉ huy quân đội nhận ra rằng, càng có tư duy và kế hoạch xa rộng hơn, họ càng có khả năng thành công hơn. Các chiến lược mới lạ có thể cho phép họ đánh bại những kẻ thù lớn mạnh hơn nhiều, như Alexander Đại đế đã thực hiện trong những chiến thắng của ông trước người Ba Tư. Việc đối đầu với những đối thủ cũng hiểu biết và áp dụng chiến lược đã tạo nên một áp lực vận động đi lên: Để chiếm ưu thế, một viên tướng phải có đầu óc chiến lược hơn, lắt léo và thông minh hơn đối phương. Theo thời gian, những nghệ thuật chỉ huy quân sự, những nghệ thuật chỉ huy quân sự dần dần trở nên phức tạp hơn, cũng như có nhiều chiên lược được phát minh hơn. Mặc dù bản thân từ “strategy” bắt nguồn từ Hy Lạp, song khái niệm này vẫn xuất hiện ở mọi nền văn hóa, trong mọi thời kỳ. Các nguyên tắc bền vững về cách xử lý các sự cố bất khả kháng của chiến tranh
Bình luận